Qui chế Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Việt Nam (Phần 4)

QUY CHẾ
HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH
VIỆT NAM

CHƯƠNG V : BẦU CỬ

MỤC 1 : BẦU BAN PHỤC VỤ HUYNH ĐOÀN

A.Cử tri và người thụ cử

126.§I. Để có quyền bầu cử, ngoài những điều kiện theo luật chung, phải là người :

  1. Đã tuyên hứa;
  2. Thuộc cử tri đoàn;
  3. Không bị mất quyền bầu cử (x. số 96 và 97 §II);

§II. Bầu cử là quyền và cũng là nghĩa vụ, nên các cử tri phải thi hành.

  1. §I. Để có quyền thụ cử, phải là người hội đủ những điều kiện sau:

1.Có quyền bầu cử trong huynh đoàn. Trường hợp ngoại lệ, tuyển sinh có thể được miễn chuẩn để được bầu vào ban phục vụ, nhưng không được giữ chức đoàn trưởng và phụ trách học tập. Quyền miễn chuẩn thuộc vị đặc trách huynh đoàn giáo phận (x. Mẫu 9);

2.Tuổi từ 20 đến 65. Trường hợp ngoại lệ, phải được sự miễn chuẩn của vị đặc trách huynh đoàn giáo phận (x. Mẫu 9);

3.Là ứng viên được đề cử hợp lệ.

§II. Ngoài ra để được bầu vào ban phục vụ, phải là người có :

  1. Đời sống gương mẫu;
  2. Nhiệt tâm tông đồ;
  3. Trình độ văn hóa thích hợp;
  4. Khả năng điều hành.

bn_2015e.jpg

B.Việc bầu cử

128.§I. Có hai thể thức bầu cử :

  1. Trực tiếp, tức là mỗi cử tri tự mình bỏ phiếu;
  2. Gián tiếp, tức là đại biểu cử tri bỏ phiếu.

§II. Nếu huynh đoàn có dưới một trăm cử tri, thì bầu cử theo thể thức trực tiếp.

§III. Nếu huynh đoàn có một trăm cử tri trở lên, thì bầu cử theo thể thức gián tiếp. Nếu chi có:

  1. Dưới 10 cử tri, được cử 2 đại biểu;
  2. Từ 10 cử tri trở lên, được cử 3 đại biểu;
  3. Từ 20 cử tri trở lên được cử 4 đại biểu;
  4. Và cứ theo cách tính như vậy.

§IV. Nếu vì hoàn cảnh mà phải tổ chức khác với những thể thức trên, thì phải được sự miễn chuẩn của vị đặc trách huynh đoàn giáo phận.

  1. Cuộc bầu cử đòi buộc :

1.Phải có sự hiện diện quá bán số cử tri được triệu tập;

2.Phải được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín.

3.Các cử tri phải đích thân bỏ phiếu và không thể uỷ cho người khác;

4.Các cử tri không được bỏ phiếu cho chính mình (x. GL 160 §2 và 4.);

5.Phải có đại diện của ban phục vụ liên huynh chứng kiến.

130.Chỉ bầu chọn những ứng viên đã được đề cử và không quá số thành viên đã ấn định. Nếu không, phiếu sẽ bất hợp lệ.

131.§I. Bỏ phiếu xong, những ai được số phiếu quá bán so với tổng số phiếu hợp lệ và có số phiếu cao hơn thì đắc cử.

§II. Nếu sau hai lần bỏ phiếu mà chưa đạt kết quả cho đủ số thành viên ấn định, thì lần thứ ba sẽ chọn những người có số phiếu cao hơn.

§III. Nếu phải chọn trong số những người bằng phiếu nhau, thì người tuyên hứa trước sẽ đắc cử. Trường hợp tuổi tuyên hứa bằng nhau, người cao tuổi hơn sẽ đắc cử. (x. SHC 450 ; GL 119 §1)

C.Tiến trình bầu cử

132.§I. Ban tổ chức bầu cử gồm :

  1. Vị xử lý thường vụ là trưởng ban tổ chức và chủ toạ cuộc bầu cử;
  2. Phụ trách học tập vừa mãn nhiệm là phó ban tổ chức.
  3. Thư ký vừa mãn nhiệm là thư ký ban tổ chức và cũng là thư ký của chính cuộc bầu cử.
  4. Thủ quỹ vừa mãn nhiệm là thủ quỹ ban tổ chức.

§II. Trong vòng một tháng kể từ ngày ban phục vụ mãn nhiệm, phải tiến hành tổ chức việc bầu cử.

  1. Việc bầu cử được tiến hành như sau :

§I. Chuẩn bị bầu cử :

  1. Họp toàn thể đoàn viên huynh đoàn để lập danh sách cử tri và xác định thể thức bầu cử (x. số 128).
  2. Cử tri đoàn

– Ấn định số thành viên ban phục vụ;

– Đề cử người vào danh sách thụ cử. Nếu huynh đoàn được chia thành nhiều chi, thì danh sách thụ cử sẽ được xác lập do các chi đề cử. Số thụ cử viên phải nhiều hơn số thành viên đã ấn định tối thiểu là hai người;

– Ấn định thời gian và địa điểm bầu cử.

  1. Tham khảo ý kiến vị linh hướng và linh mục chính xứ về danh sách thụ cử.
  2. Thông báo cho các thụ cử viên.
  3. Xin miễn chuẩn nếu cần. (x. số 127 §I.1 và 2; số 128 §IV)
  4. Mời vị linh hướng, linh mục chính xứ và đại diện ban phục vụ liên huynh chứng kiến.

§II. Bầu cử :

  1. Xin Chúa thánh hóa.
  2. Giới thiệu thành phần tham dự.
  3. Kiểm tra tư cách cử tri.
  4. Công bố danh sách thụ cử viên.
  5. Nếu có những kiến nghị về cử tri và thụ cử viên thì phải nêu lên ngay.
  6. Công bố các quy định và thể thức bầu cử.
  7. Chọn ít nhất hai kiểm phiếu viên trong số cử tri không phải là thụ cử viên, với sự đồng ý của cử tri đoàn.
  8. Kiểm phiếu viên phát từng phiếu bầu cho từng cử tri.
  9. Kiểm phiếu viên thu phiếu, đếm phiếu, nếu số phiếu không quá số cử tri, bấy giờ mới mở phiếu, ngược lại sẽ huỷ ngay và bỏ phiếu lại.
  10. Xác định các phiếu hợp lệ và đọc kết quả từng lá phiếu.
  11. Chủ toạ công bố kết quả cuộc bầu cử.

§III. Phân nhiệm :

  1. Dưới sự chủ toạ của trưởng ban bầu cử, ban phục vụ vừa đắc cử bầu đoàn trưởng. Sau đó, đoàn trưởng sẽ sắp xếp các chức vụ.
  2. Không ai được đảm nhận chức vụ đoàn trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, trừ phi có sự miễn chuẩn của Bề trên Giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài. (x. Mẫu 11)

§IV. Biên bản bầu cử phải làm thành hai bản với chữ ký của vị chủ toạ, thư ký, các kiểm phiếu viên và đại diện ban phục vụ liên huynh liên hệ (x. Mẫu 10). Một bản lưu trong hồ sơ huynh đoàn; một bản gửi về ban phục vụ liên huynh.

  1. Ban phục vụ mãn nhiệm cùng vị xử lý thường vụ phải bàn giao nhiệm vụ công khai và bằng văn bản trong vòng một tuần kể từ khi ban phục vụ mới đắc cử. (x. Mẫu 12)
  2. §I. Nếu quá thời gian ấn định (x. số 132 §II), mà không tổ chức bầu cử hoặc bầu cử không đạt kết quả vì bất cứ lý do gì, thì huynh đoàn sẽ mất quyền bầu cử.

§II. Vị xử lý thường vụ gửi tường trình lên Bề trên Giám tỉnh hoặc vị thừa uỷ của ngài để xin được chỉ định ban phục vụ mới cho huynh đoàn.

MỤC 2 : BẦU BAN PHỤC VỤ CÁC CẤP

  1. Việc bầu ban phục vụ các cấp chiếu theo quy tắc bầu ban phục vụ huynh đoàn, và thêm những quy định riêng.
  2. Không áp dụng quy tắc của số 126 §I.1,

§I. Cử tri bầu ban phục vụ liên huynh được xác định như sau : Nếu liên huynh có

  1. Hai huynh đoàn : tất cả thành viên ban phục vụ mỗi huynh đoàn;
  2. Ba hoặc bốn huynh đoàn : đoàn trưởng, đoàn phó, thư ký, thủ quỹ và phụ trách học tập;
  3. Năm huynh đoàn : đoàn trưởng, đoàn phó, thư ký và thủ quỹ;
  4. Sáu hoặc bảy huynh đoàn : đoàn trưởng, đoàn phó và thư ký;
  5. Tám huynh đoàn trở lên : đoàn trưởng và đoàn phó.

§II. Cử tri bầu ban phục vụ huynh đoàn giáo phận cũng theo cách tính như quy tắc của khoản I, nghĩa là số cử tri tuỳ thuộc vào số liên huynh trong giáo phận.

§III. Cử tri bầu ban phục vụ huynh đoàn tỉnh là các trưởng và phó ban phục vụ huynh đoàn giáo phận.

§IV. Một người dù có quyền bầu cử với nhiều danh nghĩa, thì cũng chỉ bỏ một lá phiếu. (GL 168)

  1. §I. Khi bầu ban phục vụ liên huynh,

1.Phải mời vị linh hướng liên huynh

2.Phải có đại diện của ban phục vụ huynh đoàn giáo phận chứng kiến.

§II. Khi bầu ban phục vụ huynh đoàn giáo phận,

  1. Phải mời vị đại diện giám mục phụ trách huynh đoàn.
  2. Phải có sự hiện diện của vị đặc trách huynh đoàn giáo phận và đại diện ban phục vụ huynh đoàn tỉnh.

§III. Khi bầu ban phục vụ huynh đoàn tỉnh, phải có sự hiện diện của vị đặc trách huynh đoàn tỉnh.

  1. Ai đảm nhận chức vụ trưởng ban phục vụ cấp trên phải từ nhiệm chức vụ trưởng cấp dưới. Trường hợp kiêm nhiệm, phải được sự miễn chuẩn của vị đặc trách tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

CHƯƠNG VI : QUẢN TRỊ TÀI SẢN

  1. §I. Việc quản trị tài sản của huynh đoàn nhằm chính yếu đến những nhu cầu cần thiết cho sứ vụ tông đồ, việc huấn luyện và các sinh hoạt của huynh đoàn.

§II. Nguồn tài chính của huynh đoàn phần lớn nhờ vào sự đóng góp của đoàn viên và sự trợ giúp của ân nhân.

  1. Huynh đoàn, liên huynh, ban phục vụ huynh đoàn giáo phận và ban phục vụ huynh đoàn tỉnh

§I. Được quyền quản trị tài sản, dưới sự lãnh đạo tối cao của thẩm quyền Giáo hội. (x. GL 312, 319, 1258, 1259).

§II. Phải có những quy định về việc quản trị tài sản.

  1. Ban phục vụ huynh đoàn các cấp

§I. Có trách nhiệm quản trị tài sản của cấp liên hệ.

§II. Phải có sổ sách ghi chép cẩn thận việc thu chi.

§III. Hằng năm, phải tường trình việc quản trị tài sản lên vị hữu trách liên hệ. (x. GL 319, 1276).

§IV. Bất cứ lúc nào và trong trường hợp nghiêm trọng, nếu đức Giám mục Giáo phận hoặc Bề trên Giám tỉnh yêu cầu, phải tường trình việc quản trị tài sản của cấp liên hệ. (x. GL 1279).

  1. Khi huynh đoàn, liên huynh, ban phục vụ huynh đoàn giáo phận hoặc ban phục vụ huynh đoàn tỉnh giải thể vì bất cứ lý do gì, quyền định đoạt tài sản thuộc về pháp nhân trực tiếp cao hơn. (x. GL 123)

TUYÊN BỐ
CỦA BỀ TRÊN GIÁM TỈNH

Ban hành kèm theo
Quy chế Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Việt Nam
được phê chuẩn ngày 15/08/2010

  1. Các điều khoản trong Quy chế này là phương tiện thích hợp giúp các đoàn viên sống ơn gọi giáo dân Đa Minh. Vì thế, mọi thành viên huynh đoàn hãy ân cần tuân giữ kỷ luật và khôn ngoan, “không như nô lệ dưới ách lề luật, nhưng như con cái trong ân sủng.” (Tu luật Âu Tinh, số 8)
  2. Các ban phục vụ huynh đoàn giáo phận đã hình thành và đang sinh hoạt, tuy chưa có văn thư thành lập tính đến ngày Quy chế này có hiệu lực, thì đều được chính thức nhìn nhận là hợp pháp.
  3. Trường hợp huynh đoàn bị giải tán, đoàn viên tuyên hứa vĩnh viễn vẫn phải tuân giữ Luật sống cho đến chết. Đương sự nên nhập tịch vào huynh đoàn khác, để dễ dàng cho việc tuân giữ Luật sống. Còn đoàn viên tuyên hứa tạm và tuyển sinh nên nhập tịch vào huynh đoàn khác để tiếp tục ơn gọi của mình.

4. Đừng kể những huynh đoàn nói đến trong Quy chế này, còn có những huynh đoàn đối nhân trực thuộc Bề trên Giám tỉnh với Quy chế riêng dựa trên Quy luật Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh, và các Chỉ thị của Tổng hội và các Tuyên bố chung của Bề trên Tổng quyền.

 

Quy luật Huynh đoàn Đa Minh Thế Giới

Quy chế Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam phần I

Quy chế Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam phần II

Quy chế Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam phần III

Quy chế Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam phần IV