Năm B

 
 

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM B
Cv 9,26-31 / 1Ga 3,18-24 / Ga 15,1-8
 

An Phong, op: Hiệp nhất với Chúa Giêsu

Như Hạ: Mạch sống

Fr. Jude Siciliano, op: Thầy là cây nho thật

Fr. Jude Siciliano, op: Lắng nghe và thực thi Lời Chúa

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op: Cây nho – cành nho

Lời Chúa và Thánh Thể: Thầy là cây nho anh em là cành

Phêrô Mai Viết Độ, op: Thầy là cây nho chúng con là cành

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy ở lại trong Thầy

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy ở lại trong Thầy và sinh hoa trái

 

 An Phong

 

HIỆP NHẤT VỚI CHÚA GIÊSU
 (Ga 15,1-8)

Trong  bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ về mối liên hệ chặt  chẽ, sự thông hiệp trọn vẹn, sự kết hợp sâu xa giữa Chúa Giêsu là Thầy  với những kẻ thuộc về Người.

Khi yêu thương, người  ta muốn nên một với người ḿnh yêu, đó là qui luật của t́nh yêu mà chắc  ai cũng biết. Tuy nhiên, điều mà không phải ai cũng chấp nhận, đó là :  t́nh yêu c̣n thúc bách người ta phải biết từ bỏ và t́nh yêu đích thực  làm phong phú cuộc sống cho người biết yêu.

Chúa Giêsu nói với  các môn đệ rằng : “Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh trái, th́  Người (Cha Thầy) sẽ chặt đi; c̣n cành nào sinh hoa trái th́ Người cắt  tỉa cho nó ra nhiều quả hơn”. Như thế, Chúa Giêsu c̣n nhắc nhở các môn  đệ một điều kiện không thể thiếu trong t́nh yêu : từ bỏ những ǵ  không thích hợp, những ǵ cản trở mối liên kết yêu thương. Trong t́nh  yêu, nếu mỗi người chỉ biết t́m lợi ích cho ḿnh, t́m sung sướng cho  ḿnh, th́ sớm muộn ǵ t́nh yêu cũng sẽ tan vỡ; v́ trong đó đă có mầm  mống của ích kỷ.

Giống như một cành  nho, khi được cắt tỉa th́ sẽ sinh nhiều trái hơn; th́ cũng vậy, sự từ bỏ,  hy sinh, chịu thiệt tḥi v́ người yêu chẳng những không làm cho người ta  ra nghèo nàn, yếu nhược, ươn hèn; nhưng sẽ làm cho tâm hồn của người  đang yêu được phong phú; họ t́m thấy sức mạnh để vượt qua những gian nan,  họ trở nên can đảm, quảng đại, nhẫn nại, tha thứ…

Trong cuộc sống hiện  nay, có lẽ chúng ta được thấy thật nhiều kiểu t́nh yêu; trong đó, không  thiếu những thứ “t́nh yêu giả”, “t́nh yêu ích kỷ”, “t́nh yêu chiếm đoạt”,  “t́nh yêu nô lệ”, “t́nh yêu yếu hèn”… Chúa Giêsu cho chúng ta thấy hai  tiêu chuẩn của một t́nh yêu đích thực, đó là biết hy sinh cho nhau và  trở nên phong phú. Chúng ta có thể dựa theo hai tiêu chuẩn này để duyệt  xét lại những kiểu t́nh yêu hiện nay của ḿnh.

Hơn nữa, Chúa Giêsu  mời gọi mỗi người chúng ta hăy sống liên kết với Người, một t́nh yêu  đích thực và trọn vẹn, một t́nh yêu có khả năng làm cho t́nh yêu của  chúng ta thêm mănh liệt và trỗ sinh hoa trái dồi dào : “Hăy kết hợp với  Thầy như Thầy kết hợp với anh em”.

Lạy Chúa Giêsu,
 V́ t́nh yêu lớn lao,
 Chúa đă vui ḷng ngự đến trong tâm hồn chúng con ;

 Xin cho chúng con  được kết hợp mật thiết sâu xa với Chúa,
 trong suy nghĩ, trong t́nh cảm, trong hành động,
 trong đời sống hằng ngày của chúng con.

 Xin cho chúng con có  được một t́nh yêu đích thực,
 với Chúa và giống như Chúa

 
 Như Hạ OP
 

  MẠCH SỐNG
  Ga 15,1-8

Đức Giêsu muốn gởi đến nhân  loại một sứ điệp về sự sống qua mầu nhiệm Phục Sinh, khi cống hiến cho chúng  ta h́nh ảnh cây nho và cành. H́nh ảnh chủ chăn và đoàn chiên chưa nói được  mối tương quan thực sự giữa Chúa và các môn đệ. Mối tương quan đó phải sâu  xa như nhựa sống luân chuyển giữa cây nho và cành. Nhờ đó, người môn đệ luôn  t́m được nguồn hứng khởi trên nẻo đường theo Chúa và làm chứng cho Người  trong thế giới hôm nay.

 CÂY NHO ĐÍCH THỰC

Cây nho không được phổ biến ở Việt Nam. Nhưng tại các nước Trung Đông như Do  thái hay Âu Mỹ, cây nho là một h́nh ảnh rất quen thuộc. Trái nho, dầu oliu  và gạo là những sản phẩm chính tại đất Canaan (Đnl 11:14; Gs 24:13; Gr  5:17). Người ta thường trồng nho trên các ngọn đồi (Is 5:1; Am 9:13). Cây  nho thường leo trên giàn hay ḅ dưới đất.

 Tiên tri Isaia đă ví Israen  như vườn nho của Chúa (Is 5:1-7). Chúa đă liên tục chăm sóc vườn nho. Nhưng  vườn đă không sinh hoa kết quả. Bởi vậy vườn bị bỏ hoang, hàng rào bị phá bỏ,  mặc cho dă thú dẫm nát. Cây nho không c̣n sinh hoa trái v́ bị gai góc tràn  ngập, không ai tỉa xới. Trái lại, cây nho nào được chăm sóc kỹ lưỡng, được  rào giậu cẩn thận, sẽ đem lại niềm vui cho muôn người v́ những mùa màng  phong phú. Tháng chín là mùa thu gặt và là cơ hội tổ chức hội hè, nhảy múa.  Một cách biệt quá xa giữa hai thứ cây nho đă khiến Đức Giêsu đưa ra một h́nh  ảnh vô cùng sống động so sánh về hai loại người theo Chúa. Bên ngoài có thể  hoàn toàn giống nhau. Nhưng chính mạch sống bên trong mới có tính cách quyết  định. Bởi vậy, Đức Giêsu quả quyết : "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là  người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, th́  Người chặt đi ; c̣n cành nào sinh hoa trái, th́ Người cắt tỉa cho nó sinh  nhiều hoa trái hơn" (Ga 15:1-2). Thầy trở thành tiêu chuẩn phân biệt giữa  hai hạng môn đệ. Đúng hơn, Người là trung tâm qui tụ muôn người, là nguồn  cung cấp sự sống cho toàn thể nhân loại. Ai đi vào tương quan thực sự với  Người, sẽ thấy một sự gần gũi và thân mật chưa từng thấy nơi bất cứ tương  quan nào khác. V́ tương quan này có thể sâu như tương quan giữa Chúa Cha và  Chúa Con : "Chúa Cha đă yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như  vậy" (Ga 15:9). T́nh yêu là nhựa sống lưu chuyển khắp châu thân. Đúng hơn,  t́nh yêu đó chính là "sự sống Thần Khí dành cho các môn đệ Đức Giêsu" (Fahey  1994:335). Muốn đạt tới sự sống đó, điều kiện duy nhất là "ai tuân giữ các  điều răn của Thiên Chúa th́ ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong  người ấy. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở lại trong  chúng ta, đó là nhờ Thần Khí, Thần Khí mà Người đă ban cho chúng ta" (1 Ga  3:24). Thần Khí làm triển nở đời sống thiêng liêng và chiều kích Giáo hội  trên toàn thế giới. Người chính là sức mạnh xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô.

Không ai có thể bảo đảm cho  lời cầu nguyện của các tín hữu bằng chính kinh nghiệm của Đức Giêsu, Đấng  luôn sống trong t́nh yêu thương và hiệp nhất với Chúa Cha. Nhờ kinh nghiệm  đó, Người dám quả quyết : "Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại  trong anh em, th́ muốn ǵ, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ư" (Ga 15:7).  Chúa Cha đă không từ chối Chúa Con điều ǵ. Chắc chắn Người cũng không  ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời van xin tha thiết của những ai đă nên  giống Con Người. V́ chính nhờ sự vâng phục, họ đă làm vinh danh Thiên Chúa  như Đức Giêsu. Vâng phục được thể hiện rơ nhất khi họ sống trọn vẹn t́nh yêu  Thiên Chúa và tha nhân.

Ngược lại, nếu ai chỉ t́m  cách thuộc về Chúa bên ngoài mà thôi, sẽ không bao giờ đạt được mộng ước.  Thực tế không ai kiếm được hoa trái đích thực nào nơi những hoạt động của họ.  Chỉ có những tiếng động inh ỏi, không tấu lên được một bản nhạc nào. Chính  Chúa đă báo trước : "Ai không ở lại trong Thầy, th́ bị quăng ra ngoài như  cành nho và sẽ khô héo. Người ta sẽ nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi"  (Ga 15:6). Chúa Cha sẽ thực hiện cuộc phán xét ghê gớm đó : "Cành nào gắn  liền với Thầy mà không sinh hoa trái, th́ Người chặt đi" (Ga 15:2). Có những  người chỉ gắn liền với Thầy trên giấy tờ hay lời hứa ngoài đầu môi chót lưỡi  mà thôi. Họ tự hào v́ "bàn tay ta làm nên tất cả". Thực tế, "không có Thầy,  anh em chẳng làm ǵ được" (Ga 15:5), v́ "Thầy là cây nho, anh em là cành" (Ga  15:5). Sống ngoài thực tại đó, tất cả công tŕnh đều vô giá trị và vô hiệu  lực. Chính trong thực tại đó, người môn đệ cảm thấy ḿnh trắng tay như người  nghèo, hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa.

Sự lệ thuộc  đó không làm cho người môn đệ mất hết bản lănh. Trái lại, "chính khi quên  ḿnh là lúc gặp lại bản thân". Thiên Chúa vĩ đại hơn cái tôi chúng ta nhiều  lắm. Thiên Chúa mới là "có". Chúng ta chỉ là "không" mà thôi. Thay v́ một  ḿnh bơi trải, người môn đệ luôn sống bằng sức mạnh Thiên Chúa, v́ họ luôn ư  thức "sống là Đức Kitô" (Pl 1:21). Nhờ thế, kết quả được nhân lên ngàn lần.  Kết quả này sẽ kéo theo muôn vàn kết quả tốt đẹp hơn. Một mùa màng vô cùng  tươi tốt sẽ đem lại no ấm và b́nh an cho nhân loại.

 SỨC MẠNH T̀NH YÊU  

 Những kết quả bên ngoài đó đập vào mắt mọi người.  Nhưng mấy ai hiểu được ư nghĩa đằng sau sự kiện ? Giáo hội không t́m vinh  quang cho chính ḿnh. Vinh quang chỉ dành cho một ḿnh Thiên Chúa. Nhưng làm  sao Thiên Chúa được tôn vinh, nếu không có t́nh yêu làm động lực cho mọi hi  sinh vô bờ bến ? Chính trong bí tích Thánh Thể Thiên Chúa mạc khải t́nh yêu  cực kỳ sung măn của Người. Ngôi Hai Thiên Chúa như vẫn c̣n nhập thể hằng  ngày, trở nên của lễ hi sinh thượng tiến Chúa Cha và của ăn thơm ngon nuôi  sống muôn dân. Bởi thế, "mặc dù mầu nhiệm vượt qua đă đem Người khuất mắt  các tông đồ, nhưng Người hiện diện trong đời các ông hơn bao giờ, 'mọi ngày  cho đến tận thế' (Mt 28:20)" (ĐGH Gioan Phaolô II, L'Osservatore Romano,  5/4/2000). Nhờ Thánh Thể, Đức Giêsu đă thể hiện nét đậm đà nhất của t́nh yêu,  trở nên một với người yêu. Chính nơi đây, người môn đệ Đức Giêsu sẽ hiểu  được dụ ngôn cây nho liền cành như thế nào. Mỗi lần uống chén máu Thầy, họ  cảm thấy mạch sống dồi dào lưu chuyển khắp châu thân. Đó là lúc họ được tháp  nhập vào thân thể Đức Kitô trọn vẹn, đến nỗi "tôi sống, nhưng không c̣n phải  là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2:20). Người môn đệ đích thực có  thể nói cuộc kết hiệp diệu kỳ đó như Đức Giêsu nói về cuộc kết hiệp giữa  Người và Chúa Cha : "Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những  việc của ḿnh" (Ga 14:10).

Sức mạnh đó  có thể đương đầu với cái chết kinh hoàng trên thập giá. Mới đây, với sức  mạnh huyền nhiệm của Đức Giêsu, Cha Gallardo đă "từ chối mặc phẩm phục và  đọc kinh Hồi giáo" để "sẵn sàng chịu đau khổ và chết v́ thập giá" (VietCatholic  11/5/2000). Cuối cùng cha đă bị quân phiến loạn Hồi giáo Abu Sayyaf ở  Philippines giết dă man. Sức mạnh có thể t́m thấy ngay nơi những thương tích  và thất bại. V́ theo cha Gallardo, "Thiên Chúa sẽ thu lấy những mảnh vụn và  từ đó làm nên một cái ǵ độc đáo cho chính ḿnh" (VietCatholic 11/5/2000).  Hoàn cảnh nào cũng là dịp tốt để Thiên Chúa thi thố t́nh yêu. Bao nhiêu công  tŕnh vĩ đại Giáo hội đă thực hiện cho nhân loại cũng bắt nguồn từ sức mạnh  t́nh yêu đó. Ḥa b́nh nhân loại hôm nay được xây dựng trên t́nh yêu, nơi gặp  gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Trên mọi nẻo đường nhân loại hôm nay, ḥa  b́nh luôn là món quà đắt giá của t́nh yêu. Nói khác, T̀NH YÊU chính là tên  gọi mới của H̉A B̀NH. Bởi đó, hơn lúc nào, nhân loại hôm nay cần rất nhiều  nhân chứng t́nh yêu, từ trong gia đ́nh đến ngoài xă hội. Nhân chứng t́nh yêu  luôn ư thức ḿnh chỉ là cành phải dính liền với cây nho là Đức Giêsu, Đấng  luôn sẵn sàng thông ban mạch sống Thánh Linh cho những ai quyết chí ở lại  trong Người.

 
 Lm. Jude Siciliano, op

  THẦY LÀ CÂY NHO THẬT
 (Ga 15,1-8)

 Thưa quí vị.

 Với dân tộc Do thái, h́nh ảnh vườn nho, cây nho mà  Thiên Chúa vừa là người canh tác, vừa là ông chủ rất phổ thông và gần gũi.  Đó là h́nh ảnh Kinh thánh Cựu ước áp dụng cho Israel mà mọi người phải đọc,  phải học và suy gẫm. Như thế trong bài đọc Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu tự so  sánh ḿnh với cây nho Thiên Chúa trồng và các môn đệ là ngành không có ǵ lạ  lẫm, mới mẻ. Trái lại rất dễ hiểu, ngang tầm trí khôn mọi người. Lập vườn  trồng nho là nghề sinh sống của một phận không nhỏ trong dân gian Do thái.  Điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh hôm nay là Ngài đồng hoá ḿnh với cây nho.  Sức sống của nó và các cành đều đến từ Thiên Chúa. Ngài không nói về tương  lai, hoặc cuộc đời sau cái chết khi nhân loại sống mật thiết với Thiên Chúa,  mà chính ngay cuộc đời này. Bởi lẽ Ngài dùng th́ hiện tại. Nghĩa là ngay lúc  này các môn đệ và chúng ta phải kết hợp với Ngài bằng sự sống hữu cơ như  cành với cây và cố gắng hết sức duy tŕ sức sống đó: "Khi ấy Đức Giêsu nói  với các môn đệ rằng: Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.  Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa kết trái th́ Người chặt đi, c̣n  cành nào sinh hoa kết trái, th́ Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái  hơn."

 Điểm lưu ư  thứ nhất trong đoạn Tin mừng là Chúa Giêsu không tách biệt, không loại trừ  ai. Tất cả đều được mời gọi vào cuộc sống của Ngài, chẳng cần quốc tịch, màu  da, tiếng nói, tầng lớp nào! Chẳng cần giầu nghèo, sang hèn, thông minh hay  ngu tối, khẻo mạnh hay yếu đau, tài giỏi hay đần độn, triệu phú hay ăn mày,  tu sĩ hay giáo dân. Chỉ cần điều duy nhất: T́nh yêu. Cuộc sống mỗi người sẽ  minh chứng cho t́nh yêu đó, nếu như họ thực sự đă tháp nhập vào thân thể  Chúa Kitô. Trong bài đọc 2, thánh Gioan tóm tắt: "Chúng ta phải tin vào danh  Đức Giêsu Kitô, Con của Thiên Chúa và phải yêu thương nhau, theo điều răn  Người đă ban cho chúng ta." Nghĩa là chẳng cần căn cước nào khác, chẳng cần  quần áo đẹp, đồng phục, huy hiệu, cờ xí, chẳng cần băng đeo tay, đoàn thể,  trong cộng đồng mới mẻ của Chúa Giêsu. Yêu thương nhau là dấu chỉ duy nhất  chứng tỏ chúng ta thuộc về cây nho và ở lại trong sức sống của nó. Yêu  thương không loại trừ. Yêu thương hết mọi thành phần trong xă hội nhân loại,  chứ không phải chỉ những thân thuộc của ḿnh. Yêu thương cả đến những kẻ  thù, người vô đạo hay dửng dưng tôn giáo. Hơn nữa, khi c̣n ở trần gian Chúa  Giêsu t́m đến những kẻ chẳng được xă hội chấp nhận, chẳng được yêu mến, th́  đó cũng là đối tượng đặc biệt của những người theo Chúa hiện nay. Sức sống  của cây nho lưu thông trong khắp các chi thể. Cành nào ngăn cản, tức khắc bị  héo khô. Tín hữu nào mang năo trạng loại trừ, tức khắc không c̣n là môn đệ  của Chúa Kitô nữa!

Điểm thứ hai. Chúa Giêsu  không xưng ḿnh là gốc hay rễ nho. Nếu Ngài ví như thế, chẳng hoá ra những  cành lá gần gốc rễ có thể tự coi quan trọng hơn kẻ khác, v́ được ở gần nguồn  sống. Họ có thể hănh diện về vị trí của ḿnh, đ̣i hỏi những đặc quyền đặc  lợi (như nhiều vị trong Giáo hội ngày nay). Họ sẽ độc quyền điều khiển ḍng  chảy của nhựa cây nho, ban cho người này kẻ khác những ưu đăi. Hậu quả là sẽ  có môn đệ hạng nhất, hạng hai, ba, bốn và rốt cùng! Sẽ có những tín hữu sang  trọng và những tín hữu thấp hèn. Chúa Giêsu không gọi ḿnh là gốc nho, mà  đơn giản là "cây nho". Cho nên, chẳng ai có thể cậy ḿnh hơn kẻ khác, hoặc  tự hào về địa vị trong Giáo hội. Điều cần quan tâm là mang nhiều hoặc ít hoa  trái. V́ đă được nối kết vào cây nho, cho nên trách nhiệm là phải sinh hoa  kết trái. Nhờ bí tích thánh tẩy, các tín hữu đă nên một với Đức Ki-tô, sức  sống của Ngài lan toả tới hết mọi chi thể, th́ không ai được miễn trừ mang  nhiều hoa trái. Tuy nhiên thực tế có khi ngược lại, vô sinh, cằn cỗi, héo  hon.

Điểm thứ ba, điều kiện để  mang nhiều hoa trái là "tỉa sạch". Có lần trong Phúc âm Gioan, Chúa Giêsu  tuyên bố Ngài là nguồn nước hằng sống, lần khác, Ngài là bánh bởi trời ban  sự sống cho nhân loại. Bài huấn dụ hôm nay ở trong bối cảnh bữa Tiệc ly,  Ngài nói với các môn đệ Ngài là cây nho thực. Các tác giả ban dịch thuật  Thánh kinh Anchor (The Anchor Bible) chú giải: dấu chỉ biểu tượng của ḷng  tin vào Chúa Giêsu là ăn bánh trường sinh và uống nước hằng sống. Các tín  hữu tiên khởi khi nghe huấn dụ này th́ nghĩ ngay đến nghi lễ bẻ bánh: Hoa  trái của cây nho ban sự sống. Kinh tạ ơn cổ nhất của bí tích Thánh Thể đọc  rằng: "Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha v́ tôi tớ của Cha, cây nho nhà Đavit  thánh thiện mà Cha đă mặc khải cho chúng con trong Đức Giêsu Kitô, tôi trung  của Cha." Trường hợp khác Phúc âm Gioan nói đến hoa trái là ở đoạn 12: 4,  hạt lúa ḿ rơi xuống đất phải thối đi mới sinh nhiều hoa quả. Thối đi theo  Phúc âm Gioan là chết. Như vậy hoa quả chỉ phát sinh qua đau khổ và sự chết.  Nói cách khác "tỉa sạch". Cho nên, chúng ta phải sống dấn thân để dính liền  với cây nho hầu mang nhiều hoa trái. Nhiều lần Chúa Giêsu đă cho chúng ta  thấy điều ấy. T́nh yêu đ̣i hỏi hy sinh và ngay cả sự chết. Sống nhung lụa  không thể thực hiện được điều Chúa chỉ dạy, có chăng chỉ là môi miệng. Mùa  này, nhất là trong thánh lễ này, chúng ta đang cử hành sự chết và sống lại  của Chúa Giêsu. Khi rước lễ chúng ta sẽ nhận được sự sống của cây nho để có  khả năng hy sinh trong cuộc sống thường nhật. Tự nhận là thành viên của cộng  đoàn theo Chúa Kitô không đủ. Phải chứng tỏ bằng việc làm, phản ánh sức sống  của cây nho trong cuộc đời ḿnh. Hằng ngày qua bí Thánh Thể chúng ta nhận  được ư chí và nghị lực để sống t́nh yêu "tỉa sạch" như Chúa Giêsu đă sống.

 Bài đọc 1  cho chúng ta hay lúc đầu các môn đệ nghi ngại không dám chấp nhận Phaolô.  Những điều họ biết về ông khiến họ sợ hăi. Ông đă mạnh tay bách hại các tín  đồ, đồng t́nh với cái chết của Stephanô. Nhưng Barnabas đứng ra bênh vực cho  ông, nói với các Tông đồ rằng Phaolô đă thực sự được nh́n thấy Chúa và đă  mạnh dạn đến ương ngạnh rao giảng danh Chúa Giêsu. Phần Phaolô, ông đă minh  chứng được ở Giêrusalem những điều ông đă làm ở các giáo đoàn khác trong  miền cận đông. Đó là dạn dĩ rao giảng danh thánh Giêsu. Ông đă thực sự hối  cải và đă tháp nhập vào cây nho thật của Thiên Chúa. Cuộc đời ông đă thay  đổi hẳn và mang nhiều hoa quả tốt đẹp. Cái giá đương nhiên ông phải trả là  chính sự sống ḿnh, như Chúa Giêsu đă cam chịu trước ông. Cho nên chúng ta  không thể từ chối cuộc đời Phaolô chỉ có thể sinh hoa trái khi tháp thập vào  cây nho. Nhựa sống của cây nho đă chảy tràn sang Phaolô. Người tín hữu muốn  sống có hiệu quả không thể làm khác hơn Phaolô. Ngoài ra là thất bại.   

Trong tiến  tŕnh mang hoa kết trái, chúng ta luôn cần đến việc tỉa sạch. Lư do v́ những  thói hư tật xấu của con người cũ. Con người hoang dă của bản tính hư hỏng:  Ghen tương, thù hận, thành kiến, tự tôn, kiêu ngạo, gian dối, lừa đảo, buông  thả, trác táng, vô luân, ích kỷ… Những thói xấu đó làm tắc nghẽn ḍng chảy  tự do của sức sống Chúa Giêsu trong các linh hồn. Cho nên công việc tẩy sạch  là cần thiết và bắt buộc. Cây nho không tỉa cành, chẳng bao giờ đâm bông kết  trái. Do đó, đến mùa, người làm vườn phải tỉa sạch các gốc nho quí giá.  Người tín hữu cũng vậy, luôn phải sửa ḿnh ngơ hầu có thể phát triển trên  con đường thiêng liêng. Ngay trong ḷng Giáo hội cũng cần có việc "tỉa sạch"  : Phân chia bè phái, căi cọ thần học, giáo lư, nghi thức, chữ đỏ, tự ái cục  bộ. Đúng ra trong Giáo hội Chúa Kitô không có cấp bậc quyền bính, mà chỉ có  phục vụ. "Ai muốn làm lớn trong anh em th́ hăy làm đầy tớ mọi người". Lời  Chúa vang vọng khắp các thế kỷ, nhưng cũng khắp các thời đại, luôn có chia  rẽ, tranh giành, trù dập… Sức sống của Chúa Giêsu do Thánh Thần điều hành  chứ không phải loài người. Nó mang thiên h́nh vạn trạng khác nhau, chứ không  đơn điệu. Không người nào được phép cho ḿnh ưu tiên trong Chúa Giêsu!

Cứ nh́n vào  đời sống Giáo hội tiên khởi tức khắc chúng ta nhận thấy sự thật. Ơn Chúa  Phục Sinh thúc đẩy họ bung ra. Băo táp không ngăn cản nổi, trái lại c̣n giúp  Giáo hội gieo rắc hạt giống khắp nơi. Họ luôn một ḷng một ư, chăm lo cầu  nguyện, nghe giáo lư các Tông đồ. Nhưng khi có tranh giành quyền bính, là  bắt đầu có chia rẽ bè phái. Sự chi rẽ lớn mạnh khi tranh căi thần quyền giáo  lư trở nên sôi nổi. Cho nên tiến tŕnh tỉa sạch là cần thiết. Đúng lư, sức  sống của ơn Chúa Phục Sinh giống như cây nho âm thầm lan rộng, chẳng cần vơ  khí, không cần tên lửa, máy bay, tầu chiến, xe tăng giúp đỡ. Nó tự lớn mạnh  và toả lan. Khi gươm giáo được sử dụng th́ liền có những hậu quả thảm khốc.  Danh Thiên Chúa bị chế nhạo ngay trong hàng ngũ các đạo binh Thánh giá. Cờ  lệnh, thập tự trên các khiên mộc trở nên dấu hiệu báng bổ Cây Nho đích thật  và dịu dàng. Chúng là những cành nho khô, cần được cắt bỏ. Tác giả Luca  trong bài đọc 1 gọi Phaolô bằng tên cũ Saulô, cái tên đă làm cho các tín hữu  run sợ, th́ bây giờ ông đă được tỉa sạch nhờ xem thấy Chúa và nghe Lời Ngài  trên đường đi Đamát, ông can đảm rao giảng Danh Chúa Giêsu bằng lời nói và  hành động yêu thương của ḿnh. Ông đă thực sự liên kết với sức sống của cây  nho.

Tóm lại, đ̣i  hỏi "tỉa sạch" của Tin mừng hôm nay quả hợp lư, quan trọng và tuyệt vời. Nó  cần thiết cho mỗi linh hồn, mỗi cộng đoàn tín hữu, tu tŕ và toàn thể Giáo  hội để tiến triển trên con đường nên thánh. Không có "tỉa sạch" th́ mọi  chương tŕnh, mọi dự phóng đều vô ích. Bởi sự sống cây nho c̣n bị ngăn cản  th́ làm sao sinh hoa kết trái ? Dương dương tự đắc không phải là thái độ của  người theo Chúa Giêsu. Ngược lại, suy gẫm và sửa ḿnh là công việc thường  xuyên để khai thông nhựa sống cho tâm hồn, từ đó mới đưa đến mục tiêu. Bí  tích thánh thể là phương tiện hiệu quả kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu . Hăy  đến ăn, uống bánh bởi trời và nước hằng sống, ngơ hầu tăng cường quyết tâm ở  lại trong Cây Nho đích thực. Amen. Alleluia.

   
 Lm. Jude Siciliano,  OP (Chuyển ngữ FX  Trọng Yên, OP)

 

  Lắng Nghe Và Thực Thi Lời Chúa
 Ga 15: 1-8

 

 Anh chị em thân mến,

Ông Bà tôi là  chủ đất ở thành phố Brooklyn. Nói là chủ đất cũng hơi quá  đáng, thật ra Ông Bà chỉ có miếng vườn sau nhà thôi. Giữa vườn  có một chỗ tráng xi măng có che mái gọi là chái nhà sân sau.  Chung quanh đó,  ông tôi trồng ít rau cải, và cây ăn trái gồm 2  cây vã và một cây đào. Cây vã là loại thích hợp với khí hậu  vùng Địa Trung hải, nên khi mùa đông có gió bấc lạnh thổi  xuống, chúng tôi cột cố định các cành cây vào thân cây và bọc  nó lại với giấy sốp đen, với hy vọng màu đen sẽ giữ được một  ít hơi ấm của mặt trời mùa đông. Trong suốt mùa đông, chúng ta có thể thấy hai cây vã ở vườn sau  nhà. Vì cành được cột chặt vào thân cây và trùm kín lại, nên  cây trông như một tấm thảm đen bao bọc một cái thùng lớn. Đôi  khi, tuyết phủ dầy cả vườn đến hết mùa đông. 

Nhưng sau một mùa đông rét giá nọ,  đã làm 2 cây vã gần như chết. Ông tôi muốn trồng 2 cây đào với  một cây vã thôi. Ông tháo bao một cây ra rồi mổ tách vỏ. Xong  ông chặt một cành đào và tháp vào thân cây vã đã chặt hết  cành. Ông bao chặt chổ tháp cành đào vào cây vã rồi bảo chúng  tôi hãy đợi xem chỗ tháp sẽ ra sao. Nếu tháp không tốt thì cành  đào sẽ chết. Chúng tôi tự hỏi, nếu cánh đào tháp sống được  thì chúng tôi sẽ nhận được trái cây ǵ từ cành đào tháp này.  Và cành tháp đã sống được, để đến mùa hè sau đó bắt đầu cho  trái: trái đào. Gốc vã đã cung cấp cho cành đào nhựa sống để  sinh hoa và cho trái ăn ngon. Nếu không có nhựa sống từ gốc vã,  cành đào sẽ chết và chúng tôi không được ăn mứt và bánh đào  do bà tôi làm. Trong lúc tháp, hai cây đều chịu cắt tỉa khó  khăn và đau đớn; một cây bị chặt cành và một cành đào bị chặt  lìa cây. Đốn chặt cây là biện pháp phải chịu đau đớn một thời  gian ngắn để sinh hoa trái tốt theo ý muốn. 

Chúng ta cũng giống như cành tháp  vào gốc chủ. Theo cách của nhà nông khi nói về cây nho, Chúa  Giêsu cũng nói cho chúng ta biết phải sống liên kết với Ngài nếu  muốn sinh hoa trái. Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã được tháp  vào Chúa Giêsu, và chúng ta hưởng sự sống từ Ngài. Cành đào  thì cho trái đào. Nếu ông tôi tháp cành mận thì chúng tôi sẽ  có trái mận. Bà tôi sẽ có mận để làm mứt. Chúng ta được  tháp vào Chúa Giêsu thật, nhưng chúng ta vẫn giữ bản chất của  chúng ta với những tài năng  riêng của mình như năng khiếu về  nhạc, kể chuyện, nấu nướng, viết sách, tổ chức, săn sóc, lôi  cuốn thuyết phục,.v.v...

Chúng ta mỗi người mỗi khác. Nhưng  chúng ta vẫn cùng hưởng sức sống từ Chúa Kitô là cội nguồn sự  sống của các Kitô hữu nơi trần gian. Chúng ta không có những cặp  Kitô hữu sinh đôi, mỗi chúng ta đều đặc biệt. Nhưng nguồn gốc  của sức sống trong mỗi chúng ta là một. "Hãy ở lại trong Thầy  như Thầy ở trong anh em". Nếu có đứa nào trong chúng tôi gở  cành đào tháp ra khỏi gốc vã, chắc sẽ bị ông tôi trách phạt,  vì chỉ còn một cành cây khô không lá, dĩ nhiên là không mong gì  có mứt và bánh đào để ăn. Mỗi chúng ta đều được tháp vào  Chúa Kitô, và sinh hoa trái. Hầu giúp cho những người cần chúng  ta giúp đỡ và tha thứ cho họ.

Mỗi khi chúng ta cùng nhau cử hành  Phụng vụ, là chúng ta bày tỏ niềm ao ước được gắn liền với  Chúa Kitô và với tất cả mọi người. Nhờ Phụng vụ, qua việc  lắng nghe Lời Chúa trong sách Thánh, trong sự xướng đáp lời  kinh Thánh Thể, cùng với cộng đoàn, chúng ta rước Thánh Thể.  Và cùng ý nghĩa đó, trong khi cử hành Phụng vụ các Bí Tích,  giúp chúng ta hiệp thông với nhau .

 Trong lúc quan sát ông tôi làm việc,  chúng tôi biết ông tôi có ý tốt, là cho chúng tôi sẽ được  hưởng thành quả của những việc ông làm. Dù vậy, khi ông đốn  cây và chặt cành, chắc hai cây bị đau lắm. Vậy khi Thiên Chúa  đốn chặt chúng ta, chúng ta có bị đau không? Và đau như thế nào?  Trong Bí Tích Thánh Thể này, có việc đốn và chặt trong chúng  ta không khi nghe Lời Chúa được đọc trong cộng đoàn? Chúa Giêsu  nói "anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em"(Ga.15,3).  Lời Chúa luôn nói với chúng ta, và khi nghe Lời ấy, đó là  cách để "sống liền với cây nho". Chúng ta đang lắng nghe Lời  Chúa, vì Lời đó nhắc nhở chúng ta t́nh thương của Ngài, và  Chúa hằng sẵn lòng tha thứ cho chúng ta.

Nếu Thiên Chúa cần "đốn chặt" để  chúng ta trở nên môn đệ của Chúa Giêsu, hầu sinh hoa trái tốt  tươi, đó chính là lúc chúng ta lắng nghe Lời Chúa. Những điều  chúng ta nghe, có thể giúp chúng ta thấy được là đã bao nhiêu  lần quên, hay không để ý đến Lời mời gọi của Chúa. Cũng như  nhiều khi chúng ta cảm thấy khó chịu, sượng sùng, khi có người  bạn làm điều gì tốt cho chúng ta, nhưng chúng ta lại quên đi,  không để ý đến hay không cảm nhận được lòng tốt ấy. Những  trường hợp đau lòng này nhắc chúng ta không nên để xảy ra nữa,  vì nó làm hại đến tình bằng hữu. Cũng vậy, việc "đốn chặt"  của Thiên Chúa là luôn làm theo Lời Người. Khi nghe Lời Chúa,  chúng ta có thể chấp nhận, và đáp lại một cách mật thiết hơn  tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta. Mỗi tuần, chúng ta  họp nhau để gắn liền chúng ta vào gốc nho và với các cành nho  khác. Chúng ta cùng cầu xin và quyết tâm là kể từ hôm nay  chúng ta sẽ để ý nghe và đáp lại Lời Chúa.

 Ngoài việc Phụng vụ ra, chúng ta  có thể nghe Lời Chúa bằng cách nào khác nữa để được "sống  trong Ngài"? Có nhiều cách để mở lòng rộng rãi đón Chúa. Có  những dịp như: Vào các nhóm cầu nguyện và dự lớp học Thánh  Kinh. Nhờ đó, chúng ta có được những lúc cầu nguyện riêng, đọc  Thánh Kinh và suy gẫm những bài sách thiêng liêng v.v... Đó  chính là lúc chúng ta nghe Lời Chúa và được “sống trong Ngài” 

 Thiên Chúa lại còn nói với chúng ta  qua tha nhân như: Những lúc chúng ta nói chuyện trong gia đình,  với bạn bè, với những người tư vấn hay những nhóm tình nguyện,  những người chúng ta gặp thường ngày v.v... Chúng ta hãy nhớ,  Chúa Giêsu đã nói là Ngài ở trong những người bị ruồng bỏ, và  những người nghèo. Mỗi khi chúng ta gặp họ, chúng ta nên cố  gắng lắng nghe tiếng Chúa qua họ. Ngoài những dịp đối thoại  với họ, có những dịp khác như khi chúng ta đọc những bài  tường trình  hay các mạng tin tức về những vấn đề khó khăn  của xã hội hiện nay. Các phương tiện truyền thông có thể là  dụng cụ của Chúa Giêsu dùng để nói với chúng ta và nhắc  chúng ta nên ở với "Ngài" để được sinh "hoa trái tốt tươi".

 Trong bài đọc hai hôm nay, thánh Gioan  cho chúng ta biết hoa trái của chúng ta có được là nhờ gắn  liền cuộc sống với Chúa Giêsu: "Hỡi anh em là những người con bé  nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu  thương cách chân thật và bằng việc làm." (1Ga.3,18) 

 
Lm. Phạm Văn Phượng, OP.

 

CÂY NHO – CÀNH NHO
 (Ga 15,1-8)

 Ở  nước Do Thái, cây nho là một loại cây rất quen thuộc như cây lúa, cây  bắp ở Việt Nam. Nghề trồng nho là một trong những nghề chính và là một  trong những nông phẩm chính của miền Pa-lét-tin, là nơi có khí hậu và  đất đai rất thích hợp với cây nho. V́ thế, đối với dân Do Thái, vườn nho  và cây nho là h́nh ảnh rất lâu đời, được dùng để tượng trưng cho dân tộc,  một dân riêng được Thiên Chúa yêu thương, chăm sóc đặc biệt. Chúa Giêsu  đă dùng h́nh ảnh quen thuộc này để áp dụng vào Ngài và chúng ta : Ngài  là cây nho, chúng ta là cành.

 Một  cây nho th́ gồm rễ, thân, cành và lá. Một cây nho có đẹp là nhờ có hoa  lá cành, nếu chỉ có thân không thôi th́ xác xơ, trơ trụi. Dù sao th́ mọi  phần trong một cây nho đều cần nhau : cây cần phải có cành, nếu không có  cành làm sao mang được hoa trái, và hoa trái cũng cần lá cành để che  nắng, che sương và dự trữ nước. Nhưng có một điều chắc chắn là cành phải  hoàn toàn cần tới thân, nếu cành cắt ĺa thân nho th́ cành sẽ khô héo và  chết.

 Đó  là h́nh ảnh cho chúng biết : mỗi người cần phải liên kết với Chúa Giêsu  th́ mới sống và sống mạnh. Chúng ta cần tới Chúa để đạt ơn cứu rỗi,  chúng ta cần hiệp nhất với Chúa, như Chúa đă nói : “Không có Ta, các  ngươi không làm ǵ được”. Thực vậy, chúng ta không thể thành toàn, tự  giải thoát, thần hóa con người của ḿnh, nếu không sống trong, sống nhờ  và sống với Chúa Giêsu. Yếu tính của con người là luôn vươn lên, t́m về  Tuyệt Đối. Con người có nhiều bậc thang giá trị sống : khi bụng đói, họ  chỉ nghĩ tới ăn trước tiên. Khi no bụng, dư dả để giải quyết vấn đề bao  tử rồi, họ lại thấy cần cái khác là may mặc. Dư dả về ăn uống và may mặc  rồi, họ bắt đầu thấy thiếu những nhu cầu tri thức, nghệ thuật, và tiến  đến nhu cầu tâm linh. Con người bấy giờ thấy rằng không thể hài ḷng với  cuộc sống hiện tại, không thể chấp nhận bị tiêu tan vô lư theo với cái  chết kết thúc cuộc đời, họ muốn vượt khỏi những giới hạn của trần gian,  muốn tung vũ trụ này để “du hành” vào một cơi thần thiêng. Thế nhưng con  người không thể tự giải phóng ḿnh, phải nhờ Thiên Chúa, nhờ một nhân  vật ở cơi thần thiêng. Th́ chính Chúa Giêsu là mầm giống siêu nhiên  được Chúa Cha cấy vào sự sống tự nhiên của con người, để họ có khả năng  phát triển và trưởng thành vào cuộc sống thần thiêng.

 Nói  rơ hơn, chúng ta phải kết hợp với Chúa Giêsu, là huyết mạch duy nhất để  chúng ta thực hiện và hoàn thành ước mơ được vào cuộc sống thần thiêng,  phạm vi cứu rỗi, điều này phải hiểu một cách tuyệt đối. Chúng ta lấy vài  thí dụ : có bao giờ chúng ta thấy một bóng đèn điện bị cắt đứt với ḍng  điện hay bị cúp điện mà c̣n sáng không ? một nhánh sông cắt đứt với con  sông cả mà c̣n nước không ? một cành cây cắt đứt ĺa thân cây mà c̣n  sống không ? . Cũng thế, một khi chúng ta xa ĺa Chúa, tâm hồn chúng ta  cũng khô héo, bề ngoài có thể là thành công trên phạm vi danh vọng, tiền  tài, được ca tụng, kính nể, nhưng chúng ta đang đi đến chỗ hư hỏng.  Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta là kẻ chết và chết khô. Vậy chúng ta có  thể kết hợp với Chúa cách nào ? Bằng những phương thế rất quen thuộc và  cụ thể là cầu nguyện, lănh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể,  là bí tích quan trọng và hiệu năng nhất để chúng ta thường xuyên duy tŕ  mối tương quan huyết mạch với Chúa Giêsu. 

 Đó  là về phía Chúa và chúng ta, tức là giữa thân cây nho và cành nho, c̣n  giữa chúng ta với nhau, tức là giữa các cành nho th́ sao ? Chúng ta cần  cộng tác với nhau, nâng đỡ nhau, kết hiệp với nhau trên con đường cứu  rỗi. Ở đời này, bất cứ cái ǵ và phạm vi nào cũng cần cộng tác, ḥa hợp  với nhau : một viên thuốc cũng là do phân lượng các chất hợp lại thứ  nhiều thứ ít; một bức tranh có đẹp cũng là do các mầu sắc khác nhau dung  ḥa nhau; một bản nhạc hay cũng là do các nốt gom lại trầm bổng khác  nhau mà thành. Vậy th́ trên đường về nước trời, chúng ta thật sự phải  cộng tác với nhau, giúp đỡ nhau, lá lành đùm bọc lá rách bằng đời sống  cầu nguyện, đời sống bí tích, đời sống bác ái.

 Cũng  như một thân cây nho chuyển thông sức sống, nhựa sống cho các cành, th́  Chúa Giêsu cũng làm như thế. Cành nho nào không tiếp nhận nhựa sống ấy  sẽ cằn cỗi khô héo và rụng gẫy đi. Nhựa sống trong thân cây nho hằng lưu  chuyển, không cành nào được giữ riêng lại cho ḿnh mà ngăn cản nhựa sống  chuyển sang cho những cành khác. Chúng ta sống với nhau trong một cộng  đoàn, một gia đ́nh cũng được ví như thế, được sánh ví như một cây nho.  Chúng ta tiếp nhận được sự sống của Chúa, chúng ta phải chuyển thông sự  sống của Chúa cho anh em bà con của ḿnh, để tất cả cùng sống tốt đẹp.  Chúng ta hăy thử tưởng tượng trong một cây nho, các cành khác chết khô,  úa tàn, c̣n lại một cành xanh tươi, th́ hỏi cành đó có ǵ đẹp không ?  Hay nói khác đi, đời sống mà chỉ một ḿnh ta sung sướng, c̣n anh em ḿnh  khổ, bất hạnh, th́ hạnh phúc của ḿnh có thực là hạnh phúc không ?

 Tóm  lại, chúng ta là các cành nho, chúng ta cần phải liên hệ, liên kết mật  thiết với thân cây nho là Chúa Giêsu để nhận được nhựa sống. Liên hệ và  liên kết với Chúa bằng cầu nguyện và lănh nhận các bí tích. Đồng thời  chúng ta cũng phải liên hệ và liên kết với nhau. Rất có thể chúng ta  sống mà không quan tâm đến mối tương quan giữa ḿnh với anh em. V́ không  để ư “ḿnh v́ mọi người và mọi người v́ ḿnh”, nên chúng ta đă sống  “ḿnh v́ ḿnh và mọi người v́ ḿnh”, như thế là ích kỷ. Chúng ta cứ thử  nh́n chung quanh xem, thật đáng buồn : người ích kỷ nhiều hơn người vị  tha. Ai cũng thấy “cái tôi” của ḿnh là lớn hơn cả và coi người khác  không ra ǵ. Chính v́ chỗ chúng ta coi người khác không ra ǵ mà chúng  ta nghĩ rằng ḿnh sống không cần tới người nào khác, nhưng trên thực tế,  trong bất cứ lănh vực nào chúng ta cũng cần đến nhau. Cho nên, dù chúng  ta là ai, chúng ta vẫn cần có nhau, giúp đỡ nhau.

 
 Lời Chúa và Thánh Thể

 

  THẦY LÀ CÂY NHO, ANH EM LÀ CÀNH
 (Ga 15,1-8)

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

 Bài Tin Mừng mà chúng con vừa nghe, Chúa đă dùng một h́nh ảnh rất thực  tế và thông dụng trong dân Do Thái thời bấy giờ, để dạy cho chúng con  một sự thật tương tự, đó là h́nh ảnh cây nho. Ngài tự sánh ví ḿnh như  thân cây nho và chúng con là cành. Cành nho chỉ có thể sống và phát  triển, đâm bông kết trái khi nó được liên kết với thân cây, nhờ nhựa  sống từ thân cây chuyển trao cho các cành. Cũng giống như bóng đèn điện  chỉ được thắp sáng khi nó được nối với nguồn điện và được biến thành  ngọn lửa phát sinh ánh sáng và sức nóng. Chúa đă tự ví ḿnh là cây nho  và những người theo Ngài là cành. Linh hồn chúng con cũng chỉ sống, sống  dồi dào, sống vững mạnh, phát sinh được hoa trái, đạt tới sự viên măn  đời sống thiêng liêng… khi tất cả đều lệ thuộc vào ơn thánh là sự sống  siêu nhiên mà Chúa thông ban cho chúng con.

Chúa cũng đưa ra trường hợp : có những cành nho, tuy gắn liền với cây,  nhưng lại không sinh hoa trái. Trường hợp này, cành nho sẽ bị chặt đi.  Suy nghĩ đến trường hợp này, mỗi người chúng con cảm thấy nhiều lần ḿnh  cũng giống như thế. Tuy chúng con mang danh là Kitô hữu, là người gắn  liền với Chúa thế nhưng chúng con chẳng sinh hoa kết trái. Nhiều người  trong chúng con đă theo Chúa từ nhỏ đến lớn, nhưng xét cho kỹ th́ chẳng  sống tốt hơn người ngoại, nhiều khi c̣n sống tệ hơn họ. Vẫn sẵn sàng ăn  gian, nói dối, đối xử bất công, sống không có t́nh nghĩa và chẳng có  chút ḷng vị tha nào. Nhiều người mang danh là Kitô hữu, nhưng chẳng có  chút tinh thần Kitô hữu, “chỉ hữu danh vô thực”. Có nhiều Kitô hữu có vẻ  rất ngoan đạo, đi lễ và rước lễ hằng ngày, có vẻ rất hăng hái trong  những việc liên quan đến nhà thờ, hội đoàn, công tác tông đồ, nhưng đời  sống của ḿnh lại chẳng toát lên được tinh thần Kitô giáo đó là sự chân  thật, công bằng, yêu thương, thông cảm và tha thứ.

Người chăm sóc cây giỏi là người biết cắt tỉa cành để nó sinh nhiều hoa  trái hơn. Do vậy, để được gắn liền với Chúa và trổ sinh hoa trái chúng  con cần phải cắt tỉa đi những ǵ nghịch với Tin Mừng. Cắt tỉa đi những  cành không cần thiết, nhất là những cành sân si, cằn cỗi là tính ích kỷ,  tham lam, nóng nảy, hận thù và chia rẽ. Sự cắt tỉa nào cũng làm chúng  con đau đớn, mất mát nào cũng làm chúng con tiếc xót, nhưng chỉ trong  Thiên Chúa chúng con mới thật sự t́m thấy nguồn b́nh an và hạnh phúc.  

 Lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho chúng con, chỉ trong Thiên Chúa, chúng con  mới thật sự triển nở, hạnh phúc và chỉ khi nào chúng con chấp nhận để  lời Chúa soi dẫn, chấp nhận thánh ư Chúa, th́ đời sống thiêng liêng của  chúng con mới triển nở. Xin Chúa giúp chúng con biết kết hợp mật thiết  với Chúa, nhờ đó chúng con biết nói lời của Chúa, hành động theo gương  của Chúa, phán đoán theo chuẩn mực của Ngài và yêu thương tha nhân bằng  trái của Ngài.

Lạy Chúa  Giêsu Kitô Phục Sinh !

Ngài là Thân Nho mà chúng con là cành. Chúng con  chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ Chúa v́ Chúa đă cho chúng con được diễm  phúc trở thành cành nho mà thân nho là chính Chúa. Chúng con cảm tạ Chúa  đă trao ban Sự Sống và T́nh Yêu thần linh của Chúa cho chúng con, để  chúng con sinh hoa trái Sự Sống, hoa trái T́nh Yêu cho chính ḿnh và cho  mọi người chung quanh. Xin giúp chúng con luôn là những cành nho tốt  tươi biết gắn chặt đời ḿnh với thân nho là chính Chúa. Nhờ đó, dù chỉ  là một cành nho mang thân phận con người mong manh, chúng con sẽ làm cho  đời ḿnh sinh nhiều hoa trái, nhiều kết quả tốt đẹp cho Giáo Hội và cho  mọi người quanh chúng con. Amen


 Phêrô Mai Viết Độ op

 Thầy là cây nho, Chúng con  là cành
 (Ga 15, 1-8)

 Thánh Gioan khuyên nhủ. Anh em hăy yêu  thương cách chân thật trong lời nói cũng như trong  hành động. Ai yêu  thương chân thật th́ ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy.  (X.1Ga 3,18-24).

Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, thánh  Gioan cho thấy sự hợp nhất giữa Đức Kitô và các môn đệ Người, như cây  nho và cành nho. Cành nào gắn liền với thân cây th́ sinh hoa trái, cành  nào không gắn liền sẽ khô héo và chết. Cũng thế đời sống đức tin của  người Kitô hữu chỉ thực sự triển nở khi sống kết hợp với Thiên Chúa. Nhờ  sống kết hợp, người tín hữu kín múc nơi Đức Kitô nguồn ân sủng, như cành  nho tiếp nhận sự sống từ thân nho mà sinh hoa trái. Khẳng định về điều  đó Đức Giêsu nói: “không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được.” (Ga  15,5). Về đời sống thiêng liêng về khả năng sinh hoa kết quả, càng cần  đến Chúa hơn nữa.

 “Thầy là cây nho, anh em là cành”.  Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với chúng ta. Người là cây nho c̣n chúng  ta là cành. Thật rơ ràng, v́ từ nơi cây, sự sống được lan truyền tới các  chi thể của cây, hay nói đúng hơn chính cành tiếp nhận sự sống từ thân  cây và sinh hoa kết quả. Vậy muốn kết hợp với Chúa và để nhận lănh sức  sống từ nơi Người, mỗi người chúng ta phải siêng năng lănh nhận các bí  tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Khi chúng ta rước Chúa vào trong tâm  hồn, là chúng ta được chính Ḿnh và Máu Thánh Chúa nuôi dưỡng, bổ sức  cho chúng ta, như Người đă phán: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ ở  lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6, 56). Qua việc  lănh nhận Ḿnh Máu Thánh Chúa, chúng ta được nếm trước sự Phục sinh của  Chúa Kitô.

Sự Phục sinh của Đức Kitô là niềm hy vọng của mỗi người  kitô hữu chúng ta. Muốn được sống lại như Người, chúng ta phải luôn kết  hợp với Chúa, v́ xa ĺa Chúa - không kết hợp với Chúa là chúng ta từ bỏ  nguồn ân sủng – nguồn mạch sự sống, như Người đă khẳng định: “Chính  Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, th́ dù có chết cũng  sẽ được sống.” (Ga 11,25). Nếu chúng ta từ bỏ nguồn ân sủng của Chúa  là sống trong t́nh trạng tội lỗi, chạy theo tiền tài, danh vọng và đam  mê của xác thịt. Thánh Phaolô là một gương mẫu về đời sống kết hợp với  Thiên Chúa, như ngài đă nói: “Tôi sống nhưng không c̣n phải là tôi,  mà Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2, 20). Chính Đức Giêsu là một mẫu  gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo, Người luôn luôn kết hợp với Chúa  Cha : “như Cha ở trong con và con ở trong Cha” (Ga 17,21). Vậy  chúng ta hăy noi gương Đức Giêsu mà kết hợp với Thiên Chúa, để nhận được SỨC SỐNG VĨNH CỬU.

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

 Chúa là nguồn sống, nguồn sức mạnh và t́nh yêu của muôn  loài. Xin cho chúng con luôn kết hợp với Chúa để đón nhận sự  sống, sức mạnh và t́nh yêu của Chúa, để chúng con được sống trong Chúa  và Chúa sống trong chúng con. Nhờ đó những ai tiếp xúc với chúng con  cũng nhận thấy h́nh ảnh của Chúa nơi mỗi người chúng con.

Lạy Chúa Giêsu là Cây Nho thật, xin cho  chúng con biết kết hợp mật thiết với Chúa. Xin hăy cắt tỉa những ích kỷ,  những gen tương, đố kỵ… trong chúng con, để chúng con sinh nhiều hoa  trái như ḷng Chúa ước mong. Amen

Lm. Jude Siciliano, OP. Học viện Đaminh  chuyển ngữ.

 

   HĂY Ở LẠI TRONG THẦY

   Cv  9: 26-31; 1Ga 3: 18-24; Ga 15: 1-8

 

Thưa quư vị,

 Trong các văn phẩm Kinh Thánh có nhiều ẩn  dụ. Ẩn dụ là một cách so sánh mà không dùng từ “như thể” hay “giống như”.  Làm thế nào chỉ với ngôn ngữ con người mà có thể nói về Thiên Chúa được,  nếu không nhờ đến lối ẩn dụ hay so sánh? Thiên Chúa th́ vô biên mà khả  năng hiểu biết và nói về Thiên Chúa của chúng ta th́ hữu hạn, thế nên ta  phải dùng những ẩn dụ.

Riêng tin mừng của Gioan có rất nhiều ẩn  dụ. Ngài cho ta biết Đức Giêsu là Chiên của Thiên Chúa, Ánh sáng Thế  gian, là Bánh hằng sống,… Bản văn Tin mừng hôm nay mở đầu với những ẩn  dụ: “Đức Giêsu nói với các môn đệ: ‘Thầy là cây nho đích thực, và Cha  thầy là người trồng nho”.

Dụ ngôn cây nho trước đó đă được sử dụng  trong Cựu Ước. Israen hay được so sánh như vườn nho mà Thiên Chúa yêu  mến (Is 5,1-7; Gr 2,21; Tv 80,8-18). Chẳng hạn, Isaia đă mô tả mối tương  quan giữa Thiên Chúa với dân Người với lối ví vườn nho. Nhưng Israen đă  không hoàn thành trách nhiệm của ḿnh là vườn nho trung tín của Thiên  Chúa. Nay, Đức Giêsu mô tả ḿnh như Israen mới khi tự gọi ḿnh là “vườn  nho đích thực”. Trong khi con người đă thất tín trong giao ước là dân  công chính và trung tín của Thiên Chúa, th́ chính Đức Giêsu sẽ hoàn trọn  vai tṛ đó. Qua sự trung tín với Thiên Chúa và việc Đức Giêsu tự hiến  dâng cuộc sống thay cho ta, th́ chúng ta cũng có thể trở thành những  nhánh cành trổ sinh hoa trái.

 Đức Kitô là cây nho đích thực và chúng ta  là một phần của Người. Chúng ta gắn kết với Người, bằng cách kiên tŕ  giữ Lời của Người, các bí tích và t́nh yêu của Người. Bài đọc thứ hai  cho thấy hoa trái của Đức Giêsu là các môn đệ sẽ sinh hoa kết trái. “Hỡi  anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi  chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ  vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng  ta sẽ được yên ḷng trước mặt Thiên Chúa” (1Ga 3,18).

 Hăy cẩn thận với bài đọc thứ hai, v́ có  vẻ như chúng ta được ở với Đức Kitô chỉ bằng cách tuân giữ lề luật.  Trước hết, chúng ta được ở lại trong Đức Kitô phục sinh, cây nho của  chúng ta và v́ thế chúng ta được chia sẻ nguồn sống đang lưu chuyển  trong Người. Thế rồi, việc tin tưởng vào sự sống mà chúng ta có từ  Người, chúng ta xác định cương vị môn đệ bằng cách yêu thương tha nhân.  Để rồi, chúng ta “…tuân giữ các điều răn của Người và làm những ǵ đẹp  ḷng Người”.

 Tôi nghĩ rằng, những người không phải  nông dân như chúng ta đây cũng có thể hiểu điều Đức Giêsu đang nói hôm  nay: Người hẳn là đă lặp đi lặp lại nhiều lần! Người dùng từ “ở lại” tới  tám lần. Đức Giêsu nói với các môn đệ đang khi ăn bữa tiệc vào đêm trước  ngày Người chịu chết. Trong bữa tiệc ly, Người nói với các ông rằng  Người sẽ đi thật xa, mà ngay lúc này, các ông không thể theo Người được.  Các ông phải tiếp tục hành tŕnh mà không có sự hiện diện thể lư của  Người – và chúng ta cũng vậy. Các ông chưa thực sự thành thạo nhưng  Người tin tưởng các ông sẽ là những môn đệ sinh nhiều hoa trái. Làm thế  nào các ông hoàn thành được nhiệm vụ này, nhất là, như Đức Giêsu, các  ông sẽ không thoát khỏi thế gian thù ngịch và chống đối này (15,18)?

 Thánh Gioan viết tin mừng cho cộng đoàn  được tôi luyện trong đức tin Kitô giáo và cũng đang trải qua kết cục của  người môn đệ. Nhiều người, như anh mù (9,1-14), người nhận được ánh sáng  từ Đức Giêsu, bị ném ra khỏi hội đường và bị cắt đứt khỏi gia đ́nh, bạn  bè và cộng đoàn v́ cách nh́n mới của họ. Giáo hội không nhằm thỏa hiệp  với thế giới quanh ḿnh. Nhưng, như Đức Giêsu và các ngôn sứ trước  Người, chúng ta phải lên tiếng bảo vệ quyền lợi của những người chưa  được sinh ra, những người nghèo, người bị bỏ rơi hay bị cầm tù.

 Làm thế nào cộng đoàn của Gioan và riêng  khả năng cả chúng ta có thể sống tốt ơn gọi mà Đức Giêsu kêu mời chúng  ta – trở nên những cành sinh đầy hoa trái? Việc “ở lại” trong Người, có  nghĩa ǵ và, nếu như nó thực sự quan trọng như thế,tại sao Người không  nói rơ cho chúngta biết chính xác chúng ta phải làm ǵ để “ở lại” trong  Người và sinh hoa trái?

 Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta có thể liệt kê  một danh sách việc “ở lại” trong Đức Giêsu, cây nho đích thực, nghĩa là  ǵ. Chắc chắn phải bao gồm sự thông dự cách trung tín vào trong đời sống  phụng vụ và mục vụ của cộng đoàn của chúng ta.Chính bối cảnh văn hóa,  địa lư và kinh tế của giáo xứ chúng ta sẽ h́nh thành nên cách thức chúng  ta “ở lại” trong Đức Kitô.

 Cách riêng, chúng ta “ở lại” trong Đức  Giêsu qua lời cầu nguyện, đọc Sách Thánh, làm việc lành, sự yên lặng và  chiêm niệm. Mỗi chúng ta có thể thêm vào trong danh mục này những cách  mà chúng ta “ở lại” trong Đức Kitô và “sinh nhiều hoa trái”. Chúng ta  không được giới hạn những cách thức cụ thể mà chúng ta sống cương vị  tông đồ của chúng ta, như Đức Giêsu đă nói trước đây trong Tin mừng  Gioan về Thánh Thần, “Gió muốn thổi đâu th́ thổi” (3,8).

 Có một điều chắc chắn. Có vẻ như không  giống như điều Đức Giêsu mong muốn chúng ta tuyên bố vai tṛ môn đệ của  chúng ta và ổn định trong lộ tŕnh đời sống Kitô giáo. Không có đời sống  Kitô giáo đều đặn, nếu nguồn sống của chúng ta không bắt nguồn từ luồng  gió của Thánh Thần. Thánh Thần của chúng ta khơi lên trong Giáo hội rất  nhiều những h́nh thức phục vụ, mỗi h́nh thức phân biệt, tất cả hoa trái  của việc chúng ta ở lại trong Đức Kitô và Người ở trong chúng ta. H́nh  ảnh cây nho và cành nho không phải là h́nh anh của sự tù hăm, nhưng là  một mô tả về việc đời sống của Đức Kitô ban cho ta và nâng đỡ đời sống  mỗi chúng ta – những cành nho – ra sao.

Gần đây, tại một giáo xứ tôi đến giảng,  tôi vào tham dự một lớp dành thiếu nhi. Đó là một phần chương tŕnh được  gọi là “Giáo lư của Mục tử nhân lành”. Giáo lư viên đọc câu chuyện Tin  mừng và minh họa bằng cây nho trồng được trồng trong chậu. Chị ngắt một  cành nhỏ khỏi cây nho. Chị và những đứa trẻ trong lớp, khoảng 5 tuổi,  chia sẻ về việc “ở lại” trên cây nho, “tỉa” nho và sinh “nhiều hoa trái”  có vẻ như giống trong đời sống của họ. Tôi xức động trước những suy nghĩ  và sự sâu sắc của những câu trả lời của đám trẻ này. Để tŕnh bày một  cách trọn vẹn: Tôi đă dùng ví dụ đó khi giảng trong nhà thờ và được mời  nói chuyện với thiếu nhi. Việc đầu tiên tôi làm là nh́n quanh nhà thờ để  t́m một cái cây.

 Đoạn văn này không phải là một bài giảng  cứng nhắc về việc chúng ta phải ở lại trên cây nho – trong Đức Kitô như  thế nào. Trước hết, đó là lối nói quang ra ngoài và đốt đi những cành  cây không c̣n gắn trên Đức Kitô nữa. Nhưng chúng ta cũng đừng quên mất  trọng tâm của câu chuyện – Đấng là trọng tâm của câu chuyện. Điều này,  giống như những câu chuyện khác của Tin mừng, là một câu chuyện về ân  sủng. Đức Giêsu nói với những người ngồi chung bàn trong bữa tiệc ly  rằng các ông “đă được cắt tỉa” để các ông sẽ sinh nhiều hoa trái. Đó  chẳng phải là một thông điệp giải phóng sao? Chẳng phải điều đó khích lệ  sự sống, sự tự phát, và thậm chí cả nguy hiểm: ra đi và sinh nhiều hoa  trái và không rụt rè, v́ chúng ta ở trong Đức Kitô và Đức Kitô ở trong  ta.

Chúng ta nghe bài Tin mừng trong thánh lễ  này, và sự sắp xếp này giúp chúng ta áp dụng Sách thánh vào những ǵ  chúng ta làm cùng nhau. Ở đây chúng ta nghe Lời Chúa và được ăn Ḿnh Máu  Chúa. Chúng ta nhớ rằng trong diễn từ Bánh Hằng Sống (6,56), Đức Giêsu  hứa với cac môn đệ “những ai ăn thịt và uống máu tôi th́ ở lại trong tôi  và tôi ở lại trong họ”. Người cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể  ở lại trong Người nếu chúng ta ở lại trong lời của Người, “Nếu các ông ở  lại trong lời của tôi, th́ các ông là môn đệ tôi” (Ga 8,31). Lời của  Người sống trong ta và chúng ta sống trong Lời của Người.

 Như các môn đệ Đức Giêsu đang nói với,  chúng ta cũng ngồi quanh bàn. Chúng ta cũng đang trong tương quan mật  thiết với Chúa, không phải v́ công lênh và những thành quả của chúng ta  đạt được, nhưng v́ chúng ta đă đón nhận và đang đón nhận được ân sủng  trong cộng đoàn này. Chắc chắn cốt lơi của Thánh lễ là lời nguyện tạ ơn  và sự diễn tả niềm vui.

 

 Lm. Jude Siciliano, OP.

Hăy ở lại trong Thầy và sinh hoa trái

Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,1-8

 

Kính thưa quí vị,

Mỗi ngày bao nhiêu lần chúng ta bắt đầu câu nói bằng “tôi…” Tôi đói. Tôi mệt. Tôi sắp đi chợ. v.v. Đó mới chỉ là phần nào của những lời nói hằng ngày. Nhưng trong Tin Mừng theo thánh Gioan, khi Đức Giêsu tuyên bố “Tôi là,” nó chứa đựng ư nghĩa sâu xa.

Đoạn Tin Mừng hôm nay trích từ đoạn giữa của diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu (Ga 13, 1-17, 24). Không có cuộc đối thoại nào tại thời điểm này, chỉ một ḿnh Đức Giêsu nói với các tông đồ. Trong phần này, không có ǵ liên quan đến chuyện chuẩn bị cho bữa tiệc, chẳng hạn: sẽ ăn ǵ và việc chúc lành bánh rượu. Tin Mừng nhất lăm có đề cập đến những điều đó. Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu biết chắc những ǵ đang diễn ra. Người nói Người sẽ bị phản bội và sẽ trở về cùng Thiên Chúa Cha. Người rửa chân cho các môn đệ và dạy các ông phải yêu thương phục vụ lẫn nhau. Chẳng bao lâu nữa Người sẽ ra đi, nhưng hứa cũng sẽ quay lại.

Đoạn Tin Mừng bắt đầu với lời tuyên bố “Tôi là”. Ta nhớ lại Chủ Nhật tuần trước Người đă nói “Tôi chính là Mục tử nhân lành” (Ga 10, 11-18). Hôm nay, tại bàn ăn, Người lại nói “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho.”

Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu đề cập về chính ḿnh tới 7 lần khi nói rằng “ta là.” Chẳng hạn, “Ta là bánh hằng sống”, “Ta là sự sống lại và là sự sống”, “Ta là nước hằng sống” .v.v. Khi bị những người Pharisiêu chất vấn “Ông tự coi ḿnh là ai?” Người trả lời “Trước khi có ông Apraham th́ tôi, tôi hằng hữu” (Ga 8, 57-59). Những người Pharisiêu hiểu Đức Giêsu đang tuyên bố căn tính của Người chính là Thiên Chúa. “Ta hiện hữu” là danh xưng Thiên Chúa đă truyền cho Môsê nói với dân Itsraen, “Đấng hiện hữu sai tôi đến với anh em” (Xh 3, 14).

Câu nói “Ta là” nối kết Đức Giêsu với việc mặc khải thánh danh của Thiên Chúa trong Cựu ước và truyền thống Do Thái giáo. Chẳng hạn, trong sách Êdêkien (20,44) Chúa hứa, “Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa.” Nói cách khác, dân Chúa sẽ nhận biết Chúa bằng chính những ǵ Chúa đă làm cho họ - cứu vớt và giải thoát. Khi Đức Giêsu bắt đầu bằng công thức theo Cựu ước “Ta là Đấng hằng hữu”, th́ Người nhấn mạnh sự hợp nhất của Người với Thiên Chúa, nghĩa là Người nói như Thiên Chúa nói vậy. Người sẽ thực hiện những ǵ Thiên Chúa đă làm cho chúng ta- cứu vớt và giải thoát chúng ta.

Đức Giêsu đă nói nhiều lần trong Tin Mừng Gioan rằng Người đến để giúp chúng ta nhận biết danh Thiên Chúa (17,6). Tất cả những công việc Người làm đều nhân danh Thiên Chúa (17, 11-12). Dân chúng đă quen thuộc h́nh ảnh về Thiên Chúa trong Cựu ước như người làm vườn, hoặc là như một người chủ vườn nho. Có lẽ họ cũng biết bài ca vườn nho trong sách Isaia, vườn nho cho nhiều nho dại (5, 17). Chủ vườn nho đến t́m kiếm trái nho tốt, nhưng thay vào đó toàn là sự gian ác. H́nh ảnh về Đức Giêsu ngay hôm nay như là “cây nho thật” quả là quen thuộc như những câu nói sốt mến và thánh thiện trên các ảnh thánh. Mặc dù tôi không phải là người làm việc trong vườn nho hay người làm vườn, nhưng tôi vẫn hiểu được ư nghĩa của chúng.

Bối cảnh giúp chúng ta thấy rơ h́nh ảnh đó. Trước đây, trong chương 13 và 14, Đức Giêsu đă nói chuyện với các môn đệ. Giờ đây chúng ta đang trong buỗi Tiệc ly. Đó là diễn từ từ biệt và Người đă nói với các ông rằng nơi Người đến, các ông sẽ không thể đến được. Người cũng đang nói với chúng ta, những Kitô hữu hiện nay, những người tiếp nối các vị đă đồng bàn với Chúa xưa kia.

Cũng như các tông đồ, chúng ta có thể hỏi, “Chúng con sẽ làm ǵ nếu không có Ngài?” Chỉ trước câu mở đầu của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với những người bạn đồng bàn với ḿnh, “Nào, đứng dậy! Ta đi khỏi đây” (Ga 14,31). Với lời tuyên bố đó diễn từ buổi Tiệc ly bắt đầu. Điều đáng nói ở đây không phải là sự thay đổi nơi chốn, họ không đứng dậy để tới nơi nào cả. Thay vào đó, chúng ta ở ngay tại bàn ăn với họ để t́m kiếm một thông điệp sâu xa hơn. Phải chăng Đức Giêsu mời gọi chúng ta đứng dậy và ra đi? Nếu chúng ta là những nhánh được gắn chặt với Đức Kitô, cây nho của chúng ta, và nếu Chúa Cha, người làm vườn, đang liên lỉ cắt tỉa chúng ta, dù chúng ta có ở đâu đi nữa, th́ chúng ta có Đức Giêsu vẫn luôn ở trong chúng ta. Chắc chắn chúng ta không muốn đóng khung trong một cộng đoàn nhỏ bé và ấm cúng. Người đă rửa chân cho chúng ta tại bàn ăn và mời gọi chúng ta ra đi và làm như vậy cho tha nhân. “Phục vụ” là tên gọi của hành tŕnh đó.

H́nh ảnh cây nho đảm bảo chúng ta liên kết chặt chẽ với Đức Kitô và với nhau. Đối với một cộng đoàn ư thức được sứ mạng của ḿnh, th́ h́nh ảnh thiêng liêng ấy có ư nghĩa thật quan trọng. Chúng ta sẽ đi vào ḍng đời, chịu tất cả những quyến rũ, dối trá và giá trị của thế gian. Nếu chúng ta không phải là một Giáo Hội để phục vụ nhân loại, th́ h́nh ảnh về cây nho chẳng c̣n ư nghĩa ǵ mà chỉ là món đồ trang trí trên tường mà thôi.

Những chọn lựa v́ niềm tin có thể tách chúng ta khỏi những giá trị cũng như cách sống giữa chúng ta với những người thân quen. Đây là sự cắt tỉa chúng ta trải nghiệm khi phải chọn lựa v́ niềm tin của ḿnh. Chúa cắt tỉa để chúng ta sinh được nhiều hoa trái. Đức Giêsu nói, “hăy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em.” Dẫu cho các công việc của Giáo Hội có ư hướng tốt và cao thượng tới đâu, mà nếu không có Chúa ở cùng th́ chúng ta chẳng khác nào là những cành nho không hoa trái.

Tại bữa Tiệc ly, khi Đức Giêsu nói “Thầy là cây nho thật,” Người đang muốn nói với cộng đoàn rằng dẫu Người sớm ra đi nhưng Người sẽ tiếp tục hiện diện với họ. Hơn nữa, v́ là “cây nho thật” Người sẽ nuôi dưỡng và nâng đỡ họ. Những môn đệ Dothái của Người có lẽ hiểu được ẩn dụ cây nho nhờ Cưu ước. Đấy là một biểu tượng của Israel (Ed 17, 6-8; Tv 80, 8-19). Khi Đức Giêsu nói về ḿnh “Ta là,” Người đang nói với dân chúng rằng Người sẽ thiết lập một Israel mới và Người sẽ là sự sống và trợ lực cho cộng đoàn mới này.

Chúng ta không nên vội vàng bỏ qua trích đoạn Tin Mừng này. Các h́nh ảnh trong Tin Mừng Gioan đều rất phong phú và ư nghĩa. Không có cuốn từ điển nào giới hạn nghĩa mà Gioan muốn trao ban cho chúng ta. V́ thế, chúng ta tự hỏi, chúng ta cần ǵ xét như là những Kitô hữu riêng biệt và xét như là một Giáo Hội? Dưới ánh sáng của thế giới hiện đại, đối với chúng ta, những h́nh ảnh ẩn dụ này có ư nghĩa ǵ khi ngày nay chúng ta nghe thấy: “cây nho thật”, “người trồng nho,” “sinh hoa trái,” “cắt tỉa,” “ở lại trong Thầy” .v.v?

Chúng ta sẽ luôn cần có sự canh tân, hay nói theo dụ ngôn là cần phải được “cắt tỉa”. Một nguồn mạch quan trọng để có được sự canh tân này nhằm giúp chúng ta “ở lại” trong Đức Giêsu, là lời Kinh Thánh: “Nếu anh em ở lại trong Thầy, th́ lời Thầy sẽ ở lại trong anh em…” Một lần nữa chúng ta lại được nghe tiếng vọng giáo huấn của Giáo Hội từ xa xưa về sự hiện diện của Đức Kitô cho chúng ta trong Lời Chúa. Chúng ta, những người đang phụng thờ Thiên Chúa được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chú tâm lắng nghe Lời được công bố trong cử hành phụng vụ. Chúng ta cần tiếp tục t́m kiếm và lắng nghe Lời khi cầu nguyện, suy tư và chia sẻ Lời Chúa. Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện việc này một cách đều đặn trong hoàn cảnh của ḿnh? Làm thế nào chúng ta vẫn gắn chặt với “cây nho thật” và ở lại trong lời của Người? Đấy chính là một h́nh thức xét ḿnh mà Đức Giêsu đề nghị với chúng ta ngày hôm nay khi Người thôi thúc chúng ta, “hăy ở lại trong Thầy.”