ĐTC Phanxicô Mở Cửa Thánh Đầu Tiên Của Năm Thánh Lòng Thương Xót tại CH. Trung Phi

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Cộng hòa Trung Phi vào sáng Chúa Nhật ngày 29 tháng 11 cũng là chặng cuối cùng trong chuyến Tông du của ngài đến châu Phi, đánh dấu chuyến tông du thứ 11 của mình ra ngoài nước Ý. Trước khi đến Cộng hòa Trung Phi, ngài đã đến Kenya và Uganda.

Tại thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi, ĐTC sẽ thực hiện một cử chỉ lịch sử là mở Cửa Năm Thánh tại Nhà thờ Chánh Tòa tọa lạc tại thủ đô Bangui, 9 ngày trước khi Mở Năm Thánh Lòng Thương Xót vào ngày 08 Tháng 12 tại Vatican.

Quốc gia nay đã trải qua những giai đoạn khủng khiếp về bạo lực sắc tộc và tôn giáo trong hai năm qua. Một lực lượng lớn người Hồi giáo hệ phái Séléka chống lại phần lớn các Kitô hữu. Tình trạng này phải làm cho hàng chục ngàn người phải trốn chạy sang các nước láng giềng. Và Liên Hợp Quốc đã từng lên án một tội ác khác tàn bạo khác ở quốc gia này tội diệt chủng.

Trước khi đến đất nước còn lại này trong chuyến tông du 3 nước Châu Phi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được khuyên hủy bỏ chuyến viếng thăm vì sợ thiếu an ninh. Đây là quốc gia giành được độc lập từ Pháp vào năm 1960 và là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, dù là một nước giàu về nông nghiệp, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản, kể cả dự trữ lượng uranium, vàng, gỗ và các ngành công nghiệp kim cương.

Trước khi cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Bangui, Trung Phi, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã cử hành nghi thức mở Cửa Thánh đầu tiên của Năm Thánh Lòng Thương xót. Ngài tuyên bố ‘Hôm nay, Bangui là thủ đô thiêng liêng của thế giới. Năm Thánh Lòng Thương xót đã bắt đầu sớm ở mảnh đất mà suốt nhiều năm qua đã phải chịu đau khổ do bởi chiến tranh, hận thù, hiểu lầm và thiếu vắng hòa bình.’

Pope Francis opening Holy Door at Bangui cathedral. - RV

Và trong bài giảng đầu tiên tại đất nước này cũng là thánh lễ Chúa Nhật I Mùa Vọng, Đức Phanxicô nhắn nhủ:

“Qua anh chị em, tôi gởi lời chào đến toàn thể người dân Trung Phi, người bệnh, người già, những người đã kinh qua tổn thương cuộc đời. Một vài người có lẽ đang tuyệt vọng và bị làm bỏ rơi, xin được bố thí, bố thí của ăn, bố thí công lý, bố thí sự quan tâm và sự thiện. Chúng ta hãy xin hòa bình, xin bố thí của hòa bình!

Chúng ta cần giải phóng mình khỏi những khái niệm gây chia rẽ về gia đình, để xây dựng một Giáo hội là gia đình của Thiên Chúa, mở ra cho tất cả mọi người, quan tâm đến những người túng quẫn nhất. Điều này nghĩa là sự gần gũi với anh chị em mình, nghĩa là tinh thần hiệp thông. Vấn đề trước hết không phải là chuyện tài chính, trong đời của dân Chúa luôn có đủ để chia sẻ.

Một trong những bổn phận tiên quyết của Kitô hữu là yêu thương kẻ thù, và chính đó bảo vệ chúng ta khỏi cám dỗ tìm dịp trả thù và tránh xa vòng xoáy vô tận của báo thù. Chúa Giêsu nhấn mạnh đặc biệt khía cạnh này trong chứng tá Kitô. Những người phúc âm hóa, trước hết và trên hết, phải là những người thực hành tha thứ, là những chuyên viên đối thoại, chuyên gia thương xót.

Ở khắp nơi và đặc biệt là những nơi mà bạo lực, thù hận, bất công và bách hại vẫn còn thống trị, thì các Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cho Thiên Chúa, một Thiên Chúa là tình yêu. Như thế, những lời dân ngoại nói về các Kitô hữu tiên khởi sẽ vẫn tiếp tục đúng với chúng ta: ‘Xem cách họ yêu thương nhau kìa, họ thật sự yêu thương nhau.’

Thiên Chúa mạnh hơn bất kỳ sự gì. Xác tín này cho các tín hữu bình an, can đảm và sức mạnh để kiên vững trong sự thiện giữa những khó khăn lớn nhất. Ngay cả khi quyền lực Địa ngục tác hại, thì các Kitô hữu phải vươn lên, ngẩng cao đầu và sẵn sàng để lao vào trận chiến mà chính Thiên Chúa là Đấng phán xử cuối cùng. Và lời phán của Chúa sẽ là TÌNH YÊU!

Với những ai đang dùng vũ khí bất chính của thế gian này, tôi xin thỉnh cầu: hãy hạ những khí cụ sự chết đó xuống. Hãy vũ trang mình bằng chính trực, bằng tình yêu và thương xót, những bảo đảm đích thực của hòa bình.”

GNsP (theo news.va)

Hình ảnh ĐTC Phanxicô tại các nước Trung Phi

[shashin type=”albumphotos” id=”37″ size=”medium” crop=”n” columns=”2″ caption=”n” order=”random” position=”center”]