Bài 30 : Bí tích Truyền Chức Thánh (Sự sống Thiên Chúa trong chúng ta)

BÀI 30
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

Lời Kinh Thánh

“Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Cá môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20,19-21).

Bí tích rửa tội, Chúa Giêsu đã và đang tập hợp mọi người thành thân thể duy nhất (1Pr 2,9), để phát triển dân thánh. Thiên Chúa đã cắt đặt giữa các tín hữu một số thừa tác viên, ban cho họ quyền tế lễ, tha tội cho họ thi hành chức vụ linh mục nơi loài người nhân danh Chúa Kitô.

truyenchuc.jpg

1.Nguồn gốc và ý nghĩa

a.Nguồn gốc

Trong ba năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã huấn luyện một số người để trao chức vụ linh mục thừa tác cho họ. Người chọn 12 Tông đồ (Lc 6,12-16).

– Đặt Phê-rô làm thủ lãnh (Ga 21, 15-17)
– Trao quyền tế lễ (Lc 22,19; 1Cr 11, 23-25).
– Trao quyền tha tội (Ga 20, 21-23).
– Rửa tội và rao giảng (Mt 28, 19-20) và hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Trong các quyền được trao ban, Chúa Giêsu cũng cho các Tông đồ quyền được chọn những người kế vị (Cv 6,1-6; 2Tm1 ,6; Tt 1,5). Các Tông đồ thi hành quyền này bằng cách đặt tay, xin Chúa Thánh Thần thánh hóa những người được chọn và ban các ơn cần thiết cho chức vụ lãnh nhận (Cv 13,2-3; 1Tm 1,18).

Trong Giáo hội, chức thánh được truyền lại liên tục. Các giám mục ngày nay là những người kế vị các tông đồ và các quyền đã được ban cho các Tông đồ.

b.Ý nghĩa

Bí tích truyền chức thánh do Chúa Giêsu thiết lập nhằm đặt ra một số người thi hành công việc của Chúa:

– TRUYỀN GIẢNG: Công bố và giải thích Lời Chúa.

– THÁNH HÓA: Cử hành Thánh Thể và các Bí Tích.

– LÃNH ĐẠO: Phục vụ và hướng dẫn tín hữu sống theo các giới luật Thiên Chúa và Giáo hội.

Nhờ bí tích truyền chức thánh, các Tông đồ trao lại quyền cho các giám mục, linh mục, phó tế (các chức thánh). Hơn nữa, Giáo hội là một cộng đoàn vừa thiêng liêng, vừa có tổ chức hữu hình, nên cần có một số người phục vụ giáo hội.

c.Ba bậc của chức thánh

Chỉ có một bí tích truyền chức thánh, nhưng gồm ba bậc: Giám mục, linh mục và phó tế.

  1. Giám mục: Là đỉnh cao của chức thánh, các giám mục họp thành “hàng giáo phẩm”.
  2. Linh mục: Là cộng tác viên trực tiếp của giám mục. Linh mục thuộc “hàng giáo sỹ” và cùng với phó tế được tham dự nhiệm vụ của hàng giáo phẩm.
  3. Phó tế: Là những cộng tác viên của giám mục. Từ Công đồng Vatican II (1965), có hai loại phó tế: Phó tế chuyển tiếp và phó tế cố định.

3.Hiệu quả

+ Ghi dấu thiêng liêng bất diệt nơi người lãnh nhận

+ Trao ban nhiệm vụ: Truyền giảng, Thánh hóa và phục vụ Giáo hội.

+ Ban những ơn cần thiết để chu toàn nhiệm vụ được trao ban.

4.Điều kiện lãnh nhận

Không ai có quyền tự mình đòi được lãnh nhận bí tích truyền chức thánh, nhưng là người:

a) Được Chúa kêu gọi

Cảm thấy tiếng Chúa thúc giục trong tâm hồn để sống nếp sống đặc biệt hơn, nhờ đó có thể phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội một cách đắc lực.

b) Có đủ điều kiện theo quy định của Giáo hội

Về sức khỏe, trí thức, đạo đức. Tiến chức phải trải qua nhiều năm học tập, tu luyện về ba mặt nói trên tại các nơi huấn luyện là chủng việc, học viện.

c) Được bề trên tuyển chọn

Xét theo nhu cầu của cộng đoàn và khả năng của đương sự, Đức Giám mục giáo phận sẽ quyết định tuyển chọn tiến chức lên lãnh nhận chức thánh.

5. Nghi thức Bí tích truyền chức.

a Thừa tác viên (Gl 1012, 1013)

Các giám mục mới có quyền ban Bí tích truyền chức thánh.

b Nghi thức truyền chức

Nghi thức phong chức sau phúc âm với những phần chính yếu: Tiến chức lên quỳ trước Đức giám mục chủ phong, ngài yên lặng đặt tay trên đầu tiến chức, dang tay đọc lời nguyện phong chức. Sau đó, mặc áo lễ, xức dầu thánh hiến lòng bàn tay tân chức, trao lễ vật và hôn bình an.

Kết luận

Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha ì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến. Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con”. (Ga 17,1. 15-20)

Câu hỏi

  1. Nguồn gốc và ý nghĩa Bí tích truyền chức thánh ?
  2. Hiệu quả ?
  3. Ba bậc của chức thánh ?
  4. Những ai được lãnh nhận chức thánh ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *