Bài 13 : TC chuẩn bị ơn cứu độ (Tuyên xưng đức tin công giáo)

BÀI 13:

THIÊN CHÚA CHUẨN BỊ ƠN CỨU ĐỘ

Lời Kinh Thánh

“Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính; đất mở ra đi cho nảy mầm ơn cứu độ, đồng thời chính trực sẽ vươn lên. Ta là ĐỨC CHÚA, Ta đã làm đều ấy (Is 45,8)

Để loài người có thể đón nhận Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa bắt đầu công cuộc cứu độ bằng việc chọn một dân – dân Israel. Ngài giáo dục đức tin cho họ suốt cả lịch sử của một dân tộc và thanh luyện tâm hồn để họ nhận ra thảm trạng của tội bất trung và hướng tâm hồn về Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa chuẩn bị ơn cứu độ nơi dân tộc Israel qua nhiều giai đoạn.

abraham.jpg

Abraham được Giavê tuyển chọn

1.Thời các tổ phụ

Khoảng 1800 năm trước công nguyên (thế kỷ XVIII), Thiên Chúa đã kêu gọi Apbraham, đặt ông làm tổ phụ cho một dân tộc đông đảo, “ông đã tin” mặc dù tuổi già và kh6ong con. Rồi khi ISAAC, người con “của Lời hứa” đã lớn, Thiên chúa lại thử lòng ông, bảo đem con lên núi hiến tế, ông vâng theo không ngần ngại.

Vâng lời thiên Chúa và hòan toàn tin tưởng vào Ngài, Apbraham được gọi là “Cha của những người tin”. Gia đình Apbraham ngày trở nên đông đảo (Isaac, Giacop, 12 chi tộc). Do nạn đói trong xứ, dòng tộc Apbraham di cư sang Ai Cập, họ ở đó suốt 4 thế kỷ (430 năm), cho tới khi Môsê đưa dân trở về Ca-naan vào khoảng năm 1250 trước công nguyên.

2.Thời sa mạc

Dưới sự lãnh đạo của Môsê, Israel ra khỏi Ai Cập, 12 chi tộc tiến dần về Xi-nai. Ở đây, một biến cố quan trọng xảy ra: “Thiên Chúa ký kết với dân Người một giao ước”- một lời hứa chính thức và long trọng buộc đôi bên phải tuân giữ – Ngài ban cho 10 Giới Luật. Nếu tuân giữ, họ sẽ là dân riêng của Người, và Chúa sẽ là Thiên Chúa của họ.

Cuộc hành trình về Ca-naan khoảng 40 năm, Môsê đã chết trước khi vào “Đất Hứa”, GIOSUÊ kế vị lãnh đạo – dân đánh chiếm đất Ca-naan và chia cho 12 chi tộc Israel. Từ năm 1200 – 1030, Israel được cai trị bởi các Thẩm Phán (một nhà lãnh đạo Chúa cho nổi lên tập hợp các chi tộc để tự vệ trong những lúc lâm nguy).

3.Thời các vua

Sau khi định cư, Israel trở thánh một dân tộc đông đảo, họ ước ao có vua để cai trị như các nước khác. Năm 1030, SAMUEL (thẩm phán cuối cùng) xức dầu tôn phong SAOLÊ lên ngôi vua.

Năm 1000, Davit lên kế vị. Đây là vị vua có tài, ông đem lại nên hòa bình cho đất nước, mở rộng bờ cõi, lập thủ đô trên đồi SION và đưa ISRAEL tới chỗ cựu thịnh.

4.Thời lưu đày

Tiếp nối Davit, vua SALOMON lên kế nghiệp cha từ năm 970-933. Vào cuối đời, Salomon không còn trung tín với Thiên Chúa. Mặt khác, nếp sống xa hoa đã gây cựu khổ cho dân, dẫn đưa tới phân chia đất nước thành hai vương quốc:

a.Vương quốc miền Bắc

Gồm 10 chi tộc, tuyên bố độc lập, lấy tên là Israel, thủ đô là SAMARI.

b.Vương quốc miền Nam

Duy chỉ có một chi tộc, lấy tên nước là GIUDA, thủ đô đặt là GIÊRUSALEM. CUộc phân chia hai vương quốc Bắc –Nam làm suy yếu cả hai, hầu hết các vua đều vô hạnh bất tài, họ thờ thần thoại và thường lo quyền lợi của mình hơn là đời sống của dân, dẫn đưa dần tới nguy cơ mất nước.

Năm 721, đế quốc ASSYRI đem quân xâm chiếm Israel. Nước GIUDA còn đứng vững được ít lâu. Cuối cùng năm 578, đế quốc BABILON tràn vào GIUDA , phá hủy đền thờ GIÊRUSALEM đưa vua quan, dân chúng đi lưu đày ở Babilon tới năm 538.

5.Thời hồi hương

Năm 538, vua CYRUS (Ba Tư) cho phép hồi hương, dân Israel trở về xứ sở của mình. Họ lo tái thiết đền thờ Giêrusalem và hoàn thành năm 515:

– Từ năm 332-143: Israel thuộc quyền bảo hộ của Hy Lạp, họ mất hết chủ quyền chính trị lẫn tự do tôn giáo.

– Từ năm 63: Hết đô hộ Hy Lạp, Israel lại lệ thuộc đế quốc Roma, trong thời gian này, Chúa Giêsu _ Đấng Cứu Thế sinh ra.

6.Nhìn lại lịch sử dân Chúa

Dân Chúa trải qua 1800 năm lịch sử, khi nhìn lại mà thấy ngỡ ngàng trước tình thương của Thiên Chúa , trước lời hứa của Ngài. Trải qua bao thăng trầm biến đổi, lòng tín nghĩa con người luôn đổi thay, nhưng Thiên Chúa vẫn trung thành:

– Ở Ai Cập, dòng dõi Apbraham đã trở thành một dân tộc đông đảo, được Thiên Chúa cứu khỏi ách nô lệ.

– Ở sa mạc, sống giữa các bộ lạc dân ngoại, Thiên Chúa gìn giữ dân trung thành , tôn thờ một mình Ngài.

– Trong thời thịnh vượng, dưới sự lãnh đạo của các vua, Giavê đă thành vua và Chúa cứu dân.

– Trong hoàn cảnh đất nước chia rẽ lưu đày, tôn giáo Giavê vẫn tồn tại.

Là một dân tộc nhỏ bé, Israrel đã được Thiên Chúa ban cho một đức tin trổi vượt trên mọi hoàn cảnh và thể chế. Tất cả chuẩn bị cho dân đón Đấng Cứu Thế sinh ra.

Kết luận

Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa ? Ai đã làm cố vấn cho Người ? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau ? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! Amen. (Rm 11,33-36)

Câu hỏi

  1. Tại sao Apbraham được gọi là cha của những người tin ?
  2. Nội dung giao ước giữa Thiên Chúa với Israel trên núi Xi- nai ?
  3. Thiên Chúa hứa gì cho triều đại Đavit ? Ai sẽ thực hiện lời hứa ấy ?
  4. Biến cố lưu đày có tác dụng gì với dân Do Thái ?
  5. Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử Israel suốt gần 2000 năm qua mọi biến chuyển, mọi thể chế nhằm mục đích gì ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *