Năm B

 
 

LỄ CHÚA BA NGÔI NĂM  B
 
 
 Đnl 4,  32-34 . 39-40 / Rm 8,14-17 / Mt 28, 16-20    
 

An Phong op: Huyền nhiệm của sự gắn bó

Fr. Jude Siciliano, op: Thiên Chúa Ba Ngôi là ai?

Fr. Jude Siciliano, op: Mầu nhiệm t́nh yêu khôn tả

G. Nguyễn Cao Luật, op: Hăy nói cho muôn dân

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op: Mầu nhiệm hiệp thông

Như Hạ, op: Thừa kế

Lời Chúa và Thánh Thể: Sống trong t́nh yêu Ba Ngôi Thiên Chúa

Philipphê Văn Chánh: Lễ Chúa Ba Ngôi

G. Nguyễn Phong Phú, op: Anh em hăy đi rao giảng cho họ thành môn đệ

Jude Siciliano, op: Hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ

 


An Phong,  op  

  Huyền Nhiệm Của Sự Gắn  Bó
 
 Mt 28, 16-20

  Hôm nay, Hội thánh long  trọng tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, là Con và là Thánh Thần, một Thiên  Chúa nhưng có Ba Ngôi. Hơn nữa, nhân danh Thiên Chúa ba Ngôi, Hội thánh  có sứ mạng đến với muôn dân, làm cho họ trở nên môn đệ Đức Giêsu và lănh  nhận bí tích Thanh tẩy.

 Chúa Ba Ngôi được biểu  thị bằng một ṿng tṛn, trong đó có một tam giác đều. Biểu tượng này  diễn tả sự bằng nhau, sự duy nhất : Ba nhưng là Một, Một mà lại là Ba.  Bất cứ điểm nào nơi ṿng tṛn cũng đều là khởi điểm và là tận điểm của  đường tṛn. H́nh tam giác, được nh́n dưới mọi góc cạnh, vẫn đều y  nguyên, không có ǵ thay đổi hay khác nhau. Cha, Con và Thánh Thần đều  bằng nhau, đều duy nhất, gắn bó mật thiết với nhau.

 Quả là khả năng của con  người rất giới hạn khi muốn hiểu và diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi. Dường như  trong ngôn ngữ chúng ta, Cha th́ hơn Con; dường như chúng ta không thể  tưởng tượng ra thế nào là "một" mà lại "ba"… Nhưng dù thế nào đi nữa,  điều chính yếu của mầu nhiệm Thiên Chúa ba Ngôi vẫn chỉ là mầu nhiệm  T́nh yêu.

 Trong một Thiên Chúa,  Cha - Con - Thánh Thần gắn bó yêu thương (hướng nội). Và Thiên Chúa yêu  thương nhân loại, nên đă tạo dựng vũ trụ và con người (hướng ngoại). Đó  là hai chiều kích của t́nh yêu mà chỉ nơi Thiên Chúa mới có.

 Con người chỉ có hành vi  hướng ngoại, là yêu thương ai khác ḿnh; c̣n nếu hướng nội th́ lại là  ích kỷ (yêu ḿnh). Như thế, Kitô giáo luôn kêu gọi sống và đáp trả t́nh  yêu Thiên Chúa bằng cách yêu thương đồng loại.

 Hơn thế nữa, lời mời gọi  đến với muôn dân, làm cho họ trở nên môn đệ của Đức Giêsu, đó là lời mời  gọi thực thi t́nh yêu Kitô giáo nhân danh Chúa Ba Ngôi. Con người là  h́nh ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, nên luôn khát vọng được sống trong t́nh  yêu. Mọi người cần được ch́m ngập trong mầu nhệm T́nh Yêu, lănh nhận  phép Rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, phép Rửa T́nh yêu.

 Ngày lễ Chúa ba Ngôi là  dịp để chúng ta suy nghĩ lại về phép Rửa T́nh yêu đă được lănh nhận.  Phép rửa đó chẳng phải là sức mạnh biến đổi đời sống người kitô hữu  trong t́nh mến Chúa yêu người đó sao ?

 Lạy Chúa Giêsu,
 Chúa đă làm người như chúng con,
 để chúng con được làm con Thiên Chúa.
 Nhờ Ḿnh Thánh Chúa nuôi dưỡng,
 xin cho chúng con biết góp phần xây dựng đời sống
 theo h́nh ảnh cộng đồng yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa.

 
   Jude  Siciliano, op (Chuyển ngữ FX  Trọng Yên, OP)

 Thiên  Chúa Ba Ngôi, Ngài Là Ai ?
  Mt 28, 16-20

  Anh  chị em thân mến,

  Tên ngày lễ hôm nay có thể khó hiểu cho giáo dân và cho cả  người giảng lễ. Ngày hôm nay, chúng ta không chỉ mừng một tín  điều quan trọng của Giáo Hội mà còn thờ phượng tín điều ấy  khi chúng ta họp nhau cử hành Phụng vụ. Hôm nay cũng không phải  là ngày để giảng giáo lý về vấn đề tại sao Một Thiên Chúa  lại có ba ngôi vị, và ba tên khác nhau. Tôi cũng không có ý  định dùng cỏ tam diệp, rồi phân tách ra để giảng vì sao Thiên  Chúa lại có thể là ba trong một cùng một lúc.

  Có người nói "Hễ ai nói về Chúa Ba Ngôi thì nên nói đến cây  Thánh giá của Chúa Giêsu thay v́ nói những mầu nhiệm khó hiểu ở trên  trời" (rất tiếc, không còn nhớ ai đã nói câu nầy). Các Kitô hữu  hiểu biết Thiên Chúa qua kinh nghiệm đời sống của mình, những  điểm  chúng ta nên chia sẻ với Chúa là sự đau khổ và cây Thập  giá. Tôi biết một bà đã 56 tuổi. Bà rất thương mến gia đình  và gia đình cũng rất yêu thương bà. Các người con xem bà như là  một giềng mối liên kết mọi người trong gia đình. Bà bị đau lưng  khủng khiếp, và phim X quang cho biết bà ta bị nứt một đốt xương  sống. 

  Đến khi giải phẫu, bác sĩ mới biết bà bị ung thư, và hơn nữa,  qua xét nghiệm, bệnh đã di căn đến phổi. Cô con gái bà gọi cho  một người bạn khóc nức nở và nói rằng "Tại sao Thiên Chúa lại  để mẹ tôi như vậy?" Đó là câu hỏi mà chúng ta thường nghe trong  những trường hợp khó khăn và biết đâu đó cũng là câu hỏi của  chúng ta khi gặp nhiều trường hợp khó khăn tương tự trong đời  sống của chúng ta, cũng như lúc gặp những rối loạn trong đời  sống đức tin. 

  Đó mới thật sự là câu hỏi về Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là ai?  Thiên Chúa chúng ta như thế nào? Đó không phải là câu hỏi về  tín điều hay những điều bí ẩn trên trời. Trong vườn  Giết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu nghĩ đến khổ hình mà Ngài sẽ phải  chịu, để rồi run sợ thưa với Chúa Cha: "Cha ơi, nếu được, xin cất  cho con khỏi chén này…". Nhưng Ngài muốn chịu đựng cùng với  chúng ta, nên tự chuốc lấy đau khổ ấy. Nếu Ngài cất được chén  đắng ấy, chắc chúng ta sẽ thấy cô độc trong cuộc chiến đấu  với khổ đau ở thế gian này. Trái lại, nhờ sự vâng phục của  Ngài, Ngài luôn đồng hành với chúng ta trong mọi đau khổ từ  thể xác đến tâm hồn, vì Ngài đã không lạ gì với những khổ  đau ấy. Chúa Giêsu đã khóc, không phải chỉ vì sự đau đớn thể  xác, nhưng vì sự sầu khổ trong tâm hồn trên Thập giá như lời  Kinh Thánh đã nói. 

  Trong Kinh Thánh, không có chuyện Thiên Chúa gởi đau khổ đến để  thử thách đức tin của chúng ta; có cha me nhân từ nào lại nỡ  làm điều này với con cái mình; và chúng ta tin thật Thiên Chúa  thương yêu chúng ta, vì chúng ta là con cái của Người chăng?  Trong thơ gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phaolô đã nhắc là "Thần khí  làm cho anh em nên nghĩa tử ..."(Rm 8, 15).

  Trong Kinh Thánh không có ghi chép điều gì để an ủi những người  đau khổ vì "Thiên Chúa không bao giờ gởi cho chúng ta những đau  khổ quá sức chịu đựng của chúng ta". Khi nói những điều này,  tôi cứ nghĩ Thiên Chúa đang nhìn và muốn thử thách đức tin một  người nào đó, nhưng không đến nỗi nặng nề cho lắm. Thật là  một Thiên Chúa khó khăn! Đó không phải là Thiên Chúa Ba Ngôi mà  chúng ta mừng ngày hôm nay. Một lời khác: "Thiên Chúa chỉ giúp  cho những ai đã tự giúp mình". Tôi nghe câu nói này không biết  bao nhiêu lần rồi khi nghe trong nhóm học Thánh Kinh muốn diễn  tả về Thiên Chúa. Họ nói câu ấy được đọc từ trong Thánh Kinh.  Vậy, nếu chúng ta tự giúp mình được thì cần gì đến sự giúp  đỡ của Thiên Chúa? Khi chúng ta đang chống chọi với đau khổ và  cảm thấy cô đơn, chúng ta sẽ không cần đến Thiên Chúa giúp nữa,  vì chúng ta đã tự cố gắng giúp mình rồi mà!.

  Không đâu, đời sống có biết bao thử thách, đôi khi nặng nề hơn  sức chịu đựng của chúng ta. Thiên Chúa là Đấng giúp chúng ta  chịu khó gánh vác những đau khổ ấy. Không phải Ngài chỉ giúp  chúng ta tự làm được mà thôi, nhưng Ngài còn giúp chúng ta có  thể chịu đựng mạnh hơn khi gặp đau khổ, nhờ đó được trưởng  thành hơn. Đó chính là Chúa Ba Ngôi mà Chúa Giêsu gởi đến để  giúp các Môn đệ Ngài đi khắp cùng thế giới để rao giảng Tin  mừng.

  Khi Chúa Giêsu gởi các Môn đệ ra đi làm phép Rửa nhân danh "Chúa  Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần", Ngài cho chúng ta biết: Thiên  Chúa, Đấng tạo dựng, nguồn mạch sự sống; Đấng thương yêu những  tạo vật Ngài đã dựng nên. Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người như  chúng ta, Ngài cùng sống với chúng ta cho đến chết và đã sống  lại. Chúa Thánh Thần, nguồn trợ lực của Thiên Chúa mà Chúa  Giêsu ban cho chúng ta hôm nay, để chúng ta hiệp thông cầu nguyện  và vui mừng.

  Vậy Chúa Ba Ngôi là như thế nào? Chúa Giêsu đã nói với chúng  ta "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế"(Mt28, 20). Ngài đã  cho chúng ta khái niệm về Thiên Chúa. Vậy khi có ai gọi chúng  ta để than văn rằng "Tại sao Chúa lại làm như vậy cho tôi? Tôi đã  làm gì để phải chịu khổ cực như thế này?". Chúng ta có thể  trả lời như với người phụ nữ tôi đã kể ở trên là "Tôi không  hiểu hết những điều này. Nhưng tôi biết Thiên Chúa không đặt  những điều đó trên mẹ cô. Thiên Chúa ở với chúng ta và chính  Chúa cũng đã cùng khóc với chúng ta". Câu trả lời này do một  cô bạn trẻ tốt nghiệp trung học, có ba người con. Cô đang nách  con bên hông và trả lời cho bạn mình. Đấy, cô ấy là một nhà  thần học, giải thích về Thiên Chúa Ba Ngôi một cách dể hiểu  như thế. 

  
 Fr. Jude Siciliano, OP.

  Mầu Nhiệm t́nh yêu Khôn Tả
   (Mt 28, 16-20)

  Thưa quư vị.

  Kinh thánh không dậy dỗ chuyên biệt về Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngay cả từ  “Ba Ngôi” cũng không lần nào xuất hiện trong đó. Bởi vậy tín điều “Ba  Ngôi” có một lịch sử đầy sóng gió. Đúng thế, làm sao mô tả được điều mà  không thể mô tả? Điều mà luôn luôn vượt ra ngoài ngôn ngữ loài người?  Mầu nhiệm trên hết mọi nhiệm mầu? Khi công thức tín điều được dần dần  h́nh thành trong nhiều thế kỷ, th́ những từ như “ngôi vị” (person), “bản  thể” (substance), “yếu tính” (essence) và “mô thể” (hypostasis)… được  dùng theo nghĩa mà Kinh Thánh không hề biết tới, kể cả các tác giả thánh  thư. Trong thời gian đó người ta dậy dỗ mầu nhiệm “Ba Ngôi” bằng loại  suy và ẩn dụ.

  Cho nên bài thuyết giảng hôm nay tôi không dùng những từ ấy, theo lời  khuyên khôn ngoan của nhà thần học lỗi lạc, Catherine Mowry LaCugna. Tác  giả nói rằng các bài đọc của Thánh lễ Chúa nhật này cung cấp đầy đủ ư  tưởng để rao giảng về mầu nhiệm Ba Ngôi, không cần t́m kiếm đâu xa.  Nhưng phải quy chiếu về tín điều Thiên Chúa Cứu Chuộc, qua Đức Kitô,  trong quyền năng Thánh Thần, và những hệ quả của nó ở cuộc đời người tín  hữu, chứ không nên dùng các công thức thần học hoặc các lư thuyết chuyên  môn của một vị thánh nào, như thánh Augustino hay các công đồng trong  Giáo hội. Phụng vụ của Hội thánh chủ yếu là các nghi thức trang trọng,  cử hành những biến cố của nhiệm cục cứu độ, cho nên thuyết giảng trong  lễ Chúa Ba Ngôi phải tập trung vào thực tại cụ thể của ơn thánh và t́nh  yêu thần linh trong việc cứu chuộc loài người. Không nên lang thang ra  các nội dung khác. Đó là điều tôi nghe theo ở bài suy niệm này, tức khai  triển như tác giả LaCugna nói: “Nguồn rao giảng phong phú” từ các bài  đọc Kinh thánh và phụng vụ của ngày lễ.

  Khi ông Môsê muốn dân Do thái suy gẫm về bản tính Thiên Chúa, th́ ông  kêu gọi họ nhớ lại những công việc kỳ diệu Ngài đă thực hiện cho họ. Họ  sẽ nhận ra Thiên Chúa ấy là Thiên Chúa nào khi cảm nhận được bàn tay  Ngài hành động v́ lợi ích của tuyển dân. Ông nhấn mạnh “chẳng có thần  nào khác, giống như Thiên Chúa của anh em” đă làm những việc lạ lùng để  bênh vực anh em, chẳng có thần nào khác đă nói với anh em như Thiên Chúa  đă nói qua tôi tớ Ngài là Moisen. Thiên Chúa mà họ nhận biết, tôn thờ  không ở xa, ở trên họ. Nhưng đang ngự giữa họ, tuyển chọn họ trong các  quốc gia, giải phóng họ khỏi kiếp nô lệ Ai-cập. Thiên Chúa đă phán  truyền và họ đă nghe tiếng Ngài. Ngài đă giang cánh tay mạnh mẽ, quyền  năng bênh đỡ họ. Moisen, trong từ ngữ của tác giả LaCugna, đă kêu gọi  tuyển dân tập chú ư vào những “thực tại cụ thể của ơn thánh và t́nh  thương thần linh” mà họ từng kinh nghiệm.

  Cùng một cách thức như vậy, hôm nay chúng ta cử hành mầu nhiệm Thiên  Chúa Ba Ngôi, Đấng đă thực hiện trong vũ trụ điều mà không quyền năng  nào dưới gầm trời có thể làm: tuyển chọn chúng ta, yêu thương chúng ta  mà không cần điều kiện công nghiệp hoặc thành tựu về phần chúng ta, tập  hợp chúng ta thành một dân tộc biết kính tin, đồng hành với chúng ta qua  mọi thời đại và cư ngụ giữa chúng ta, cả khi sóng gió nổi lên chống đối.  Chính Thiên Chúa, ngay từ khởi thuỷ tuyển chọn dân Israel, vẫn hằng giơ  tay mời gọi mọi người trong Thánh lễ này, như Moisen xưa, phải nhận biết  và để tâm suy xét : “Trên trời cao cũng như dưới đất thấp chỉ có Đức  Chúa là Thiên Chúa, chứ không c̣n thần nào khác.” (4,39). Như vậy bằng  những lời tuyên bố đó, tiên tri Moisen hôm nay cũng kêu gọi chúng ta  nhiệt thành cử hành việc tôn thờ Thiên Chúa, Đấng đă tuyển chọn chúng ta,  ngự giữa chúng ta và sẽ không bao giờ rời xa Hội thánh nữa.

  Để có thể luôn tưởng nhớ Đức Chúa Trời, như ông Moisen đề nghị, chúng ta  phải nh́n lại toàn cảnh cuộc đời ḿnh, nhặt ra những giây phút khủng  hoảng cay đắng nhất, những thử thách ghê gớm nhất và nhớ lại Thiên Chúa  đă nâng đỡ chúng ta ra sao ! Ngay cả nhiều lúc chúng ta phản bội, Ngài  vẫn giang rộng cánh tay yêu thương trên chúng ta. Hôm nay cũng phải cử  hành việc tưởng nhớ đến ḷng yêu mến, bạn bè, hàng xóm, láng giềng và  muôn vàn người khác bao bọc chúng ta. Họ cũng là bằng chứng cụ thể Thiên  Chúa dùng để tỏ ḷng Ngài thương yêu. Thật dịu dàng khi nghĩ đến những  tâm hồn cao thượng đó. Qua họ mà Thiên Chúa tỏ ḷng yêu thương ḿnh. Nhờ  bản văn này các tác giả muộn thời thiết lập nên nền thần học độc thần,  sáng ngời qua mọi thời đại. Nhưng hôm nay, bài đọc một hẳn lôi kéo tâm  trí mọi người vào việc thờ phượng Thiên Chúa cho phải lẽ, đúng đạo, và  giúp đỡ chúng ta luôn ghi nhớ và tuyên xưng cùng với Moisen, tuyển dân,  toàn thể nhân loại: “Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Người ra  chẳng c̣n thần nào khác”. Nếu như có ai yêu cầu chúng ta giải thích “Ba  Ngôi” là ǵ, chúng ta chỉ có thể trả lời: “Dạ, chịu thua, nhưng xin để  tôi kể cho ngài nghe về “kinh nghiệm Ba Ngôi”. Bởi lẽ đó là điều tôi cảm  nghiệm được trước nhất trong cuộc sống ḿnh”.

  Bài đọc Tin mừng thật ngắn gọn, trích từ Phúc âm thánh Mattheo, gần  tương tự như kết thúc của thánh Marcô, Chúa sai Mười một Tông đồ đi rao  giảng Tin mừng, làm phép rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh  Thần, dạy dỗ thiên hạ tuân giữ các điều Ngài truyền, nhưng bối cảnh th́  vẫn c̣n mơ hồ. Thánh Mattheo cũng kết thúc Tin mừng của ông và tỏ ra  nhất quán, những chi ông viết trong toàn thể nội dung, th́ lúc này ông  tóm gọn lại: ông đă nhấn mạnh sự hiện diện của Chúa Giêsu với nhóm môn  đệ và ngay từ thuở ban đầu ông gọi Chúa là Emmanuel=Thiên Chúa ở cùng  chúng ta (1,23) th́ giờ đây Chúa sắp rời bỏ các môn đệ, nhưng vẫn xác  định sự có mặt của Ngài là Emmanuel: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho  đến tận thế.” (28,20). Với xác nhận này, quả thật Ngài hiện diện với họ  trong công tŕnh truyền giáo, sai họ đi “làm cho muôn dân trở thành môn  đệ Ngài.”

  Sớm hơn nữa, ở đoạn 10, Ngài truyền cho họ chỉ đến với những con chiên  lạc nhà Israel (6,7), khởi sự từ Giêrusalem. Tuy nhiên, thánh Mattheô đă  cho chúng ta vài ám chỉ về sự mở rộng phạm vi truyền giáo này. Thí dụ  trong gia phả Chúa Giêsu, thánh nhân đă gồm cả các đàn bà ngoại giáo vào  nhóm tổ phụ Đức Kitô (1,13). Rồi đến các nhà chiêm tinh từ phương đông,  các người lính La-mă chấp nhận đức tin, người đàn bà xứ Canaan, khi khởi  công sứ vụ ở miền Galilea, vùng Dơvulun và Naptali, thánh Mattheô gọi là  “đất của dân ngoại” (4,15), nhưng bằng chứng quyết định có lẽ là lúc  thánh nhân mô tả cuộc phán xét cuối cùng (25,32). Lúc ấy mọi dân nước sẽ  được gọi đến trước tôn nhan Chúa Giêsu để chịu phân xử về các việc lành,  dữ. Tiêu chuẩn không thuộc về tuyển dân hay một quốc gia nào, mà là cách  đối xử với kẻ nghèo khó, bần cùng, đói khát…

  Cho nên chẳng lạ ǵ lời căn dặn cuối cùng của Chúa Giêsu là đi rao giảng,  rửa tội và dậy dỗ muôn dân cho đến mút cùng trái đất. Chẳng có ranh giới  nào trước mặt các môn đệ để không được giảng thuyết. Sứ điệp là cho mọi  người, mọi nơi, mọi thời đại. Mục tiêu căn bản là phép thanh tẩy và các  hệ quả tiếp theo. Người đă được rửa tội phải tuân giữ “mọi điều Thầy đă  truyền dậy cho anh em.” Chúa Giêsu muốn các môn đệ sống đích thực giới  răn mới “yêu thương” và niềm hy vọng to lớn của giới răn đó. Họ phải  sống như những công dân của một vương quốc mới, gồm toàn những anh chị  em của cùng một Cha và lệ thuộc vào ḷng thương xót của Thượng Đế khi  đón nhận những linh hồn đói khát công chính và ơn cứu độ.

  Lúc các môn đệ hội họp với Chúa Phục sinh ở Galilêa, họ nhận ta vẻ nhiệm  mầu nơi Ngài, họ thờ lạy, nhưng vẫn c̣n chút hoài nghi. Âu đó cũng là  bài học đầy an ủi cho mọi tín hữu, bởi biết rằng, cũng như ḿnh, họ  chẳng phải đă hoàn toàn thánh thiện. Chúng ta vẫn c̣n có đám mây nghi  hoặc khi tham dự thánh lễ, cầu nguyện, chia sẻ bánh thánh, thờ lậy Chúa  sống lại. Chúng ta cũng vẫn chưa hoàn toàn trong sạch, thánh thiện. Tuy  nhiên niềm nghi nan đó không ngăn cản họ trở thành đại sứ của Chúa Giêsu  khắp thế gian. Ngài đoan hứa với họ, không bỏ mặc họ một ḿnh mà luôn  luôn hiện diện bên cạnh họ, tiếp tục làm Emmanuel : “Thầy ở cùng anh em  mọi ngày cho đến tận thế…” Đó là lư do căn bản để mọi tín hữu phải luôn  sống thánh thiện, điều cốt yếu của Nước trời trong Phúc âm thánh Mattheô.

  Tất cả những ai được Chúa sai đi, cá nhân hay cộng đoàn, phải luôn nghi  nhớ điểm đó. Chúa mong đợi chúng ta tiến triển trong đời siêu nhiên, ăn  ở nghèo nàn trong nếp sống, kháo khát lớn mạnh trong t́nh yêu, kính  trọng quyền lợi, nhân vị tha nhân, xót thương kẻ thù địch, đơn thành dấn  thân hầu việc Chúa và sẵn sàng chấp nhận bách hại, thử thách v́ danh Đức  Kitô. Chúa đ̣i hỏi sự đáp ứng của chúng ta phải hoàn toàn, không những  trong hành vi tôn giáo bên ngoài mà c̣n thanh sạch từ tâm ư và thái độ.  Bởi chúng ta phải hướng dẫn thế giới hành động lành thánh như Ngài đă  hành động, khôn ngoan như Ngài đă nêu gương, bố thí cho kẻ nghèo khổ,  tỉnh thức trong ăn chay cầu nguyện. Điểm cốt lơi của các lời Chúa Giêsu  truyền dạy là hành động v́ yêu mến (7,12). Cuối cùng chúng ta chỉ chịu  phán xét tuỳ vào sự kiện đă yêu mến ra sao? (25,31).

  Tóm lại khi nh́n lên bầu trời với những trăng sao lấp lánh, chúng ta ngỡ  ngàng thán phục vẻ đẹp của thiên nhiên. Chúng ta thờ lạy quyền năng bao  la của Thượng đế và trong lễ Ba Ngôi hôm nay chúng ta tự đặt cho ḿnh  câu hỏi bản tính Thiên Chúa là ǵ? Cả hai bài đọc 1 và 3 của thánh lễ  trả lời cho linh hồn rằng Thiên Chúa chẳng ở đâu xa, chẳng ngự trên cao,  siêu việt khỏi loài người mà luôn hành động mạnh mẽ trong nhân loại, v́  nhân loại. Ngài gần gũi và thân mật với mỗi người. Ngài đă đi vào thế  giới để mở mắt cho chúng ta xem thấy bản tính yêu thương của Ngài. Trong  Đức Kitô Ngài giải thoát chúng ta khỏi ṿng tội lỗi và tất cả những chi  chia rẽ cộng đồng nhân loại. Chúa Giêsu đă sai phái các môn đệ đi rao  giảng, và qua thần khí, Ngài vẫn nói với trái tim họ Tin mừng cứu rỗi.  Ngài hướng dẫn họ, thêm sức mạnh để họ đủ khả năng rao giảng Tin mừng  cho kẻ khác. Đúng thật, Thượng đế là Tạo hoá toàn năng, quyền phép, chúa  tể các tầng trời. Nhưng có một điều lạ lùng hơn nữa, qua lời dạy của  Chúa Giêsu và qua Thần khí mách bảo, Thiên Chúa ấy luôn về “phe” với  nhân loại một cách đầy yêu thương và bất biến. Amen.

  
 Nguyễn  Cao Luật, op

 Hăy Nói Cho  Muôn Dân
  Mt 28, 16-20

 Mầu nhiệm sống động Cựu  Ước chưa có mạc khải rơ ràng về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Điều này  cũng dễ hiểu: dân tộc được tuyển chọn đang chú tâm đến giáo lư một Thiên  Chúa duy nhất, và bất cứ một t́m hiểu nào liên quan đến lănh vực này đều  bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, trong khi tuyên xưng niềm tin "một Thiên Chúa  duy nhất", dân Ít-ra-en không bao giờ chủ trương "một Thiên Chúa đơn  độc". Họ không t́m hiểu về khía cạnh mầu nhiệm Thiên Chúa, nhưng luôn  cảm nhận cách sống động Thiên Chúa vẫn đang đối thoại với thế giới, với  con người, và nhất là với dân được tuyển chọn : Người đang hiện diện với  họ qua giao ước Người đă lập.

 Chỉ nơi đức Giêsu phục  sinh, Tân Ước mới hiểu được phần nào mầu nhiệm sự sống thâm sâu nơi  Thiên Chúa. "Thầy đă được trao toàn quyền trên trời dưới đất." Qua câu  nói này của Đức Giêsu, Hội thánh thời sơ khai nhận ra rằng Thiên Chúa đă  cho Đức Giêsu chỗi dậy từ trong cơi chết, và đặt Người ngự bên hữu, đồng  thời giao cho Người quyền lănh đạo trên mọi tạo vật. Cũng từ đây Hội  thánh tuyên xưng mối liên hệ chặt chẽ giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa, Đấng  ban sự sống cho kẻ chết : Đức Giêsu cũng ngang hàng với Thiên Chúa.

 Bí tích Thánh Tẩy đưa  người tín hữu vào một cuộc vượt qua đích thực. Họ tuyên xưng niềm tin  vào một Thiên Chúa duy nhất, nhưng lại là một Thiên Chúa Ba Ngôi. Nói  thế, bởi v́ đặc trưng của bí tích Thánh Tẩy Kitô giáo là một phép rửa  trong Thánh Thần, không thể có niềm tin thực sự vào Chúa Cha và Chúa  Con. Chính v́ vậy, phép rửa nhân danh Đức Giêsu dần dần trở thành phép  rửa "nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Công thức này cho  thấy cuộc đời và hoạt động của Đức Giêsu chính là hoạt động và sự sống  của Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.

 Sau thời các Tông Đồ,  Hội Thánh không ngừng học hỏi về ư nghĩa cơ bản của ḿnh : phát xuất từ  Chúa Ba Ngôi, Hội Thánh có nhiệm vụ dạy cho con người biết họ là con cái  Thiên Chúa và họ phải sống xứng đáng với danh hiệu ấy.

 Làm phép rửa cho muôn  dân

 Trong ngày lễ mừng kính  Thiên Chúa Ba Ngôi, phụng vụ chọn phần cuối của Tin Mừng Mát-thêu, bởi  v́ trong đó có ghi lại công thức của bí tích Thánh Tẩy, và sứ mệnh Đức  Giêsu giao phó cho các môn đệ.

 * Thiên Chúa ở số nhiều

 Nhờ các kiến thức về  khoa học, mỗi ngày con người khám phá thêm về vũ trụ. Những khám phá này  chứng tỏ vũ trụ gồm nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đầy phức tạp. Trong  vũ trụ này, con người đóng vai tṛ trung tâm của cả hệ thống những liên  hệ : con người với chính ḿnh, với tha nhân và với thế giới.

 Thực tại huyền nhiệm về  Ba Ngôi Thiên Chúa không tŕnh bày về một vị sáng tạo đơn độc như thần  linh của các tôn giáo khác. Có lẽ h́nh ảnh này phù hợp hơn với toàn bộ  công tŕnh sáng tạo.

 Do đó việc chiêm ngắm  mầu nhiệm Ba Ngôi một sự mở ra hướng đến những tương quan rất khác biệt  nhau. Những tương quan này mỗi lúc một phong phú hơn nhờ t́nh yêu phát  xuất từ nguồn mạch nơi Thiên Chúa.

 * Người môn đệ bị giằng  co

 Đối với các môn đệ,  Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần vừa là đối  tượng của đức tin vừa là đối tượng của nghi ngờ. Theo Tin Mừng Mát-thêu,  mặc dù vẫn nhận ra Đức Giêsu, nhưng một vài người trong số các môn đệ  chưa hiểu rơ về Người.

 Nên nhớ rằng : Đức Kitô  hiện diện "mọi ngày cho đến tận thế" không phải là thực tại có tính áp  đặt, buộc con người phải chấp nhận. Trái lại, thực tại này là một con  đường, mỗi ngày một mở ra nếu người ta đi trên đó. Bởi v́ qua Đức Giêsu,  con người gặp gỡ với Thiên Chúa sống động, Thiên Chúa Ba Ngôi.

 * Các dân tộc

Thánh Mát-thêu ghi lại  lệnh truyền của Đức Giêsu bằng cách sử dụng từ ngữ "muôn dân" chứ không  sử dụng từ ngữ "con người" hay "nhân loại" : "Anh em hăy đi đến với muôn  dân… để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy."

Ở đây truyền giáo không  chỉ là dán lên mỗi người một nhăn hiệu, nhưng là làm cho mặc khải Kitô  giáo vang lên giữa muôn dân, tức là giữa những nền văn hoá, giữa những  tâm thức rất khác biệt nhau.

Do đó, làm phép rửa tức  là làm trào vọt lên sự sống, chứ không phải là tập họp con người dưới  cùng một quyền bính. Làm phép rửa chính là làm cho mặc khải về Thiên  Chúa Ba Ngôi vang vọng giữa những vực sâu khác biệt của con người và của  muôn dân.

Tiến lên phía trước

Tin Mừng Mát-thêu chấm  dứt với cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Đức Giêsu và các môn đệ. Theo tác giả  sách Tin Mừng, vào thời điểm quan trọng này, các tông đồ sụp lạy Đức  Giêsu, nhưng vẫn có mấy ông hoài nghi.

Trong cuộc gặp gỡ này  Đức Giêsu truyền cho các môn đệ : "Vậy anh em hăy đi…". Bây giờ không  phải là lúc đứng tại chỗ để đặt ra những câu hỏi chung quanh ngôi mộ  trống. Các môn đệ cần phải hiểu rằng phục sinh không phải là đích điểm,  nhưng là một khởi đầu. Tất cả những điều Đức Giêsu nói và làm, có thể  nói, chỉ có ư nghĩa như một cuộc chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu mới này của  các tông đồ, trong đó phục sinh mới chỉ là b́nh minh, c̣n cả một ngày ở  phía trước.

Cuộc phiêu lưu mới này,  không phải chỉ là của người Do-thái, những người đă kư kết giao ước với  Thiên Chúa, nhưng là tất cả mọi người : muôn dân.

Ngày nay, đôi khi chúng  ta tự nhận ḿnh là sở hữu chủ của lời mặc khải, những người nắm giữ "các  giới răn". Đức Kitô không kêu mời chúng ta trở thành những người thông  thạo giáo lư, nhưng là trở thành môn đệ, tức là những người giúp cho  người khác gặp gỡ Đức Giêsu Kitô như chúng ta đă gặp gỡ.

Đàng khác, Đức Kitô  không sai chúng ta đi thu nạp, nhưng là để làm phép rửa. Và làm phép rửa  trong Thánh Thần chứ không phải chỉ trong nước. Nhờ phép rửa này mỗi  người được Thiên Chúa nhận làm con, mỗi người nhận được tên của ḿnh.

Hội Thánh bắt đầu sứ  mạng ra đi của ḿnh từ cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu Phục Sinh với các môn  đệ ở Ga-li-lê. Cuộc ra đi này chỉ có thể thực hiện và đạt kết quả tốt  đẹp trong Thánh Thần.

Chỉ Thánh Thần mới có  sức mạnh để giật con người ra khỏi những nghi ngờ và thói quen. Chỉ ḿnh  Người ban hơi thở cho chúng ta có sinh khí để công bố Tin Mừng cả vào  lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Chỉ ḿnh Người là sức sống  mới trong phép rửa do Đức Kitô chịu khổ nạn và phục sinh thiết lập.

Cả Ba Ngôi Thiên Chúa  đều có mặt trong sinh hoạt của Hội Thánh: Thánh Thần hướng dẫn mọi công  cuộc truyền giáo, Chúa Con hiện diện trong thế giới và mở ra con đường  hướng về Chúa Cha. Như thế, trong mỗi mùa phụng vụ - Giáng Sinh, Phục  Sinh, Hiện Xuống, Thường Niên - chúng ta đều gặp gỡ Thiên Chúa rồi ra đi  loan báo Tin Mừng : sự chết đă bị đánh tan, Đức Kitô đă phục sinh.

Hăy nói cho muôn dân
 lời mà gió th́ thầm với tảng đá
 và biển cả nói với núi non.

Hăy nói cho muôn dân biết
 về tấm ḷng bao la vẫn thấm nhập cả vũ trụ.

Hăy nói cho muôn dân biết
 Thiên Chúa không chỉ là Đấng người ta tin,
 nhưng Người c̣n là chén rượu,
 là bữa ăn mọi người được chia sẻ,
 trong đó mọi người lănh nhận và trao ban.

Hăy nói cho muôn dân biết
 Người là kẻ thổi sáo lúc giữa trưa :
 tiếng nhạc vang lên khúc xa gần.
 …

Hăy nói cho muôn dân biết
 Thiên Chúa không chỉ là điều bạn nói ra
 và bạn vẫn chưa biết rơ về Người.
 …
 theo phụng vụ Pháp

 

Phạm Văn Phượng, op

  Mầu  Nhiệm Hiệp Thông
  Mt 28, 16-20

 Sau khi mùa Phục Sinh chấm dứt với đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống,  Giáo hội nh́n lại chương tŕnh cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong  lịch sử nhân loại và nhận ra rằng : nguồn  ơn cứu độ chính là Thiên Chúa  Ba Ngôi : Cha, Con và Thánh Thần. V́ thế, chúng ta hiểu tại sao ngày  Chúa nhật mùa Thường Niên tiếp ngay sau lễ Hiện Xuống, luôn luôn được  Giáo hội dành riêng để mời gọi người Kitô hữu suy niệm về mầu nhiệm  Chúa Ba Ngôi.

Trước hết, chúng ta có thể quả quyết : chúng ta không thể biết ǵ  về Chúa Ba Ngôi nếu chính Chúa Giêsu không dạy bảo cho chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu  đă không giảng bài nào, cũng không dùng h́nh ảnh nào để giải nghĩa cho  chúng ta về đời sống hiệp thông giữa ba ngôi, nhưng có những sự việc và  hoạt động cụ thể bày tỏ cho chúng ta biết có ba ngôi, hoạt động của từng  ngôi và đời sống hiệp thông giữa ba ngôi, dựa theo diễn tiến cuộc đời  Chúa Giêsu.

Công việc đầu  tiên trong Tin Mừng cho biết về Chúa Ba Ngôi là khi sứ thần Gáp-ri-en  đến báo tin cho Đức Ma-ri-a : “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền  năng Đấng Tối Cao sẽ che chở bà, v́ thế Hài Nhi bà sắp sinh ra sẽ được  gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Những lời đó cho chúng ta biết : Đấng  Tối Cao là Chúa Cha cùng với Chúa Thánh Thần sẽ lo cho Hài Nhi sắp sinh  ra là Đức Giêsu,  Con Thiên Chúa.

  Sau khi Chúa Giêsu  chịu phép rửa ở sông Gio-đan th́ trời mở ra, Thánh Thần như chim bồ câu  đậu xuống trên Ngài và có tiếng từ trời phán : “Đây là Con yêu dấu của  Ta” (Mt 3,16-17). Chim bồ câu chính Kinh Thánh đă cho biết là Chúa Thánh  Thần, c̣n tiếng từ trời cao là tiếng Chúa Cha xác nhận và giới thiệu Đức Giêsu  là Con Thiên Chúa.

Trong hội đường ở  Na-da-rét, Chúa Giêsu đọc Kinh Thánh  : “Thần Khí của Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi…” (Lc 4,18). Thần Khí là  Chúa Thánh Thần, c̣n tiếng “của Chúa” là Chúa Cha, cả hai sai Đức Giêsu đi loan báo Tin Mừng.

Khi 72 môn đệ đi  truyền giáo về vui mừng báo cáo kết quả, th́ Chúa Giêsu  được Thánh Thần tác động, nên phấn khởi thưa với Chúa Cha : “Lạy Cha, là  Chúa tể trời đất…” (Lc 10,21), có đầy đủ ba ngôi.

 Trong bữa tiệc  ly, Chúa Giêsu  hứa với các tông đồ : “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em  một Đấng Bào Chữa khác, đó là Thần Khí sự thật…” (Gio 14,16). Chúa Giêsu  xin Chúa Cha ban Đấng Bào Chữa là Thần Khi sự thật, nghĩa là Chúa Thánh  Thần cho các môn đệ.

Trước khi về  trời, Chúa Giêsu  truyền cho các môn đệ : “Rửa tội cho muôn dân nhân danh Chúa Cha, Chúa  Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19), nghĩa là làm phép rửa nhân danh Chúa  Ba Ngôi, để được hiệp thông với sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Ngoài ra, sách  Tin Mừng c̣n nói đến sự hiệp thông giữa Chúa Giêsu  với Chúa Cha trong việc cầu nguyện và thi hành ư Chúa Cha,  và sự hiệp thông giữa Chúa Giêsu  với Chúa Thánh  Thần như : “Đức Giêsu  được đầy Thánh Thần… và Thánh Thần dẫn vào hoang địa  (Lc 4,1), hoặc Chúa Giêsu thổi hơi vào các môn đệ và nói : “Anh em hăy nhận lấy Thánh  Thần” (Gio 20,22).

Qua những sự việc  và hoạt động diễn tả mối hiệp thông giữa ba ngôi như trưng dẫn trên,  Chúa Giêsu  cho chúng ta biết : có ba ngôi, ba ngôi cùng một bản tính, mỗi ngôi có  tương giao khác nhau với hai ngôi kia và có sứ mệnh riêng biệt, nhưng ba  ngôi không tách rời nhau trong bản tính cũng như trong hoạt động, nên ba  ngôi chỉ là một Thiên Chúa duy nhất chứ không phải ba Chúa. Như vậy,  chúng ta tin chỉ có một Thiên Chúa trong ba ngôi, và ba ngôi chỉ là một  Thiên Chúa, và có cùng một bản tính, nhưng ba ngôi khác biệt nhau thực  sự chứ không phải chỉ là ba danh hiệu. Mỗi ngôi có tương giao với hai  ngôi kia cùng thực hiện những công tŕnh sáng tạo và cứu độ, nhưng Ngôi  Con là Đức Giêsu  th́ nhập thể cứu chuộc, và ngôi Thánh Thần th́ nối tiếp công tŕnh cứu  chuộc của Chúa Giêsu, để đem mọi người về hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi.

Những điều trên  đây là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm về bản tính của Thiên  Chúa và cũng là tâm điểm của đức tin và đời sống người Kitô hữu. Quả  thực, chúng ta đă được rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi; tội lỗi chúng ta  được tha thứ nhân danh Chúa Ba ngôi; Vợ chồng kết hôn do sự chúc phúc  của Chúa Ba ngôi; Chúa Ba Ngôi hiện diện trong h́nh bánh khi chúng ta  rước lễ, v́ ở đâu có Chúa Con th́ ở đấy cũng có Chúa Cha và Chúa Thánh  Thần; chúng ta đón nhận sức mạnh của Chúa Ba Ngôi khi chịu phép Thêm  sức; linh mục ban phép lành cho chúng ta cũng nhân danh Chúa Ba Ngôi;  trên giường chờ đợi sự chết đến, linh mục phó linh hồn chúng ta cho Chúa  Ba Ngôi. Ngoài ra, Giáo hội c̣n dạy chúng ta trước khi làm hay sau khi  làm một công việc ǵ chúng ta hăy làm nhân danh Chúa Ba Ngôi, để cầu  xin, chúc tụng hay cảm tạ Chúa. V́ thế, Giáo hội tập họp chúng ta nhân  danh Chúa Ba Ngôi, Giáo hội khởi đầu và kết thúc mọi kinh nguyện nhân  danh Chúa Ba Ngôi, hoặc như ông Te-tu-liên nói : “Dầu khi thức dậy hay  đi ngủ, dầu khi ăn hay làm một việc ǵ, anh em hăy bắt đầu bằng dấu  Thánh giá”. Dấu Thánh giá là biểu hiệu mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

  Bất cứ điều ǵ đă gọi là mầu nhiệm, tức là đă khó hiểu rồi, về mầu nhiệm  Chúa Ba Ngôi lại càng khó hiểu hơn. Nhưng khó hiểu mà chúng ta vẫn tin,  tin vững chắc v́ chính Chúa Giêsu đă dạy cho chúng ta, và cũng v́ thế mà  mọi việc làm của chúng ta và cả cuộc sống chúng ta có ư nghĩa và có giá  trị. Xin Chúa cho chúng ta luôn tin vững chắc mọi điều Chúa và Giáo hội  dạy.

   
 Như  Hạ, op

  Thừa Kế
  Mt 28, 16-20

 Sống trong một thế giới  đầy thất vọng và sợ hăi, con người t́m đâu chỗ dựa vững chắc cho hiện  tại và tương lai ? Mầu nhiệm Ba Ngôi có thể mạc khải tất cả sự thật và  soi sáng cho con người vượt qua bóng tối trần gian.

MẦU NHIỆM LỚN NHẤT

Đức Giêsu đă mạc khải về  mầu nhiệm Ba Ngôi khi kêu gọi các môn đệ : làm phép rửa cho muôn dân  "nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần." (Mt 28:19) Đây là  một mầu nhiệm cao cả nhất được mạc khải rơ ràng nhất trong một công thức  vắn tắt nhất. Một chấm chót đă tóm lược toàn bộ mạc khải về Thiên Chúa  và con người. Thiên Chúa là Mầu nhiệm Tuyệt đối đă tự mạc khải và giao  tiếp với loài người nhờ Thánh Linh và qua lịch sử cứu độ. Nhờ ân sủng,  Thiên Chúa hiện diện và đi vào tận thâm cung ḷng người. Khi hiện diện  trong lịch sử cứu độ, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trở thành nhiệm cục  Thiên Chúa cứu độ. Vĩnh hằng hóa thành thời gian. Nhờ Thánh Linh, mạc  khải trở thành biến cố hiện tại. Đức Giêsu thành hiện thực cho cuộc sống  hôm nay.

Chính v́ thế, Đức Giêsu  mới sai các môn đệ đến với muôn dân và hứa "ở cùng anh em mọi ngày cho  đến tận thế" (Mt 16:20) để thực hiện công cuộc cứu độ đó. Nhờ Thánh  Linh, Người hiện diện và hành động với tất cả sức mạnh vô biên, v́ "Thầy  đă được trao toàn quyền trên trời dưới đất." (Mt 28:18) Với sức mạnh đó,  Giáo hội có thể hoàn thành sứ mệnh cứu độ một cách vẻ vang. Không ǵ có  thể cản trở bước chân người môn đệ đến với muôn dân. V́ chính Người hành  động trong họ, khi họ "nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh  Thần" (Mt 28:19) uốn nắn muôn dân "tuân giữ mọi điều Thày đă truyền."  (Mt 28:20) Trước bao quyến dũ trần gian, Kitô hữu không dễ dứt bỏ quyền  lợi mà nghe theo Lời Chúa. Phải có sức mạnh kinh hồn mới lôi họ ra khỏi  những đam mê tầm thường và dai dẳng. Sức mạnh đó chính là Thánh Linh.

Nhưng như thế không có  nghĩa họ phải dứt bỏ những bận tâm hằng ngày và những thăng trầm trong  cuộc sống trần gian để đạt tới một t́nh trạng đạo đức cần thiết cho sứ  mạng tông đồ, mặc dầu "Kitô hữu được kêu gọi nên thánh. Ơn gọi này bắt  nguồn từ bí tích thanh tẩy và canh tân bằng các bí tích khác, nhất là  bằng bí tích Thánh Thể." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 08/06/2003) Sự  thánh thiện tùy thuộc Kitô hữu có nhờ Thánh Linh mà sống trong Đức Kitô  hay không. Sự thánh thiện này vô cùng cần thiết cho sứ mạng cứu độ. Lư  do v́ chỉ trong Đức Kitô, họ mới có thể đi vào cuộc hiệp thông thân mật  với Thiên Chúa và với những ai đón nhận ơn cứu độ nhờ cái chết của Đức  Kitô. Chỉ trong cuộc hiệp thông này, người ta mới có thể t́m được một  ngôn ngữ diễn tả mầu nhiệm t́nh yêu Thiên Chúa cứu độ. Nói khác, sứ mệnh  cứu độ được hoàn thành trong cuộc hiệp thông lớn lao đó.

Sứ mệnh đó nhắm tới  "muôn dân". Chiều kích phổ quát này bao trùm mọi dân tộc và văn hóa. Sứ  mệnh đó phát xuất từ lời Thày chí thánh mời gọi: "Anh em hăy đi và làm  cho muôn dân trở thành môn đệ." (Mt 28:19) Phải "đi" ra khỏi nơi lối ṃn  và tới tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng. Không ra khỏi lối ṃn đó,  không thể thấy chiều kích lớn lao của sứ mệnh cứu độ. Thật vậy, sứ mệnh  này bắt nguồn từ tương quan Ba Ngôi. Chúa Con đă được sai đến trần gian  để ḥa giải nhân loại với Thiên Chúa và hiệp nhất mọi người với nhau.  Chúa Thánh Linh cũng được sai đến qui tụ các tín hữu thành một thân thể  để hiệp thông và thi hành sứ mệnh cứu độ như Đức Giêsu. Bởi đấy, Giáo  hội luôn hoạt động để làm cho mọi người tham dự vào mầu nhiệm cứu độ của  Đức Giêsu. Bản chất Giáo hội là truyền giáo, nghĩa là mời gọi mọi người  vào gia đ́nh Ba Ngôi, để từ đó họ cảm nhận và sống t́nh yêu Thiên Chúa  và chia sẻ với mọi người t́nh yêu huynh đệ.

Để hoàn thành sứ mệnh  đó, các môn đệ phải nỗ lực "dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thày đă truyền  cho anh em," (Mt 28:20) tức là giới răn t́nh yêu. Khi công bố Tin mừng,  họ gieo vào ḷng nhân loại hạt giống "tự do và tiến bộ … t́nh huynh đệ,  hiệp nhất và ḥa b́nh." (A.G. 8) Theo Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới  1971, "sứ mệnh dân Chúa là thăng tiến công lư trên thế giới." Bởi đấy,  Giáo hội cổ vơ và xây dựng ḥa b́nh.

TIN MỪNG : MỘT GIA TÀI  VÔ GIÁ

Chính Thánh Linh làm cho  Tin Mừng thấm sâu vào các cơ cấu xă hội và văn hóa. Tin Mừng trở thành  sức mạnh giải thoát lớn lao cho toàn thể nhân loại. Giáo hội góp phần  đem lại tự do như một giá trị lớn nhất cho nhân loại. Thật vậy, Kitô  giáo "đă góp phần tạo nên bản chất Âu châu. Chỉ cần đi thăm bất cứ thành  phố nào trên lục địa này, vào bất cứ bảo tàng viện nào, đọc bất cứ văn  chương quốc gia nào cũng thấy" sự đóng góp của Kitô giáo trong lịch sử  (Giorgio Salina : Zenit 11.06.2003).

Thực tế, người ta đang  muốn loại bỏ ảnh hưởng Kitô giáo bản dự thảo Hiến pháp Âu châu. Salina  lưu ư, ngay trong lời mở đầu, bản dự thảo khẳng quyết "Hiến pháp theo  tinh thần dân chủ v́ quyền lực không nằm trong tay thiểu số nhưng toàn  dân." (Zenit 11.06.2003) Thực ra họ không muốn nhắc đến Thiên Chúa, chứ  không phải nguồn gốc Kitô giáo mà thôi." (Giorgio Salina : Zenit  11.06.2003)

Ngay cả nước Pháp theo  tinh thần tục hóa cũng lên tiếng phản đối việc loại bỏ Kitô giáo ra khỏi  lời mở đầu bản dự thảo Hiến pháp Âu châu tương lai. Một nhà b́nh luận  chính trị, ông Bernard Guetta viết : "Khi bàn về nguồn gốc Kitô giáo Âu  châu, tôi nhận thấy Kitô giáo bị bỏ quên. Đó là một xỉ nhục đối với trí  thông minh. Với tư cách một người vô thần kiên định, tôi cương quyết  phản đối. Không nhắc tới gia tài Kitô giáo tại Âu châu tức là chối bỏ  chứng cứ lịch sử." (Zenit 12.06.2003) Mất gốc, Âu châu không thể đứng  vững và vươn lên được.

Muốn lấy lại bản sắc và  vị thế của ḿnh, Âu châu phải "tái khám phá và làm chứng cho mọi người  thấy căn tính Kitô giáo để cổ động những giá trị làm nền tảng cho ḥa  b́nh giữa các dân tộc, công b́nh xă hội và t́nh liên đới quốc tế. Nếu Âu  châu muốn liên kết con người và các dân tộc để sống ḥa hợp trong sự  kính trọng sâu xa và bao dung với nhau, lục địa này phải lấy Chúa Kitô  làm nguồn hứng khởi." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 11.06.2003) Chỉ có Đức  Kitô mới là con đường dẫn đến ḥa b́nh và tự do đích thực. Chỉ Người mới  là chân lư giải thoát và là sự sống sung măn cho toàn thể nhân loại. Chỉ  Người mới có thể khẳng quyết cho Âu châu biết rơ "chính Đức Chúa là  Thiên Chúa, chứ không có thần nào khác nữa." (Đnl 4:39)

Âu châu muốn xa ĺa  nguồn gốc Kitô giáo v́ phong trào tục hóa ảnh hưởng vào toàn bộ cuộc  sống. Đây là dấu chỉ mănh liệt về một nhu cầu phải gấp rút tái Phúc âm  hóa Âu châu. Muốn thế, cần phải thận trọng phân tích hoàn cảnh văn hóa  cụ thể đă ảnh hưởng tới Âu châu như thế nào. Hiện nay đang có một nhu  cầu sâu xa đ̣i phải nhập thể toàn diện trong các lănh vực thần học, linh  đạo và phụng vụ. Muốn thỏa măn nhu cầu đó, người ta phải tôn trọng toàn  bộ truyền thống Tin mừng cũng như những cách biểu lộ khác nhau của  truyền thống ấy.

"Khi rao giảng Tin mừng,  cử hành bí tích Thánh Thể, làm chứng tá Phúc âm, cam kết cải hóa đời  sống xă hội và chính trị, Giáo hội vừa là bí tích vừa là người đầy tớ  phục vụ Vương Quốc Thiên Chúa." (The New Dictionary of Theology  1989:667) Cần nhiều nỗ lực hơn nữa mới có thể phục hồi Âu châu và toàn  thế giới theo khuôn mẫu Vương Quốc Thiên Chúa, nơi chúng ta sẽ "đồng  thừa kế với Đức Kitô" (Rm 8:17) để hưởng "sự công chính, b́nh an và hoan  lạc trong Thánh Thần." (Rm 14:17)

 

Lời Chúa và Thánh Thể

   Sống Trong T́nh Yêu Ba Ngôi Thiên Chúa
  Mt 28, 16-20

 

   Từ khởi thủy, Thiên Chúa đă phán : “Chúng ta hăy làm ra con người”.  “Chúng ta” ở đây chính là Ba Ngôi Thiên Chúa. Con người được tạo thành,  có nam có nữ và được trao quyền làm bá chủ muôn loài. Sự hiện diện của  con người chính là nhờ vào t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Ngài ban cho  con người vinh dự là được làm con Ngài và mang h́nh ảnh của Ngài. Vườn  địa đàng là nơi con người được chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.  Công tŕnh sáng tạo trời đất muôn loài cho chúng ta thấy vinh quang của  Ngài và vinh quang ấy Thiên Chúa lại cho con người cùng hưởng.

 Không một ai yêu thương người con hơn người Cha và dĩ nhiên người con sẽ  được thừa hưởng tài sản của Cha ḿnh. Thiên Chúa chính là người Cha đó.  Ngài yêu thương ngay cả khi đứa con của ḿnh quay lưng bỏ đi theo đường  tội lỗi. Chúng đă nghe theo sự ác và phải nhận cái chết. Đáng lẽ “đứa  con hoang đàng” kia phải gánh lấy mọi tội lỗi chúng gây ra th́ Thiên  Chúa đă không đành ḷng nh́n những đứa con mà chính tay Ngài tạo dựng  phải chết. T́nh yêu thương nhân loại một lần nữa khiến Thiên Chúa  nghiêng trời ngự xuống. Chúa Giêsu giáng trần mặc lấy kiếp người. Ngài  đă từ bỏ ngai vàng đến sống trong ḍng đời, đi t́m những đứa con tội lỗi  để đem chúng trở về. Chúa Giêsu đă gánh lấy mọi tội lụy của con người để  giao ḥa chúng với Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đă phục hồi quyền làm con  Chúa cho nhân loại. Con người lại được hưởng những ơn ích mà trước đây  chính ḿnh đă đánh mất. Sau khi về trời Ngài c̣n hứa ban Thánh Thần cho  nhân loại. Và, Chúa Thánh Thần đă đến, giữ ǵn bảo vệ những người con  yếu đuối, ban ơn thiêng để cho con người vững tin trên đường lữ thứ trần  gian. Ngài không ngừng đổi mới Giáo Hội và canh tân bộ mặt trái đất.

  Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

  Từ khi chúng con được tạo dựng, Ba Ngôi Thiên Chúa luôn bao bọc chở che  và yêu thương, dù chúng con có phạm tội, có quay lưng lại với Ngài. T́nh  yêu sâu thẳm và tràn đầy đó luôn âm thầm bao bọc lấy mỗi người chúng  con. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng con cũng nhận ra được ân huệ  đó. Đặc biệt ngày hôm nay, nhân loại đă đạt được những thành tựu đáng kể  trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Cuộc sống tiện nghi hơn, chúng con  không chỉ ăn no mặc ấm mà bây giờ là ăn ngon mặc đẹp. Mọi thứ có sẵn  không cần lo chi cả, có tiền là có tất cả. Loài người như đă làm ra được  mọi thứ, vươn tới những hành tinh xa xôi, đi vào ḷng biển sâu thẳm và  khám phá những bí ẩn trong chính con người. Khoa học gần như giải mă mọi  chuyện. Từ đó loài người chúng con tự tin đến độ tôn thờ khả năng của  chính ḿnh mà quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa, nói chính xác hơn,  là loại trừ luôn sự hiện hữu của Ngài. Chúng con kiêu ngạo trước những  việc ḿnh làm được mà không biết rằng chính Thiên Chúa mới là chủ thể  sáng tạo. Thánh vịnh đă nói “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả  cũng là uổng công”.

  Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

  Hôm nay, Chúa truyền cho các môn đệ hăy đi giảng dạy cho muôn dân. Nhờ  Phép rửa mà mỗi người chúng con thoát khỏi con người cũ, con người của  tội lỗi, của yếu hèn và kiêu căng, để trở thành con người mới, con người  sống trong ân sủng và b́nh an. Trong t́nh yêu của Thiên Chúa chúng con  khiêm tốn nhận ra sự yếu hèn và mỏng ḍn của ḿnh trước sự ác. Từ đó  chúng con trở nên khiêm nhường hơn, không c̣n kiêu ngạo, huênh hoang về  những tài cán và sức lực của ḿnh. Đồng thời, không nhân danh uy quyền  hay bất cứ một thế lực nào để biện hộ cho những hành động tàn phá và gây  chia rẽ của ḿnh.

  Xin Thánh Thần Chúa soi trí mở ḷng cho chúng con nhận ra rằng, thế giới  này không được xây dựng bằng quyền lực và sự kiêu ngạo mà chính bằng  t́nh yêu. Chỉ với t́nh yêu Thiên Chúa đă tạo nên con người, tạo dựng một  thế giới tươi đẹp và chỉ có t́nh yêu mới hàn gắn những đổ vỡ và chữa  lành những vết thương. Đó chính là t́nh yêu sáng tạo, t́nh yêu Ba Ngôi  Thiên Chúa. Amen.

 
 Philipphê Phan Chánh

 Lễ Chúa Ba Ngôi
  Mt 28, 16-20

 

 "Hăy đi và làm phép rửa  cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. "

Kính thưa cộng đoàn.

Lời mời gọi ra đi rao  giảng tin mừng của chúa luôn vang vọng qua mọi thời đại, Với Lời Chúa  chúng ta vừa nghe, ng̣ai tính cách khẩn thiết của việc làm chứng nhân  cho chúa, chúng ta c̣n thấy t́nh yêu của Thiên Chúa được mặc khải qua  mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thật vậy, đă yêu th́ phải có đối tượng, Chúa Cha  yêu Chúa Con, Chúa Cha kết hợp Chúa Con sinh ra Chúa Thánh Thần. Với chủ  đích của lời Chúa hôm nay về lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta không dừng lại để  lư giải vấn đề tại sao lại có Một Chúa mà Ba Ngôi ở đây, nhưng tôi và  cộng đ̣an cùng t́m hiểu về hai khía cạnh trong mầu nhiệm Chúa ba Ngôi.  Một là do đâu chúng ta biết có chúa ba Ngôi ? hai là Mầu nhiệm một Chúa  Ba Ngôi trong cuộc sống con người chúng ta như thế nào ?

Mầu nhiệm một Chúa Ba  Ngôi, hoặc ngược lại Ba Ngôi một Chúa là một trong những mầu nhiệm chính  trong đạo, và cũng là một vấn đề khó hiểu. Thật vậy, đă nói là mầu nhiệm  th́ lư trí của con người không thể lư giải theo một lư luận thông thường  của con người, về vấn đề này có một câu giai thọai kể rằng : Thánh  Augustino một nhà thần học nổi tiếng, là một vị Giám Mục luôn suy tư về  Mầu Nhiêm Chúa Ba Ngôi và không thể giải thich được bằng lư luận suy tư  của ḿnh, quá thất vọng, nản ḷng. Một hôm Thánh nhân đang dạo chơi trên  bờ biển, Ngài rất ngạc nhiên khi thấy một em bé đang cặm cụi, chăm chỉ  ngồi xuống trên cát dọc bờ biển, em đang dùng một vỏ ṣ để múc nước biển  đổ vào trong những vũng nước mà tự tay em làm bằng cách dùng tay moi cát  lên làm nên những hố để chứa nước. Làm sao em có thể múc cạn nước biển  mênh mông rộng lớn bằng chính cái vũng nước này, và câu hỏi đă đặt ra  trong đầu óc Ngài. Cậu bé liền trả lời : "Việc múc cạn nước biển bao la  này bằng những vỏ ṣ thật là khó, nhưng con c̣n thấy dễ hơn là với một  trí óc nhỏ bé bằng cái gáo dừa của con người th́ làm sao hiểu nỗi mầu  nhiệm cao siêu bao la của ĐẤNG TUYỆT ĐỐI CAO SIÊU, Với giai thọai trên,  cho chúng ta thấy rằng con người là một thực thểhữu hạn không thấu hiểu  nỗi, tuy nhiên ở đây chúng ta cùng đào sâu 2 khía cạnh trong này Lễ Chúa  Ba Ngôi đó là :

- Do đâu mà biết có Chúa  Ba Ngôi ? -Mầu nhiêm một Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống con người ?

I/ Do đâu chúng ta biết  có Một Chúa mà Ba Ngôi?

Ba Ngôi không phải là  một vấn đề hóc búa của trí tuệ mà một thực đơn giản : THIÊN CHÚA LÀ T̀NH  YÊU, biểu hiện của Thiên Chúa Ba Ngôi có được đó là t́nh yêu với Lời  Chúa : "Hăy ra đi và rao giảng tin mừng và phép rửa cho họ Nhân danh  Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần". Một lời mặc khải do chính Đức  Giê Su nói trước khi Ngài về trời. Và trong bữa tiệc ly, Ngài nói với  các môn đệ Ngài phải trở cùng với Cha, có đi như vậy, Ngài mới phái  Thánh Thần Đến (Ga 14, 26 ). Theo lời ấy, th́ ta tin là có Chúa Cha,  Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Chúng ta thấy thường khi có nhiều th́ có  lớn có nhỏ. Thế th́ trong Ba Ngôi, Ngôi nào lớn hơn, ngôi nào nhỏ hơn ?  xin thưa rằng : Ba Ngôi bằng nhau. Hơn nữa, Ngài c̣n mặc khải thêm "Chúa  Cha và Tôi là một" (Ga 10,20) nghĩa là Chúa Cha và Chúa Con đồng một bản  thể, rồi trong buổi tiệc ly, để an ủi các môn đệ hứa sẽ ban Thánh Thần.  Người nói : "Thầy xin Chúa Cha sẽ ban cho anh em một Đấng phù trợ khác".  Như vậy, chính Chúa Thánh Thần là Đấng bàu chữa ngang hàng với Đức Giê  Su và do đó, cũng ngang hàng với Chúa Cha v́ cùng một bản thể. Và để dễ  dàng nhớ chúng ta đọc lại bài tin mừng hôm nay : "Hăy đi rao giảng cho  muôn dân và làm phép rửa cho họ, Nhân danh Chúa Cha, Chúa con, và Chúa  Thánh Thần nghĩa là nhân danh Chúa Ba Ngôi trong một Thiên Chúa. Nói tóm  lại chính Đức Giê Su đă dạy cho chúng ta biết có Chúa Ba Ngôi.

Thưa quư cộng đ̣an, như  tôi đă tŕnh bày về vấn đề có thể t́m ra chân lư Một Chúa ba ngôi hay  không ? xin thưa chắc chắn là không. Tuy nhiên mầu nhiệm Ba Ngôi không  phải là vô lư mặc dù với trí óc nhỏ bé giới hạn của con người. Không  phải là vô lư nhưng qua những h́nh ảnh trong thực tế đời thường chúng ta  cũng hiểu được một chút ít, chẳng hạn như một tam giác mà có ba góc đều  nhau, một h́nh ảnh như vậy đâu phải là vô lư.

II/ Mầu nhiệm Ba Ngôi  trong cuộc sống con người.

Mầu nhiệm Ba Ngôi trong  cuộc sống thật là khó hiểu; lên trời, mong rằng chúng ta sẽ hiểu hơn.  Thế th́ Thiên Chúa mạc khải sớm làm ǵ ? Thưa là không quá sớm. Giữa  loài người, không ai muốn khổ. Và chịu khổ th́ phải có lư do tương xứng.  Một anh sinh viên ra trường thuốc phải học hành lâu năm vất vả. Trong  những năm đèn sách, nhiều khi anh ngă ḷng. Nhưng mơ thấy thân chủ với  bạc tiền, anh chàng liền thấy tỉnh người lên. Cũng vậy trên đường thiêng  liêng, không ai muốn khổ. Va , chịu khổ, th́ phải có lư do tương xứng.  Mà cho người tín hữu biết có một chúa ba ngôi, tức cho họ biết lư do,  biết tuyệt dỉnh cuộc đời, là cho họ biết lư do tương xứng tại sao phải  sống dũng cảm. Phải sống dũng cảm, v́ một Chúa ba Ngôi là phần thưởng  cánh chung của họ. Hơn nữa, trong Tin Mừng, Thiên Chúa Ba Ngôi không  phải là một vấn đề người ta đề cập, như là một tŕnh bày lư thuyết và  trừu tượng, đó là một thực tại của t́nh yêu mỗi ngưới chúng ta phải sống  thực tại ấy, bằng chính cuộc sống t́nh yêu ngay từ hôm nay bởi đức tin  trong Đức Giêsu.

   
 Giuse Nguyễn Phong Phú, op

   Hăy Đi Rao Giảng Và Làm Cho Họ Trở Thành Môn Đệ
 (Mt 28,16-20)

 

  Bài Tin Mừng hôm nay thuật chuyện Chúa Giêsu hiện ra lần sau cùng trên  ngọn núi, tại miền Galilê. Tại đây, Người đă mặc khải cho các môn đệ mầu  nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm t́nh yêu. Thật vậy, từ đời đời Chúa  Cha đă yêu Chúa Con. T́nh yêu cao vời đến nỗi Chúa Cha đă sinh ra Chúa  Con giống như ḿnh. Con là h́nh ảnh của Cha, đến nỗi ai thấy Con là thấy  Cha (x Ga 14,9). T́nh cha con thật lớn lao, ḱ diệu; cho nên Đức Giêsu  đă nói, tất cả những ǵ của Cha đều là của con (x Ga 16,15). T́nh Cha  cao ngất trời, và t́nh Con đáp lại cũng không kém. V́ yêu Chúa Cha, nên  trọn cuộc đời Ngài là t́m kiếm và thi hành ư muốn của Chúa Cha (x Ga  4,34). Người từ bỏ ư riêng chỉ để làm theo ư Chúa Cha. Người hoàn toàn  nên một với Chúa Cha trong tâm t́nh, tư tưởng và hành động (x Ga 14,10).  Trong vườn Cây Dầu, mặc dù sợ cái chết đến mồ hôi máu đổ ra, nhưng Người  vẫn vâng theo ư Chúa Cha (x Mt 26,39). Tất cả sự vâng phục nơi Đức Giêsu  thể hiện sự dâng hiến trọn vẹn cho Chúa Cha. Và, Chúa Thánh Thần là t́nh  yêu nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. 

  Cũng tại đây, Đức Giêsu đă trao cho các môn đệ nhiệm vụ đi loan báo Tin  Mừng cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Ba Ngôi chí thánh; là  Cha, Con, và Thánh Thần.

  Nhờ phép rửa, chúng ta được tha thứ mọi tội khiên, được gia nhập vào gia  đ́nh Giáo Hội, được Chúa ban Thánh sủng, được ban quyền làm con Chúa.  Một khi được tham gia vào Thiên tính của Đức Kitô, ta được sống trong  t́nh thương mến của Ba Ngôi: được Chúa Cha thương mến, được làm kẻ thừa  tự với Đức Kitô, được Thánh Thần dạy dỗ, thánh hoá.

  Với niềm vinh dự và những đặc ân đó, đ̣i buộc chúng ta phải đáp trả,  bằng cách ra đi rao giảng Tin Mừng, làm chứng về t́nh yêu Thiên Chúa với  mọi người, để làm cho họ cũng trở thành môn đệ của Đức Kitô.

  Trong cuộc sống, muốn tặng ai một món quà, th́ chúng ta phải có món quà  đó đă. Nhưng nếu là món quà tinh thần, th́ chẳng những chúng ta cần phải  có, mà c̣n phải có cách dồi dào dư dật. Việc ra đi rao giảng cũng vậy,  không chỉ là việc ra khỏi mái nhà, quê hương nơi ḿnh cư ngụ; nhưng c̣n  là ra khỏi chính con người ḿnh, ra khỏi cái tôi đang cô lập chúng ta  với người khác. Đó là cái tôi ích kỷ, chia rẽ, hận thù, ghen tương, đố  kị, kiêu căng, tham lam… đang trói buộc, cô lập chúng ta. Đến với tha  nhân với tất cả con người và sự chân thành là món quà quí giá nhất mà  chúng ta có thể có. Nhờ vậy, chúng ta sẽ trở thành những môn đệ đầy tự  do và hăng say dấn bước trên đường thi hành lệnh Chúa truyền.

  Và, ra đi rao giảng không chỉ là việc truyền thông kiến thức giáo lư,  nhưng c̣n là giúp mọi người đi vào tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa;  trở thành môn đệ của Ngài là trở thành bạn tâm giao với Ngài (x Ga  15,15), trở thành con của ánh sáng, trở thành người sống cho mọi người,  như Đấng chịu đóng đinh.

  Bởi vậy, hành động thiết thực mà mỗi người chúng ta có thể làm là trở  nên nhân chứng cho t́nh yêu Ba Ngôi Thiên Chúa giữa đời thường.  Chúng  ta không thể sống cô lập, ích kỉ, chỉ biết lo cho ḿnh; nhưng là một  cuộc sống rộng mở, là t́nh liên đới với mọi người, trong gia đ́nh cũng  như trong cộng đồng… những sự chia rẽ, ích kỉ, ḱ thị … sẽ là chướng  ngại vật trên bước đường hướng về quê trời, là gương mù cho mọi người  xung quanh.

  V́ thế, bao lâu chúng ta c̣n sống yêu thương, liên đới với nhau, bấy lâu  chúng ta là chứng nhân về t́nh yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Như thế, đức tin  vào Thiên Chúa Ba Ngôi thực sự đă có những chứng tích cụ thể trong cuộc  sống chúng ta. Và, chúng ta cũng đă cụ thể hóa đức tin của ḿnh trong  cuộc sống hàng ngày.

  Phần ta, những môn đệ của Chúa, mỗi khi làm dấu Thánh giá nhân danh Chúa  Ba Ngôi, ta hăy xin Ba Ngôi ngự trị trong tâm hồn. Xin Người cho ta trở  thành khí cụ hữu dụng để đem Tin Mừng đến cho muôn dân. Và khi có Người  hiện diện nơi chúng ta, ta sẽ trở nên giống như Người, luôn biết cho đi,  biết dâng hiến, luôn khao khát mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân.

  Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng con xin cảm tạ và chúc tụng, v́ t́nh  thương, Chúa đă tạo dựng chúng con theo h́nh ảnh của Người, và cho chúng  con được làm con Chúa. Xin cho chúng con thấy rơ địa vị cao cả của con  người và biết tôn trọng người khác, v́ mỗi người đều mang h́nh ảnh Chúa  Ba Ngôi. Xin cho chúng con biết can đảm dấn thân, mang lời nói và đời  sống xây dựng t́nh thương, và rao truyền danh Chúa đến muôn đời.  Amen. 

  Lm. Jude Siciliano, OP (Học viện Đa Minh G̣ Vấp chuyển ngữ)

  Hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ

  Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20

  Thưa quư vị,

  Sách Đệ nhị luật hôm nay mở đầu bằng cặp câu hỏi: “có bao giờ đă xảy ra  chuyện vĩ đại như thế? hay có ai đă nghe điều giống như vậy chăng ?” Có  lẽ chúng ta nên đổi dấu câu sau hai câu này; không phải dấu hỏi nhưng  đúng hơn là một khẳng định về sự kiện và phân vân. Chúng nên được chấm  vài dấu chấm cảm, v́ chúng bày tỏ sự kinh ngạc, sửng sốt. “Có bao giờ đă  xảy ra chuyện vĩ đại như thế!!! Hay có ai đă nghe điều giống như vậy  chăng!!!” Những dấu chấm cảm c̣n tiếp theo, “có thần nào đă ra công đi  chọn lấy cho ḿnh một dân tộc!!!” Không phải là những câu hỏi, nhưng là  một lời tuyên xưng vui tươi về đức tin.

  Thiên Chúa của chúng ta như thế nào? Đó là Đấng khơi lên biết bao dấu  chấm cảm trong kư ức và cảm xúc của chúng ta. Ôi chao! Làm sao một kết  luận như thế có thể định nghĩa về Thiên Chúa được? “Chao ôi!”

  Mười Điều Răn và cách mà dân đáp trả lại những đ̣i hỏi ấy, măi tới  chương sau của Đệ nhị luật mới xuất hiện. Dân cần được nhắc nhớ rằng  Thiên Chúa khoan dung độ lượng với họ và vẫn luôn trung tín. “Vậy hôm  nay, anh (em) phải biết và để tâm suy niệm điều này: trên trời cao cũng  như dưới đất thấp, chính ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, chứ không có thần nào  khác nữa”. Chỉ một từ “Chao ôi!” Nay chúng ta biết phải làm sao để đáp  lại Thiên Chúa khoan dung rộng lượng của chúng ta. Do đó, Điều Răn không  chỉ là một bản liệt kê những điều không được làm, nhưng c̣n là sự đáp  lại với Thiên Chúa, Đấng hằng quan tâm đến chúng ta, Đấng là sự che chở,  hướng dẫn và sức mạnh của Chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta không phải  là người lặng lẽ đứng ngoài quan sát, nhưng là Đấng lên tiếng “giữa ngọn  lửa” và chúng ta đă nghe thấy và sẵn ḷng đáp lại.

  Trong thư Rôma, chúng ta được khích lệ tự tin quay lại với Thiên Chúa v́  Thánh Thần đảm bảo với chúng ta rằng chúng ta là con cái dấu yêu của  Thiên Chúa. Hôm nay là đại lễ của sự tương quan – tương quan giữa chúng  ta với Thiên Chúa và giữa Thiên Chúa với chúng ta. Đó là mối tương quan  duy nhất. Thánh Phaolô nói cho tín hữu Rôma biết họ không phải là những  nô lệ khom lưng cầu xin ḷng thương xót hay được để được nhận lời, nhưng  họ là con. Đế quốc Hylạp và Rôma được xây dựng trên cơ cấu chủ-nô. Thử  tưởng tượng xem tin này vui biết chừng nào đối với dân chúng, những  người quá quen với việc làm nô lệ và sống giữa những người nô lệ, nay  được nghe thánh Phaolô nói rằng chúng ta không phải là những người nô  lệ, nhưng là dưỡng tử của Thiên Chúa. Làm sao chúng ta dám chắc điều  này, nhất là khi chúng ta chưa cảm nhận được một tương quan khắng khít  như thế với Thiên Chúa? Khẳng định đó là công tŕnh của Thánh Thần.  “Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con  cái Thiên Chúa…” Lắng nghe tiếng của Thánh Thần trong chúng ta, đảm bảo  với chúng ta rằng: “Ngươi là con yêu dấu của Thiên Chúa”.

  Hôm nay, chúng ta không cử hành một giáo thuyết, nhưng là tâm điểm của  đức tin: trong Đức Kitô chúng ta có một tương quan đặc biệt với Thiên  Chúa, chúng ta là con Thiên Chúa và “đồng thừa tự với Đức Kitô”. Chúng  ta không cần phải sợ một Thiên Chúa chung chung và xa xôi, v́ Thiên Chúa  là “Cha” của chúng ta, người cha đă đến cứu và nhận chúng ta làm con.  Thư Phaolô nhắc chúng ta biết rằng trong mắt Thiên Chúa, chúng ta được  xem như một nhân vị khác, “Chao ôi!”

  Trong thế giới của chúng ta, việc chúng ta là ai phụ thuộc rất nơi quốc  gia và nguồn gốc gia đ́nh, những thành tích kinh tế và giáo dục. Những  người nào đứng nhất sẽ được biết đến và kính trọng; những người chẳng có  ǵ sẽ chỉ là thành phần của đại đa số thường dân. Chúng ta là con cái  Thiên Chúa, được thực hiện bởi Thiên Chúa nơi Đức Kitô, trong sức mạnh  của Thánh Thần. Là con Thiên Chúa, chúng ta được Thánh Thần tác động để  sống căn tính của chúng ta: để nh́n người khác qua đôi mắt của Thiên  Chúa, là anh chị em của ta.

  Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta lưu tâm đến anh chị em chúng ta trong cộng  đoàn Kitô hữu. Chung ta thuộc về gia đ́nh của Thiên Chúa và cảm thương  chăm sóc lẫn nhau, không phải như những nô lệ khúm lúm làm theo mệnh  lệnh, nhưng như “dưỡng tử”. V́ thế, chúng ta phục vụ không phải v́ sợ  hăi, hay bị ép buộc nhưng như con cái Thiên Chúa được đảm bảo chắc chắn  về phận vị của ḿnh trước Thiên Chúa. Thánh Phaolô đảm bảo rằng là con  cái Thiên Chúa, chúng ta “được Thiên Chúa cho thừa kế, th́ tức là đồng  thừa kế với Đức Ki-tô”. Là người thừa kế, chúng ta mong chờ gia sản mà  chúng ta chưa có. Niềm hy vọng đó kiện cường chúng ta để chúng ta có thể  chịu đựng và vượt qua những khốn khó hiện nay.

  Thời các môn đệ, các ngài cảm nghiệm được những xung đột giữa họ khi sứ  vụ vượt ra khỏi khuôn khổ của những người Dothái để đi ra với thế giới  Dân Ngoại. Chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn tương tự khi  vươn ra với những nền văn hóa đa dạng và những kiểu giải thích đức tin  cũng như thực hành tôn giáo của họ. tại sao chúng ta vượt qua những khó  khăn và phải đón nhận những yêu cầu quá sức như thế? V́ lời Đức Giêsu  trong Tin mừng Mátthêu là “làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Không có  một nhóm nào trên thồ gian được gọi là “môn đệ hạng nhất”. Không nên có  những phân biệt chủng tộc, giới tính, tuổi tác hay giàu nghèo. Tất cả  chúng ta đều lănh nhận Phép Rửa của các môn đệ và được kêu gọi để thông  dự trọn vẹn vào cộng đoàn Kitô hữu.

  Làm sao các môn đệ biết được khi nào th́ lời dạy của họ được những người  nghe đón nhận? điều kiện tiên quyết ở giai đoạn này không phải là vấn đề  giáo lư nhưng là thái độ luân lư. Những người được rửa tội và được nghe  các môn đệ rao giảng thực hành những ǵ Đức Giêsu dạy các môn đệ: yêu  mến Thiên Chúa và bày tỏ t́nh yêu đó qua việc yêu mến người thân cận.  Những ǵ chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin kính hôm nay không chỉ là  tuyên xưng mang tính giáo lư, nhưng là sự xác quyết về Thiên Chúa, Đấng  là nguồn mạch và tất cả cuộc sống của chúng ta được quy hướng về Ngài.

  Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Mátthêu đưa chúng ta trở lại Galilê  nơi các môn đệ đầu tiên được mời gọi. Khung cảnh diễn ra trên núi, cũng  như những biến cố quan trọng khác trong sách thánh. Trong Tin mừng của  Mátthêu, núi cao là nơi Đức Giêsu rao giảng, nơi Người biến h́nh và nay  là lần hiện ra cuối cùng của Người. 

  Câu chuyện nghe giống như một trong những lần hiện ra sau phục sinh. Đức  Giêsu hiện ra với các môn đệ; họ nhận ra Người va họ thờ lạy Người –  “nhưng họ hoài nghi”. Rồi Đức Giêsu tuyên bố quyền năng của Người và  lệnhcho các môn đệ: “…hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm  phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo  họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em".

  Phép rửa là cách mà những ai không được kinh nghiệm trực tiếp về Đức  Giêsu nay có thể gặp gỡ Đức Kitô và được đưa vào trong cộng đoàn tín hữu.  Tuyên tín trong phép rửa nhấn mạnh niềm tin Chúa Ba Ngôi của Giáo hội sơ  khai. Sau khi rửa tội, các môn đệ c̣n phải giảng dạy. Hoán cải và thánh  tẩy là quan trọng, nhưng không phải là những bước duy nhất trong tiến  tŕnh. Việc giảng dạy cũng cần thiết sau đó để những thành viên mới được  hiểu sâu hơn về những ǵ Thiên Chúa đă thực hiện trong đời họ. Tin mừng  Mátthêu kết thúc với lời hứa của Đức Giêsu ở lại với các môn đệ, “cho  đến tận thế”.