Chín Cách Cầu Nguyện Của Thánh Đa Minh (6-7)

Thánh Đa Minh : Cách Cầu Nguyện Thứ Sáu

Người ta còn chúng kiến cha thánh Đa Minh đứng thẳng giang tay như hình thánh giá cầu nguyện một cách trang trọng. Chị Cecilia, một nữ đan sĩ thánh thiện và tốt lành, chị đã cùng với nhiều người khác đã tiếp xúc với thánh Đa Minh kể lại rằng, thánh nhân đã dùng cách cầu nguyện này khi Thiên Chúa qua lời cầu nguyện của người đã làm cho cậu Na-pô-lê-ông sống lại tại phòng thánh nhà thờ thánh Sixtus ở Rô-ma và khi người chỗi dạy từ mặt đất để dâng thánh lễ. Cha Đa Minh giống như ngôn sứ Ê-li-a, người đã giơ tay và đặt trên con trai một quả phụ khi cầu xin cho em được sống lại.

http://lh3.googleusercontent.com/-WQ_5cJSsYKU/Vatq8sL1oAI/AAAAAAAAA5M/w5sRasUt24w/s1600/dm_cng06.jpg

Thánh Đa Minh đã cầu nguyện một cách tương tự như vậy gần Toulouse sau khi đã cứu thoát đoàn hành hương người Anh khỏi nguy hiểm trên sông. Đức Giêsu, Chúa chúng ta cầu nguyện như vậy đang khi Người bị treo trên thập giá với đôi tay mở rộng và như trong thư gởi tín hữu Do thái có viết : “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc… và Người đã được nhận lời vì có lòng tôn kính” (Dt 5, 7).

Thánh Đa Minh không dùng cách cầu nguyện này trừ khi được Thiên Chúa soi sánh cho biết một điều gì đó vĩ đại vàphi thường sắp xảy đến nhờ sức mạnh lời cầu nguyện của người. Mặc dù không cấm cản nhưng cha thánh không khuyến khích anh em cầu nguyện theo cách thức này. Chúng ta không biết người đã nói gì khi đứng giang tay cầu nguyện và khi cậu Na-pô-lê-ông sống lại. Có lẽ đó là những lời của ngôn sứ Ê-li-a : “Lạy Đức Chúa,Thiên Chúa của con, xin cho hon viá đứa trẻ này trở về với nó” (1 V 17, 21). Chắc hẳn cha thánh đã tuân theo cách thức bên ngoài của ngôn sứ Ê-li-a trong những laần phải dùng đếng cách cầu nguyện này. Tuy nhiên, các anh chị em cũng như các nhà quí tộc, các hồng y và tất cả những người có mặt, đã quá bị thu hút bởi cách cầu nguyện hết sức phi thường và lạ lùng nên đã không nhớ được những lời người nói. Sau đó họ cũng không dám hỏi cha thánh về những sự kiện này bởi vì qua phép lạ, con người thanh thiện và đặc biệt này đã ghi khắc trong họ một tâm trạng trân trọng và tôn kính thật lớn lao.

Với một thái độ trang nghiêm và thành kính, thánh Đa Minh đã đọc chậm những lời Thánh Vịnh, được kể như cách thức cầu nguyện này. Người thường đọc một cách chăm chú : “Lạy Chúa là Thiên Chúa cứu độ con, trước thánh nhan đêm ngày con kêu cứu”. Người tiếp tục đọc cho đến câu : “Lạy Chúa suốt cả ngày con kêu lên Chúa và giơ tay hướng thẳng về ngài” (Tv 87,2-10).

Sau đó, cha thánh đọc thêm : “Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, lắng nghe con nài van bởi Ngài thành tín…”. Kế đó, thánh nhân lại tiếp tục cầu nguyện bằng những lời này : “hai tay cầu Chúa giơ lên… xin nghe con lạy Chúa” (Tv 1142, 1-7).

Vì vậy, gương mẫu cầu nguyện của cha thánh, chắc hẳn sẽ giúp cho các tâm hồn sớm nhận ra sự nhiệt thành và sốt sắng của người khi cầu nguyện. Quả vậy khi cầu nguyện như thế thánh Đa Minh ước ao khơi gợi lòng thương cảm phi thường nào đó nơi Thiên Chúa hoặc khi thánh nhân cảm thấy qua sự thúc bách nội tâm, Thiên Chúa muốn mời gọi người tìm kiếm đặc sủng nào đó cho chính mình hay cho những người xung quanh. Kế đó, với lòng sùng kính sâu thẳm, người chiếu toả sự khôn ngoan thiêng liêng của vua Đa-vít, sự nhiệt thành của ngôn sứ Ê-li-a, lòng khoan dung của Đức Kitô như được minh hoạ trong hình vẽ.

Thánh Đa Minh : Cách Cầu Nguyện Thứ Bẩy

Người ta cũng thường chứng kiến, đang khi cầu nguyện thánh Đa Minh giơ tay hướng về trời như mũi tên được bắn thẳng vào bầu trời từ một cây cung căng. Thánh nhân đứng chắp tay giơ cao trên đầu, đôi khi người nhẹ nhàng tách ra một như sắp đón nhận một điều gì đó từ trời. Người ta tin rằng thánh Đa Minh đang lãnh nhận nguồn ân sủng và trong trạng thái xuất thần người cầu xin Thiên Chúa ban những ân huệ Thánh Thần cho hội dòng người đã sáng lập.

http://lh3.googleusercontent.com/-ezn-RYyl7vM/Vatq86LGBkI/AAAAAAAAA48/_0EZ-RzsImA/s1600/dm_cng07.jpg

Dường như thánh Đa Minh tìm kiếm cho chính mình và cho các anh em chút ít niềm vui thiêng liêng cảm nghiệm từ việc sống tinh thần Tám Mối Phúc, khi cầu nguyện như thế mỗi người sẽ thực sự cảm thấy được chúc phúc trong nghèo khó, khóc lóc, bách hại, đói khát sự công chính và thương xót mọi người. Thánh Đa Minh cầu nguyện cho con cái người cảm nhận được niềm vui trong việc tuân giữ các điều răn và sống trọn vẹn những lời khuyên Phúc Âm. Sau đó đầy hoan lạc, cha Đa Minh xuất hiện để tiến vào nơi cực thánh và Tầng Trời Thứ Ba. Sau cách thức cầu nguyện này dường như thánh nhân trở thành một vị ngôn sứ trong việc khiển trách những sai xót và hướng dẫn người khác hoặc trong giảng thuyết.

Cha thánh không ở lại trong cách cầu nguyện này lâu giờ nhưng người đã dần dần thu lại tràn đầy năng lực của mình. Lúc này thánh Đa Minh được xem như một người đến từ nơi rất xa hay như người ngoài hành tinh, điều này dễ dàng nhận thấy nơi vẻ mặt và bộ dạng của người. Kế đó chắc hẳn anh em nghe người cầu nguyện lớn tiếng và nói như một ngôn sứ : “Khi con hướng về nơi cực thánh giơ đôi tay cầu cứu van nài, xin ngài nghe tiếng con khấn nguyện” (Tv 27, 2).

Qua những lời và gương mẫu thánh thiện của mình thánh Đa Minh luôn luôn dạy cho các tu sĩ theo cách này, thường xuyên lặp lại những lời Thánh Vịnh : “Hỡi những người tôi Chúa ứng trực suốt đêm trong thánh điện, nào chúc tụng Chúa đi ! Hãy giơ tay hướng về cung thánh mà dâng lên lời chúc tụng Người…” (Tv 113,1-3). “Lạy Chúa con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài mau đến phù trợ con. Xin lắng nghe lời con khi con kêu lên Ngài. Ước chi lời con nguyện bay toả trước tôn nhan và tay con giơ lên được chấp nhận như của lễ ban chiều” (Tv 140, 1-2). Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách cầu nguyện này của cha thánh qua bức hoạ.