Giải đáp Phụng Vụ: Tại sao nhiều điệu bộ trong Thánh Lễ

Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Hỏi: Con là một giáo lý viên và con giải thích Thánh Lễ cho giới trẻ. Một câu hỏi con luôn luôn gặp và không bao giờ có được thông tin về sự này: Trong Thánh Lễ có nhiểu điệu bộ cộng đồng chấp nhận, và những điệu bộ này được thích nghi theo những kinh đang đọc. Nhiều người hỏi lý do tại sao điệu bộ này được xử dụng tại lúc đặt biệt này. Một số những điệu bộ này thì hiển nhiên: Lúc bắt đầu Thánh Lễ, cử chỉ đứng có nghĩa là đón tiếp linh mục đại diện Chúa Giêsu. Nhưng có nhiều điệu bộ không hiển nhiên như vậy. Nên con gởi một danh sách những điệu bộ chúng con xử dụng trong giáo phận chúng con, hầu cha có thể trả lời cho những câu hỏi khác nhau mà nhiều thanh niên và trẻ em hỏi. Con cũng liệt kê những cử điệu hiển nhiên để chắc rằng con không lầm. T.B., Malta.

Đáp:

Theo Qui Chế Tổng Quát của Sách Lễ Roma, số 43, những cử điệu được dân chúng chấp nhận trong Thánh lễ là như sau:

“Các tín hữu sẽ đứng từ đầu ca Nhập Lễ, hay là khi linh mục tiến gần bàn thờ, cho tới cuối bài ca Dâng Lễ; lúc hát kinh Alleluia trước bài Tin Mừng; khi công bố bài Tin Mừng; trong kinh Tin Kính và Kinh nguyện Chung; từ kinh mời, Orate, fratres (Anh em hãy cầu nuyện), trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì nói sau đây.

Tuy nhiên, họ có thể ngồi khi đọc các bài đọc và thánh vịnh đáp ca trước Tin Mừng, khi nghe diễn giảng và kinh sửa soạn lễ phẩm cho phần dâng lễ; và tùy nghi có thể ngồi hay quì khi giữ thinh lặng thánh sau Hiệp Lễ.

“[Họ sẽ qùi khi truyền phép Mình và Máu Thánh từ kinh Khẩn Nguyện (Epiclesis) cho tới mầu nhiệm đức tin]. Trong những giáo phận tại Hoa Kỳ, ho sẽ qùi bắt đầu sau khi hát hay đọc kinh Thánh Thánh Thánh cho tới sau tiếng Amen của Kinh nguyện Thánh Thể, trừ khi vì lý do sức khoẻ, và vì nơi chật hẹp, hoặc vì quá đông người dự lễ, hay vì những lý do chính đáng nào khác, không thể qùi được. Những người không qùi khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tư tế qùi gối sau truyền phép. Những tín hữu qùi sau kinh Chiên Thiên Chúa, trừ khi Giám Mục Giáo Phận định cách khác.

“Để có sự đồng nhất về những cử chỉ và những điệu bộ trong cùng một cử hành, các tín hữu phải tuân theo lời hướng dẫn cuả phó tế hay thừa tác viên giáo dân, hay vị tư tế theo như các sách phụng vụ qui định.”

Sư qui định riêng biệt đã được nhắc tới cho các giáo phận Hoa Kỳ là qùi trong lúc đọc Kinh Thánh Thể và sau kinh Chiên Thiên Chúa có thể nên giữ lại trong những nơi khác đã có thói quen của dân chúng. Hội đồng giám mục quốc gia có nhiệm vụ đưa ra những thích nghi đặc biệt cho những nhu cầu địa phương tùy theo sự phê chuẩn đứt khoát của Toà Thánh.

Do đó, như có thể thấy, điệu bộ cơ bản trong phụng vụ là đứng. Đứng là một cử điệu tự nhiên tỏ lòng cung kính với uy quyền. Đó là lý do tại sao cộng đồng đứng lúc chủ tế đi vào và đi ra, và trong lúc công bố Tin Mừng, đứng như người Do Thái đứng thẳng khi họ nghe lời Chúa. Trên thực tế, sự đứng là vị trí bình thường khi người Do Thái cầu nguyện và tập quán này đã chuyển qua Kitô Giáo như được chứng minh bởi những bức tranh trong các hang toại đạo.

Ngày nay các tín hữu hầu như đứng bất cứ lúc nào họ kết hợp với kinh nguyện trọng thể của chủ tế. Vị trí đứng thẳng là là vị trí của những người được tuyển chọn trên trời như thấy trong Sách Khải Huyền 7:9 và 15:2. Các Giáo Phụ đã xem vị trí này như là diễn tả sự tự do thánh của các con cái Chúa. Thánh Basil trong luận án của ngài về Chúa Thánh Thần nói rằng “Chúng ta đứng mà cầu ngiuện, trong ngày thứ nhất trong tuần, nhưng chúng ta tất cả không biết lý do.

Trong ngày phục sinh (hay là ’lại đứng’; tiếng Hy Lạp anastasis) chúng ta nhắc chúng ta về ân sủng ban cho chúng ta bởi đứng khi cầu nguyện, không những vì chúng ta trổi dậy với Chúa Kitô, và bị bắt buộc “tìm kiếm những sự ở trên,’ nhưng cũng vì ngày đó xem ra cho chúng ta cách nào đó là một hình ảnh của thời gian chúng ta chờ đợi…” (Chương 27).

Vì tương quan này với việc Phục Sinh, phụng vụ truyền đọc một số kinh, như kinh cầu các thánh, phải đứng mà đọc và không phải quì trong các ngày Chúa Nhật và trong mùa Phục Sinh.

Ngồi là điệu bộ của thầy dạy học, của kẻ chủ toạ, và như vậy giám mục có thể giảng đang khi ngồi tại tòa của ngài. Đàng khác, đó là điệu bộ của những kẻ nghe cách chăm chú. Những tín hữu do đó được mời ngồi trong những lúc như các bài đọc, trừ bài Tin Mừng; bài diễn giảng; trong lúc chuẩn bị lễ phẩm; và còn, nếu họ muốn, sau khi rước lễ. Hầu hết các nhà thờ ngày xưa và thời trung cổ không có bàn qùi, nhưng các tín hữu thường được mời ngồi dưới đất nghe các bài đọc và bài diễn giảng và đó có lẽ là một tập quán từ những thời các tông đồ như được minh chứng bởi sách Công Vụ Tông Đồ 20:9 và 1 Côrintô 14:30

Sự qùi nguyên thủy được dành, trước hết là cho sự cầu nguyện cá nhân một cách mãnh liệt, như chúng ta thấy Thánh Stêphanô làm trước khi chịu tử đạo. Chúng ta cũng thấy các thánh Phêrô và Phaolô sử dụng điệu bộ này cho sự cầu nguyện và suy gẫm thường ngày (Cv 9:24, 20:36, Eph 3:14).

Tuy nhiên, phụng vụ lúc đầu không chấp nhận điệu bộ này trừ khi đó là một hành vi sám hối. Công Đồng Nikcaea (A.D. 325) cấm các hối nhân qùi trong những ngày Chúa Nhật, và thánh Basil nói rằng chúng ta qùi để chứng tỏ rằng với những hành vi tội lỗi của chúng ta đã xô chúng ta sát mặt đất. Lần hồi cử chỉ mất hàm ý sám hối và, cách riêng trong những thời đại trung cổ, sự đó có thêm một ý nghĩa cung kính sâu xa và sự thờ lạy phổ biến ngày nay. Như vậy hành vi qùi trong thánh Lễ tăng cường những tình cảm và những thái độ được bày tỏ bởi vị trí thẳng đứng.

Một cử điệu khác là bái đầu, cũng có nghĩa là sự cung kính và tôn trọng và, trong một số văn hoá, sự thờ lạy. Sự mời bái đầu đi trước một số chúc lành và những kinh nguyện cho dân chúng. Trong Thánh Lễ toàn thể cộng đồng bái đầu khi nhắc đến tên Chúa Giêsu trong kinh Vinh Danh và khi nhắc nhớ mầu nhiệm Nhập Thể trong kinh tin kính. Như vậy cử chỉ này nhấn mạnh tầm quan trọng của mầu nhiệm nhắc tới trong bản văn phụng vụ.

Những Thánh Lễ Gregorian.

Sau lần giải thích về những Thánh Lễ Gregorian,” một độc giả tại bang New Jersey hỏi: “Tương quan nào của một ‘Thánh Lễ Gregorian’ với ‘bài hát Gregorian’? Trên thực tế, những Thánh Lễ Gregorian này có sử dụng bài hát Gregorian không? Nếu có, 30 trong những Thánh Lễ như thế xem ra không thực trong khung cảnh giáo xứ, và nẩy lên một câu hỏi khác: Những Thánh lễ này có ý thay thế Thánh Lễ hăng ngày trong một giáo xứ chăng?”

Hiện nay tương quan duy nhất giữa bài hát Gregorian và những Thánh Lễ Gregorian là cả hai đều liên kết về mặt lịch sử với Thánh Giáo Hoàng Cả.

Tự mình, những Thánh Lễ Gregorian không cần thiết ảnh hưởng phụng vụ bất cứ cách nào và các Thánh lễ chỉ liên quan tới ý của linh mục khi dâng Thánh Lễ. Không có những nghi lễ hay những công thức riêng biệt gắn liền với các Thánh Lễ Gregorian.

Tuy nhiên, độc giả chúng tôi có một thắc mắt là Những Thánh Lễ Gregorians hoạ hiếm mới được cử hành trong những khung cảnh giáo xứ. Điều này không phải do những nghi lễ riêng biệt nhưng vì một linh mục giáo xứ thấy rất khó dành 30 ngày Thánh Lễ cho một ý duy nhất, cách riêng khi nhiều người giáo xứ xin Thánh Lễ.

Do đó những Thánh Lễ Gregorians thường thường được cử hành trong các đan viện, chủng viện, những học viện linh mục, và những nơi tương tự khác có các linh mục tại chỗ với lại tương đối ít những cam kết mục vụ. Thông thường chỉ những linh mục này có thể nhận cam kết cử hành 30 Thánh Lễ liên tục cho cùng một người qua đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *