HOME

 Thượng Cổ

Trung Cổ Phục Hưng

Hiện Đại

Việt Nam

 

 

Chương 13

CUỘC CANH TÂN GIÁO HỘI - CĐ. TRENTÔ

Thế kỷ XVI - XVII

I. CUỘC CẢI TỔ CÔNG GIÁO

1. Việc cải tổ từ địa phương

2. Công đồng Trentô (1545-63)

3. Nhân lực và dòng tu sau Trentô

II. VIỆC PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO THẾ KỶ XVII.

1. Liên đới giữa các nhóm tuyên tín

2. Giám mục mới, linh mục mới.

3. Biến đổi nơi tín hữu

TOÁT YẾU

 

Song song với phong trào Tin Lành, trong giáo hội, có một cuộc canh tân sâu xa về mọi mặt, khởi đầuu do sáng kiến của các tu sĩ, giáo hữu, và giám mục. Sau dó các Giáo hoàng, dù nhiều khó khăn, đ� triệu tập công đồng chung TRENTO . Công đồng kéo dài đến 18 năm, qua nhiều thời kỳ gián đoạn và được áp dụng cách chậm rãi. Thế nhưng Công đồng đ� đưa vào Giáo hội những đường hướng đứng vững gần bốn thế kỷ, trải qua biết bao khủng hoảng và xung đột.


I. CUỘC CẢI TỔ CÔNG GIÁO THẾ KỶ XVI

1,1. Cuộc cải tổ từ địa phương

Chính lòng đạo đức và ưu tư tôn giáo đã khiến các nhà cải cách tách khỏi Roma, cũng đã khơi nguổn cho nhiều nỗ lực cải tổ trong lòng giáo hội Roma. Thường những nỗ lực này khởi từ hạ tầng. Sự trung thành với thánh phụ Phanxicô làm nảy sinhdòng Capucino (Lm Mt. Bascio, năm 1526). Tại nhiều thành phố Bắc Ý, có các hội "Diễn Giảng tình yêu Thiên Chúa" (Oratoire) gồm giáo dân và linh mục. Họ họp nhau, cầu nguyện chung và phục vụ bệnh nhân, phục vụ người cùng khổ. Các giám mục cũng xin tham gia. Trong đó có đức cha Giberti (+1543) trước từng phục vụ tại giáo triều Roma, nay hiến toàn thân cho giáo phận Verona. Suốt 15 năm, người cải tổ giáo phận, chú trọng đến việc đào tạo giáo sĩ, tổ chức phụng vụ, mở Hàn Lâm Viện, các trung tâm huấn nghiệp và các viện cô nhi...

  

Dạng tu mới : tu hội giáo sĩ

Một thành viên khác của hội Diễn Giảng, linh mục Gaetan de Thiène, sáng lập hiệp hội linh mục năm 1524 : dòng Theatines, kết hợp sinh hoạt mục vụ hằng ngày với kỷ luật đời tu. Đó là khởi điểm các tu hội giáo sĩ như Barnabit do thánh Anton Zacaria, dòng Somaco do thánh Emilian ... và nỗi tiếng nhất là Dòng Tên do thánhIgnatio Loyola (1491-1556) sáng lập:

Sau khi bị thương trong cuộc chiến, Ignatio hoán cải và ghi lại kinh nghiệm cá nhân trong cuốn "Linh Thao". Năm 1534, bảy sinh viên Paris đã tuyên hứa tại Montmartre, trở thành "Đạo Binh Chúa Giêsu" (La Compagnie de Jésus) được châu phê năm 1540. Các tu sĩ Dòng Tên có thêm lời khấn thứ bốn: vâng lời đức giáo hoàng, biểu lộ ý chí đáp ứng mọi nhu cầu của Giáo hội và thời đại. Các vị chuyên dạy học, lập học viên, hướng dẫn linh thao và truyền giáo tại các miền xa xôi. Khi thánh Ignatio qua đời số tu sĩ Dòng của Người đã lên tới một ngàn.

Cũng giai đoạn này xuất hiện Dòng Trợ Thế của thánh Gioan Thiên Chúa (+1550) chuyên hoạt động bác ái, phục vụ bệnh nhân và người nghèo.

1,2. Công đồng TRENTO (1545-63)

"Công đồng, Công đồng" ! Cả thế giới kêu lên như vậy ! Đó là lời vị đại diện đức Giáo hoàng nói khi Luther đến nghị hội Worms do vua Carlos V triệu tập (1521). Thế nhưng công đồng bị trì hoãn khá lâu. Các cuộc chiến dai dẳng giữa hoàng đế với vua Pháp đã cản trở việc nhóm họp. Đức Adriano VI (1522-23) người Hà Lan (Vị cuối cùng không phải người Ý, cho đến đời đức Gioan Phaolô II), nhận thức và tố cáo các tệ lạm, nhưng đời giáo hoàng của người lại quá ngắn. Kế vị ng�i là đức Clêmentê VII liên minh với vua Francois I, khiến quân đội Đức, một số thuộc nhóm Luther, đã đến tàn phá Roma vào tháng 5-1527. Chỉ cần bảy ngày, Roma trở nên "thây ma bị cắt từng mảnh", còn Carlos Quinto thì chối trách nhiệm, ông nói : "Tất cả là do bản án Thiên Chúa chứ không do mệnh lệnh của tôi".

Đức Phaolô III (1534-49) lên ngôi, tuy đã 67 tuỗi, nhưng cương quyết triệu tập công đồng. Người lập một ủy ban cải tổ theo tinh thần Erasme gồm nhiều hồng y danh tiếng như Contarini, Sadolet, Reginald Pole... Thế nhưng, dần dần khuynh hướng tự vệ lại thắng thế. Năm 1542 Bộ Thánh Vụ (Nay là Thánh bộ Giáo lý Đức tin), được lập ra để ngăn chặn sự lan tràn của lạc giáo, vì bề trên dòng Capucino cũng đã theo cải cách.

Sau ba lần tuyên bố triệu tập mà không thành, cuối cùng công đồng Trentô (Tridentino) được khai mạc ngày 13.12.1545. Những trở ngại chính bấy giờ là : vua Pháp sợ công đồng sẽ tăng uy tín cho Carlos Quinto, trong khi hoàng đế yêu cầu đừng kết án giáo lý của Tin Lành. Phái Tin Lành thì đòi cho giáo dân tham dự. Ngoài ra còn vấn đề tài chính và địa điểm.

a/ Diễn biến công đồng

Thành phố Trentô nằm ở trung tâm dãy Alpes thuộc quyền Carlos V. Người ta hy vọng người Đức sẽ đến dự. Khởi đầu công đồng chỉ có 34 thành viên, đại diện cho Giáo hội phổ quát gồm 500 Giám mục. Con số gia tăng dần và đạt mức tối đa là 237 vị trong những phiên họp cuối. Hầu hết các giám mục thuộc vùng Địa Trung Hải, trong đó các giám mục Ý chiếm đến ba phần tư. Các giám mục Pháp chỉ đến đông vào giai đoạn chót. Không nên nghĩ về Trento theo kiến thức về công đồng Vatican I và Vatican II. Ở đây có sự can thiệp của các đại sứ, ông hoàng, có lễ hội, có chuyện tranh giành chỗ ngổi xen lẫn với nỗi kinh hoàng vì dịch tễ và chiến tranh.

Công đồng Trentô chỉ được các đại diện Giáo hoàng chủ tọa, nên đôi khi phải chờ hỏi ý kiến Giáo hoàng trong những quyết định quan trọng. Công đồng có đến 25 phiên họp, ngắt thành ba thời kỳ :

* Thời đức Phaolô III, họp tại Trentô (1545-47) rổi phải chuyển đến Bologne (1548-49) vì lý do ôn dịch.

* Đức Julio III tái nhóm công đồng từ 1551-52. Riêng phiên họp 15 có phái đoàn Tin Lành Đức tham dự. Chiến tranh đã khiến công đồng phải hoãn lại.

Nhưng giáo hoàng Phaolô IV lại chủ trương cải tổ không cần công đồng, người củng cố Tòa Tra, thiêu hủy những sách xấu. Nhiều hồng y cũng thuộc vào đối tượng bị truy lùng. Sách của Erasme bị đốt. Việc dịch Kinh Thánh bị cấm đoán.

* Đức Piô IV triệu tập lại công đồng (1562-63), và hồng y Morone, một nạn nhân của đức Phaolô IV đã bế mạc. Ngày 3 và 4-12-1563, các nghị phụ hiện diện đã ký nhận tất cả các nghị quyết từ năm 1545, hồng y Lorraine đưa ra 11 lời tung hô ; người ta chia tay nhau, ôm hôn từ biệt và khóc lên vì vui mừng.

b/ Những quyết định của công đồng

Chưa từng có Công đồng nào hoàn thành được một công trình đáng kể như thế. Trento đã xác định khá nhiều điểm tín lý và thúc bách cải tổ trong mọi lãnh vực mục vụ. Nhiều văn kiện là kết quả của những suy tư lâu dài như về ơn công chính hóa, việc hợp tác của con người trong ơn cứu độ, về truyền thống Giáo hội, bảy bí tích, tổ chức hàng giáo sĩ... Một số bản văn cũng có màu sắc chống Tin Lành như việc cấm cử hành phụng vụ theo ngôn ngữ địa phương. Trong các quyết định mục vụ, việc yêu cầu thiết lập chủng viện đã đem lại những kết quả lớn lao trong tương lai.

c/. Các Giáo hoàng áp dụng công đồng

Công đồng trao phó cho các giáo hoàng trách nhiệm áp dụng công đồng. Đức Pio IV ban hành nhiều sắc lệnh và lập một ủy ban tám hồng y để thực hiện. Đức Pio V (OP, 1566-72) một vị thánh, lần lượt xuất bản sách giáo lý Roma quen gọi là sách giáo lý Tridentino ; xuất bản sách nguyện và sách lễ Roma. Một bản văn Phụng vụ cho mọi nơi, bãi bỏ các phụng vụ chưa được hai thế kỷ. Những phụng vụ cổ kính như Milan, Lyon, Đa Minh ... vẫn được lưu giữ.

Đức Gregorio XIII (1572-85) sửa lại lịch cũ bằng cách bớt mười ngày, sau mùng 4 là ngày 15-10-1582, để mùa màng được chính xác. Người lập nhiều học viện và chủng viện, trong đó có đại học Gregoriana, và cắt đặt nhiều khâm sứ thường trực bên các chính quyền.

Đức Sixto V (1585-90) tổ chức giáo triều thành 15 thánh bộ với 70 hồng y, nhằm hỗ trợ giáo hoàng điều hành Giáo hội và Nước Tòa Thánh. Năm 1614, đức Phaolô V ấn hành sách lễ nghi Roma gồm bản văn và nghi lễ cử hành bí tích.

Thành phố Roma ngày càng đẹp, xứng đáng với thủ đô của thế giới Công giáo. Vòm đền thờ Phêrô hoàn thành năm 1590. Sang thế kỷ sau, Bernin hoàn tất công trình với 372 cột ở quảng trường. Năm Thánh 1600, người ta ước tính khoảng ba triệu du khách đến viếng thăm Roma.

Tại các nước Công giáo, việc áp dụng công đồng phụ thuộc phần nào vào các vị vua. Vua Felipe II, Tây Ban Nha nhanh nhẹn nhận các quyết định của Công đồng, nhưng "trừ những gì thuộc quyền đức vua". Ở Đức, các ông hoàng muốn cho linh mục được kết hôn. Còn tại Pháp các vua nghĩ rằng quyền lợi mình bị hạn chế trong việc đặt giám mục, nên cấm phổ biến công đồng cho tới năm 1615.

1,3. Nhân lực và dòng tu sau Trento

Công đồng đi vào sinh hoạt Giáo hội là nhờ khá nhiều nhân vật đã cống hiến toàn bộ năng lực mình để loại bỏ những lạm dụng cũ, huấn luyện tín hữu và đào tạo hàng giáo sĩ. Nhưng có một số lại muốn đấu tranh với Tin Lành, tái chiếm các lãnh Thổ đã mất, đôi khi còn dùng đến vũ khí. Chính vì thế nhiều người hay lẫn lộn cải tổ với chống cải cách, dù hai khía cạnh này khác nhau hẳn.

a/ Phêrô Canisi� và Carolo Borromeo

Thánh Phêrô Canisi� (SJ, 1521-97) gốc Hà-lan, đã rong ruổi khắp Âu Châu và cách riêng vùng German để thực hiện không mỏi mệt cuộc cải tổ Công giáo. Là cố vấn nhiều ông hoàng và giám mục, người ưu tiên cho việc giáo dục tôn giáo, lập nhiều học viên, xuất bản nhiều sách giáo lý (được tái bản đến 550 lần).

Tại Milan, thánh Carolo Borromeo (1538-84) là vị tiêu biểu cho mẫu giám mục theo công đồng Trento. Người sống thật khổ hạnh, triệu tập các công đồng tỉnh và địa phận, thiết lập các học viện và chủng viện. Nhiệt tâm của người trong cơn dịch 1576 đã để lại ấn tượng mạnh. Những quyết định của người được phổ biến trong các công vụ Milan và cuốn "Chỉ nam các vị giải tội", lan rộng khắp Âu Châu Công giáo ngay khi người còn sống.

b/ Phát triển linh đạo và dòng tu

Tại Tây Ban Nha, nhằm cảnh giác không cho lạc giáo xâm nhập, Tòa Tra truy lùng các Alumbrados (những người được mạc khải), đôi khi cũng không tha những nhà linh đạo. Tuy nhiên, vì không có chiến tranh tôn giáo, đời sống tâm linh và nhiều dòng tu có cơ hội phát triển. Thánh Têrêsa Avila (1515-82), sau khi đi sâu vào đời sống thần bí, đã thiết lập tu viện Cát- Minh cải tổ đầu tiên tại Avila năm 1562. Từ đó đến cuối đời, thánh nữ đi khắp Tây ban Nha, xây dựng nhiều đan viện Cát Minh cải tổ nữ cũng như nam, nhờ sự hợp tác của thánh Gioan Thánh Giá (1542-91), vị thánh ngay giữa gian nan thử thách, đã diễn đạt kinh nghiệm thiêng liêng của mình qua những áng thơ kiệt xuất trong văn học Tây Ban Nha.

Tại Roma, thánh Philiphê Nêri (1515-85) chủ trương khác hẳn với thánh Ignatio, vì ít chú trọng đến cơ cấu và thích linh động sáng tạo. Người qui tụ không chính thức các giáo hữu và linh mục để cầu nguyện, ca hát, giải thích Kinh Thánh rổi dấn thân phục vụ bệnh nhân và khách hành hương. Đó là hội "Diễn Giảng" mà các thành viên chỉ ràng buộc với nhau bằng tình cảm và giao tế hằng ngày. Nhờ những hội viên danh tiếng như hồng y sử gia Baronius, nhóm phát triển vượt ra ngoài Roma và Ý.

Khắp nơi, các dòng tu đều phát triển nhanh chóng. Dòng Tên lên đến 15.000 tu sĩ (1650), Capucino thì 20.000. Trong nhiều thành phố Âu Châu, số tu viện tăng nhanh - nghĩa là tài sản giáo hội gia tăng - khiến các hội đồng thành phố phải e ngại.

Với các dòng nữ, việc phục hổi kỷ luật sơ khai được đề cao, còn việc đổi mới thì bị Roma và các giám mục cản trở. Theo châm ngôn thời đó, phụ nữ phải có chồng hoặc có tường (đan viện). Nên các dòng nữ Ursulines do Sta Angela Merici lập và dòng Thăm Viếng (1610) do thánh Francois de Sales và mẹ Jeanne de Chantal lập, vẫn phải duy trì hình thức viện tu. Điều này cản trở không ít lý tưởng hoạt động giáo dục và xã hội của chị em.

c/ Cách hiểu khác chữ "Công giáo"

Công đồng Trento đã khoác cho Giáo hội một bộ mặt được gìn giữ đến thời gian gần đây. Chữ "Công giáo" biểu thị một nhóm kitô hữu riêng biệt, phân biệt với Tin Lành và Chính Thống. Công đồng tạo nên một Giáo hội vững chắc, có phẩm trật rõ rệt và quyền hành tập trung vào một thủ lãnh vào đức giáo hoàng. Công đồng đã hội nhập quá khứ vào hiện tại cách hài hòa, nhưng lại thinh lặng trước nhiều vấn đề mới như những biến chuyển khoa học, kinh tế, xã hội.


II. VIỆC PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO THẾ KỶ XVII

2,1. Liên đới giữa các nhóm Tuyên Tín

Trong thế kỷ của "chủ nghĩa độc tài" này, các vị vua, dù Tin Lành hay Công giáo, đều nghĩ mình là thủ lãnh của mọi tổ chức trong nước kể cả các giáo hội, đưa đến ch�nh s�ch quốc gi�o. Tôn giáo phải phục vụ cho nhu cầu chính trị. Họ không hề nhượng bộ dù phải chấp nhận nghịch lý, thí dụ nước Pháp liên minh chặt chẽ với các ông hoàng Tin Lành và cả Thổ Nhĩ Kỳ khi chống lại hoàng đế Đức và vua Tây Ban Nha là những kẻ bảo vệ phía Công giáo. Nhưng ngay trong nước Pháp, anh em Tin Lành ngày càng bị phân rẽ.

a/ Trận chiến Ba Mươi Năm (1618-48)

Hoàng đế Đức không mất hy vọng tái lập hoàn toàn đạo Công giáo trong các nước thuộc đế quốc. Việc từ chối nhượng bộ người Tin Lành xứ Bohême đã tạo nên các phe đối nghịch của chiến tranh 30 năm. Giai đoạn đầu, Fernando II chiến thắng Qua sắc lệnh "Bồi Hoàn" (Restitution,1629), ông buộc đối phương phải trả lại cho người Công giáo trong đế quốc những tài sản đã chiếm được từ năm 1552. Thế là phía Tin Lành liền liên minh với Thụy Sĩ và Pháp. Cuộc xung đột lan rộng khắp Âu-châu và kết thúc với hiệp ước Westphalie năm 1648. Tin Lành được lại tình trạng năm 1618, Giáo hội Calvin được nhìn nhận. Đức Innocente X lên tiếng phản đối những khoản qui định về tôn giáo, nhưng từ nay quyền Giáo hoàng đã bị loại ra khỏi những quyết định chính trị thế giới.

b/ Tại quần đảo Anh

Tại Anh quốc, chính quyền bắt bớ những người Công giáo hoặc Tin Lành từ chối các tham dự các lễ nghi Anh giáo. Từ 1620, một số nhóm Tin Lành ly khai ở đây di cư qua Mỹ châu để sống niềm tin của mình. Năm 1649, vua Charles I bị Olivier Cromwell cầm đầu các nhóm ly khai đánh bại và hành quyết. Cromwell nhân danh Kinh Thánh để tàn sát những người Ái Nhĩ Lan không chịu bỏ niềm tin Công giáo. Năm 1660, vua Charles II dành lại vương quyền, nhưng số phận người Công giáo không có gì thay đỗi. Năm 1673, đạo luật "Trắc-nghiệm" (Bill of Test) buộc những ai nhận các chức vụ công cộng phải tuyên thệ chống Công giáo. Năm 1681, tỗng giám mục Armagh bị treo cổ.

c/ Điểm sáng khoan dung và đại kết

Dầu sao thế kỷ này cũng có một số tâm hồn hiếu hòa cổ võ việc đại kết. Người ta thường nhắc đến triết gia Leibniz (1646-1716). Khởi đầu, giám mục Spinola (0fm), bạn của hoàng đế Leopold I, quan hệ với một đan viện trường phái Luther là Molanus tại Hanovre và với Leibniz. Một bản văn nền tảng được soạn năm 1683 là : "Các qui luật nhằm hiệp nhất toàn thể Kitô hữu". Về sau Bossuet và Leibniz trao đổi với nhau rất nhiều thư từ (1691-94). Tuy nhiên họ không hiểu nhau được : Bossuet nghĩ Leibniz phải trở thành Công giáo trong khi ông này lại chủ trương duy trì nhiều cách cảm nghiệm kitô-giáo và mong muốn người ta khoan áp dụng Trento, để chờ một công đồng mới.

d/ Chính Thống gặp nghịch cảnh chính trị

Các Giáo hội Chính Thống phân bố trong ba khu vực chính trị: vương quốc Ba Lan (Ukraine), đế quốc Nga và đế quốc Thổ. Quả là khó khăn nếu muốn duy trì sự hiệp nhất trong đức tin và phụng vụ. Vua Ba Lan cố gắng đưa dân Slave theo nghi thức Byzantin trở về với Roma. Cuộc hiệp nhất Brest-Litovsk (1596) đã khai sinh Giáo hội Uniates với giáo tòa Kiev. Uniates là cách gọi những giáo hội Đông phương tái hiệp nhất với Roma, nhưng vẫn được phép giữ các tập tục xưa về ngôn ngữ phụng vụ và hôn nhân linh mục.

Vì những trung tâm trí thức tại đế quốc Ottoman không còn nữa và tại Nga thì ít phát triển, nên nhiều vị lãnh đạo Chính Thống đã được đào tạo tại Tây phương, và chịu ảnh hưởng ít nhiều giáo thuyết của Cải cách hoặc của công đồng Trento. Năm 1629, giáo chủ Constantinople là Ciryllo Lukaris chọn theo giáo thuyết Calvin, gây nên nhiều chống đối và kết án. Ngược lại giáo chủ Kiev là Phêrô Moghila thì tuyên tín năm 1640 và xuất bản sách giáo lý 1645 theo Trento (dù vẫn chối quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng và tín lý "Filioque"). Dosithée, giáo chủ Giêrusalem, cũng theo hướng đó. Cũng cần nói thêm yếu tố phụ là các đại sứ phương tây ở Constantinople, vốn là Công giáo hay Tin Lành. Họ giúp các thừa sai, nếu không chiêu hổi được người Hổi giáo, thì cố gắng đưa những người Chính Thống vào Công giáo vậy.

Trong đế quốc Nga, giáo chủ Mascơva là Nikon (1652-58) khởi sự công việc cải tổ các tập tục "Nga" để loại bỏ những dấu vết Chính Thống giáo Hy-lạp. Việc đó đã đưa đến cuộc ly giáo (Raskol) của hàng triệu Cựu-tín-hữu. Thủ lãnh của nhóm này là Pêtrovitch Avvakoum đã phản kháng mạnh mẽ và bị đưa lên dàn hỏa thiêu năm 1682. Hiện nhóm ly khai này vẫn còn tổn tại.

e/ Sự đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ

Chiến thắng của tướng Don Juan với hải quân Thổ tại vịnh Lepante 1571 không đem lại kết quả mong muốn, ngoại trừ việc phát triển lòng cùng mộ kinh Mân côi. Quân Thổ vẫn tiếp tục tiến chiếm các đảo Hy-lạp, dành lấy đảo Crète khỏi tay người Venise năm 1669, và đe dọa miền nam Ba-lan cũng như các nước thuộc Áo quốc. Mỗi ngày vào buỗi trưa, trong các nước thuộc Đức đều vang lên "Hồi chuông cho Thổ Nhĩ Kỳ". Đức Innocente XI (1676-89) tích cực hoạt động ngoại giao để qui tụ liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ ; Ngài là vị bảo trợ chính cho liên quân. Ngày 12-9-1683, vua Gioan Sobieski đứng đầu quân Ba-lan và hoàng gia đã buộc quân Thổ phải rút khỏi Vienne. sau đó là cuộc tỗng phản công, Budapest và Belgrade được tái chiếm. Các dân tộc Kitô giáo được an ủi lớn lao và niềm vui ấy bộc lộ qua việc phát triển nghệ thuật Baroque khắp miền Đông Âu này.

2,2. Giám mục mới, Linh mục mới

Dù cho nhà vua không đồng ý, năm 1615, các giám mục Pháp quyết định thực hiện những sắc lệnh của công đồng Trento. Nhiều giám mục khởi xướng cuộc cải cách trong mọi lãnh vực mục vụ. Các nhà linh đạo mới đã đào tạo một mẫu linh mục mới sẽ canh tân dân Thiên Chúa. Âm thầm hơn, nhiều phụ nữ cũng góp phần trong việc cải tỗ.

a/ Thánh Phanxicô Salêsio (1567-1622)

Thánh Phanxicô Salêsio, giám mục Genève Annecy, sống theo gương thánh giám mục Carolo Borromeo. Ngài có ảnh hưởng rộng lớn về linh đạo giáo dân và tu sĩ linh mục qua hai tác phẩm : "Dẫn vào đời sống thánh thiện" (1608) và "Khảo luận về Tình Yêu Thiên Chúa" (1616). Tinh thần của thánh Phanxicô Salêsio có đặc tính nhân bản, lạc quan, với lối giảng thuyết đơn sơ theo tinh thần Phúc Âm. Cùng với thánh Jeanne de Chantal (+1641), ngài lập dòng Thăm Viếng năm 1610.

b/ Trường phái linh đạo Pháp

Hồng y Pierre de Bérulle (1575-1629) nhờ Madame Acarie giúp đỡ, đã đưa dòng Cát Minh cải tổ vào Pháp, ý thức sự cao cả của chức vụ linh mục, Ngài thiết lập hội linh mục Diễn Giảng(Oratoire 1611) để tán dương Đức Giêsu linh mục và cải tổ đời sống linh mục. Các linh mục trong hội này phục vụ giáo phận theo ý giám mục như các linh mục triều. Các môn sinh của hồng y Bérulle truyền bá linh đạo của ngài, mỗi người có nét độc đáo riêng. Nhưng tất cả đều bận tâm với việc loan báo tin mừng cho đại chúng và chú trọng việc đào tạo linh mục.

Gioan Eudes (1601-80) lậpdòng Eudist năm 1643, phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Việc tôn sùng này cũng được thánh nữ Magarita Maria Alacoque (Paray-le-Monial, 1673) cổ động. Cha Olier (1608-1657) lập hội Xuân Bích năm 1642, nhằm đào tạo hàng giáo sĩ.

Vị đại thánh của thế kỷ là thánh Vinhsơn Phaolô (1581-1660) đã rời Landes về Paris để phục vụ Giáo hội. Với tinh thần thực dụng : "Hãy yêu mến Chúa qua đôi bàn tay và giọt mổ hôi trên khuôn mặt", ngài sáng lập dòng truyền giáo Lagiarist năm 1632 để đi từ làng này qua làng khác giảng Tin Mừng cho dân quê. Cùng với thánh Louise Marillac, Ngài lập dòng Nữ Tử Bác Ái (1633) để phục vụ dân nghèo.

c/ Lập các chủng viện

Tất cả các nhân vật trên đều quan tâm đến việc đào tạo Linh mục. Thời đó chưa có điều kiện nào rõ rệt đòi hỏi người muốn tiến tới chức linh mục. Dần dần nhiều sáng kiến đã nảy sinh. Adrien Bourdois (+1655), tại họ đạo Nicolas huấn luyện cho các thỉnh sinh biết coi sóc thánh đường và cử hành phụng vụ trang nghiêm. Thánh Vinhsơn Phaolô với các đợt tĩnh tâm 11 ngày giúp các tiến chức về những điểm chính của thần học và tác vụ thánh. Sau đó, ngài đề ra một dạng thường huấn cho giáo sĩ qua các buỗi hội thảo Thứ Ba (hằng tuần). Rổi Ngài qui tụ các ứng sinh linh mục gia nhập học viện với thời gian lâu dài hơn ... Những chủng viện đúng nghĩa ra đời giữa thế kỷ XVII nhưng phải đến đầu thế kỷ XVIII mới có chủng viện cho tất cả các địa phận.

Các giám mục ủy thác việc điều hành chủng viện cho các cha dòng Oratoire, Xuân Bích, Lagiarist, Eudist ... Thời gian đào tạo tăng dần từ vài tháng đến một năm vào cuối thế kỷ XVII rổi lên hai năm. Mới đầu chủ yếu huấn luyện về luân lý và tôn giáo, sau thêm việc nghiên cứu và trí thức. Các chủng viện đã góp phần tạo nên một mẫu linh mục vẫn còn giá trị cho đến nay : nhân vật tách biệt với thế gian qua y phục và lối sống, dâng lễ mỗi ngày, nguyện kinh thần vụ và ý thức trách nhiệm mục vụ với bổn đạo.

2,3. Biến đổi nơi tín hữu

Nhờ có hàng giáo sĩ được đào tạo kỹ lưỡng hơn, đời sống đạo của tín hữu được nâng cao. Các vị thẩm quyền tìm cách loại bỏ dần những lễ hội dân gian và những tập quán tôn giáo bình dân thời trước. Đầu thế kỷ XVIII, nhằm bỗ sung những thiếu sót của các linh mục xứ, nhiều "tập thể truyền giáo lưu động" đã đến các họ đạo. Đó là các tu sĩ hoặc các hội linh mục. Tại mỗi nơi, họ sinh hoạt nhiều tuần lễ, giúp dân hiểu về đạo, giải thích các kinh căn bản và cổ võ thực hành đạo tối thiểu như xưng tội rước lễ mùa Phục sinh. Đến cuối thế kỷ, khi các cha xứ đã được đào tạo kỹ hơn, công tác được chuyển thành những khóa học định kỳ giúp đào sâu đời sống kitô hữu. Thánh Grignon de Monfort (+1716) thuộc thế hệ thứ hai của các nhà truyền giáo loại này.

Tại mỗi giáo xứ, các cha sở cố gắng giúp bổn đạo sinh hoạt tôn giáo đều đặn : rửa tội sau khi sinh vài ngày ; thêm sức mỗi dịp giám mục về thăm ; tại các vùng nông thôn hầu như không ai bỏ rước lễ mùa Phục sinh ; Việc rước lễ lần đầu ngày càng trọng thể ; Việc dự lễ chủ nhật trở nên điều hòa hơn, nhưng các giáo hữu dự lễ theo cách của họ là đọc kinh, lần chuỗi. Linh mục chỉ nói tiếng địa phương khi thông báo hoặc giảng sau Phúc âm. Trong việc sùng mộ Thánh Thể người ta ít nhấn mạnh việc rước lễ thường xuyên cho bằng việc tôn thờ Thánh Thể và các buỗi rước kiệu lễ "Săng-ti" .

Về việc huấn giáo :
Các cha sở ý thức trách nhiệm huấn luyện các Kitô hữu từ thơ ấu qua các giờ giáo lý chủ-nhật. Dần dần mỗi địa phương có sách giáo lý riêng. Nhưng giáo lý chủ nhật thôi chưa đủ, các tín hữu quảng đại mở những trường miễn phí trong khuôn khổ xứ đạo. Người có sáng kiến này tại Lyon là Charles Démia (+1689). Thánh Fourier và chân phước Alix le Clerc lập dòngNữ Kinh sĩ Augustin(Dòng Đức Bà) năm 1597, với mục đích ban đầu là mở trường miễn phí cho thiếu nữ. Thánh Gioan de la Salle(+1719), kinh sĩ nhà thờ chính tòa Reims, sáng lập dòng "Sư huynh các trường công giáo" (1684) nhằm cung cấp giáo viên dạy trẻ em nghèo bằng ngôn ngữ thường ngày.

Lòng nhiệt thành của tín hữu thời này còn được biểu lộ qua các hiệp hội bác ái và đạo đức, như hội các bà Bác Ái do thánh Vinhsơn Phaolô lập. Tuy nhiên các nhà giảng thuyết thời này chưa giúp cử tọa ý thức trách nhiệm xã hội của mình. Các vị thường cổ động việc làm phúc bố thí.

Tất cả những hoạt động trên góp phần tổ chức một Giáo hội đồng nhất trang trọng hơn, thần bí hơn. Người tín hữu thuộc giáo lý hơn, giữ đạo đều đặn hơn ... Ảnh hưởng cuộc canh tân thế kỷ XVI đã kéo dài đến thời gian gần đây, đôi khi còn được kể lại với lòng luyến tiếc.


TOÁT YẾU

Cải tổ Giáo hội không nhất thiết phải đưa đến ly giáo. Cuộc canh tân Giáo hội thế kỷ XVI trải qua bốn giai đoạn :

1. Ban đầu là ước muốn cải tổ từ địa phương của các tu sĩ, giáo dân và Giám mục. Các tu hội giáo sĩ xuất hiện, nỗi bật nhất là dòng Tên, khẳng định ý chí muốn đáp ứng nhu cầu thời đại.

2. Tiếp theo, các Đức Giáo hoàng trực tiếp đảm nhiệm việc cải tổ. Nếu đôi khi các Tòa Tra có những hoạt động nặng màu sắc bảo vệ, ngăn cấm thì nói chung các Giáo hoàng đã nỗ lực tối đa trong việc tổ chức Công đồng Trento. Vượt qua mọi khó khăn chính trị, các Giám mục đã nhất tâm xác định các nội dung tín lý và đề ra phương án thực hiện rõ rệt.

3. Áp dụng công đồng : Các Giáo hoàng đã tổ chức những ủy ban đặc biệt, cải cách hồng y đoàn, phổ biến giáo lý và phụng vụ chung. Các Giám mục cũng nhiệt tình tổ chức việc thực hiện công đồng trong địa phận. Các dòng tu cũng cải tổ và phát triển nhanh, góp phần đem lại cho Giáo hội một chân dung mới.

4. Yêu cầu thiết lập chủng viện của Trento đã đem lại những kết quả lớn nhất. Nhiều hội dòng như Oratoire, Xuân Bích, Lagiarist, Eudist... góp phần tổ chức chủng viện cho mỗi địa phận, đào tạo các linh mục hết mình với công tác mục vụ. Nhờ đó các tín hữu ở những vùng xa xôi nhất đều có nhiều điều kiện hơn để học hỏi giáo lý và tham gia phụng vụ, bí tích. Các phong trào giáo dục và bác ái ngày càng được hưởng ứng hơn.

BÀI ĐỌC THÊM


CÁC TU SĨ DÒNG TÊN

LINH THAO

1. Chú thích đầu tiên : Qua những từ "tập dụng thần công" được hiểu về mọi cách thế, để kiểm điểm lương tâm, để suy niệm, chiêm niệm, cầu nguyện thành lời hay tâm nguyện và mọi sinh hoạt thiêng liêng khác như sẽ bàn đến. Thực vậy cũng như việc bách bộ, đi dạo và chạy là những cách thao luyện thể lý ; thì người ta gọi việc thao luyện linh thiêng gồm mọi cách thức chuẩn bị và ổn định tâm hồn, tách khỏi mình những quyến luyến mất trật tự ; rồi khi đã thoát ly được chúng, người ta tìm kiếm và gặp gỡ thánh ý Thiên Chúa bằng cách chỉnh đốn đời mình, nhằm đến lợi ích cho tâm hồn.

365. Qui luật thứ 13 phải giữ để ý hướng chân xác, là điều ta phải có trong Giáo hội chiến đấu.

Để luôn luôn đúng đắn trong mọi việc, tôi phải sẵn sàng trước một điều tôi thấy là trắng, tôi tin nó là đen nếu phẩm trật Giáo Hội đã quyết định như vậy. Bởi vì chúng ta tin rằng giữa Chúa Kitô, Chúa chúng ta là hôn phu và Giáo hội là hôn thê cũng chỉ có một Thánh Thần, Đấng cai trị hướng dẫn chúng ta vì lợi ích cho linh hồn chúng ta.

QUI LUẬT NỀN TẢNG CHO TU SĨ DÒNG TÊN

Ai muốn gia nhập vào hội dòng mà chúng tôi ao ước gọi là Đạo Binh Chúa Giêsu, mang lấy vũ khí và phục vụ Chúa và duy mình Chúa Giêsu Kitô cùng giáo hoàng Roma đại diện ngài trên trần thế, thì họ phải, sau lời khấn trọng thể khiết tịnh vĩnh viễn, tự nguyện làm thành viên của hội dòng đã được thiết lập để hoạt động giúp các linh hồn tăng tiến trong đời sống và giáo lý Kitô giáo, và truyền bá đức tin bằng giảng thuyết công khai cũng như thừa tác vụ Lời Chúa, bằng việc tập dụng thần công và bằng những công cuộc bác ái, đặc biệt qua việc dạy giáo lý trẻ em và những ai chưa được giáo huấn về Kitô giáo, và qua việc giải tội cho tín hữu để khuyên nhủ họ về đường thiêng liêng.

Về quyền lãnh đạo, họ hoàn toàn phụ thuộc về vị Tổng Quyền (...) Mặc dù chúng ta đã học biết Phúc Âm và đức tin chính thống, dù chúng ta tuyên xưng và tin chắc rằng mọi tín hữu Đức Giêsu Kitô đều vâng phục Giáo hoàng như vị thủ lãnh và đại diện Đức Kitô. Thì dầu sao, để sự khiêm tốn của hội dòng được lớn lao hơn nữa (...) ngoài mối liên hệ chung như mọi tín hữu, chúng tôi tin sẽ thật lợi ích nếu chúng ta hiến thân qua lời khấn riêng biệt, ngõ hầu điều gì giáo hoàng Roma và các đấng kế vị ngài truyền nhằm mưu ích cho các linh hồn và truyền bá đức tin, thì chúng ta bó buộc phải thi hành ngay không chần trừ thoái thác; đến bất cứ nơi nào ngài phái đi dù dân Thổ nhĩ kỳ hay dân ngoại nào khác kể cả Ấn độ; dù lạc giáo hay bất cứ người tín hữu nào...

(Trích H.Yoly - Saint de Loyola, Paris 1913, p. 142)


KHIÊU VŨ TẠI CÔNG ĐỒNG

Vì có mặt các đại sứ, người ta tổ chức lễ hội, như buổi khiêu vũ sau, làm phật lòng một số người...

Hồng y Christophe Madruzzo, thành viên Trento, đã tổ chức tại tư dinh các lễ hội lớn nhân dịp lễ cưới một số qúy tộc đã cử hành tại đây. Như các lần khác, sau bữa tiệc có khiêu vũ với sự hiện diện khá đông của các bà quý phái. Theo thói quen trong vùng, mọi người được mời tiệc đều được mời nhảy nên khách cùng bàn của hồng y là Giám mục Feltre, Agde, Clermont ... cũng như chánh án Pighino và viên quản lý công đồng, mọi người đều phải tham gia khiêu vũ. Như thế hồng y muốn làm vẻ vang cho họ.

Đến tối, ngài lại mời Tổng giám mục Palermo và nhiều giám mục đến ăn tối, và ngài xin họ mở khiêu vũ, chính ngài dẫn đầu. Ấy vậy mọi chuyện đã diễn ra rất đàng hoàng trong khiêm tốn và bác ái Kitô giáo vậy (...)

(Nhật ký công đồng do bí thư Massarelli ngày 3.3.1546,
trong DUMEIGE Lịch Sử Các Công đồng Chung, Tome X, p 446)


ĐỊNH TÍN VÀ QUYẾT NGHỊ CỦA TRENTO

Cách chung trong mỗi vấn đề của Trento, thường sau mệnh đề định tín là lời kết án ý kiến đối nghịch, và ta có thể thấy hầu hết nhắm đến anh em Tin Lành.

* VỀ THÁNH KINH VÀ TRUYỀN THỐNG

Thánh công đồng theo gương các Giáo Phụ chính thống đón nhận và kính trọng, bằng tình cảm đạo đức và tôn kín của các ngài đối với tất cả các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước, vì Thiên Chúa là tác giả duy nhất của cả hai, cùng với những lưu truyền về đức tin và phong hoá hoặc đã xuất phát từ lời của Đức Kitô hoặc đã được Thánh linh đọc cho viết và được Giáo Hội Công Giáo lưu giữ trong truyền thống liên tục. (Khóa 4 ngày 8.4.1546, 61 phiếu)

* VỀ ƠN CÔNG CHÍNH HÓA

Nếu ai nói con người có thể được công chính hóa trước mặt Thiên Chúa do công nghiệp của mình thực hiện nhờ khả năng theo bản tánh hoặc nhờ thực thi lề luật, mà không cần ân sủng Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, Anathema sit.

Nếu ai nói con người tự do (libre-arbitre) hoàn toàn khỏi hợp tác với Thiên Chúa tác động và thúc đẩy họ, chỉ cần ưng thuận để Thiên Chúa thúc đẩy và kêu gọi, miễn là sẵn sàng đón nhận ơn công chính hóa. Và rằng họ không thể, từ chối việc ưng thuận như mình muốn, mà chỉ như một vật vô hồn tuyệt đối không thể làm gì và chỉ thuần túy thụ động. Anathema sit. (Khóa 6, ngày 13-1-1547, 70 phiếu)

* VỀ CÁC BÍ TÍCH

Nếu ai nói các bí tích luật mới không được Chúa Kitô thiết lập tất cả; hoặc nói có nhiều hay ít hơn bảy bí tích; hoặc nói một trong bảy không thực sự và không đúng là bí tích. Anathema sit (Khóa 7 ngày 3-3-1547, 72 phiếu)

* VỀ THÁNH THỂ

Nếu ai từ chối không nhận trong bí tích thánh thể có chứa đựng thực sự và theo bản thể Mình và Máu cùng với linh hồn và thiên tính Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta cách toàn diện, lại nói rằng tất cả chỉ hiện diện như dấu chỉ, hình bóng hay do hiệu quả Anathema sit. (Khóa 13, ngày 11-10-1551, 183 phiếu)

* VỀ THÁNH LỄ

Nếu ai nói nghi lễ Giáo hội Roma, đọc nhỏ phần lễ quy và lời truyền phép phải được kết án; hoặc nói thánh lễ phải chỉ được cử hành bằng ngôn ngữ bình dân. Anathema sit. (Khóa 22, ngày 15-7-1563, 273 phiếu)

* VỀ CHỨC LINH MỤC

Nếu ai nói trong Tân Ước không có chức linh mục hữu hình và bề ngoài, hoặc không có năng quyền nào để thánh hiến, hiến dâng Mình thật Máu thật của Chúa, cùng tha và cầm tội, mà chỉ là một trách vụ, một thừa tác viên rao giảng tin mừng ; hoặc nói những ai không rao giảng không phải là linh mục. Anathema sit. (Khóa 23, ngày 15-7-1563, 237 phiếu)

* VỀ VIỆC THIẾT LẬP CHỦNG VIỆN

Những người trẻ nếu không được giáo dục tốt sẽ dễ bị khoái lạc trần gian lôi kéo. Vì thế, nếu không được huấn luyện đời sống tôn giáo và đạo đức từ tuổi nhỏ, tuổi chưa bị thấm nhiễm những tập quán xấu, trừ phi có sự bảo vệ hoàn toàn đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, họ không thể kiên trì hoàn hảo với kỷ luật giáo hội. Do đó thánh công đồng truyền tất cả các nhà thờ chánh tòa, tòa tổng giám mục và các cấp cao hơn, mỗi nơi tùy phương tiện và phạm vi của địa phận, phải tổ chức và buộc phải nuôi dưỡng trong sự đạo hạnh và huấn luyện theo kỷ luật giáo hội, một số trẻ em trong thành phố hoặc địa phận đó, còn nếu không đủ số thì lấy trẻ trong tỉnh tại một trường được giám mục chọn gần các nhà thờ hoặc nơi nào khác thích hợp. (Khóa 23, ngày 15-7-1563, 237 phiếu)

* VỀ HÔN NHÂN

Những ai chủ trương kí kết hôn nhân cách khác, không cần sự hiện diện của cha xứ, hoặc linh mục được cha xứ hay Đấng Thường Quyền cho phép và trước mặt hai ba nhân chứng. Thánh công đồng xác định họ kí kết như thế không hợp lệ và tuyên bố hôn ước kiểu đó vô giá trị và bất thành. (Khóa 24, ngày 11-11-1563, 231 phiếu)


PHẢI CHỐNG LẠC GIÁO THẾ NÀO ?

Thánh Ignatio gửi thư cho thánh Canisius, cố vấn hoàng đế, về việc đấu tranh với Tin Lành tại Áo, theo quan điểm đương thời.

(...) Ngay khi kẻ nào đó lạc giáo hoặc có lý mạnh để nghi như thế, y không có quyền nhận bất cứ vinh dự hay của cải gì nữa, trái lại sẽ bị tước đoạt tất cả. Nếu người ta kết án để làm gương một vài kẻ tử hình hoặc lưu đày và tịch biên tài sản, điều đó chứng tỏ người ta xử lý nghiêm túc vấn đề tôn giáo, phương thuốc đó sẽ rất hiệu lực. Đối với các giáo sư công khai và các nhà quản trị đại học Viennes hay những đại học khác, nếu bị tai tiếng về đức tin công giáo, phải bị truất chức (...)

Tất cả các sách lạc giáo (...) phải thiêu hủy và tống khứ khỏi các tỉnh thuộc vương quốc. Cũng phải xử lý như thế với các sách khác của kẻ lạc đạo, dù không có nội dung lạc giáo như sách văn phạm, hùng biện, biện chứng của Mélanchton : cũng phải loại trừ vì tác giả của chúng đã ngả theo lạc giáo.

(Thơ 13.8.1554. Ed. Dumeige Coll.Christus, Paris 1969)


TÊRÊSA AVILA - "VẺ ĐẸP CHÚA KITÔ"

Đức Kitô ngay khi tôi thấy Ngài, đã khắc sâu trong tôi vẻ đẹp bao la của ngài mà hôm nay vẫn còn đây ; Chỉ một lần là đủ ; chẳng khác gì ngài ban ơn này cho tôi thường xuyên. Tôi đã tiến bộ vượt bực ...

Sau khi đã thấy vẻ đẹp lớn lao của Chúa, lúc đó với tôi, rõ ràng đem so sánh, chẳng ai đáng cho tôi bận tâm nữa; tôi chỉ cần ngước mắt chiêm ngưỡng bức chân dung trong hồn tôi - Từ đó, tôi tự do đến độ tôi chán mọi thứ mình thấy, khi so với những tuyệt hảo và duyên dáng tôi đã thấy nơi Đức Chúa. Mọi khoa học cũng như mọi dạng thú vui, người ta sẽ coi là hư không sánh với chỉ một lời từ miệng thần linh này vẫn nói với tôi. Nếu Chúa không bắt tôi quên để trừng phạt tôi, tôi thiết nghĩ sẽ chẳng có ai làm ký ức tôi phải bận tâm nổi : chỉ cần nhớ một chút đến vị Chúa này, cũng đủ cho tôi tìm lại được tự do.

Têrêsa Avila, Autobiographie, ch 37 J.Comby II, p 137.


GIOAN THÁNH GIÁ (1542-91)

Thánh nhân sáng tác bài thơ này trong bóng tối dày đặc của phòng biệt giam nơi những kẻ chống cải tổ Cát minh nhốt ngài. Chủ đề bóng đêm thường thấy nơi Gioan. Nó biểu tượng niềm tin trên con đường gặp gỡ Thiên Chúa.

* SUỐI NƯỚC

Tôi, tôi biết rõ con suối câm lặng vẫn chảy
cho dầu đêm tối.
Con suối này vĩnh hằng và bí ẩn

Tôi, tôi biết rõ nó ẩn náu nơi nào
cho dầu đêm tối.

Cội nguồn nó tôi không biết , nó không có nguồn
nhưng tôi biết mọi nguồn cội đều từ nó
cho dầu đêm tối.

Tôi biết rằng không có gì đẹp như thế
rằng đất nước với trời đều giải khát tại đây
cho dầu đêm tối.

Tôi biết rõ người ta không thể biết nơi nó kết thúc
và không ai vượt qua được chỗ cạn nhất
cho dầu đêm tối.

Ánh sáng con suối chói lòa không bao giờ tắt
Và tôi biết từ nó, mọi ánh sáng đã phát ra
cho dầu đêm tối.

Tôi biết những dòng nước của nó rất phong nhiêu
Tưới mát địa ngục, trời cao và các dân
cho dầu đêm tối.

Dòng nước phát sinh từ con suối này
Tôi biết nó cũng lớn bằng con suối và đầy quyền năng
cho dầu đêm tối.

Dòng nước do hai nguồn nhập lại
Tôi biết không có nguồn nào có trước nó
cho dầu đêm tối.

Con suối vĩnh hằng này ẩn dấu
Nơi tấm bánh sống động để ban sự sống cho ta
cho dầu đêm tối.

Trong tấm bánh này, suối kêu gọi mọi tạo vật
và chúng được no thỏa nước, nhưng giữa bóng đen
vì trời đã tối.

Mạch nước sự sống này tôi ao ước
Tôi thấy nó trong Tấm Bánh Trường Sinh
cho dầu đêm tối.

(Trích Y.PELLÉ, Th�nh Gioan Thánh Giá và đêm huyền bí, Seuil 1960)


MỌI KITÔ HỮU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
TẠI MÔI TRƯỜNG HỌ SỐNG

Thánh Phanxicô Salesiô là một trong những vị đầu tiên đề ra nền linh đạo giáo dân khởi ngay từ bậc sống của họ.

"Tôi có ý giúp những ai sống nơi thành thị, tại tư gia, hay cung đình, và những ai vì hoàn cảnh bó buộc phải sống tập thể, mà xét theo bề ngoài, họ thường lấy cớ không thể, để không muốn khởi đầu sống đạo đức (...) Lòng đạo đức được thể hiện khác nhau tùy theo kẻ quý phái người thợ thuyền, kẻ tôi tớ, vương giả, góa bụa, thanh nữ, người bậc đôi bạn ; không những thế còn phải thích ứng lòng đạo đức với sức khoẻ, công việc và bổn phận của từng người riêng biệt (...). Thật là sai lầm và lạc giáo, nếu muốn loại lòng sùng mộ ra khỏi quân đội, khỏi tiệm thủ công, khỏi triều đình các ông hoàng, khỏi gia thất người có đôi bạn... Ngay nơi ta sống, ta có thể và phải ước vọng sống hoàn thiện."

(Phanxicô Salesio,"Introduction à la vie dévote",1609)


TÌNH YÊU DIỄN TẢ QUA HÀNH ĐỘNG

Chúng ta hãy yêu mến Chúa, thưa anh em, ta hãy yêu mến Chúa, nhưng phải qua bàn tay, qua giọt mồ hôi trên gương mặt của chúng ta. Bởi vì thường nhiều hành vi được làm vì mến Chúa, do sở thích, do từ tâm hoặc do tình cảm khác; nhiều thực hành nội tâm của tấm lòng nhân hậu dù chúng rất tốt và đáng ước ao. Tuy nhiên chúng cũng đáng nghi ngờ nếu không dẫn đến việc thực hành lòng mến có hiệu quả. Về điều này Chúa chúng ta đã nói : "Cha được tôn vinh khi chúng con mang được nhiều hoa trái".

Một số người tự hào về một số ảnh tượng suy niệm nồng nàn, tự hài lòng về những buổi chuyện trò với Chúa trong kinh nguyện, họ nói chuyện với ngài như thiên thần. Thế nhưng sau đó, khi phải làm việc cho Chúa, phải vất vả, phải hy sinh, phải dạy dỗ người nghèo, phải đi tìm chiên lạc, phải yêu thương, rồi phải làm vui lòng bệnh nhân hoặc một kẻ bất hạnh thì họ lại thiếu cái gì đó. Than ôi, họ thiếu can đảm, không còn thấy ai cả. Không, không, chúng ta đừng lầm lẫn : Mọi công trình của ta đều nằm trong hành động.

(Thánh Vinh Sơn Phaolô. A. Dodin trích dẫn Seuil 1950)


VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO SĨ THẾ KỶ XVII

Một số chỉ thị của tổng giám mục Lyon

1657 : Chúng tôi truyền rằng những ai muốn tiến chức đều phải đến thành phố này đúng lúc để được huấn luyện trong chủng viện của Đức Ông và trọ học tại đây đủ số ngày cho mỗi chức vụ : 12 ngày cho phụ phó tế, 10 ngày cho phó tế và 15 ngày cho chức linh mục.

1663 : (Lập chủng viện Thánh Irénée, Lyon)

Chúng tôi đã thành lập một chủng viện nhằm huấn luyện giáo sĩ trong địa phận chúng ta, huấn luyện về đạo đức và năng lực mà phẩm giá và tầm quan trọng của tác vụ thánh thiện dường ấy đòi buộc, cho những ai muốn theo đuổi nghiệp vụ này; còn với ai đã dấn thân trên con đường ấy, sẽ giúp họ hoàn thiện hơn qua việc tĩnh tâm, trao đổi thiêng liêng, hội thảo và khuyến du ... Cuối cùng nhằm có một ngôi trường thánh thiện, nơi học nhân đức, học cử hành bí tích và các nghi lễ giáo hội cũng như những gì đòi buộc với những nhân vật muốn hiến thân để thánh hóa các dân tộc (...)

1964 : Không ai được nhận lãnh chức vụ phó tế nếu chưa trọ học sáu tháng tại một trong các chủng viện của ta ở Lyon : Ba tháng trước khi được giới thiệu lên phó tế và ba tháng trước khi lãnh chức linh mục (...)