Tổng hợp thông tin Hội Thánh Hoàn Vũ (11.05.2017)

1. Kitô hữu ở ở Aleppo ở Syria tận hiến cho Đức Mẹ Fatima

Aleppo – Hiệp thông với Đức Giáo Hoàng trong dịp kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, các Kitô hữu ở Aleppo thuộc quốc gia Syria đang trong chiến tranh dành 3 ngày dâng kính Đức Mẹ Fatima và sẽ tận hiến thành phố lớn thứ hai của Siria cho Đức Mẹ.

Đức Cha Antoine Audo, tổng Giám mục Công Giáo Canđê ở Aleppo nói với hãng tin Á châu: “Sẽ là giây phút hy vọng cho các Kitô hữu, là chứng tá của một đức tin vững vàng trong khó khăn, một tình cảm cộng đồng được chia sẻ, nuôi dưỡng trong những năm chiến tranh đẫm máu, đã làm vững chắc sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội khác nhau.”

Đức Cha nhấn mạnh rằng tháng năm là tháng quan trọng đối với các cộng đoàn Kitô tại Aleppo. Tất cả các nhà thờ đầy các tín hữu đọc kinh Mân côi, lãnh nhận Thánh Thể, đọc các kinh cầu. Đây là một thời điểm rất quan trọng, cầu nguyện và hiệp thông xung quanh Mẹ Maria, một truyền thống yêu thích và có nguồn gốc lâu đời.” Đức Cha cũng nói: “Tháng năm là tháng đặc biệt để cầu nguyện cho hòa bình, cho các cuộc xung đột được chấm dứt.

Ba ngày dâng kính Đức Mẹ Fatima do sáng kiến của giáo xứ Công Giáo Latinh thánh Phanxicô sẽ bắt đầu với buổi cầu nguyện cộng đoàn vào 5 giờ chiều 11/5. Trong ngày kế tiếp sẽ có lần hạt Mân Côi, cầu nguyện với Mẹ Maria cho hòa bình, các phim dâng kính Đức Trinh nữ và các thánh lễ cộng đoàn.

Cao điểm của lễ hội được dự kiến là vào thứ bảy 13/5. trùng với thánh lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành tại Fatima, tại Aleppo cũng sẽ có Thánh lễ trọng thể được cử hành tại nhà thờ chánh tòa của các tu sĩ Phanxicô, với sự hiện diện của các Giám mục và linh mục ở Aleppo. Các tín hữu của các ngành Kitô giáo ở miền bắc, miền được xem là tâm điểm của các xung đột, được mời tham dự

Cuối cũng sẽ có cuộc rước kiệu với tượng Đức Mẹ Fatima và thánh hiến thành phố Aleppo cho Đức Mẹ Fatima. Đây là một hành động có giá trị biểu tượng mạnh mẽ, với hy vọng có thể đóng góp vào việc kiến tạo hòa bình không chỉ ở Siria mà cho toàn miền trung đông bị đẫm máu bởi các cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ.

Đức Cha Audo chia sẻ: “Việc tận hiến Aleppo cho Mẹ Maria, chủ đề hòa bình, là những nguồn hy vọng và là một giấc mơ của niềm hy vọng của chúng tôi. Chúng tôi muốn lợi dụng sự kiện này để tái đề cập đến các chủ đề đối thoại, hiệp nhất và gặp gỡ, không chỉ giữa các giáo phái Kitô giáo khác nhau, mà còn với những người Hồi giáo bằng cách khai thác tiếng vang rộng lớn đã có từ chuyến thăm Ai Cập của Đức Giáo Hoàng.”

Theo Đức Cha, người ta có thể đáp lại thảm kịch chiến tranh bằng sự cuồng tín hay hiệp thông: Giáo Hội đã giúp chọn lựa điều thứ hai. Niềm tin của các Kitô hữu vững mạnh và chắc chắn và điều này mang lại điều lạc quan, ngay cả nếu vẫn còn những bất ổn và bóng tối cho tương lai.

2. Giáo Hội Pháp ủng hộ tân Tổng Thống Macron

Theo Nhật báo Công Giáo La Croix, trong cuộc bầu tổng thống vừa qua, có tới 62% người Công Giáo bỏ phiếu cho ông Macron, 71% trong số những tín hữu trung kiên. Tỷ lệ tham gia của người Công Giáo lên tới 78%.

 

Trong bài giảng, các vị linh mục đều nhắc nhở tín hữu làm tròn bổn phận công dân. Qua cuộc đầu phiếu vừa qua, các cử tri Công Giáo đã bác bỏ chính sách bài ngoại và bế quan tỏa cảng của bà Marine Le Pen.

Bài toán nan giải của tân tổng thổng Macron là làm sao có được đa số 577 ghế trong quốc hội. Cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào hai ngày 11 và 18/06 sắp tới.

Ngày 15/05, TT Macron sẽ công bố thành phần nội các thu hẹp, gồm 15 tổng bộ trưởng, 1/3 đến từ xã hội dân sự và được phân chia đồng đều giữa nam và nữ.

3. Tuyên bố chung Công Giáo và Chính Thống: một mốc điểm quan trọng.

Ngày 9/5/2017 Đài phát thanh Vatican cho hay đang khi Đức Giáo Hoàng chuẩn bị cho chuyến thăm viếng mục vụ tới Bồ Đào Nha vào thứ Sáu 12/5 này thì các nhà phân tích đang còn ngẫm suy về những kết quả quan trọng và liên tôn của chuyến thăm lịch sử của Đức Thánh Cha tới Ai Cập tuần qua.
Trong số những hình ảnh gây ấn tượng nhất của chuyến đi ngắn ngủi của Đức Thánh Cha đến Cairo là hình ảnh Ngài ôm hôn Giáo trưởng Imam Al Azhar, Sheik Ahmed Al-Tayeb và cuộc cầu nguyện chung tại nhà thờ chính tòa Chính Thống giáo, nơi có 29 người chết trong vụ đánh bom tự sát hồi tháng 12 năm ngoái. Đức Thánh Cha cầu nguyện trước bức tường còn vấy máu, đốt lên những ngọn nến trước di ảnh của những người bị sát hại trong cuộc tấn công.
Ngay trước khi nghi thức cầu nguyện đại kết tại nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo chủ Chính thống giáo Coptic, Đức Thượng Phụ Tawadros II, đã ký kết một tuyên bố chung, khẳng định lại nguồn gốc chung của hai tôn giáo về đức tin và nói rõ cả hai mong muốn chấm dứt việc cần phải rửa tội lại cho những người thay đổi di chuyển qua lại giữa hai Giáo Hội. Lời tuyên bố cũng kêu gọi cả hai Giáo Hội nên có một bản dịch chung về “Kinh Lạy Cha” và một đồng thuận mừng lễ Phục Sinh chung một ngày.

Để tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của bản tuyên bố này, Philippa Hitchen đã phỏng vấn vị nguyên viện trưởng của Đại học Giáo hoàng Thánh Anselm là Linh mục Mark Sheridan, một tu sĩ dòng thánh Biển Đức (Benedictine), người đã làm việc cho công tác đối thoại giữa các Giáo Hội Công Giáo và Chính thống nhiều năm.

Theo cha Mark thì đây là vấn đề rất quan trọng cho cuộc đối thoại đại kết rộng rãi hơn, giúp cho các Giáo Hội Công Giáo và Chính thống Ai Cập, rỡ bỏ được “một vấn đề gây ra nhiều bất đồng trong quá khứ”.
Khi được hỏi về những khó khăn trong việc thực hiện tinh thần của tuyên bố mới này, Cha Mark nói: “Tuy còn nhiều điều trong nhiều lĩnh vực cần được bàn thảo, nhưng điều tiến bộ quan trọng đạt được trong cuộc đối thoại này là “những người đang nắm giữ những cương vị tối cao của hai Giáo Hội đã cùng đồng hành và sánh bước với nhau”.

4. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định cải tổ truyền thông: tập trung vào kỹ thuật số, từ bỏ báo in

Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã thông báo một kế hoạch tái tổ chức các nỗ lực truyền thông của mình, với trọng tâm mới là các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, theo cùng một khuôn mẫu với việc cải cách truyền thông của Vatican.

Cách tiếp cận mới sẽ nhấn mạnh đến truyền thông kỹ thuật số, các phương tiện truyền thông xã hội và các chương trình truyền hình; trong khi loại bỏ dần việc truyền thông qua các ấn phẩm. Việc tái tổ chức sẽ liên quan đến việc tạo ra mười chức vụ mới trong cơ cấu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong khi 12 chức vụ hiện nay liên quan đến việc xuất bản các ấn phẩm sẽ bị loại bỏ.

Ông James Rogers, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói: “Đây là một vấn đề hội nhập văn hóa. Nếu bạn muốn loan báo Tin Mừng, bạn cần tiếp cận với mọi người nơi họ đang hiện diện.”

Ông James Rogers, một chuyên gia về truyền thông tại Washington DC, đã được bổ nhiệm làm giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngày 10 tháng 2 năm 2015.

Ông nhận xét rằng cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục được xây dựng vào lúc báo in là lực lượng chủ yếu trong giới truyền thông. Tình hình đang thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây theo hướng tập trung vào một nền thông tin kỹ thuật số, nơi mà các thông tin có thể được tìm kiếm và chia sẻ tức thì.

Mặc dù các ấn phẩm sẽ được tiếp tục in trong thời gian ngắn sắp tới, hầu hết các tài nguyên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ được dồn sang các phương tiện truyền thông thị giác, kỹ thuật số và truyền thông xã hội, ông Rogers nói.

Những thay đổi này không ảnh hưởng đến Catholic News Service, là thông tấn xã được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hỗ trợ, nhưng các biên tập viên hoạt động trong một khuôn khổ độc lập.

5. Tháng Hoa: Theo đòan rước kính Đức Mẹ tại Fatima

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *