Năm B

 
 

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH NĂM B
St 9, 8-15 / Pr 3, 18-22 / Mc 2, 12-15
 

An Phong op: Con Người có quyền tha tội dưới đất

Như Hạ op: Và con tim đă vui trở lại

Fr. Jude Siciliano, op: Tội con đă được tha

Fr. Jude Siciliano, op: Lời Chúa có sức chữa lành và tha thứ

Giacôbê Phạm Văn Phượng:  Phép lạ

Lời Chúa và Thánh Thể: Niềm tin bật nóc bật tường

 


An Phong op

 

 "Con Người Có Quyền Tha  Tội Dưới Đất"
 (Mc 1,12-15)

Những người luật sĩ đă  có một quan điểm thần học rất đúng : Ai có quyền tha tội, nếu không phải  là một ḿnh Thiên Chúa. Quan điểm thần học đó không ai có thể bắt bẻ  được. Chỉ có một điều họ chưa nhận ra, và là điều, quả thực, rất khó  nhận ra trong hoàn cảnh ấy : Đức Giêsu Nazareth chính là Thiên Chúa và  có quyền tha tội. Thế là từ một quan điểm thần học, những người luật sĩ  đă trượt vào t́nh trạng chống đối Chúa Giêsu.

Trong khi đó, những  người b́nh dân lại đi từ một hoàn cảnh thực tế, họ phải chịu gánh nặng  của tội lỗi qua bệnh tật và họ tha thiết muốn được giải thoát; họ cảm  thấy quyền năng của ông Giêsu trong việc chữa bệnh và họ tuốn đến với  Ngài. Đám đông dân chúng, khi sống trong đau khổ, họ khởi sự hành tŕnh  niềm tin vào Chúa Giêsu bằng nỗi đau khổ của ḿnh; họ đưa đến cho Chúa  Giêsu chữa bệnh, bằng một cách thế đầy ḷng tin như thế, dám dỡ mái nhà  ra như thế để đến cùng Chúa Giêsu... điều đó chẳng phải là, một cách nào  đó, khởi sự tin Chúa Giêsu có "khả năng" tha tội ư ? Chính v́ thế, Chúa  Giêsu nói : "Hỡi con, tội lỗi của con được tha".

Hai lối nh́n, một từ  quan điểm lư thuyết, một từ quan điểm thực tế như thế đưa đến hai thái  độ hoàn toàn khác nhau, một thái độ sửng sốt để ca ngợi Thiên Chúa và  một thái độ khác là t́m cách giết Chúa Giêsu.

Mang một quan điểm "thần  học" hay một lập trường triết lư chưa hẳn là có thể giúp ta nhận ra được  chân lư; đôi khi c̣n ngăn cản ta nhận ra chân lư sờ sờ trước mắt. Có một  nẻo đường khác : cảm thương nỗi khỗ của nhân loại, nhận ra ḷng thương  xót của Thiên Chúa; nẻo đường đó có thể nhận ra Chúa Giêsu là Cứu Chúa,  Đấng có khả năng giải thoát con người khỏi bệnh tật và có quyền tha tội.

Nói như thế không có  nghĩa là từ bỏ chuyện học hỏi, nhưng điều cần thiết là phải có thái độ  rộng mở, khao khát chân lư chứ không phải luôn luôn muốn khẳng định lập  trường của ḿnh. Mặt khác, thật sự chỉ có t́nh thương mới giúp con người  nhận ra Thiên Chúa đích thực là Thiên Chúa giàu ḷng từ bi thương xót và  thứ tha tội lỗi của con người.

 Lạy Chúa Giêsu,
 Xin chúa đừng bao giờ để con bị giam hăm
 trong tầm nh́n giới hạn của con;

Đừng để con nhốt Chúa
 trong lập trường, quan điểm của con;

và đừng để con nhắm mắt  trước những cảnh khổ
 của con người chung quanh con.

 

Như Hạ, OP.

Và Con Tim  Đă Vui Trở Lại
  (Mc 1,12-15)

Ngày nay nhiều người đă  mất ư thức về tội lỗi. Nhưng tội lỗi vẫn làm nhức nhối lương tâm đa số  nhân loại. Đó là một thực tế không ai có thể phủ nhận. Chính trong cảnh  tội lỗi, con người mới cảm thấy nhu cầu cần được thứ tha. Nhưng ai sẽ là  người có thẩm quyền tha thứ ? Con người có thể tha thứ cho con người  được không ? Đó là điểm chia rẽ anh em Kitô giáo. Đó cũng là vấn đề đă  bùng nổ giữa Đức Giêsu và những người biệt phái xưa. Vấn đề 2000 năm  trước vẫn c̣n sôi bỏng. Con người vẫn măi trăn trở với vấn đề tội lỗi.  V́ tội lỗi như chiếc lưới bủa vây con người. Những cám dỗ đầy tội lỗi đă  đưa con người vào mê hồn trận. Có lối thoát khỏi những cạm bẫy đó không  ?

THA THỨ

Đức Giêsu đến như một  câu trả lời sống động cho mọi trăn trở con người.Người chính là lối  thoát duy nhất cho những ai muốn ra khỏi cảnh đầy ải tội lỗi. Chính  Người đă xác quyết : "Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào th́ sẽ được cứu."(Ga  10:9) Sở dĩ Người có sức mạnh đó, v́ Người là Thiên Chúa "đă trở nên  người phàm và cư ngụ giữa chúng ta." (Ga 1:14)

Dân chúng rất tin tưởng  vào quyền năng Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Họ tuốn đến, "đông đến nỗi  không c̣n chỗ nữa, để nghe Người giảng lời cho hoÏ." (Mc 2:2). Ḷng hâm  mộ lên cao. Khắp nơi kéo nhau về để chứng kiến tận mắt, nghe tận tai tất  cả những điều lạ lùng Thiên Chúa đang thực hiện qua con người Đức Giêsu.  Bởi vậy vừa "hay tin Người ở nhà, người ta tụ tập lại."(c.2) Chắc chắn  những nhà lănh đạo đương thời không thể làm ngơ trước sự kiện này. Họ  càng tức điên lên khi thấy "người ta đem đến cho Đức Giêsu một kẻ bại  liệt," (c.3) với hi vọng Người thi thố quyền năng chữa lành. Niềm hi  vọng đó lớn đến nỗi mặc dù "dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng  đến gần Người được," họ đă nảy sáng kiến : "dỡ mái nhà, ngay trên chỗ  Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chơng  xuống." (c.4) Trước sự kinh ngạc của mọi người, Đức Giêsu b́nh tĩnh  hướng cái nh́n về một sự thật sâu xa hơn. Đúng hơn, "thấy họ có ḷng tin  như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt : "Này con, con đă được tha tội  rồi." (c.5) Lời nói thật dịu dàng t́nh cảm, nhưng lại toát ra một quyền  lực vô song, quyền lực Thiên Chúa.

Phải chăng Đức Giêsu  muốn cho mọi người thấy một tương quan sâu xa giữa bệnh tật và tội lỗi ?  Thực tế, Đức Giêsu đă phủ nhận hoàn toàn lối lập luận đơn sơ về một  tương quan nhân quả giữa tội lỗi và bệnh tật hay tai nạn (x. Lc 13:1-5;  Ga 9:2-3). Đức Giêsu chỉ muốn chứng tỏ "Người là Đấng quyền năng cả  trong lời nói và việc làm : quyền tha tội được củng cố bằng quyền chữa  người bại liệt." (The New Jerome Biblical Commentary 1990:600) Lời nói  kèm theo hành động cụ thể bao giờ cũng dễ lôi kéo mọi người. Bởi đó  trước những vấn nạn về quyền tha tội, Đức Giêsu đă mạnh mẽ lập luận với  các kinh sư : "Để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha  tội, Đức Giêsu bảo người bại liệt, Ta truyền cho con : Hăy đứng dậy, vác  lấy chơng của con mà đi về nhà !" (c.10-11)

Trên mặt đất này, Đức  Giêsu là đại diện Thiên Chúa, nên Người có thể nhân danh Thiên Chúa làm  tất cả mọi việc như Thiên Chúa. "Việc chữa lành là dấu chứng tỏ lời  tuyên bố của Đức Giêsu về quyền tha tội có giá trị." (The New Jerome  Biblical Commentary 1990:602) Nếu không làm được dấu chỉ cụ thể này, Đức  Giêsu có thể bị kết án tử h́nh v́ đă dám nói "phạm thượng" như thế (Lv  24:15, 16). Thực tế Đức Giêsu đă "khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh  Thiên Chúa," v́ đă khiến "người bại liệt, đứng dậy, và vác chơng đi ra  trước mặt mọi người." (Mc 2:12) Quyền lực Thiên Chúa đă hoạt động mạnh  mẽ và cụ thể nơi con người Đức Giêsu để cứu vớt con người khỏi thân phận  hữu hạn : bệnh tật và tội lỗi.

TẤT CẢ LÀ ÂN SỦNG  

Tất cả đều do ḷng  thương xót vô cùng của Thiên Chúa ! "Đức Giêsu là hiện thân và đă quyết  liệt cho mọi người thấy Thiên Chúa đích thân hiện diện v́ sự sống con  người." (Haight 1993:457) Người đến để mời gọi mọi người tham gia vào  chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một thứ nhà  giầu keo kiệt. Người cũng không tự biến ḿnh thành một thế giới xa lạ  với con người. Trái lại Người đến trần gian như đi vào trong nhà ḿnh  (x. Ga 1:11). Nghĩa là Người có thể đối thoại với mọi người về chế độ ân  sủng phổ quát. Theo Rahner, chế độ ân sủng này dựa trên nền tảng là kế  hoạch cứu độ muôn dân của Thiên Chúa. "Nghĩa là toàn thể cuộc sống con  người, ngay cả trong lănh vực trần tục nhất, đều có tiềm năng thấm nhuần  ân sủng. Quan điểm này đă được Công đồng Vatican II phê chuẩn. Nhờ đó,  bức tường ngăn cách Giáo hội và thế giới đă bị phá đổ, Kitô hữu mới thấy  có một vương quốc ân sủng bên ngoài Giáo hội." (Haight 1993:457)

Nếu thế, không ai có thể  bị loại ra ngoài ảnh hưởng của ân sủng. Tự thâm tâm, ai cũng khao khát  được giải thoát khỏi thân phận đầy giới hạn. "Ân sủng đến như một câu  trả lời cho vấn nạn tôn giáo căn bản về ơn cứu độ." (Haight 1993:453)  Nghĩa là ai cũng cần đến Thiên Chúa. Nhu cầu thật là bức thiết khi con  người ư thức ḿnh đang bị siết chặt trong ṿng tội lỗi. Tội lỗi đầy ải  con người vào miền sa mạc nắng cháy. Một cơn khát ân sủng xé họng con  người. Nh́n thấy cảnh thương tâm đó, Thiên Chúa không thể dằn ḷng.  Người thấy rơ những bất hạnh của con người : "Ngươi lại c̣n làm cho Ta  cực khổ v́ lầm lỗi của ngươi, làm cho Ta chán chường v́ tội ác ngươi  phạm." (Is 43:24) Dầu vậy, v́ yêu thương, Thiên Chúa không bỏ mặc họ  chết khô trong hoang địa. Người hứa : "Ta sẽ mở một con đường giữa sa  mạc, khơi những ḍng sông tại vùng đất khô cằn." (c.19) Ngay trong sa  mạc, Người sẽ khiến mưa ân sủng làm mát ḷng người. Sức mạnh t́nh yêu sẽ  thắng vượt tất cả. Lư do v́ Thiên Chúa đă hứa : "Chính Ta đây, v́ danh  dự của Ta, Ta sẽ xóa bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không c̣n nhớ  đến lỗi lầm của ngươi nữa." (c.25)

Lời hứa đó đă thực hiện  từng nét nơi Đức Giêsu khi tha tội cho người bại liệt trước khi chữa  bệnh cho anh. "Quả thực, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là 'có' nơi  Người." (2 Cr 1:20) Thân phận anh chính là thân phận con người. Sự bất  lực của anh chính là sự bất lực của chúng ta trước những mănh lực thần  chết do tội gây nên. Bởi đấy, khi đem lại sức sống cho anh, Đức Giêsu đă  chứng minh Người là nguồn sống, đă chứng tỏ vạn năng của lời Chúa. Người  mở một mùa ân sủng cho nhân loại. Từ nay Thiên Chúa sẽ d́u con người vào  vườn Địa đàng ân sủng, sẽ nói nhỏ với họ về sáng kiến cứu độ và mời gọi  họ lên tiếng đàm đạo với Người. Chính nơi đây, sẽ thể hiện nét vĩ đại  nhất của địa vị con người. Tùy tiếng đáp trả ân sủng, họ sẽ thấy tất cả  chiều kích tự do lớn lao tới mức nào. V́ "mục đích của ân sủng là giải  thoát khỏi tội lỗi, giải thoát tự do khỏi chính ḿnh, để tự do nhân loại  tự siêu việt trong t́nh yêu." (Haight 1993:458) Cuộc giải thoát đó không  dừng lại nơi thân phận hữu hạn của con người, nhưng phóng tới chính  nguồn sống là Thiên Chúa. Theo thánh Thomas, nhờ ân sủng con người được  chia sẻ sự sống Thiên Chúa. Đó là cao điểm của t́nh yêu. Theo Luther,  t́nh yêu đích thực đă nâng người được yêu lên địa vị b́nh đẳng với người  yêu. Bởi vậy không nên ngần ngại dùng từ "chia sẻ" khi nói về cuộc kết  hợp với Thiên Chúa.

Đức Giêsu đă giúp anh  bại liệt chia sẻ cuộc sống con người và Thiên Chúa. Cuộc sống cũng đang  mời gọi chúng ta ra đi để cùng với Đức Giêsu nâng dậy bao người bại liệt  cả linh hồn lẫn thể xác. Chúng ta đă sẵn sàng chưa ?

 

Fr. Jude Siciliano, OP.

Tội Con Đă Được Tha
 (Mc 2,  2-12)

Thưa quí vị.

Trong bài đọc 2 hôm nay  thánh Phaolô phát biểu như sau: "Đức Kitô Giêsu mà chúng tôi: Silvanô,  Timôthêo, và tôi rao giảng cho anh em, đă không vừa là "có" vừa là  "không". Nhưng nơi Người chỉ toàn là có". Như thế thánh nhân muốn xác  định với tín hữu thành Côrintô tất cả lời Thiên Chúa hứa qua các ngôn sứ  đều đă được thực hiện có hiệu quả nơi Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng  sống. Suy nghĩ kỹ chúng ta sẽ cam nghiệm được thật đầy đủ tính lạc quan  của người Kitô hữu trong nhiệm cục cứu độ hiện thời mà thánh Phaolô đă  không tiếc công rao giảng.

Nếu như dùng ngôn ngữ dễ  hiểu, người ta sẽ diễn đạt nội dung của câu nói trên thế này: "Với Đức  Chúa mọi sự đều tốt lành." Phúc âm hôm nay minh hoạ điều đó qua câu  truyện sống động chữa lành người bại liệt do bốn người khiêng. Chẳng  hiểu ngôi nhà chính xác có phải là của Chúa Giêsu sở hữu hay không.  Thánh Marcô chỉ đơn giản kư sự : "Hay tin Người ở nhà… dân chúng tụ tập  lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết." (2,1). Nhưng chắc  chắn mái nhà đó dễ tháo gỡ ra, có lẽ bằng rơm rạ chẳng hạn. Người ta quá  đông. Kẻ đến để lắng nghe Chúa Giêsu rao giảng, kẻ khác đến bắt bẻ.  Nhưng đa số đến để xin chữa lành bệnh tật. Nhận thấy chẳng c̣n cách nào  vào được nhà để bệnh nhân tiếp cận với Chúa Giêsu. Bốn người t́m cách  leo lên mái nhà, gỡ ra một lỗ hổng, rồi ḍng giây hạ bạn ḿnh xuống  trước mặt Chúa Giêsu.

Một hành động vừa táo  bạo vừa nực cười. Chúa Giêsu ngạc nhiên về ḷng tin của họ, nhưng Người  nhận ra người bại liệt cần được tha tội hơn chữa lành, cho nên câu nói  đầu tiên của Ngài với ông ta là : "Này con, tội con được tha rồi." (2,5)  Mấy kinh sư đang ngồi đó nghĩ bụng : Ông này nói phạm thượngg. Ai có  quyền tha tội ngoài một ḿnh Thiên Chúa ? Để minh chứng chính Ngài là  Đấng Thiên Sai có quyền tha tội, Chúa Giêsu chữa lành tức thời người bại  liệt. Sáu trăm năm trước Isaia đă loan báo : Đấng được Thiên Chúa sai  đến sẽ cho kẻ mù xem thấy, kẻ điếc nghe được, người què đi được và người  nghèo khổ được rao giảng Tin mừng (Is 61,1). Với Đức Kitô hôm nay, lời  tiên báo trên được thực hiện. Người bại liệt được chữa lành cả về phần  xác lẫn phần hồn. Do đó với Đức Chúa mọi sự đều tốt đẹp.

Tôi dám giữ nguyên quan  điểm ấy đối với quí vị trong những ngày cuối tuần này. Với Đức Kitô mọi  sự đều tốt lành miễn là chúng ta cương quyết dấn thân chọn Ngài và sứ vụ  của Ngài trong cuộc sống.

- Nhưng thưa Cha điều đó  đối với Cha thật đơn giản ! Cha đâu có phải bận rộn với con cái, cho  chúng ăn uống, thay quần áo mỗi ngày vài ba bộ. Đưa chúng đi học, đón  chúng về. Cha đâu có phải lo lắng về tiền bạc, kinh tế. Cha đâu có phải  t́m kiếm học phí cho chúng vào cuối tháng ? Cha đâu có phải tích luỹ cho  ngày mai, thất nghiệp, hưu trí… Cha luôn mạnh khoẻ, béo tốt, chẳng có vợ  con đau ốm. Thật dễ dàng để cha phát biểu: "Với Đức Chúa mọi sự đều tốt  lành !"

Dầu vậy tôi vẫn phải giữ  nguyên quan điểm, v́ đó là sự thật, sự thật của Tin mừng, không thể chối  bỏ. Cho nên chúng ta phải giải quyết những vấn nạn trên bằng phương thức  khác. Trong Tin mừng hôm nay, lời đầu tiên Chúa Giêsu nói với người bại  liệt là tha tội cho ông ta, chứ không phải là chữa ông lành bệnh. Tức  Ngài chữa trị từ cội nguồn, từ gốc gác của căn bệnh. Được lành tự gốc rễ  người ta được tha thứ tất cả, kể luôn bệnh tật. Sở dĩ loài người chịu  khổ đau là bởi Tổ tông đă phạm tội. Chúa Kitô đă hy sinh chịu chết để  giải phóng nhân loại khỏi tội và những hậu quả của nó.

Vậy th́ những vật lộn  của các bậc cha mẹ, những nhọc nhằn của tín hữu, nếu kết hợp với cuộc  khổ nạn của Chúa Cứu Thế sẽ mang một ư nghĩa hết sức mới mẻ và quan  trọng. Chúng là những thể hiện cá nhân của t́nh yêu hiến tế với Chúa  Giêsu. Chúng không phải là những điều tiêu cực mà là tích cực. Chúng là  lời cầu nguyện thiết tha, là cuộc sống kết hiệp nên một với Đức Kitô.  Xin chú ư đến ngôn ngữ của Chúa Giêsu nói với người bại liệt : "Này con,  tội con được tha rồi". Rơ ràng Ngài yêu thương ông ta và tuyên bố sự tha  thứ của Thiên Chúa cho ông. Ngài gọi ông bằng "con". Đứa trẻ phải luôn  phụ thuộc vào bố mẹ về sự sống và các nhu cầu hằng ngày. Gọi người bại  liệt là con tức tuyên bố ông ta lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài, cả về thể  xác, cả về tinh thần. Chúa tháo gỡ tội lỗi cho ông và đổi mới tinh thần  ông. Ngài muốn tỏ hiện ḷng thương xót của Thiên Chúa cho nhân loại: "Để  các ông biết ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. Ta truyền cho  con đứng dậy vác chơng mà về nhà".

Thật là một điều hoan hỷ  gây ngạc nhiên cho mọi người có mặt. Người ta chen chúc nhau đầy nhà và  Ngài giảng "lời"cho họ. Tuần trước Ngài chữa lành người cùi hủi bằng  cách chạm đến ông ta. Tuần này đơn giản chỉ bằng "Lời". Dĩ nhiên Ngài có  nh́n thấy nhu cầu vật lư của người bệnh v́ đó là điều trước tiên đập vào  mắt Ngài. Nhưng điều đầu tiên Người làm cho ông ta, cũng như cho đám  đông là giảng Lời, chữa lành nhân loại bằng "Lời". Đây là sự kiện quan  trọng các môn đệ của Ngài phải lưu tâm. Ngày nay cũng vậy thôi các nhà  mệnh danh là thuyết giáo phải lo liệu thế nào để lời ḿnh rao giảng cũng  có nội dung chữa lành như Chúa Giêsu. khả năng ấy chí có được khi cuộc  sống của ḿnh am hợp với nội dung Tin mừng. Ngoài ra là vô ích.

Sau khi khỏi bệnh, Chúa  Giêsu bảo anh trở về nhà. Lúc này anh đă hoàn toàn đổi khác: khoẻ mạnh,  tươi tỉnh, tự ḿnh đi được, không cần thân nhân giúp đỡ. Anh hồ hởi tự  do rao truyền về nhân vật lạ lùng đă cứu chữa ḿnh. Nhưng thực tế cho  thấy rằng nói chuyện đức tin ở gia đ́nh đâu phải là dễ. Phúc âm cũng đă  nói đến khó khăn này. Tuy nhiên gia đ́nh là nơi trước nhất chúng ta phải  thi hành nhiệm vụ rao giảng. Vậy th́ chỉ c̣n chiến thuật của câu châm  ngôn cổ: Lời nói lung lay, gương bày lôi cuốn. Sau thánh lễ này mỗi  người chúng ta cũng được Chúa truyền: "Đứng dậy, vác chơng mà đi về nhà  !" Ngài đă chữa chạy chúng ta khỏi bệnh bại liệt tinh thần để chúng ta  có thể là nhân chứng cho Ngài giữa những thân nhân trong gia đ́nh.  Chuyện nghe dễ nhưng rất khó thực hiện. Cần nhiều lời cầu nguyện.

Chưa hết, thánh Marcô  c̣n gói ghém nhiều sứ điệp thâm trầm khác trong đoạn Tin mừng ngắn ngủi  hôm nay. Câu truyện chữa lành người bại liệt phải chăng là ẩn dụ của  việc Ngài ban cho cuộc sống mới và phục sinh trong Ngài sau cái chết của  mỗi tín hữu ? Tôi đă nh́n thấy rơ điều đó khi tham dự đám tang của một  người bạn. Các nghi thức phụng vụ của Hội thánh chẳng nói lên rằng "Đứa  con của Thiên Chúa" rồi sẽ được trỗi dậy trong Đức Kitô ? Ngài sẽ thi  hành quyền tha tội, tha sự chết trên thân xác đó sao ? Chúng ta đang ở  giai đoạn đầu của Tin mừng theo thánh Marcô, nhưng Phúc âm mấy tuần vừa  qua đă cho chúng ta ư tưởng "bản năng thứ hai của Chúa Giêsu là tha thứ  và chữa lành." Bất cứ người bất hạnh nào đến với Chúa cũng được hưởng ơn  đó một cách tự nhiên. Chỉ cần Chúa phán một lời là chúng ta được tha thứ  và chữa lành. Tội lỗi và các hậu quả của nó không c̣n nữa, người ta được  trở lại với cộng đồng, không c̣n phong hủi hay bại liệt. Câu truyện vẫn  c̣n xảy ra hôm nay cho bất cứ những ai t́m kiếm ḷng thương xót của  Chúa: "Này con, tội con đă được tha rồi." Và ngày nào đó chúng ta cũng  "đứng dậy, vác chơng và đi về nhà!"

Chúng ta không nắm vững  đức tin của người bại liệt, ông ta chẳng nói lời nào. Chí ít chúng ta  biết được ông đă bằng ḷng để bạn bè khiêng đi gặp Chúa Giêsu. Thánh  Marcô ghi lại : " Chúa Giêsu thấy họ có ḷng tin". Đây là đức của bốn  người bạn. Đức tin đă khiến họ khiêng bạn ḿnh đi, gỡ mái nhà và ḍng  người bại liệt xuống trước mặt Chúa Giêsu. Thánh Marô c̣n ghi thêm vài  trường hợp như thế nữa: 5,36 ; 7,24-30 ; 9,24. Đức tin cộng đồng cũng  thật quan trọng để giúp đỡ được ơn Chúa thương tha tội và chữa lành.  Biết bao nhiêu đứa con đă qua được các cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhờ  gương sáng đức tin của ông bà, cha mẹ và gia đ́nh ? Chúng ta không coi  thường mà phải đánh giá cao đức tin cộng đồng ḿnh đang sống. Chê bai là  hoàn toàn thất sách, không hiểu ǵ về Phúc âm.

Rất may trong các giáo  xứ, các ḍng tu có nhiều tổ chức tông đồ, từ thiện. Các đoàn thể đó đă  là linh hồn của cộng đồng địa phương. Những người có trách nhiệm nên sốt  sắng dấn thân duy tŕ và cổ vơ. Chúng là những cánh tay của cộng đoàn  vươn tới những ai bất hạnh, đưa họ về gặp gỡ Chúa Giêsu như bốn người  bạn của ông bại liệt trong Phúc âm hôm nay. Thản hoặc chúng ta được  chứng kiến một em nhỏ dắt bà nội, ông nội đi tham dự các buổi cầu nguyện  chung hay một thanh niên, thiếu nữ đẩy xe lăn giúp người tàn tật đến nhà  thờ, chúng ta tưởng là chuyện b́nh thường. Thực chất chúng là những công  việc cao cả, khẳng định đức tin của người tín hữu. Phần ḿnh, Chúa Giêsu  hài ḷng giơ tay chúc lành và aüm lấy những đứa con ngoan của Thượng Đế.  Nh́n rộng ra chúng ta phải nói thế nào về các việc tông đồ trong Hội  thánh !

Ngẫm nghĩ thêm về bốn  người bạn của ông bại liệt. Họ đúng là giàu sáng và khéo léo. Số người  vây quanh Chúa Giêsu đông đảo đến vậy mà họ nghĩ ra được phương cách đưa  bạn ḿnh tiếp cận với Chúa. Tôi ước mong và cầu xin trong thánh lễ này,  nhiều giáo dân sẽ có những phát minh tương tự để đưa dân ngoại về nhận  biết Thiên Chúa. Giả như bốn người bạn hôm nay thờ ơ như chúng ta th́  chắc chắn kẻ bại liệt đă không được ơn tha thứ và chữa lành. Vấn đề thật  kinh khủng ! Bao nhiêu linh hồn đành hư mất v́ chúng ta ươn lười ! Mùa  chay sắp tới. Chỉ c̣n đúng hai tuần, cơ hội phục vụ bí tích hoà giải đă  gần kề.

Thánh Marcô cho biết  Chúa Giêsu thực hiện phép lạ chữa người phong cùi và kẻ bại liệt ở  Capharnaum. Chúa tha thứ và mọi sự đều tốt đẹp. Chúng ta hôm nay cũng tụ  họp trong nhà Ngài, tại ngôi thánh đường giáo xứ. Ngài cũng đang có mặt  "ở nhà". Lời xá giải sẽ được Ngài ban cho từng người qua sự cầu khẩn của  cộng đoàn. Mọi tội lỗi sẽ được xoá bỏ. Chúng ta sẽ sạch cùi hủi và hết  bại liệt : "Này con, tội con đă được tha rồi. Đứng dậy vác chơng ma về  nhà đi !" Như thế Ngài sai phái chúng ta vào cuộc sống đổi mới, hồ hởi  và b́nh an. Amen.

 

 Fr. Jude Sicilianô, OP.

  Lời Chúa có sức chữa  lành và tha thứ
 (Mc 2, 1-12)

Thưa quí vị,Thử hỏi ngôn  sứ Isaia ám chỉ điều ǵ trong đầu óc khi viết: “Đây lời Đức Chúa phán:  Các ngươi đừng nhớ lại các truyện ngày xưa, chớ quan tâm về những truyện  thuở trước. Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi.” Chắc hẳn  vị tiên tri không nghĩ tới truyện giống biến cố Xuất hành: Thiên Chúa  giơ tay quyền uy giải thoát Tuyển dân khỏi kiếp nô lệ Ai-cập. Dân Israel  được tự do trở về đất hứa. Biến cố đó đă qua lâu rồi, không cần nhắc lại  nữa. Vậy th́ ở đây vị tiên tri liên tưởng đến một sự giải phóng khác  trong tương lai mà ông mơ hồ được xem thấy. Vào lúc này dân tộc Do thái  lại đang sống lưu đày một lần nữa. Lưu đày và nô lệ cho đất nước Ba-tư.  Đế quốc đă tàn phá Giêrusalem, toàn thể lănh thổ người Do thái (năm 568  trước Công nguyên).

Ngôn sứ Isaia kể ra lư  do gây nên thảm hoạ: Tuyển dân sống sa đoạ, thờ thần ngoại bang, ăn ở  hiếp đáp lẫn nhau, quay lưng lại với Thiên Chúa, không tin tưởng vào  Ngài nữa: “Vậy mà, hỡi Gia-cóp, ngươi đă chẳng kêu cầu ta, phải, hỡi  Israel, ngươi đă chán ta rồi. Ngươi lại c̣n làm cho Ta khổ cực v́ lầm  lỗi của ngươi.” Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn trung thành với chính ḿnh.  Ngài không thể bỏ rơi Tuyển dân, v́ đă hứa với các tổ phụ họ như vậy.  Cho nên Ngài lại giơ tay cứu vớt lần nữa: “Nhưng chính Ta đây, v́ danh  dự của Ta, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không c̣n nhớ  đến lỗi lầm của ngươi nữa.” Như vậy, sau h́nh phạt ghê gớm là làm nô lệ  cho Babylone, dân Israel lại được Chúa thương xót và quên đi mọi lỗi  lầm. Tiếp theo, họ được giải phóng mà đưa về quê cha đất tổ. Khôi phục  lại địa vị dân riêng Thiên Chúa: “Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó  manh nha rồi. Các ngươi không nhận thấy hay sao?” Dĩ nhiên dân Do thái  chẳng làm ǵ để xứng đáng ơn này. Họ chẳng  thực hiện công nghiệp ǵ để  được Chúa cứu chữa trong những ngày cùng khốn. Chỉ có nỗi thống khổ của  họ là lư do duy nhất để Thiên Chúa chạnh ḷng thương. Ngoài ra chẳng có  lư do hợp lư nào cả. Xin lưu ư đến điểm này, chúng ta thường kiêu căng,  tự cho ḿnh là ông thánh, bà thần, nhiều nhân đức, đầy thánh thiện, đáng  Chúa thương xót và nhận lời. Không phải vậy. Khi tiếp cận với Thượng đế  không nên dùng lư luận này. Đúng hơn khi Thiên Chúa ghé mắt đoái thương  chúng ta, Ngài không đ̣i huân công. Ngài cứu giúp chỉ v́ Ngài là t́nh  thương. Chúng ta cư xử tốt lành là để đáp trả t́nh thương ấy. Bằng  không, là phản bội. Sau khi đă cảm nghiệm ơn lành của Chúa, nếu c̣n kiêu  căng sa đoạ, ngừoi đó hoặc vô tâm vô tính, hoặc ngu dốt, hoặc là kẻ vô  ơn bạc nghĩa. Chẳng ai muốn nhận ḿnh như vậy. Nhưng trên thực tế, đa  phần tín hữu sống trong t́nh trạng đó, mặc dầu khi dậy dỗ họ huênh hoang  nhiều lời rỗng tuếch. Vậy căn bản để sống làm con Chúa đích thực là cảm  nghiệm ḷng Chúa thương xót và đáp trả Ngài bằng nếp sống công chính. Cứ  như bài đọc 1 hôm nay, ḷng thương xót Thiên Chúa là động lực duy nhất  khiến Ngài với tới Tuyển dân và tha thứ cho họ, cứu họ khỏi nỗi thống  khổ Babylone. Tương tự trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu chữa lành và tha  thứ cho người bại liệt cũng trong ḷng thương xót bao la này. Chúng ta  sẽ suy gẫm kỹ hơn ở phần sau. Trước mắt, xin coi lại những khó khăn  trong cuộc đời mỗi người. Nếu Thiên Chúa không ở với chúng ta, làm thế  nào chúng ta thoát khỏi những gian nan ấy, mà b́nh an cho tới hôm nay?  Chắc chắn nhiều lần chúng ta đă rơi vào tuyệt vọng như nhiều thanh niên  thiếu nữ trên thế giới ngày nay  (theo dơi báo chí, liệt kê thiết tưởng  thừa thăi). Xin luôn nh́n lại quá khứ với ḷng biết ơn và cảm tạ. Nhất  là trong giờ Phụng vụ hôm nay, trước Thánh Thể chúng ta cảm tạ và ngợi  khen Thiên Chúa luôn đứng bên và che chở chúng ta, gia đ́nh và họ hàng.  Đấy là trong quá khứ, c̣n hiện tại, cuộc đời mỗi người luôn thay đổi,  đôi khi rất bất ngờ, ngoạn mục. Thí dụ, c̣n niên thiếu không có nhiều  rắc rỗi về tâm lư, thể xác, lớn lên thân xác, tinh thần khủng hoảng, rối  loạn quan hệ. Mất mát người thân, cha mẹ, anh em, người phối ngẫu vv.  Cuộc đời trở nên bấp bênh, yếm thế, phát sinh bệnh tật, thác loạn tinh  thần vv. Dĩ nhiên, tiến tŕnh này là thường thức với tất cả mọi người,  nhưng nó lại chẳng thường thức khi chúng ta đối mặt với nó. Liệu Thiên  Chúa của quá khứ, tuổi thơ vẫn đồng hành với chúng ta? Liệu Ngài c̣n  hướng dẫn chúng ta vào hành tŕnh sa mạc của cuộc đời? Ngôn sứ Isaia trả  lời là Thiên Chúa vẫn luôn trung tín trong ư định của Ngài: “Chớ quan  tâm về những truyện thuở xưa. Này ta sắp làm một việc mới”. Việc mới cho  mỗi cuộc đời, việc mới cho toàn thể Hội thánh. Chúng ta không nhận thấy  hay sao? Cho nên hy vọng của người tín hữu không bao giờ chấm dứt. Mặc  dù hiện tại rất nhiều gian truân, buồn chán. Nhiệm vụ của mỗi người là  ăn ở thánh thiện đón chờ ḷng thương xót Chúa.

Một thông điệp khác nẩy  lên từ Isaia là: “Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không  c̣n nhớ đến các lầm lỗi của ngươi nữa.” Trước bối cảnh này, tác giả  thánh vịnh phải kêu lên: “Hạnh phúc thay những người được Thiên Chúa tha  thứ lỗi lầm.” Như vậy bài đọc 1 và 3 đều chỉ ra quyền năng tha thứ của  Thiên Chúa. Người thụ hưởng dĩ nhiên là nhân loại và từng linh hồn sống  trên gian trần. Chúng ta nên có tâm t́nh nhớ ơn và cảm tạ Thiên Chúa về  khía cạnh này. Hiện thời Phụng vụ của Hội thánh đang ở phần đầu của Phúc  âm thánh Marcô. Phần này chủ yếu minh chứng đức tin vào Chúa Giêsu như  Đấng Thiên sai, thậm chí như Đức Chúa Trời toàn năng đến thế gian, ngơ  hầu thi thố ḷng thương xót. Tuần 5 mô tả Chúa chữa mẹ vợ ông Phê-rô  khỏi bệnh sốt rét và nhiều căn bệnh khác nữa. Tuần 6 vừa qua Chúa cho  người phong cùi được sạch. Tuần này, người bại liệt do bốn bạn hữu khênh  đến. Bệnh phong thể xác nhắc nhở tín hữu về bệnh phong cùi thiêng liêng  và những hậu quả ghê tởm của nó. Hôm nay Phúc âm tiến xa hơn nữa. Bại  liệt tâm linh cũng được Chúa chữa lành bằng thẩm quyền tha tội: “Này  con, tội con đă được tha rồi, vác chơng mà đi về nhà”. Người bại liệt  đứng dậy, và lập tức vác chơng đi ra trước mặt mọi người.”

Tuy đang ở phần đầu Phúc  âm Marcô, nhưng từ nay, công việc chủ yếu của Chúa Giêsu là chữa lành và  tha thứ tội lỗi. Xin lưu ư, Tin mừng Marcô bỏ qua thời niên thiếu của   Chúa Giêsu, khởi sự ngay từ phép rửa tại sông Gio-đan. Tức phép rửa của  mỗi tín hữu. Hậu quả là được chữa lành và tha thứ tội lỗi. Phải chăng  thánh nhân liệt kê các phép lạ của thời kỳ này cũng nhằm mục tiêu ấy?  Theo thánh Marcô, khi Chúa công khai rao giảng triều đại Thiên Chúa Ngài  nói: “Thời giờ đă măn và triều đại Thiên Chúa đă đến gần. Anh em hăy sám  hối và tin vào Tin mừng.” (1, 15) Những bài đọc của mấy tuần lễ này cống  hiến cho chúng ta cảm giác đó. Cảm giác thời giờ đă măn và triều đại  Thiên Chúa đă đến gần. Nghĩa là những đổ vỡ, đau khổ, tội lỗi được Chúa  Giêsu chữa lành. Tác giả Reginald Fuller b́nh luận về thời kỳ Phúc âm  này đề nghị chúng ta suy nghĩ như sau: Biến cố Giáng Sinh nhập thể ban  khả năng cho nhân loại đền bù tội lỗi (nơi Chúa Giêsu). Nó là trung tâm  của thông điệp Kitô giáo. Rồi tới việc tha thứ tội lỗi. Nhiệm vụ chính  yếu của các nhà giảng thuyết là rao giảng chân lư này. Đi trệch ra hai  điểm này là ăn nói lung tung. Cũng xin thêm là trong khi làm phép lạ  Chúa Giêsu tự xưng ḿnh là Con Người: “Vậy để các ông biết ở dưới đất  này Con Người có quyền tha tội.” Chúng ta liên tưởng đến đoạn văn của  tiên tri Daniel (7, 13-14). Con người được trao quyền thống trị và xét  xử nhân loại cho đến tận cùng thời gian. Nhiều lần Chúa Giêsu đă tự nhận  tước vị ấy. Cho nên chúng ta không c̣n nghi ngờ ư nghĩa cánh chung của  việc Chúa chữa lành người bại liệt. “Thời giờ đă măn. Anh em hăy sám hối  và tin vào Phúc âm.” Nếu quí vị chưa bằng ḷng với chứng cớ trên th́ xin  căn cứ vào Marcô. Trong trường hợp kẻ cùi hủi, rơ ràng xă hội thời ấy  coi là tội lỗi, phải sống cách ly. Người bại liệt và nhiều căn bệnh khác  nữa, độc giả Phúc âm thánh Gio-an cũng liệt vào hàng tội nhân: “Thưa  thầy, ai đă phạm tội khiến người này sinh ra đă bị mù, anh ta hay cha mẹ  anh ta?” (9, 2). Thậm chí người què cũng được coi là nhơ bẩn không được  tham dự các nghi lễ tôn giáo, cho nên hy vọng dự phần trước vào sự phục  hồi xứ sở của đấng Thiên sai bao gồm luôn “Kẻ què sẽ nhẩy nhót như nai.”  (Is 35, 6). Isaia hôm nay cũng có lời hứa tương tự; “Này ta sắp thi hành  một việc mới.” Tất cả đều ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu. Rơ ràng Ngài có  quyền năng cánh chung tha tội và chữa lành, làm cho kẻ què nhẩy nhót như  nai.

Thực tế, các bạn hữu  của anh bại liệt đă đặt một niềm tin mănh liệt vào Chúa Giêsu, không nói  ra nhưng họ tin vào thẩm quyền thiên sai của Chúa. Họ đă hành động cách  liều lĩnh và thô bạo: Rỡ mái nhà nơi chỗ Ngài ngồi. Chúa đang rao giảng  Lời cho đám đông đếm không xuể và Ngài đă trông thấy ḷng tin của người  bại liệt. Xin lưu ư đến từ ngữ của Thánh Marcô: Ngài “trông” thấy niềm  tin và đă đáp ứng. Đức tin là điều kiện để Chúa làm phép lạ. Chúng ta  thiếu đức tin mạnh mẽ và dứt khoát vào Ngài th́ làm sao được tha tội?  Xin nhớ nhiều trường hợp khác, thánh Marcô kể lại: Con gái ông Giai- rô  (6, 11), Người đàn bà xứ Canaan (7, 24). Anh mù Bartimê (10, 46). Tất cả  đều đă do đức tin thúc đẩy, vượt mọi trở ngại tôn giáo, sắc tộc, xă hội  đến xin Chúa ban ơn phúc chữa lành. Ap dụng bài Phúc âm vào thực tế  chúng ta hôm nay. Nh́n quanh trong xă hội, xóm làng, khu phố, nơi làm  việc chúng ta cũng thấy nhiều trở ngại. Đức tin của chúng ta phải vượt  qua. Trở ngại về tôn giáo, quan điểm chính trị, giai cấp kinh tế, màu  da, giới tính, năo trạng, ư kiến vv, chúng ta nên đặt niềm tin mănh liệt  vào Chúa, Đấng đang ngự giữa buổi Phụng vụ này, Ngài sẽ ban ḿnh máu  Ngài cho chúng ta làm lương thực.

Như thánh Marcô thuật:  Ngài giảng Lời Thiên Chúa cho họ. Vậy người bại liệt được chữa lành và  tha thứ tội lỗi trong hoàn cảnh Lời được rao giảng. Thiên hạ cũng được  ơn tương tự khi Lời được công bố. Đó là bối cảnh chung Phúc âm Marcô, v́  Nước Thiên Chúa đă đến trong thế gian. Nhiệm vụ của các nhà giảng thuyết  thời nay rất nặng nề và cũng rất vẻ vang. Chúng ta mang Lời Thiên Chúa  đến cho nhân loại để họ được chữa lành và được tha thứ. Lơ là bổn phận  này, quả có lỗi với lương tâm và Chúa Giêsu. Thánh Phaolô viết cho giáo  đoàn Rôma: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng.” Chúng ta  nên hy sinh, hăm ḿnh, học hỏi, suy niệm để có khả năng rao giảng Lời  của Thiên Chúa cho xứng đáng. Lo toan chơi bời chỉ là phần phụ, làm  thiệt hại nhiều cho Lời của Thiên Chúa.

Mặt khác, chính mỗi  người phải đứng ra khỏi những hoàn cảnh hằng ngày, nếp sống, thói xấu,  dục vọng, đam mê với đức tin chân thật xin Chúa chữa lành khi nghe và  tiếp nhận Lời Ngài. Bởi chỉ trong văn mạch của Lời mà chúng ta mới có  khả năng “vác chơng mà về” như kẻ bại liệt hôm nay. Xin đừng coi thường,  v́ đây là sự thật Tin mừng chứ không phải hồ đồ, tưởng tượng.  Chúng ta  chẳng biết sau khi được chữa khỏi, người bại liệt đi đâu. Nhưng chúng ta  biết những địa chỉ chúng ta phải tới, phải sống và phải cao rao Danh  Thánh Chúa. Đừng phạm tội nữa kẻo phải khốn hơn trước. Có thể chúng ta  sẽ mang kẻ khác, ban bè thân cận đến với Chúa Giêsu. Họ sẽ được chấp  nhận, chữa lành và tha thứ. Ai mà biết được, nếu chúng ta hăng say phục  vụ Chúa sau kinh nghiệm tốt đẹp của ḿnh?

Từ “bại liệt” nghe không  xuôi tai lắm. Bởi nó mang tính hoàn toàn thụ động. Tôi thích dùng cụm từ  “không thể đi được”, nghe tích cực hơn. Nó cũng có nghĩa người đàn ông  đó không chỉ bại liệt mà thôi, ông ta c̣n những rắc rối trong tâm hồn.  Và  chúng ta có thể đứng chung với ông. Chúng ta có những người bạn tốt,  sẵn sàng chịu đựng khó khăn v́ chúng ta. Như vậy th́ trong cộng đoàn này  thiếu ǵ hoàn cảnh như người bại liệt? Thành ra, Phúc âm có tính phổ  thông cao. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, tất cả đều là dụng cụ của Thiên  Chúa, để mọi người đều kinh nghiệm ḷng Chúa quan tâm. Người khoẻ mạnh  giúp đỡ người yếu đau. Người bệnh hoạn giúp đỡ người khô khan bằng đức  tin mạnh mẽ của ḿnh. Không bệnh tật nào tách chúng ta ra khỏi t́nh  thương và sự chăm sóc của Đức Chúa Trời. Cho nên bốn bạn hữu của ông bại  liệt, hôm nay trở nên thách đố cho Giáo hội. Khi nhân loại bị tê liệt  bởi chiến tranh, nghèo khổ, thất nghiệp, thiên tai, dịch hoạ, th́ Giáo  hội phải ra tay cứu giúp, trở nên “bạn hữu” của loài người. Câu truyện  “rỡ mái nhà”nghe ngộ nghĩnh và nực cười. Nhưng chính ḷng nhiệt thành  của bốn người bạn lại là tấm gương cho Hội thánh. Chúng ta cũng phải rỡ  mái ngói thế giới để cứu các nạn nhân kiểu này, cách khác: là tín hữu,  chúng ta đă được Chúa ban khả năng này, khi chịu phép rửa tội. Chúng ta  là bạn hữu của bất cứ ai có nhu cầu. Chúa Giêsu đ̣i hỏi chúng ta góp  phần với Hội thánh “rỡ mái nhà” trong các sứ vụ của ḿnh. Amen.

Giacôbê Phạm Văn Phượng,  OP.

PHÉP LẠ
 (Mc 2, 1-12)

Cả ba Tin Mừng nhất lăm  đều tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa người bại liệt ở Ca-phác-na-um,  nhưng đoạn Tin Mừng Mác-cô mang một sắc thái tự nhiên, sống động, khiến  sự việc xảy ra như trước mắt chúng ta. Chúng ta có thể diễn lại tŕnh  thuật này như sau :

Chúa Giêsu vừa về tới  Ca-phác-na-um sau mấy tuần lễ vắng mặt, tin Ngài về lan ra và rất đông  người t́m đến gặp Ngài, họ theo Ngài vào nhà Phê-rô, nơi Ngài tạm trú.  Căn nhà chật ních người, những kẻ đến sau tụ tập trước cửa rất đông.  Trong nhà, Chúa Giêsu rao giảng như thường lệ, phần đông người ta nghe  Ngài cách thiện cảm và phấn khởi. Tuy nhiên, v́ hoạt động và ảnh hưởng  của Chúa chấn động cả miền Ga-li-lê, không khỏi làm cho nhóm Pha-ri-sêu  và kinh sư ở Giê-ru-sa-lem để ư và lo ngại, v́ Chúa không xuất thân ở  trường của họ, cũng không đứng trong phe phái của họ, nên trong nhà của  Si-môn hôm nay, trên hàng đầu, có những thầy thông luật từ Giê-ru-sa-lem  đến để t́m cơ hội bắt bẻ Ngài.

Trong khi Chúa đang  giảng, có bốn người khiêng tới một chiếc chơng trên có người bại liệt  nằm bất động, nhưng đông người quá, không cách nào vào được, nên họ đưa  bệnh nhân lên mái nhà, lật ngói làm thành một khoảng trống, rồi ḍng dây  thả chiếc chơng cùng với người bại liệt xuống  ngay trước mặt Chúa, họ  chỉ đặt đó thôi, không nói năng nài xin ǵ hết, nhưng ai cũng hiểu họ  muốn ǵ. Hiểu ư họ, Chúa Giêsu nắm lấy cơ hội, họ muốn một Chúa cho hai,  đồng thời Ngài tỏ ra cho nhóm Pha-ri-sêu và kinh sư biết Ngài là ai,  Ngài có quyền phép hơn họ tưởng. Thay v́ chữa bệnh thể xác liền, Chúa  chữa bệnh thiêng liêng cho anh ta trước, Ngài đi xa hơn sự mong chờ của  mọi người, bởi v́ nếu quan niệm bệnh tật là hậu quả hay h́nh phạt do tội  lỗi th́ không ǵ hợp lư và dễ dàng bằng cất nguyên nhân tự nhiên đi th́  hậu quả cũng biến mất, làm ngược lại là một điều khó khăn và không hợp  lư.

V́ là một mặc khải bất  ngờ, các đối thủ chưa kịp nói lên những ư nghĩ trong trí của họ, phần  Chúa Giêsu, để minh chứng Ngài đồng bản tính với Thiên Chúa, Ngài đọc rơ  những ư nghĩ c̣n trong tâm trí mỗi người và hỏi nhóm Pha-ri-sêu mấy câu  thật hóc búa. Nghe Chúa nói : “Này con, tội con được tha rồi”,  Pha-ri-sêu và kinh sư đặt ra trong trí họ một lưỡng đạo luận : hoặc là  ông này phạm thượng, v́ chỉ là người mà dám tha tội cho kẻ khác, hoặc là  ông có quyền như Thiên Chúa. Nếu chấp nhận giả thuyết một th́ làm sao  Thiên Chúa pḥ ông để làm phép lạ ? nếu chấp nhận giả thuyết hai th́ tín  điều “chỉ có một Gia-vê độc nhất mà thôi” làm sao có thể dung ḥa ?

Chúa Giêsu lại thách họ  : “Điều nào dễ hơn ?”. Sự thực cả hai điều đều quá sức con người, nhưng  Chúa Giêsu đă làm được cả hai, Ngài đă làm một công hai việc : vừa cho  thấy thái độ mâu thuẫn của họ vừa chứng minh Ngài là Thiên Chúa, Ngài  tuyên bố tha tội cho người bại liệt, rồi lại chữa anh ta khỏi bệnh, vậy  Ngài là Thiên Chúa.

Nhân bài Tin Mừng này,  chúng ta t́m hiểu ư nghĩa các phép lạ Chúa Giêsu làm và từ đó chúng ta  t́m ra một thái độ trước những sự việc khác thường được nghe kể lại hoặc  chứng kiến. Tin Mừng ghi lại nhiều phép lạ Chúa Giêsu đă làm, tất cả chỉ  v́ ḷng thương người ta, nhưng t́nh thương của Chúa không phải chỉ cứu  giúp về đời sống vật chất của con người mà c̣n muốn cứu giúp con người  toàn diện, v́ thế, những phép lạ của Chúa Giêsu c̣n có ư nghĩa sâu xa  hơn, đó là dấu chỉ của ơn cứu độ mà Ngài đem đến cho nhân loại, chẳng  hạn, khi chữa người bại liệt, Ngài cho thấy Ngài có quyền tháo gỡ con   người khỏi xiềng xích ràng buộc của tội lỗi. Khi làm cho người mù sáng  mắt, Ngài cho thấy Ngài là ánh sáng thật cho người ta nh́n ra “Con Người  cứu độ”. Khi hóa bánh ra nhiều cho đám đông ăn no, Ngài cho thấy Ngài là  bánh hằng sống đem lại sự sống muôn đời cho loài người…

Chúa Giêsu làm phép lạ,  nhưng các sách Tin Mừng cũng cho thấy Ngài có một thái độ dè dặt. Trước  hết, nhiều khi Ngài từ chối không làm phép lạ mà ma quỷ hay một số người  yêu cầu với ư hướng khiêu khích hoặc ṭ ṃ, thử thách chứ không v́ ḷng  tin. Chúa từ chối, v́ Ngài không làm phép lạ để biểu dương lực lượng,  phô trương, hoặc v́ những người đó không có thái độ sẵn sàng đón nhận.  Cũng chính v́ thế ngay cả khi bị treo trên thập giá, người ta thách thức  Ngài làm phép lạ xuống khỏi thập giá cho họ tin, Ngài cũng không làm.

Mặt khác, nhiều khi làm  phép lạ chữa một người nào, Chúa cấm họ không được nói ra cho người khác  biết, Ngài đ̣i hỏi những người đó phải kín miệng như vậy là v́ người ta  có thể hiểu lầm ư nghĩa của những phép lạ, cho rằng Ngài đến để cứu  người ta về mặt chính trị hoặc kinh tế, trong khi sứ mạng của Ngài không  phải ở chỗ đó, Ngài cũng không muốn người ta ỷ vào phép lạ để trốn tránh  trách nhiệm của ḿnh.

Hơn nữa, Tin Mừng Gio-an  c̣n nói : nhiều người tin vào Chúa Giêsu v́ thấy những phép lạ Ngài làm,  nhưng Ngài không tín nhiệm họ, bởi v́ ḷng tin chỉ dựa vào phép lạ là  một ḷng tin c̣n non nớt, yếu kém và bồng bột, dễ thay đổi, ḷng tin  vững chắc không lệ thuộc vào những ǵ tai nghe mắt thấy, nhưng chỉ dựa  vào lời Chúa, v́ thế, sau khi sống lại, Chúa Giêsu nói với ông Tô-ma :  “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.

Ngày nay thỉnh thoảng  chúng ta nghe có phép lạ xảy ra ở chỗ này chỗ kia, trước những sự kiện  lạ đó, chúng ta phải biết khảo sát, không thiên kiến, chủ quan, phải  hoàn toàn vô tư để nhận ra đâu là tác động thần linh, đâu là sự kiện  khoa học hoặc đâu là dàn cảnh. Giáo hội dạy chúng ta hăy luôn dè dặt  trước những cái gọi là “phép lạ” để không bị phê phán là nhẹ dạ, dễ tin,  cuồng tín hoặc mê tín.

  

 Thánh Thể Và Lời Chúa

NIỀM TIN BẬT NÓC BẬT  TƯỜNG
 (Mc 2, 1-12)

Đức tin là điều cần  thiết để được cứu độ và bảo đảm hạnh phúc cho cuộc sống mai sau.

Lạy Chúa Giêsu, qua bài  Tin Mừng hôm nay, chúng con nhận thấy rằng những người dân thành  Ca-phác-na-um có một đức tin thật mănh liệt. Trong số họ, có những người  chưa từng gặp Chúa một lần, thế nhưng qua lời người khác kể lại, và cụ  thể qua việc chứng kiến các phép lạ Chúa làm, họ đă tin tưởng tuyệt đối  vào Chúa và quyền năng của Người. Đức tin của họ đă đủ mạnh để không ǵ  có thể cản được việc họ thể hiện đức tin của ḿnh một cách công khai.  Hành động rỡ mái nhà của họ để đưa người bại liệt lại gần Chúa, đă minh  chứng cho đức tin vững mạnh của họ. Đức tin của anh chị em dân thành  Ca-phác-na-um thật đáng cho chúng con noi gương.

Thế nhưng bên cạnh đó,  những kinh sư, là những người thông thạo sách luật và hiểu biết Thánh  Kinh, họ lại không tin và chẳng chịu đón nhận Chúa, khi chứng kiến những  phép lạ Chúa làm. Con mắt thể xác của họ đang nh́n thấy Chúa, nhưng mắt  tâm hồn th́ họ lại không nhận ra Ngài. Con mắt đức tin của họ đă trở nên  mù ḷa.

Trước thái độ của những  người Ca-phác-na-um và cả thái độ của những kinh sư, những người không  tin Chúa, chúng con tự chất vấn xem đức tin của ḿnh đă mạnh đến đâu.  Chúng con thấy rằng, ngày hôm nay đức tin của người Kitô hữu chúng con  đang bị thử thách và thậm chí có nhiều người đức tin đă bị lung lạc.  Trào lưu hưởng thụ và những thử thách gặp phải trong cuộc sống đă khiến  nhiều người đặt ra câu hỏi “liệu có Thiên Chúa thật chăng ?”. Đồng tiền  và danh vọng đă khiến nhiều Kitô hữu sẵn sàng đánh đổi đức tin để có  được những thứ đó. Việc trượt dài trên con đường tội lỗi và sa vào các  tệ nạn xă hội đă khiến không ít bạn trẻ Công Giáo không c̣n cảm thức về  tội và gần như không hiểu thế nào là đức tin thật. Có người đức tin đă  trở nên quá yếu ớt và cằn cỗi v́ đă lâu không được đón nhận các bí tích,  là nguồn mạch nuôi dưỡng và làm cho đức tin trở nên vững mạnh. Có nhiều  anh chị em đă bỏ lễ lâu ngày và gần như quên hẳn việc lănh nhận các bí  tích.

Lạy Chúa Giêsu, chúng  con cảm tạ Chúa v́ tuy có nhiều người đức tin đă trở nên nguội lạnh và  khô cằn, th́ bên cạnh đó vẫn c̣n nhiều anh chị em tín hữu vẫn giữ một  niềm tin vững vàng vào Chúa : một đức tin không nghi ngờ và một ḷng tín  thác vào Chúa cách trọn vẹn. Đức tin vững mạnh của họ đă được minh chứng  trong cuộc sống. V́ tin, mà nhiều người dám xả thân phục vụ những người  nghèo đói, cùng cực nhất trong xă hội, và nhiều anh chị em, trong đó cả  các bạn trẻ sẵng sàng đánh đổi tiền bạc và địa vị trong xă hội, sẵng  sàng từ chối tham gia các cuộc vui chơi lăng phí, để bảo vệ đức tin. Nhờ  có đức tin vững mạnh, mà những khi gặp phải thử thách lớn lao, những  bệnh tật hay những lúc cùng cực nhất trong cuộc sống, họ vẫn trông cậy  tuyệt đối vào t́nh thương và sự quan pḥng của Thiên Chúa. Đức tin của  họ đă được cụ thể hóa bằng việc làm. Những người đó chẳng đâu xa, mà là  những anh chị em, những người hàng xóm mà chúng ta vẫn thường gặp.

Lạy Chúa Giêsu, chúng  con ước mong rằng mỗi Kitô hữu chúng con đều có một đức tin vững mạnh,  để trong bất cứ mọi hoàn cảnh, chúng con vẫn tin tưởng tuyệt đối và  tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa Duy Nhất của chúng con. Và chúng con luôn  sẵn sàng minh chứng cho niềm tin bằng hành động và chia sẻ niềm tin ấy  cho người khác.

Xin Chúa giúp mỗi người  chúng con luôn biết t́m đến Thánh Thể Chúa như là nguồn sức mạnh nuôi  dưỡng đời sống đức tin của ḿnh. Xin Chúa thêm sức cho những người đức  tin đang bị thử thách luôn cậy trông và phó thác vào sự quan pḥng của  Chúa. Những người đức tin đă bị sói ṃn và bị tổn thương biết t́m đến  nguồn ân sủng qua các Bí Tích nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà  Giải để được chữa lành. Amen.