Ngày 18 tháng 6 Chân phước HÔ-XAN-NA MAN-TUA – Trinh nữ (1449-1505)

Ngày 18 tháng 6
Chân phước HÔ-XAN-NA MAN-TUA
Trinh nữ (1449-1505)

Tiểu sử
Trinh nữ Hô-xan-na là một nhân vật lịch sử nổi tiếng về lòng trắc ẩn trong thời đại vẻ vang của chị. Chúng ta biết rõ cuộc đời thánh nhân nhờ những câu truyện đồng thời với niên đại của chị. Cha bề trên tổng quyền Phan Sinh Xin-vét-tri Phe-ra là người biết rất rõ về đời tư chị Hô-xan-na, nên đã viết tiểu sử về chị sau khi chị qua đời được 5 tháng. Nhờ đó, chúng ta có được nhiều thông tin chuẩn xác về cuộc đời của chị.

Chị Hô-xan-na thuộc dòng họ An-rê-xi, di cư từ Hung-ga-ri tới Ý vào thế kỷ XII. Thân mẫu là bà A-nê, thuộc dòng tộc hầu tước Gôn-da-ga cầm quyền thành phố Man-tua vào thế kỷ XV. Chị chào đời năm 1449, tính tình hồn nhiên và ưa thích những nơi cô tịch ; chị thường cầu nguyện đơn sơ và sống theo châm ngôn của thánh Hô-xan-na như chị đã nhận vị thánh ấy làm bổn mạng.

Vào thời đó, người ta không dễ dàng cho phép các bé gái tập đọc và tập viết. Một thân một mình, chị quỳ trước tượng Ðức Mẹ và học được nhiều điều trong sách thánh ca, trong các sách viết bằng La ngữ và cả trong Thánh Kinh nữa.

Khi lên 14 tuổi chị muốn gia nhập Dòng Ba Ða Minh. Lúc bấy giờ, việc gia nhập Huynh Ðoàn đòi buộc ứng sinh phải nhận lời khấn, nhưng vì thân phụ muốn chị lập gia đình nên ông đã từ chối việc khấn dòng của chị. Thế là chị đành phải dùng một diệu kế : đó là khi khấn sinh lãnh tu phục, đương sự có thể xin một ơn nào đó trong thời gian khấn tạm. Chị Hô-xan-na xin Chúa cho ngã bệnh, rồi xin thân phụ cho chị được khấn tạm một năm và lãnh tu phục Dòng Ða Minh để được lành bệnh. Sau một năm, chị thú nhận với thân phụ rằng, chị mong ước được sống ơn gọi tu trì. Tuy thân phụ không hài lòng, nhưng vẫn tôn trọng nguyện ước của chị. Nhờ đó, chị đã vào nhà Tập Dòng Ba Ða Minh, nhưng trong một thời gian dài, chị do dự khấn trọn đời vì ý thức sự hèn mọn của mình. Qua những lời tuyên thệ, chị tham gia phục vụ trong các tổ chức bác ái. Mãi đến 51 tuổi, chị mới khấn dòng và qua đời lúc 56 tuổi.

Cuộc sống của chị chỉ xoay quanh những việc trong nhà, hầu như lúc nào chị cũng phải giỗ dành những đứa cháu. Dù với cương vị một người dì, nhưng chị đối xử với các cháu trong vai trò của một người đầy tớ. Chị luôn dành cho mình những phần xấu nhất ; khi các cháu tìm được một miếng xương hay đầu cá, chúng lại nói : “phần này dành cho dì !”

Chị Hô-xan-na cư xử nhã nhặn với hết mọi người. Tuy bên ngoài chị mặc áo sơ mi bằng tơ lụa, nhưng bên trong chị lại mặc chiếc áo nhặm và đeo thêm sợi dây sắt. Chị ăn chay, sống nhiệm nhặt, luôn chìm đắm trong kinh nguyện và còn được ơn xuất thần. Mặc dù chị cố gắng không tiết lộ bí mật về ơn xuất thần, nhưng điều đó vẫn gây ít nhiều phiền toái cho chị. Cả những chị em Huynh đoàn cũng tìm cách chỉ trích chị về những mối quan hệ giữa chị với cha giải tội là tu sĩ Ða Minh Cơ-rê-ma. Dư luận đồn đến tai hầu tước Man-tua Phê-đê-ríc Gôn-da-ga. Vị này đe dọa trục xuất người ra khỏi Dòng. Những thử thách này kéo dài trong nhiều năm.

Vào một ngày đẹp trời năm 1478, trong lúc hầu tước Phê-đê-ríc Gôn-da-ga ra trận, ông ta cho gọi chị đến và giao phó việc cai quản ở Man-tua khi ông vắng nhà. Ông nhờ chị săn sóc vợ và 6 đứa con thay ông. Trong thời gian đó, chị đảm trách hai công việc : một ở nhà mình, một ở trong dinh công tước. Công tước Phê-đê-ríc không yêu cầu chị làm bất cứ việc gì ngoại trừ việc tham khảo ý kiến của chị. Lần khác, khi một số vị bề trên nhờ chị đến Mi-lăng để tổ chức lạc quyên cho Dòng, vì sợ nguy hiểm đến tính mạng của chị, công tước Phê-đê-ríc đã xin cho chị được ở nhà.

Năm 1490, hoàng tử Phan Sinh Gôn-da-ga II nối nghiệp cha, ông kết hôn với công chúa I-da-ben Ét-te, con gái của công tước Phe-ra. Chị Hô-xan-na trở thành bạn thân với công chúa. Chị dùng bổng lộc để giúp đỡ những người khốn khổ và trang trải những chi tiêu cho các chị em tu sĩ trong lúc cần kíp, cổ võ thực thi công lý cho những người bị áp bức.

Trong lễ an táng của chị có sự hiện diện của hoàng tử Phan Sinh và công chúa I-da-ben. Họ đã tổ chức đám tang cho chị rất long trọng. Bốn ngày sau khi chị qua đời, người ta đã tổ chức những cuộc vận động phong thánh cho chị. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XVII, người mới được phong chân phước. Người ta giữ lại nhiều thư từ của chị. Với nét bút duyên dáng, mặn mà, trữ tình, chị đã diễn tả tình cảm sâu lắng của mình khi viết về thánh Ca-ta-ri-na Xi-ê-na.

Bài đọc : Xem phần chung các thánh lo việc bác ái, trang 257.

Lời nguyện : Lạy Chúa là Ðấng hằng ban phát mọi ơn lành, Chúa đã hướng dẫn chân phước Hô-sa-na biết yêu thích sự giàu có không thể hiểu thấu nơi Ðức Ki-tô trên hết mọi sự và cũng dạy người khác như vậy. Nhờ gương sáng và lời người chuyển cầu, xin cho chúng con luôn lớn mạnh trong sự hiểu biết Chúa và sống trung thành dõi theo ánh sáng của Tin Mừng. Chúng con cầu xin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *