29 loài hoa đẹp nhưng độc chết người cần tránh.

Có những loài hoa nhìn bề ngoài rất đẹp nhưng thực tế thì nó lại chứa rất nhiều độc dược gây nguy hiểm chết người nếu con người vô tình ngửi hoặc ăn phải chúng.

1-Trúc đào – Oleander:

Đây có thể coi là một loại cây có độc tính mạnh nhất trên thế giới. Chỉ cần một chiếc lá của nó thôi cũng đủ gây chết người. Ngay cả hoa, quả hay mật hoa của nó đều nguy hiểm khôn lường.

Tên khoa học là Nerium  oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào. 

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

 

2. Thơi

Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.


3-Ngoắt nghẻo:

Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

4. Cà đc dược, mt s loi cà king, hoa Lưu ly

Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong. 

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

5. Đ Quyên

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram  lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

6. Thiên điu

Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

7-Môn kiểng: 

Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine. Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

8. Hoa loa kèn Arum / Ý lan  

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

9. Xương rng bát tiên

Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

10. Anh Tho

Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

11. Chui ngc

Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

12. Hng môn

Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

13. D lan (tên khoa hc là Hyacinth orientalis)

Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloidgây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

14. Cm tú cu

Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

15. Xương rng king

Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

16-Hoa thủy tiên – Narcissus: 

Đây là loại cây có củ và hoa giống như cây thủy tiên quen thuộc ở nước ta, tuy nhiên nó không được trồng trong nước và đặc biệt là rất độc. Hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ củ thì rất nguy hiểm.

Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

17. Mt s loi tru (Tru bà, Trông,…)

Có tên khoa học là Philodendronspp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

18. Tulip

Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn

19. Lc bình

Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

20. Hu Lili

Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độcLycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa…

21. Ngô đng

Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

22-Moonseed: 

Phân bố tại Đông Bắc nước Mỹ, loại cây thuộc giống Nho với cái tên rất ấn tượng Moonseed (Hạt giống của Mặt trăng) này cũng rất độc hại. Chùm quả trĩu nặng với những quả cây căng bóng đỏ rực này ăn nhiều sẽ tử vong.

23-Nightshade:

 Còn gọi là anh đào đen, loại cây này vô cùng độc hại. Quả cây rất ngọt và bắt mắt nên đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ vì chúng thường dễ bị hấp dẫn bởi các loại quả dại. Những người chỉ ăn một ít quả cây thôi cũng bị mất giọng, co giật.

24-Hoa cây Strychnine:

 Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng trong lịch sử thường buộc người hầu của mình tự tử bằng hạt của trái cây Strychnine này. Sử dụng với liều rất nhỏ có tác dụng kích thích thần kinh nhưng quá mức sẽ dẫn đến buồn nôn, và tử vong.

25-Hoa cây thụy hương – Daphne: 

Thụy hương là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu. Nếu vô tình ăn phải lá hay quả cây thì triệu chứng lúc đầu là ói mửa dữ dội, xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

26-Snakeroot: 

Loài cây snakeroot nổi tiếng được dùng để chữa rắn cắn này lại đặc biệt nguy hiểm với các loài gia súc như bò, cừu. Khi bò ăn những bông hoa thì xương và nguồn sữa của chúng sẽ nhiễm chất tremetol độc hại chúng ta ăn vào sẽ chết.

27-Chuỗi ngọc: 

Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

28-Thông đỏ – English yew:

Cây thông đỏ hay Taxus baccata

29-Hoa Bushman’s Poison: 

Thoạt nhìn, cây Bushman’s Poison này giống như một loại cây bụi thông thường với những bông hoa trắng muốt có mùi thơm rất dễ chịu và quả mọng có vị giống như trái mận nhưng chất nhựa trong thân cây đặc biệt nguy hiểm..

vhd sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *