Năm B

 
 

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B
  Cv 10,25-26. 34-35. 44-48/ 1Ga 4,7-10 / Ga 15,8-17

 

An Phong op: Ư – Tâm – Thân ḥa điệu

Như Hạ op: Đôi bạn chân t́nh

Fr Jude Siciliano, op: Thầy ban b́nh an của Thầy

Fr Jude Siciliano, op: Trở nên bằng hữu Chúa Ki tô

Antôn Hồ Hữu Thông: Hăy ở lại trong t́nh thương của Thầy

Giacôbê Phạm Văn Phượng: Yêu thương

Lời Chúa và Thánh Thể: Hăy yêu như Thầy đă yêu

Giuse Hoàng Hải Đăng, op: Yêu thương nhay như Thầy yêu thương anh em

Fr Jude Siciliano, op: Thầy gọi anh em là bạn hữu

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy yêu như Thầy yêu

 


An Phong op

 

 Ư-Tâm-Thân ḥa điệu 
 Ga  15,8-17

Tin mừng hôm nay nhắc đến Luật  Vàng Kitô giáo là "Mến Chúa yêu người". Hai chiều kích "hiệp thông" (mến  Chúa) và hướng tới (yêu người) này làm nên toàn bộ thái độ sống Kitô  giáo.

 Con người, nếu có một sự ḥa  điệu tuyệt vời giữa ḿnh với chính ḿnh, sẽ sống b́nh an, hạnh phúc.  Thật vậy, cuộc sống con người thường được nói đến như là "một băi chiến  trường"; là sự "giao tranh giữa điều muốn làm và điều phải làm"; hoặc  sống trong t́nh trạng "điều tôi muốn, tôi không làm; điều tôi không muốn  tôi lại làm"; hoặc "điều thiện và điều ác giành giật cắn xé nhau trong  tôi"; đó là nguyên nhân của sự bất an, hỗn độn, thậm chí hủy hoại nữa.

Nói khác, Ư chỉ đạo, Tâm cởi mở  ḷng ra và Thân hành động cho được, đó là một sự hoà điệu lư tưởng của  con người. Ư phán đoán ngay chính, Tâm đón nhận bao dung, th́ Thân mới  có thể diễn đạt nên hành động "yêu người"; Ư tốt, Tâm tốt th́ hành động  sẽ tốt.

Đó cũng là cửa ngơ để con người  có thể sống ḥa điệu với người khác; có thể nói nếu có ḥa điệu của Ư-Tâm-Thân  sẽ có ḥa điệu giữa ta với Chúa, ta với người và ta với chính ḿnh.

Nhưng nói th́ dễ, sống được mới  khó. Bi kịch của nhân loại bắt đầu từ đây. Có khi Ư phán đoán nghiệt ngă,  phê b́nh khắc khe; có khi Tâm thiếu bao dung, tị hiềm; và Thân th́ t́m  sung sướng cho ḿnh chứ không hành động để xây dựng. Giữa cuộc đời, vẫn  c̣n có nhiều người nghĩ (ư) rất hay nhưng không hề "giơ ngón tay lay  động" (thân). Hoặc người ta dễ dàng mủi ḷng, thậm chí rớt vài giọt nước  mắt (tâm) nhưng lại chỉ là t́nh cảm thoáng qua, nhất thời, không dễ ǵ  khơi dậy hành động (thân).

Làm sao cho Ư ta sáng, Tâm ta  bao dung và Thân ta hành động quảng đại ? Làm sao để ta sống giữa cuộc  đời trong sự hài ḥa của t́nh yêu thương nhân ái ? Chúa Giêsu mở một con  đường để mời gọi chúng ta đạt đến sự hài ḥa tuyệt vời ấy : "Anh em hăy  ở trong t́nh thương của Thầy; nếu anh em giữ các giới răn của Thầy, anh  em sẽ ở trong t́nh thương của Thầy; như Thầy đă giữ các giới răn của Cha  Thầy và ở trong t́nh thương của Người".

Với t́nh yêu của Chúa Giêsu,  chúng ta được sống ḥa hợp với Chúa, với ḿnh và với anh chị em.

Lạy Chúa Giêsu,
 Chúa để lại cho chúng con một giới răn thôi,
 giới răn của t́nh yêu;
 Nhưng chỉ một giới răn đó thôi,
 chúng con cũng không làm nổi.

Xin Chúa đổ xuống trên chúng con  t́nh yêu của Chúa,
 t́nh yêu lớn lao trong tấm bánh nhỏ nhoi này;
 để chúng con không sợ yêu;
 không lùi bước trước những thách đố của t́nh yêu;
 để chúng con được "ở trong Chúa", và "Chúa ở trong con".

 

Như Hạ op

 

 ĐÔI BẠN  CHÂN T̀NH 
 (Ga  15,9-17)

Không dễ ǵ kiếm được một người  bạn. Người bạn đem lại nguồn an ủi, cơ hội và niềm vui lớn lao. T́nh bạn  có thể chia sẻ và hi sinh tất cả cho nhau. Thử tưởng tượng thế giới sẽ  ra sao nếu vắng hẳn t́nh bạn. Về một phương diện, t́nh bạn c̣n quan  trọng hơn mọi thứ t́nh yêu khác. Vả lại, thường t́nh yêu cũng bắt đầu  bằng t́nh bạn và lớn lên trong t́nh bạn. T́nh bạn đẹp đến nỗi Đức Giêsu  cũng muốn lên một sự thật : "Anh em là bạn hữu của Thầy" (Ga 15:14).

TRI ÂM

Đức Giêsu muốn yêu thương con  người bằng một t́nh bạn thắm thiết. Người không muốn có một cách biệt  quá xa như chủ tớ, mặc dù giữa Người và nhân loại khoảng cách c̣n xa hơn  ngàn lần. Nhưng tương quan phải thật gần gũi mới cảm thấu được t́nh yêu  sâu đậm dành cho nhau. Người như quên tất cả địa vị của ḿnh. Làm sao  một tạo vật như chúng ta có thể dám mơ ước trở thành người bạn tri âm  của Thiên Chúa ? Nhưng Người từng tâm sự : "Thầy không c̣n gọi anh em là  tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là  bạn hữu" (Ga 15:15). Như thế, con người đă được nâng lên hàng bạn thân  của Chúa. Nếu cứ để nhân loại trong hàng nô lệ hay tôi tớ, làm sao Thiên  Chúa bắc nổi nhịp cầu tri âm ? Một khi đă coi các môn đệ là tri âm, Đức  Giêsu đă chia sẻ cho họ sự hiểu biết về Chúa Cha (Ga 14:20). Như thế  Người đă làm cho họ măn nguyện. Người đă có thể tâm sự sâu xa với họ về  cái chết của Người cho toàn thể nhân loại. V́ yêu thương, Người đă săn  sóc họ tận t́nh, đến nỗi đă qú xuống rửa và hôn chân họ. Đó là một bài  học nhưng cũng là dấu chỉ báo trước sự hi sinh cực kỳ sâu xa. Cúi xuống  thật sâu để nâng họ lên ngang hàng với ḿnh. Một khi đă được nâng lên,  họ hoàn toàn được tin tưởng và ủy thác tất cả sứ mạng cứu độ muôn dân.  Chính trong t́nh yêu, Thầy đă "cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được  hoa trái và hoa trái của anh em tồn tại" (Ga 15:16).

Muốn thế, trước tiên các môn đệ  phải được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi. Đó là một hồng ân cao cả,  là điều kiện tối thiểu để có thể đi sâu vào t́nh yêu Thiên Chúa. Chỉ v́  yêu thương, Thiên Chúa đă ban tặng một giá trị và địa vị tuyệt vời cho  nhân loại. Trong tương quan này, Thiên Chúa đă trao hiến một cách vô  thường. Không thể t́m đâu một sự trao hiến kỳ diệu hơn thế. Quả thực,  nơi thập giá, Đức Giêsu cho thấy "không có t́nh thương nào cao cả hơn  t́nh thương của người đă hi sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh" (Ga  15:13). Họ đáng hưởng t́nh yêu cao cả đó, v́ đă được nâng lên hàng tri  âm của Chúa. "Những bạn hữu của Đức Giêsu là những người có quan hệ gắn  chặt với Chúa (Ga 13:23 tt; 19:26; 11:3). "Ḿnh với ta tuy hai mà một".  Họ sung sướng v́ được trở nên "đồng thừa kế với Đức Kitô" (Rm 8:17). Như  thế, họ là những người đặc biệt đón nhận mạc khải về Chúa Cha và được  kết hiệp bằng những mối ràng buộc trong 'nhà' Thiên Chúa (Ga 14:20)" (Faley  1994:350). Họ có thể đi lại tự nhiên và hưởng dùng mọi thứ trong ngôi  nhà đó, v́ từ đây "tất cả những ǵ của Cha là của con" (Lc 15:31).

Hạnh phúc đó vượt quá ḷng mong  đợi của các môn đệ. Chính nhờ hạnh phúc đó mà "niềm vui của anh em được  nên trọn vẹn" (Ga 15:11). Muốn niềm vui trọn vẹn, phải "ở lại trong t́nh  thương của Thầy" (Ga 15:9). Nếu không, sự chia cắt sẽ gây nên nhức nhối.  Cả Thầy lẫn môn đệ đều không vui. Chính Đức Giêsu cũng chỉ giữ được niềm  vui trọn vẹn với Chúa Cha, nếu "ở lại trong t́nh thương của Người" (Ga  15:10). T́nh yêu là giây nối kết bền vững giữa Chúa Cha và Đức Giêsu,  giữa Đức Giêsu và các môn đệ. T́nh yêu đó không phải là một thứ lượm  ngoài đường, nhưng phải là kết quả của mồ hôi nước mắt khi nỗ lực "giữ  các điều răn của Thầy" (Ga 15:10). Điều răn của Thầy không phức tạp và  khó khăn như luật lệ Do thái hay dân ngoại. Rất đơn giản. "Đây là giới  răn của Thầy : "anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em"  (Ga 15:12). Nghĩa là, thực tế "Thầy yêu thương anh em đến nỗi thí mạng  v́ anh em. Đến lượt anh em cũng phải thí mạng cho nhau". Đó là mức hi  sinh lớn lao do t́nh yêu đ̣i hỏi. Không hi sinh, chắc chắn không thể có  t́nh yêu. Đó là mức đo t́nh yêu Đức Giêsu đối với Chúa Cha, và t́nh yêu  môn đệ đối với Đức Giêsu.

Trong t́nh yêu, Thiên Chúa luôn  đưa ra sáng kiến trước. Người làm tất cả để chiếm đoạt trái tim con  người. Người muốn gần gũi như bạn tri âm, để nói cho biết về ḷng hăng  say hăm hở lùng kiếm t́nh yêu như thế nào. Nhưng trong rừng người trước  mặt, tại sao chỉ có một số được tuyển chọn ? Lọt vào mắt xanh của Chúa,  quả thực là một đại phúc. "Không phải anh em đă chọn Thầy, nhưng chính  Thầy đă chọn anh em" (Ga 15:16). Họ không được tuyển chọn để sống một  ḿnh, nhưng để sống thành cộng đoàn. Ơn gọi và sứ mệnh Kitô hữu luôn đ̣i  phải sống trong tương quan với người khác. Đó là lư do tại sao Đức Giêsu  phải lên tiếng : "Điều Thầy truyền dạy anh em là hăy yêu thương nhau" (Ga  15:17).

SỨC MẠNH TRI ÂM 

Đức Giêsu đă xác định rơ tương  quan bằng hữu giữa Người và các môn đệ. Kitô hữu có nghĩa là người bạn  của Chúa Kitô. Một khi đă tâm đầu ư hợp, t́nh tri âm này sẽ biến thành  một sức mạnh vạn năng, đến nỗi "tất cả những ǵ anh em xin cùng Chúa Cha  nhân danh Thầy, th́ Người ban cho anh em" (Ga 15:16). Từ đầu, nhờ nên  một với Đức Giêsu, Giáo hội đă cầu xin Chúa Cha ban Thánh Linh mở rộng  sứ mạng truyền giáo cho Dân Ngoại. Chúa Cha đă nhận lời. Thánh Linh  chính là t́nh yêu, một "t́nh yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa" (1 Ga 4:7).  Hơn nữa, "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1 Ga 4:8). Do đó, t́nh yêu không biết  đến bất cứ ranh giới nào. T́nh yêu đă được thể hiện một cách vô cùng  mănh liệt khi Thiên Chúa "sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho  chúng ta" (1 Ga 4:10). Thiên Chúa cũng không ra khỏi định luật đ̣i hỏi  của t́nh yêu : HI SINH.

Chính v́ hi sinh lớn lao đó,  Giáo hội mới có khả năng đến với muôn dân. Trên bước đường đến với muôn  dân, Giáo hội luôn bị cám dỗ co cụm lại chính ḿnh. Trong Giáo Hội tiên  khởi, những tín hữu thuộc giới cắt b́ đă trở thành kỳ đà cản mũi. Nếu  Thánh Linh không can thiệp, chắc chắn không ai có thể dẹp nổi những năo  trạng cục bộ đó. Thực tế, "những tín hữu thuộc giới cắt b́ đều kinh ngạc  v́ thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa"  (Cv 10:45). Giáo Hội đă có đà phóng tới. Cái nh́n Giáo Hội đă mở rộng  đến nỗi thánh Phêrô có thể cả quyết : "Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn  ngay ở lành, th́ bất cứ họ thuộc dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp  nhận" (Cv 10:35). Không phải tới công đồng Vatican II, Giáo Hội mới khám  phá ra các thánh ngoại giáo. Ngay từ đầu, Thánh Linh đă cho thấy những  khuôn mặt hết sức dễ thương trong cộng đồng dân ngoại. 

Tuy thế, tới nay cám  dỗ vẫn c̣n đó. Giáo Hội vẫn luôn luôn phải đương đầu với những thứ kỳ đà  cản mũi. Ngay trong cộng đồng ḍng tu, vẫn có những cơ cấu hay con người  bảo vệ một thứ quyền lợi riêng tư nào đó. Chẳng hạn, có những tỉnh ḍng  Đa Minh chỉ nhận những người gốc Ái Nhĩ Lan. Có những tranh chấp lớn nhỏ  giữa triều và ḍng khắp nơi trong Giáo Hội. Tại sao Giáo Hội lại đánh  mất tính phổ quát ngay chính nơi cần phải làm chứng đặc tính Công giáo  hơn bất cứ nơi nào ? Một t́nh yêu đánh mất chiều kích vô biên, có c̣n  phát xuất từ Thiên Chúa không ? Nếu không phát xuất từ Thiên Chúa, t́nh  yêu đó làm chứng cho cái ǵ ?

Thế nên, Giáo Hội vẫn  cần đến Thánh Linh để canh tân chính ḿnh hầu xứng đáng là bạn tri âm  của Chúa. Chỉ trong t́nh tri âm với Chúa, Giáo Hội mới có thể nghe được  tất cả mạc khải về t́nh yêu và nói về t́nh yêu cho người khác. Giáo Hội  đang mất thế đứng tại nhiều nơi trên thế giới v́ đă bị những quyến rũ  của quyền bính kéo Giáo Hội xa ĺa mối t́nh tri âm đó. Hơn lúc nào, cần  phải cầu nguyện cho Giáo Hội, một người bạn t́nh của Chúa ! 


 Fr Jude Siciliano, op

 

 Thầy ban b́nh an của  Thầy
 (Ga 15,9-17)

Thưa quí vị. 

Suốt các tuần lễ mùa  Phục sinh, Phúc âm nói đến việc Chúa Giêsu sống lại và hiện ra với các  Tông đồ. Nhưng tuần vừa qua và tuần này có một chút chuyển hướng. Phụng  vụ trích đọc từ bài huấn dụ cuối cùng của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly.  Mặc dầu chúng ta vẫn c̣n đang ở trong mùa Chúa sống lại hiển vinh, nhưng  tại sao các bài đọc Tin mừng lại nói về đêm ngay trước cuộc tử nạn ? Tức  những lời chăng chối Chúa Giêsu dành cho môn đệ ? Dụng ư phụng vụ có thể  là v́ trong bài huấn dụ, Chúa Giêsu nói nhiều về chia ly, hứa hẹn, cam  đoan, dặn ḍ, di chúc, thích hợp cho việc chuẩn bị mừng lễ Chúa lên  trời. Khi ấy, các môn đệ chẳng c̣n được trông thấy Chúa nữa, nhưng Hội  Thánh và thế giới vẫn được bảo đảm sẽ cảm nhận sự hiện diện của Ngài  cách khác. Ngài lên ngự bên hữu Thiên Chúa Cha và gởi Thần Khí xuống  Giáo hội, tức lễ Hiện xuống. Như vậy các môn đệ và Hội Thánh được an ủi.  Bởi Ngài giống như các cha mẹ, tuy tạm thời ĺa bỏ con cái, nhưng vẫn lo  liệu cho chúng được an lành. Những đứa con mà Ngài biết c̣n phải ở lại  thế gian để tiếp tục công việc cứu nhân độ thế của Ngài.

Do đó, một điểm rơ  nét trong bài đọc Tin mừng Chúa nhật này là Chúa Giêsu cam đoan hằng ở  lại trong mối tương quan mật thiết với Hội Thánh. Ngài không giống như  những bậc hiền triết thế gian, xuống thế chỉ trong một thời gian ngắn  nào đó, khởi sự công việc, rồi trẩy đi nơi xa, hẹn ngày trở lại để kiểm  tra công việc của các môn đệ. Nói cách khác, Ngài không xuống thế gian  để thiết lập một mẫu người lư tưởng cho chúng ta bắt chước, rồi rời bỏ  chúng ta mà về trời, mặc chúng ta tự thân sống theo gương Ngài. Hiện  Ngài không đứng trên Cổng Đền Vàng Thiên Cung, chờ đợi chúng ta hoàn  thành công việc, thẩm tra xem chúng ta đă cố gắng thế nào trong tiến  tŕnh theo gương Ngài, rồi tuyên án thưởng phạt cho cân xứng.

Thực tế, chúng ta  chẳng cần một thần tượng để sống rập theo khuôn. Chúng ta cần một vị Cứu  tinh. Đấng đă một lần sống chết cho nhân loại. Đấng luôn ở với nhân loại  để ban sức mạnh và hướng dẫn chúng ta sống chết theo gương Ngài, bằng  chính cuộc đời ḿnh. Hôm nay cũng như Chúa nhật vừa qua, sứ điệp quan  trọng nhất của Chúa Giêsu là ở lại trong Ngài. Đó là đường lối để chúng  ta thi hành lệnh truyền yêu thương của Ngài. Chính Ngài ban ơn để chúng  ta sống đời sống của Ngài. Sự thật là tự ḿnh, chúng ta chẳng thể sống  như vậy. Không liên kết với Ngài, dù cố gắng đến mấy đi nữa chúng ta chỉ  như ngành nho khô héo. Không ơn Ngài, không ở lại trong Ngài, không có  sự hiện diện của Ngài, th́ dù Giáo hội hoặc mỗi cá nhân, không thể sống  ơn gọi thương yêu mà bài Tin mừng hôm nay đề cập tới: "Hăy thương yêu  nhau, như Thầy đă thương yêu anh em." T́nh yêu của Ngài là t́nh yêu hy  sinh mạng sống cho người khác. Chúng ta có thể làm được chuyện đó mà  không cần ơn Ngài trợ giúp ?

Một số người phàn nàn  rằng từ sau Công đồng Vatican II Hội Thánh đă trở nên mềm yếu, toàn nói  về t́nh yêu. Họ muốn trở lại thời kỳ trước Công đồng, cứng rắn và bất  khoan dung, trắng ra trắng, đen ra đen, không mập mờ nước đôi. Họ nhớ  lại thời niên thiếu của ḿnh, mà hối tiếc nếp sống kỷ luật cũ. Nhưng  chúng ta không c̣n là trẻ con. Lệnh truyền yêu thương đă có từ thời Chúa  Giêsu. Đấng sáng lập Hội thánh, chứ không phải sáng kiến của Vatican II  hoặc xu thế của thời đại mới. Chính Chúa Giêsu đă ban lệnh truyền : "Đây  là điều răn của Thầy: anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương  anh em." (15,12).

Ngài c̣n thêm: "Anh  em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền  dạy." (15,14). Nghĩa là Ngài không nói với Giáo hội, với các Tông đồ  trong tư thế một ông chủ (nói với nô lệ) mà là người bạn (với bạn hữu  ḿnh). Tôi tớ, nô lệ phải chấp hành kỷ luật của ông chủ. Đời sống của họ  được ông chủ hoạch định và chỉ huy. Nếp sinh hoạt của các tín hữu không  theo mẫu mực đó. Ngược lại t́nh yêu là căn bản để họ sống. Ngài bảo đảm  Thiên Chúa đă thương yêu họ trước, chẳng phải v́ công lênh mỗi người,  nhưng hoàn toàn v́ ân huệ. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thể hiện ḷng yêu  mến đó. Chúng ta là bạn hữu của Ngài cho nên Ngài yêu cầu chúng ta sống  như bạn hữu với nhau, không thù hận, không ghen tương. Từ "bạn" trong  mạch văn có nghĩa là những "người được mến yêu". Chúng ta phải sống đúng  tiêu chuẩn đó, bởi chúng ta là những môn đệ được Ngài yêu thương. 

Trong nhiều hoàn cảnh  khác nhau, các tín hữu dùng những danh từ khác nhau mà miêu tả ḿnh, khi  sang trọng, như "ngôn sứ", đại diện, đại sứ, môn đệ, sứ giả của Ngài,  khi khiêm nhượng, như bầy tôi, nô lệ, thuộc hạ… Trong Kinh thánh đôi lúc  cũng dùng các từ đó. Nhưng ở trường hợp này, trước lúc ra đi, Chúa Giêsu  gọi các môn đệ là bạn hữu dấu yêu và Ngài sẽ hy sinh mạng sống để cứu  vớt họ. Thật là một t́nh yêu cao cả. Bởi đây là giây phút nghiêm trọng  nhất trong cuộc đời Ngài, không thể khách sáo hay giả h́nh. Hoàn toàn là  sự thật và chân thành. Những tác giả viết các ḍng trên là môn đệ nhiệt  thành của Chúa Giêsu. Họ có ấn tượng sâu sắc về các điều quan trọng Thầy  ḿnh đă dạy, cho nên họ không thể viết sai chân lư. Những điều họ để lại  cho nhân loại hoàn toàn đúng với sự thật mà họ đă được nghe và chứng  kiến.

Chúng ta không thể  nghi ngờ về nội dung họ viết ra, chỉ có điều chúng ta thực hiện hay  không ! Chúa Giêsu biết rơ thế gian sẽ đối xử tàn tệ với các môn đệ và  những người vâng theo giáo lư của Ngài, cho nên Ngài bảo đảm với họ, dù  thế nào đi nữa, tồi tệ đến đâu đi nữa, th́ họ vẫn được Ngài yêu dấu.  Trong Tin mừng hôm nay, Ngài nhắc đi, lặp lại nội dung đó nhiều lần.  Thành công của họ trên thế giới không phải theo tiêu chuẩn loài người :  địa vị, tài sản công danh, tiền bạc… mà là trung tín với những lời sau  đây: "Như Chúa Cha đă yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như  vậy. Anh em hăy ở lại trong t́nh thương của Thầy". (15,9). Quí vị nghĩ  sao? C̣n điều ǵ tha thiết hơn được nữa? Vậy xưa nay chúng ta đáp trả  ḷng quí mến của Chúa Giêsu thế nào? Nếu chưa được nghiêm chỉnh th́ hôm  nay chính là thời điểm thuận tiện để chúng ta hạ quyết tâm trung thành  với lời mời gọi của Chúa.

C̣n điểm sau đây nữa  cũng phải bàn cho thấu đáo, tuy rằng có khi trước đây đă nghe giảng giải  nhiều lần. Nhưng hễ gặp chữ yêu thương mà Chúa Giêsu nói tới, nhiều  người tưởng tượng là thứ t́nh yêu khả giác chúng ta dành cho cha mẹ, ông  bà, con cái, họ hàng, bạn bè và các thành viên khác của gia đ́nh. Không  đúng vậy. Từ mà Chúa Giêsu dùng ở đây là "Agape" (bác ái). Tức yêu  thương rộng răi, không loại trừ. Nó không phải là yêu thương dành cho  thân thuộc mà thôi, nhưng cho hết mọi thành viên trong nhân loại, dầu  tốt, dầu xấu. Nó không phải là t́nh yêu theo bản năng, ưa thích những ǵ  đẹp đẽ nơi người khác, mà là sẵn ḷng vươn tới tha nhân, hành động v́  lợi ích của họ, dù người đó có liên hệ với ḿnh hay không, miễn là họ  cần đến sự trợ giúp của ḿnh. Nhiều lúc c̣n phải hy sinh tiền của, thời  giờ, sức lực nữa. Chúa Giêsu đă làm gương về ḷng yêu mến kiểu "Agape"  này. Ngài đă hy sinh chính bản thân cho nhân loại. Thiên Chúa yêu trần  thế một cách vô điều kiện, tức không đ̣i hỏi ở chúng ta tính đáng yêu,  đáng mến trong ngôn ngữ thế gian. Sự chết của Chúa Giêsu trên thập tự  phản ánh một cách hoàn hảo t́nh yêu Đức Chúa Trời dành cho loài người.  Ngài yêu chúng ta cho nên Ngài đă đi bước trước để chứng tỏ t́nh yêu đó.  Ngài hành động nguyên v́ sự an lành của nhân loại.

Cho nên, "mang nhiều  hoa trái" là hệ quả đương nhiên của trạng thái ở lại trong Chúa Giêsu.  Cằn cỗi, vô sinh là bằng chứng chúng ta không c̣n ở lại trong t́nh yêu  của Ngài. Chúng ta đă bị cắt đứt khỏi thân nho. Như vậy cũng dễ thẩm  định hiện trạng của mỗi linh hồn. Hằng ngày chúng ta phải hồi tâm suy  nghĩ để xem ḿnh c̣n thực sự ở lại trong Chúa hay không? Thực ra, ẩn dụ:  "mang nhiều hoa trái" có nhiều ư nghĩa, áp dụng được vào rất nhiều t́nh  huống. Theo Tin mừng Gioan, mang nhiều hoa trái là rao giảng và làm  chứng t́nh yêu của Chúa Giêsu cho thế gian. Mặc dầu Ngài sắp ĺa bỏ các  môn đệ, nhưng các ông vẫn liên kết chặt chẽ với Ngài trong ḷng yêu mến,  mang nhiều hoa trái và ở lại trong t́nh thương của Ngài.

Tuy nhiên làm thế nào  Chúa Giêsu duy tŕ liên hệ với nhân loại, một khi đă về trời? Xin thưa,  cũng giống như mọi mối liên hệ khác: Bằng tương giao. Chúa Giêsu tiếp  tục làm mưa Thần Khí của Ngài trên các Tông đồ và Hội Thánh. Các Tông đồ  và Hội thánh vừa lănh nhận, vừa đáp ứng sự hiện diện của Thần Khí. Trong  Phúc âm hôm nay, sự đáp ứng đó, như Chúa Giêsu nói, là niềm vui trọn  vẹn: "Các điều ấy, Thầy nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của  Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn." (15,11). Cũng như các  Tông đồ thuở xưa, ngày nay người tín hữu phải gieo rắc và làm chứng nhân  cho niềm vui của Thiên Chúa.

Tác giả Leon Bloy  viết: "Người Kitô hữu chỉ có nỗi buồn duy nhất: Ḿnh chưa phải là một vị  thánh." Ngoài ra không c̣n nỗi buồn nào khác. Có thể thế gian c̣n làm  cho chúng ta đau khổ, có thể nó c̣n ŕnh chờ để nuốt chửng Hội thánh.  Nhưng ở lại trong Chúa Giêsu bảo đảm sự hiện diện của Ngài. Nhờ sự hiện  diện này, linh hồn mỗi người tràn ngập niềm vui. Các thánh đều đă cảm  nghiệm được như vậy. Có vị suốt đời hớn hở vui mừng dù phải chịu muôn  vàn cực h́nh thể xác. Theo kinh nghiệm truyền giáo của Hội thánh, nhiều  tín hữu tốt cũng thường được hưởng niềm vui này. Do đó, nếu có ai (tu sĩ  hay giáo dân) cảm thấy bất hạnh trong bậc sống của ḿnh, th́ đó là v́  không c̣n ở trong con đường thánh thiện nữa.

Xưa nay vẫn thường  xảy ra bất măn, rồi t́m cớ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Không có hoàn cảnh nào  làm cho người tín hữu mất vui, mất hạnh phúc, nếu như c̣n ở lại trong  t́nh yêu của Chúa Giêsu ! Thế gian đă không thắng được Ngài th́ ở lại  trong Ngài chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến hạnh phúc. Tôi được quen biết  nhiều gia đ́nh giáo dân, bên ngoài xem ra bất hạnh, như bệnh tật, tuổi  già, nghèo khổ. Nhưng kỳ thật, họ rất hạnh phúc, và làm chứng cho nhau  về niềm vui của Thiên Chúa. Họ phục vụ nhau trong hoan hỉ vui tươi khiến  tôi phải mủi ḷng và xấu hổ. Khi vua Napoleon của nước Pháp thất bại, bị  bệnh gần chết ở đảo Saint Hélène, người ta tiến lại gần giường nhà vua,  hỏi xem ngày nào là ngày hạnh phúc nhất của ông. Nhà vua quay mặt ra cửa  sổ nh́n biển xanh, rồi trả lời: "Ngày tôi được rước lễ lần đầu. Có Chúa  Giêsu ngự trong linh hồn tôi". Đúng vậy, muốn được hạnh phúc thật, người  ta phải ở lại trong t́nh yêu của Thiên Chúa. Ngoài ra là bất hạnh. "Thầy  để lại b́nh an cho anh em, Thầy ban b́nh an của thầy cho anh em. Thứ  b́nh an mà thế gian không thể ban tặng." (14,27). Amen, Alleluia. 

 

Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển  ngữ FX Trọng Yên, OP)

 

  Trở nên bằng hữu Chúa Kitô  
 Ga 15:  9-17

 Anh chị em thân mến,

Sách Công Vụ  Tông Đồ thuật lại những hoạt động của Chúa Thánh Thần trên các  Tông Đồ và những Kitô hữu đầu tiên. Đó chính là hành động của  Thiên Chúa trong chúng ta, và nhắc cho chúng ta nhớ lúc Giáo  hội sơ khai còn non yếu, nhờ Lời Chúa Giêsu hứa trước khi Ngài  về trời: "C̣n anh em, hăy…cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao  ban xuống."(Lc 24:49)

Lời Chúa Giêsu  hứa không phải là chút an ủi cho các Môn đệ trước khi Ngài ra  đi. Hay để hướng dẫn cho các ông cách thực hiện những điều  Ngài đã dạy bảo. Nhưng đây chính là lời hứa là Ngài sẽ gởi  Chúa Thánh Thần đến với các Môn đệ. Và trong khi các ông đang  tề tựu bên nhau (Cv 2:1), Chúa Thánh Thần đã ngự xuống như "lưỡi  lửa" và như "tiếng gió mạnh ùa vào". Các Môn đệ và cả chúng  ta nữa, cần sức mạnh ấy để rao giảng Nước Trời cho toàn dân  thiên hạ. Thần lực của Chúa Thánh Thần là động lực thúc đẩy  Giáo Hội đi khắp thế gian để rao giảng và làm phép rửa nhân danh  Chúa Giêsu.

Trong bài đọc  thứ nhất, chúng ta nghe về việc Chúa Thánh Thần dẫn đưa Phêrô  đến để nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa nơi dân ngoại.  Co-nê-li-ô là một đại đội trưởng một cơ đội của Sê-Da . Ông và  cả gia đình đều được coi như là những "người đạo đức và kính sợ  Thiên Chúa". Họ chấp nhận đạo đức và tín ngưỡng của người Do  Thái, và có lẽ họ cũng đã đến đền thờ Do Thái. Dù vậy, Co-nê-li-ô  vẫn còn là người ngoại, nên Phêrô và các người khác trong cộng  đòan không nghĩ ông và gia đình ông được ơn cứu rỗi của Chúa.  Nên nhớ: sau khi Chúa Giêsu về trời, các Môn đệ Ngài vẫn còn  là một nhóm trong cộng đòan Do Thái.

Nhưng, đoạn  trước bài đọc hôm nay, ghi lại Co-nê-li-ô có thị kiến: ”một thiên  sứ của Thiên Chúa vào nhà ông và nói: Vậy bây giờ ông hăy sai người đi  Gia-phô mời một người tên là Si-môn, cũng gọi là Phê-rô" (Cv 10:5).  Phê-rô cũng có thị kiến trong cùng giờ đó (Cv 10:19). Vì thế,  khi có hai người của Co-nê-li-ô đến nhà Phê-rô để mời ông, Phê-rô  nhận lời ngay. Làm thế nào Phê-rô khẳng định được đó là ý  Chúa qua hai thị kiến: một cho Co-nê-li-ô, và một cho Phê-rô là  tiếp nhận  người ngoại vào cộng đoàn Môn đệ Chúa Giêsu. Bằng  chứng là khi Phê-rô đến nhà Co-nê-li-ô gặp ông và cả gia đình  đạo đức của ông, th́ Chúa Thánh Linh xuất hiện và “Thánh Thần đă  ngự xuống trên tất cả những người đang nghe Lời Thiên Chúa" (Cv 10:44)

Hăy thử xem lại  câu chuyện: Chúa Thánh Thần đă ngự xuống trên tất cả những người đang  nghe Lời Thiên Chúa. Và Thánh Thần không chỉ ở trong Phụng vụ và  Giáo hội; Thánh Luca diễn tả Chúa Thánh Thần trong lễ Hiện  Xuống như "tiếng gió mạnh ùa vào…và những h́nh lưỡi giống như lưỡi lửa"  (Cv 2: 1-3); Mà Ngài còn xuất hiện bất kỳ nơi nào, như gió và  lửa.

Hôm nay, trong  Phụng vụ Lời Chúa, khi được đọc lên trong cộng đòan, sách Công  Vụ Tông Đồ nhắc cho chúng ta việc Thánh Thần ngự xuống giữa  chúng ta và trong lòng chúng ta như "lửa" và "gió mạnh" để  thổi nguồn sống mới, đem sức mạnh đức tin cho chúng ta. Và  Thánh Thần Chúa làm cho chúng ta, cũng như các Kitô hữu lúc ban  sơ, đủ quyết tâm ra đi rao giảng về Chúa Giêsu Kitô cho toàn thế  giới trong kế hoạch lớn của Thiên Chúa. Vì thế chúng ta hãy  cộng tác với Ngài để thực hiện.

Chúng ta hãy mở  lòng trí để lãnh nhận Lời Chúa và Thánh Thần. Nếu khi xưa  Thánh Thần Thiên Chúa đã mở lòng trí Phê-rô và Giáo Hội sơ  khai biết đón nhận người ngoại vào cộng đoàn, th́ biết đâu  Thánh Thần Chúa cũng sẽ làm những điều lạ trong thế giới và  Giáo Hội nhỏ bé hôm nay.

Sáng nay, báo  chí đăng tin Tổ chức Y Tế Quốc Tế loan tin quan trọng là dịch  cúm heo đang lan tràn khắp trái đất. Nhiều quốc gia đã tìm  cách ngăn ngừa bệnh cúm cho công dân họ. Khi nạn dịch xảy ra, sẽ  có nhiều người bị bệnh, vậy ý Chúa như thế nào trong trường  hợp này? Cũng như, mỗi khi có những biến cố lớn xảy ra như động  đất, sóng thần, hạn hán v.v..., thì chúng ta thường gọi đó là  việc của Chúa. Chúng ta thường gán cho Chúa mỗi khi có những  chuyện xấu xảy ra. Thử hỏi có phải chính Chúa đã gởi đến  những cơn bão lớn tàn phá bang Texas, và gây tử vong nhiều người  không? Có phải Chúa đã xử dụng quyền năng của Ngài như vậy  chăng?

Theo đức tin,  tôi biết Thiên Chúa chỉ có một việc làm là: Ngài đã xuống  trần gian, làm người như chúng ta, cam nhận đau khổ và cái chết.  Và rồi Ngài sống lại, đem đến cho chúng ta một đời sống mới.  Phúc âm có nói đến hành vi lớn lao của Chúa: "Không có t́nh  thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn  hữu của ḿnh."(Ga 15,13) Chúa Giêsu đã làm điều này cho chúng ta.  Hành vi yêu thương này mới là "Việc Chúa Làm".

Chúng ta không  đến nhà thờ cầu nguyện để làm đẹp lòng Chúa, hầu được Chúa  thương và giúp đỡ. Cũng không nài van để được Ngài đoái đến.  Chính đời sống, sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu là tin  mừng lớn mà chúng ta lại được nghe hôm nay. Đó là Chúa đã  thương chúng ta. Không vì chúng ta thương Ngài trước rồi Chúa  mới đáp lại. Mà vì Chúa đã thương chúng ta trước nhất. Nếu  chúng ta còn do dự thì hãy nhìn vào Chúa Giêsu: Ngài đã chứng  tỏ tình yêu đó quá rõ ràng, do vậy, chúng ta phải làm gì để  chứng tỏ là chúng ta đã nghe lời đó. Phải thay đổi cuộc sống  như thế nào để đáp lại tình thương mà Ngài đã ban cho chúng ta  một cách nhưng không? Khi một người đang yêu, chúng ta thấy họ  có sự thay đổi: Người đó vui vẻ hơn, kiên nhẫn hơn và dịu dàng  hơn v.v.. nổi bật lên một cách tự nhiên không gượng ép. Vậy nơi  chúng ta; trong tình Chúa yêu thương; đã nỗi bật được những đức  tính gì?

Hôm nay, khi  chúng ta thưa "lạy Chúa Giêsu, vậy con phải làm gì để chứng tỏ  tình Chúa yêu thương chúng con"? Ngài sẽ trả lời: "hãy giữ giới  răn của Thầy". Ắt chúng ta sẽ nghĩ ngay đến 10 điều răn, và tự  xét mình xem có vấp phạm ở giới răn nào không? Tôi đã làm  trái điều gì? Nhưng Chúa Giêsu không xét đến 10 điều răn ấy, coi  xem chúng ta có vấp phạm hay thiếu sót không. Nhưng trái lại,  Ngài nói đến một điều răn tích cực hơn là "hãy thương yêu nhau".  Đó là giới răn đáp ứng được nhiều khía cạnh, tạo nhiều dịp  cho chúng ta có thể thực hành những gì chúng ta đã lãnh nhận  nơi Chúa một tình yêu vô điều kiện.

Nếu không có t́nh  thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn  hữu của ḿnh, thì tôi có thể đáp lại giới răn của Chúa Giêsu  bằng cách tự xét mình xem: Tôi phải hy sinh cái gì của cuộc  sống tôi cho tha nhân? Bỏ đi: tính kỳ thị, tránh né việc giúp  đỡ tha nhân, sự giận hờn, ganh tị với người khác, những điều  cáo gian, thâu vén của cải vật chất v.v..? Chúa Giêsu không hề  đưa danh sách các điều răn để chúng ta xét rồi tự nói "đây, tôi  đã phạm điều này". Trái lại, Ngài cho một điều răn tổng quát  là "hãy thương yêu tha nhân như Thầy đã thương con". Thử hỏi  chúng ta có bảo đảm được rằng đã giữ được điều răn đó chưa?  hay dám nói: "tôi tự xét là đã làm được điều này rồi" - Không?  Sự đòi hỏi của tình yêu là vô cùng. Không người bạn đời nào  trong chúng ta có thể nói: "Đây, tôi yêu mình như thế là quá đủ  rồi, không thể đòi hỏi hơn được nữa"? Tình yêu là ngọn lửa  cháy trong lòng chúng ta, làm chúng ta luôn khao khát được thương  yêu nhiều hơn và không có quy ước định lượng thông thường. Do  vậy chúng ta cần có Chúa Thánh Thần giúp chúng ta đón nhận  tình yêu Chúa và luôn khao khát triển nở tình yêu ấy đến cho tha  nhân.

Chúa Giêsu không  muốn chúng ta có cuộc sống cứ phải cực khổ cố gắng làm mọi  sự cho đúng như một nô lệ, vì sợ bị phạt nếu chúng ta vấp  phạm. Ngài gọi chúng ta là "bạn hữu". Tình bằng hữu này không  phải là loại tình cảm yếu đuối, hẹp hòi, thiếu sự nâng đỡ,  phát sinh tiêu cực, nhằm thỏa mãn dục tính. Mà là tình bạn  hai chiều, thương yêu và kính trọng nhau. Giúp mở rộng tầm nhìn  và những vận hội mới, những sáng tạo mới, nâng đỡ khi chúng  ta cần. Nó đưa chúng ta về cuộc sống đời thường, giúp chúng ta  thoát ra khỏi chính mình khi tâm hồn đã khép kín, kéo chúng ta  thoát khỏi sự chán nản, đối thoại trong những lúc trao đổi tâm  tình, và tình bằng hữu đó đã mở ra cho chúng ta một thế giới  mới trong cuộc sống.

Chúng ta đã là  bạn hữu của Chúa Giêsu. Nhờ Ngài đã mời: "Thầy gọi anh em là  bạn hữu". Nhờ Thánh Linh Ngài, chúng ta có thể làm việc như  bạn của Ngài và mổi ngày nên giống Ngài hơn. Hay, như Lời Chúa  hôm nay, vì là bạn hữu của Chúa, chúng ta "sẽ sinh được hoa trái,  và hoa trái sẽ tồn tại". Trong Tiệc Thánh hôm nay, chúng ta hãy  mời Chúa Giêsu hướng dẫn chúng ta cách chết đi những mặt nào  trong đời sống để cuộc sống của chúng ta trổ sinh hoa trái mới,  hầu làm Thiên Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta hãy  cầu nguyện:"Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết thương yêu  nhau, xin giúp chúng con sống tình thương ấy để mọi người biết  chúng con là bạn của Chúa." 


 Antôn Hồ Hữu Thông op

  Hăy ở lại trong t́nh thương của Thày
 Ga  15,9-17

Trong cuộc sống không  có ǵ tẻ nhạt và vô vị cho bằng thiếu t́nh yêu. Con người luôn khát mong  và đi t́m cho ḿnh một cuộc sống yêu thương, và dĩ nhiên không ai chối  bỏ t́nh yêu. T́nh yêu là sức hút, và là động lực giúp con người sống gần  nhau và cho nhau.

V́ yêu thương mà  Thiên Chúa đă tạo dựng con người và tạo nên muôn loài muôn vật cho con  người hưởng dùng. Và cũng v́ yêu mà Thiên Chúa đă sai Con Một của ḿnh  đến để cứu chuộc nhân loại. Trong mười giới răn của Chúa, th́ hai giới  răn : Mến Chúa và Yêu người là quan trọng nhất. Suốt chiều dài lịch sử  cứu độ, trong Cựu Ước, Thiên Chúa đă chứng tỏ t́nh thương của Ngài đối  với dân Do Thái bằng việc dưỡng nuôi và dẫn dắt họ vào miền đất hứa. C̣n  trong Tân Ước Ngài đă chịu khổ h́nh, chết trên thập giá, và lấy chính  thịt máu ḿnh để nuôi sống nhân loại.

Bài Tin mừng hôm nay,  thánh Gio-an cho chúng ta thấy nỗi khát mong lớn nhất của Đức Giêsu khi  sắp giă từ thế gian mà về cùng Thiên Chúa Cha là : "Anh em hăy yêu  thương nhau, như Thầy đă yêu thương anh em". Đây là diễn từ ly biệt của  Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi lên Giêrusalem chịu khổ h́nh. Lời  nhắn gởi thiết tha và chân t́nh nhất : "Anh em hăy ở lại trong t́nh  thương của Thầy". Chúa Giêsu không đ̣i hỏi các môn đệ phải làm được  những công việc lớn lao, nhưng xin các con hăy thương yêu nhau. Mẫu  gương yêu thương của Giêsu là lấy thân xác của ḿnh để chứng minh cho  t́nh yêu đó. "Không có t́nh thương nào lớn hơn t́nh thương của người hy  sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh" (Ga 15, 13). Thánh Gioan c̣n kết  luận rằng : "Đức Kitô đă thí mạng v́ chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa,  chúng ta phải thí mạng v́ anh em" (1Ga 3, 16).

Yêu là kéo dài hành  động của Thiên Chúa. Thực thế, Chúa Giêsu là Đấng Thánh, Đấng đáng được  chúc tụng và tôn vinh mà đă đến với kẻ cơ bần, cho người trần truồng có  áo mặc, an ủi kẻ khổ đau, an táng người qua đời… Hành động của Giêsu đă  khơi lên trong các bạn những tâm t́nh nào? Bạn có hành động ǵ trước  những người khổ đau, nghèo đói, bệnh tật và ngay cả những tệ nạn xă  hội…?

Chúng ta biết rằng  yêu người khác th́ khó hơn yêu ḿnh. Thế nhưng, chúng ta không thể nói  yêu mà không nhắm đến một đối tượng nào. Nhà thơ Xuân Diệu nói về một  thứ t́nh yêu không đối tượng hay không hành động:

Yêu tha thiết thế vẫn  c̣n chưa đủ
 Nếu em yêu mà chỉ để trong ḷng
 Không tỏ hay, yêu mến cũng là không.

Như thế, yêu mà chỉ  để trong ḷng, không tỏ lộ ra ngoài th́ t́nh yêu đó chưa đủ và có khi  c̣n làm cho người khác đau ḷng nữa là đàng khác. Nếu như thánh Phao lô  đă nói: Đức tin không có việc làm là đức tin chết, th́ chúng ta cũng có  thể nói một t́nh yêu không có hành động là một t́nh yêu giả trá, vụ lợi  và độc đoán.

Có một câu chuyện làm  cho nhiều người phải xúc động, v́ tinh thần cao thượng của một người dám  chết thay cho bạn của ḿnh : Sau cuộc chiến phân tranh Bắc Nam ở Hoa Kỳ,  một du khách đến thăm nghĩa trang quân đội ở Nashville và gặp một người  đang trồng hoa bên ngôi mộ. Du khách liền hỏi :

- Con ông an nghỉ tại  đây à ?

- Không.

- Hay là thân nhân  của ông ?

- Cũng không.

- Thế tại sao ông lại  trồng hoa bên ngôi mộ này?

- Đây là ngôi mộ của  "một người chết thay tôi"

Rồi ông kể : Khi  chiến tranh xảy ra, tôi được lệnh phải nhập ngũ. Khi chuẩn bị xong đồ  đạc, từ biệt vợ con để lên đường, th́ một người bạn của tôi đến nói với  tôi : "Gia đ́nh anh đông con, và anh là lao động chính, nếu như anh đi  th́ e rằng vợ con anh sẽ không đủ khả năng mưu sinh, các con anh sẽ đói  khổ và giả như anh có chết th́ các con anh sẽ mất cha, đời chúng nó sẽ  khổ. Thôi ! Tôi sẽ đi thay cho anh, v́ tôi chưa có gia đ́nh". Tôi rất  xúc động và lưỡng lự, nhưng rồi tôi cũng đồng ư. Và trong một trận  chiến, anh ta bị trọng thương và qua đời. Tôi rất đau xót và bàng hoàng  khi có người dám hy sinh cho tôi. Tôi rất cảm phục tấm ḷng cao cả đó.  Hôm nay tôi đến viếng và trang hoàng lại nấm mộ cho bạn tôi. Nói xong,  ông cắm một tấm bảng nhỏ với ḍng chữ : Anh đă chết cho tôi.

Thưa cộng đoàn, đây  thực là một cái chết v́ bạn hữu của ḿnh. V́ t́nh thương mà anh ta dám  chết cho bạn của ḿnh. Nếu như người bạn không có ḷng yêu thương, không  thấu cảm sự khốn khổ cùng cực của người vợ và những đứa con sẽ mất cha,  chắc anh ta không đi thay để rồi phải bỏ mạng như thế. 

Anh bạn trong câu  chuyện không phải là một siêu nhân, nhưng là một con người b́nh thường,  rất b́nh thường nhưng lại có một trái tim phi thường - thực là t́nh yêu  mạnh hơn sự chết. Cho dầu anh đă chết, nhưng t́nh yêu của anh vẫn tồn  tại và cái chết là lời chứng cho t́nh yêu cao thượng và bất biến.

Chỉ có t́nh yêu là  ḍng lưu chuyển, nối kết t́nh người và làm cho con người được b́nh an,  hạnh phúc. Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi chẳng tiếc người Con duy  nhất của ḿnh. Chúa Giêsu không đ̣i buộc chúng ta phải làm như Ngài,  nhưng chúng ta cũng có thể học nơi Ngài một bài học nho nhỏ: khi yêu th́  cố gắng cho đi hơn là nhân lănh, và có thể chết đi cho những tị hiềm  ghét ghen, thù oán …

Chúng ta đang sống  trong một thế giới đói khát t́nh thương, v́ thiếu t́nh yêu mà người ta  sẵn sàng khủng bố, chiến tranh, phân biệt chủng tộc, phá thai… Chúng ta  phải làm ǵ với những vấn nạn này ?

Thân phận con người  được sinh ra bởi t́nh yêu - t́nh yêu giữa người cha và người mẹ. Thế  nhưng, con người lại thường sống trong thù hận và giết chóc. Thực là một  nghịch cảnh cho phận người chúng ta. Chúng ta có thể chấp nhận thân phận  yếu đuối, hữu hạn, tội lỗi, nhưng không được loại trừ t́nh yêu, v́ một  ngày vắng bóng t́nh yêu là con người sống trong đau khổ. T́nh yêu có thể  xoá bỏ mọi ranh giới, hận thù, chia rẽ và giúp chúng ta tha thứ tất cả,  tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả (1 Cr 13,7). Chúng ta cần ư thức  rằng: Điều c̣n lại và không bao giờ mất được chính là t́nh yêu. Và một  khi sống cho t́nh yêu là chúng ta đă chu toàn luật Chúa: Mến Chúa yêu  người là chu toàn lề luật.

T́nh yêu cần cho mọi  người, và chỉ có t́nh yêu mới làm thỏa măn khát vọng sống yêu và được  yêu của con người. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă từng nói : "Sống giữa  đời này chỉ có thân phận và t́nh yêu. Thận phận th́ hữu hạn, t́nh yêu  th́ vô hạn. Chúng ta phải làm sao nuôi dưỡng t́nh yêu, để t́nh yêu đó có  thể cứu chuộc thân phận chúng ta trên cây thập giá đời".

Kính thưa cộng đoàn,  chúng ta cùng tin vào sự phục sinh của Đức Kitô, cùng lănh nhận một Thần  Khí và sự sống nơi Người, lẽ nào chúng ta lại hờ hững trước những khổ  đau, bất công của anh chị em đồng loại. Và chúng ta có đáng để được Đức  Kitô chết thay cho ḿnh không? Thiên Chúa v́ yêu phận người chúng ta,  nên Ngài đă xoá bỏ mọi ranh giới giữa Thượng Đế với phàm nhân, giữa Cha  với con, giữa chủ với tớ, giữa v́ Thiên Chúa quyền năng với phận người  hèn yếu, để cho con người được làm bạn với ḿnh - Thầy không gọi anh em  là tôi tớ, nhưng là bạn hữu (Ga 15,15).

Cuối cùng v́ yêu nhân  loại, Ngài lấy chính thân thể Ngài để chứng minh cho t́nh bằng hữu đó.  Thiên Chúa cho con người ngang hàng với ḿnh, sẻ chia và cảm thông một  cách sâu sắc. Những ǵ Chúa Giêsu nhận được từ nơi Thiên Chúa Cha, Ngài  đều cho chúng ta biết, không c̣n là bí mật, cất giấu.

Chúng ta học được ǵ qua bài Tin  Mừng hôm nay- phải chăng là một lời nói suông về t́nh yêu? Có lẽ Chúa  Giêsu không buộc chúng ta phải chết cho người khác và chúng ta cũng  không có cơ hội để chết thay cho ai đó. Nhưng, vẫn c̣n đó những tị hiềm  ghen ghét để chúng ta thể hiện ḷng nhân ái; vẫn c̣n đó những tranh chấp  để chúng ta thể hiện ḷng từ tâm; vẫn c̣n đó những oán thù để chúng ta  thể hiện ḷng quảng đại thứ tha; …

Thiên Chúa là t́nh yêu, nên vũ  trụ được khai sinh,

Thiên Chúa là t́nh yêu, khi tạo  dựng con người,

Thiên Chúa là t́nh yêu, bởi Ngài  sống cho con người,

Thiên Chúa là t́nh yêu, nên đă  chết cho nhân loại,

Thiên Chúa là t́nh yêu, nên con  người được sống,

Thiên Chúa là t́nh yêu, nên bạn  hăy học sống yêu thương.

Dù bạn có liệt kê hàng trăm ngàn  thứ t́nh yêu nơi Thiên Chúa, th́ Ngài cũng chỉ là : Thiên Chúa T́nh Yêu  (Ga 4, 8).

Thưa cộng đoàn, chúng ta không  có dịp để chết thay như anh bạn trong câu chuyện trên, nhưng mỗi ngày  chúng ta có thể "chết" một ít : Anh chị em có thể chết cho ḷng vị kỷ,  ghét ghen, thù oán… Những cái chết đó sẽ giúp anh chị em chuẩn bị cho  cái chết của chính bản thân. Nguyện xin Đức Kitô là suối nguồn t́nh  thương tưới đẫm trái tim héo khô và chai cứng của chúng con. Xin Ngài  giúp chúng con nhận ra rằng : Ḷng tốt được đáp đền bằng ḷng tốt, t́nh  yêu được đáp đền bằng t́nh yêu.


 Giacôbê Phạm Văn Phượng op

 

Yêu thương
 Ga 15,9-17

Dọc theo triền núi Trường Sơn,  có một ngôi mộ đă lâu đời, trên bia mộ có khắc gịng chữ : “Tôi thương  người, nhưng rất sợ ḷng người”. Đây là câu nói của Hy Thanh, người nằm  trong mộ. Tại sao lại khắc gịng chữ đó trên mộ của anh ta ? Câu chuyện  như sau : thời bấy giờ, Hy Thanh chịu khó đi học nghề t́m mạch nước. Bạn  bè khinh chê : “Dưới đất lúc nào chẳng có nước, học chi cái nghề vô dụng  ấy”, gia đ́nh cũng rủa chàng : “Học cái nghề vô ích ấy làm ǵ, đi đâu  th́ đi” Hy Thanh ra đi, ngày kiếm ăn, đêm t́m đến chùa nghỉ, cắn răn  chịu đựng và vẫn tiếp tục theo đuổi cái nghề ấy. Hai mươi năm trôi qua,  gặp thời đại hạn, giếng khô cạn, nhiều người chết v́ khát. Lúc bấy giờ  người ta chợt nhớ đến chàng, chạy tới cầu cứu. Hy Thanh t́m ra mạch nước,  nước chảy lênh láng khắp nơi. Dân chúng từ bốn phương hay tin đến uống,  họ vui mừng ca ngợi chàng. Tuy nhiên, có kẻ v́ khát lâu ngày, nay uống  quá độ nên ngă lăn ra chết. Người ta quay lại mạt sát chàng, đám người  có thân nhân bị chết xông vào đánh đập chàng cho đến chết. Trước khi  chết, chàng nói : “Tôi thương người, nhưng rất sợ ḷng người”.

Đó là chuyện ngày xưa, sau đây  là chuyện ngày nay : Trên báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật số 18 năm 1989 có một  câu chuyện tựa đề là “Máu Cá”, tức là máu lạnh, trích trong tập “ngồi  buồn viết mà chơi” của nhà văn Nguyễn Minh Châu như sau : Tại sân ga  Hàng Cỏ vào lúc tờ mờ sáng, khách đứng xếp hàng chuẩn bị lên tàu, khách  ngồi chờ đợi rất đông, cùng với số lượng hàng hóa chất cao từng đống.  Giữa cảnh đông đúc chen chúc như vậy, có một người đàn bà c̣n trẻ, y như  một người mất trí, cứ hét vang cả sân : “Các ông các bà, có ai thương  tôi, cứu tôi với”. Chị ta kêu đến khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai  đoái hoài. Người ta chỉ quay nh́n chị một cách thờ ơ. Có chuyện ǵ xảy  ra vậy ? Th́ ra thế này : chị ta xuống tàu trong đêm với hai đứa con :  đứa ba tuổi, đứa nửa tuổi, ngồi chờ sáng. Lúc trời gần sáng, chị bảo đứa  con lớn ngồi trông em để đi giặt đồ. Giặt xong, quay trở lại th́ mẹ ḿn  đă dụ dỗ đem đứa lớn đi, chỉ c̣n đứa nhỏ nằm ngửa giữa sân ga một ḿnh.  Nghe xong câu chuyện, tôi (tác giả Nguyễn Minh Châu) chạy đến gặp một  đồng chí công an đề nghị : “Các đồng chí nói loa đi, yêu cầu hành khách  thấy ai khả nghi th́ giữ lại, đứa dụ dỗ đứa trẻ, thế nào cũng có vẻ khả  nghi, biết đâu nó c̣n quanh quẩn đâu đây, yêu cầu mọi người giúp chị ta”.  Đồng chí công an chẳng nói chẳng rằng, chẳng trả lời tôi lấy một lời,  c̣n hàng ngàn con người th́ vẫn dửng dưng. Người đàn bà đau khổ vẫn kêu  gào giữa hàng ngàn hành khách ở cái sân ga Hàng Cỏ như kêu gào giữa sa  mạc.

Kể lại hai câu chuyện trên tôi  muốn nói lên nhân t́nh thế thái, nói lên ḷng người đối với nhau, như là  gợi ư để mọi người suy nghĩ một chút về lệnh truyền và cũng là lời trăn  trối, lời di chúc của Chúa Giê-su nói với các môn đệ trước khi từ biệt  các ông để đi chịu nạn chịu chết trong bài Tin Mừng : “Đây là điều răn  của Thầy : anh em hăy yêu thương nhau nhu Thầy đă yêu thương anh em…Điều  Thầy truyền dạy anh em là hăy yêu thương nhau”.

Yêu thương là một trạng thái  t́nh cảm xưa như trái đất, tức là ngay từ khi có con người trên mặt đất  đă có vấn đề yêu thương. Dân tộc nào cũng dạy yêu thương, tôn giáo nào  cũng dạy yêu thương. Trong Cựu Ước, lề luật Do Thái cũng đă có luật yêu  thương, chẳng hạn luật Mô-sê dạy : “Phải yêu thương tha nhân như chính  ḿnh”. Tới khi Chúa Giê-su xuống thế, Ngài đă giảng dạy yêu thương, thực  hiện yêu thương trọn vẹn tuyệt vời. Điều đặc biệt mới mẻ trong luật yêu  thương Chúa dạy là Ngài nâng luật yêu người lên ngang hàng với luật mến  Chúa, đồng thời coi những hành động yêu thương như dấu chỉ để mọi người  nhận ra môn đệ Ngài và là tiêu chuẩn Ngài căn cứ vào đó để khen thưởng  sau này.

Như vậy, luật yêu thương nhau  không những là một lời khuyên mà c̣n là một lệnh truyền, một sứ mệnh của  người Ki-tô hữu. Vậy chúng ta phải thực hành luật này thế nào ? Nói khác  đi, chúng ta phải yêu thương nhau thế nào ? Xin đề nghị ba điều :

Thứ nhất, yêu thương là đối xử  nhân hậu với nhau. Nhân hậu là biết chịu đựng và nhường nhịn : chín bỏ  làm mười, một nhịn chín lành; nhân hậu là biết đón nhận những chướng tai  gai mắt, những quê mùa nông cạn của người khác, không tranh chấp căi cọ,  tránh lời thóa mạ, cộc cằn, mỉa mai. Chúng ta hăy nhớ : khi chúng ta  sống khó tính, nóng nảy, trịch thượng, bất măn, bất đồng, th́ bị mọi  người xa lánh và ḿnh làm khổ ḿnh. Trái lại, nhân hậu là bùa mê, là nam  châm thu hút ḷng người.

 Thứ hai, yêu thương là không nổi  giận. Tức giận là một t́nh cảm thông thường của con người. Nói theo Á  Đông, tức giận là một trong thất t́nh của con người. Con người có vui,  có buồn, có ham muốn, có giận dữ. V́ vậy, vấn đề không phải là có giận  hay không, nhưng là tại sao giận, giận ai, giận v́ việc ǵ…Dù lư do nào  đi nữa, chúng ta cũng hăy nhớ : người giận mất khôn, giận dữ chẳng được  ích ǵ, nóng giận làm tan vỡ tất cả.

Thứ ba, yêu thương là không nói  hành nói xấu. Người ta thường đổ tội nói hành nói xấu cho cái lưỡi để  nói lên sự nguy hại của nó : lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, tay  đă dài mà lưỡi c̣n dài hơn, không nọc độc nào nguy hại bằng cái lưỡi.  Lời nói hành nói xấu được ví như một mũi tên tẩm thuốc độc, bắn một phát  giết chết ít nhất ba người : giết kẻ bị nói xấu, giết kẻ nghe nói xấu và  giết chính kẻ nói xấu. Chúng ta hăy nhớ lời cầu nguyện sau : “Lạy Chúa,  xin đừng để con rơi vào số phận của kẻ nói xấu nói hành, mà phần phạt  của họ là ở trong hồ lửa diêm sinh cháy bừng bừng”.

Tóm lại, Chúa Giê-su dạy chúng  ta hăy yêu thương nhau, và chúng ta cũng đă biết có rất nhiều cách để  thể hiện ḷng yêu thương đối với nhau, hôm nay chúng ta hăy nhớ ba điều  : hăy đối xử nhân hậu với nhau, đừng nóng nảy tức giận nhau, và đừng bao  giờ nói hành nói xấu nhau.

 
 Lời Chúa và Thánh Thể

 Hăy Yêu Như Thày Đă Yêu
 Ga 15, 9 – 7

 Lạy Chúa Giêsu, giờ tử nạn của  Chúa đă gần đến và Ngài không thể ở lại với các môn đệ được nữa. Lúc  phải chia tay với các môn đệ để đi chịu chết, Chúa không để lại một tài  sản vật chất nào như tiền bạc, nhà cửa, đất đai cho các môn đệ. Trong  giờ phút vô cùng linh thiêng và cảm động, thầy tṛ phải chia ĺa, Chúa  đi chịu chết c̣n các môn đệ ở lại bơ vơ như chiên không người chăn dắt.  Vào lúc ấy các môn đệ cũng đang vô cùng xao xuyến và buồn sầu. Thế nhưng  chính vào giờ phút linh thiêng và u ám của cảnh chia ĺa, Chúa đă trăn  trối lại cho các môn đệ và cho chúng ta một giới răn quan trọng mà không  của cải vật chất nào có thể sánh bằng, đó là “Anh em hăy yêu thương nhau  như Thầy đă yêu thương anh em”. Đây là giới răn sau cùng và quan trọng  nhất.

 Lạy Chúa Giêsu, bài học Chúa để  lại chúng con chưa kịp thực hành th́ chính Chúa, Chúa đă sống và thực  hành lời Chúa dạy chúng con. Chúa đă yêu thương chúng con đến tột cùng,  yêu thương cả khi Ngài c̣n sống trên dương gian và cả khi Ngài đă về  cùng Chúa Cha. Để chuẩn bị “lương thực” cho chúng con trước lúc ra đi,  Ngài đă lập bí tích Thánh Thể, trao hiến chính thân ḿnh làm lương thực  nuôi dưỡng chúng con. Và sau cùng Ngài đă chịu chết trên thập giá để  minh chứng cho t́nh yêu Ngài dành cho chúng con.

Lạy Chúa, phải chăng qua cái  chết của Chúa, Chúa đ̣i hỏi chúng con cũng phải yêu tha nhân đến nỗi  chết cho tha nhân như Chúa đă chết cho chúng con ? Nếu vậy ai có thể  sống được như lời Ngài dạy ?

 Chúng con hiểu rằng Chúa không  đ̣i hỏi lúc nào chúng con cũng phải chết để minh chứng cho t́nh yêu tha  nhân, nhưng để yêu tha nhân th́ chắc chắn chúng con phải chấp nhận những  hy sinh trong cuộc sống, chấp nhận tha thứ ngay khi người lỗi phạm chưa  xin lỗi, chia sẻ cơm bánh với những người nghèo túng, chấp nhận những  thiệt tḥi v́ danh Chúa. Như vậy lời Chúa dạy không quá khó đối với  chúng con, chúng con có thể làm được điều đó, nhưng sẽ khó đối với những  ai ích kỷ không dám hy sinh, với những người thiếu t́nh thương tha nhân.

  Chúng con cảm tạ Chúa, đă ban  cho chúng con những mẫu gương dám hy sinh cho t́nh yêu, đó là các vị  thánh trong Giáo Hội, mà gần đây nhất là đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô  II, người đă công khai tha thứ và xin tha cho kẻ đă ám sát ḿnh. Ngài  cũng là người đă dành trọn cuộc đời cho đoàn chiên và cho chiên được  sống dồi dào. Hay Mẹ Têrêsa Calcutta, là người đă dâng trọn cuộc đời để  phục vụ những người nghèo nhất của xă hội Ấn Độ. Các ngài cũng là những  Kitô hữu b́nh thường nhưng đă thực thi lời Chúa dạy cách trọn hảo.

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, 

 Trước những tấm gương sáng ngời  của những chứng nhân đă cống hiến cuộc đời cho t́nh yêu đồng loại, chúng  con nh́n lại cuộc sống của ḿnh và thấy rằng đâu đó trong cuộc sống của  chúng con ngày hôm nay vẫn c̣n có những anh chị em dám xả thân phục vụ  người khác. Vẫn c̣n có những bạn trẻ t́nh nguyện phục vụ nơi các trại  phong, những người nghèo và những người nhiễm HIV và bao tấm ḷng quảng  đại đang hy sinh ngày đêm để phục vụ người khác. Thế nhưng bên cạnh đó  th́ vẫn c̣n nhiều người sống ích kỷ chỉ quan tâm đến nhu cầu của ḿnh,  quan tâm đến cuộc sống hưởng thụ của ḿnh mà thiếu ḷng quảng đại chia  sẻ với những anh chị em nghèo túng, bệnh tật. Vẫn c̣n nhiều trái tim hận  thù thiếu khoan dung tha thứ. Vẫn c̣n những trái tim vô cảm trước nỗi  đau của người anh em. Do đó mà hằng ngày vẫn c̣n xảy ra những xô xát,  căi cọ, tranh dành. Mỗi người chúng con đây mặc dù đă cố gắng sống lời  mời gọi yêu thương của Chúa, nhưng chúng con cảm thấy thật khó để sống  khoan dung nhân hậu. Có những người nghèo túng đến để mong chúng con  giúp đỡ th́ chúng con lại nh́n họ với một con mắt khinh bỉ, lạnh nhạt.  Nếu bị xúc phạm, chúng con cảm thấy khó tha thứ. Nhiều khi chúng con  thật khó nhận ra h́nh ảnh Chúa nơi tha nhân. Chúng con xin lỗi Chúa v́  chúng con đă chưa thực hiện tốt lời Chúa dạy.

Xin Chúa giúp sức để mỗi người  chúng con biết noi gương các bậc cha anh, dám can đảm tha thứ, dám hy  sinh phục vụ tha nhân, chia sẻ t́nh thương với mọi người và quan tâm  những anh chị em nghéo túng, là những người đang sống quanh chúng con,  những người cùng trong xứ đạo, những người cùng nơi làm việc, những  người chúng con sẽ gặp gỡ ngoài đường. Xin Chúa mở con mắt tâm hồn để  chúng con biết lấy t́nh Chúa yêu thương chúng con làm chuẩn mực để cư xử  với tha nhân. Xin Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống.  Amen.

Giuse Hoàng Hải Đăng op

 

 Hăy yêu thương nhau như Thày yêu thương anh em
 (Ga 15,  9-17)

 Cộng đoàn thân mến  !

 Yêu và được  yêu là hai nhu cầu sâu thẳm nơi con người. Chính v́ thế, yêu là từ ngữ  được sử dụng nhiều nhất, nhưng cũng là từ ngữ dễ gây hiểu lầm nhất. Bởi  chưng, con người hiểu những từ ngữ này theo những cách khác nhau. Có  người hiểu yêu là những quan hệ xác thịt. có người hiểu yêu là quản lư  chặt chẽ. Có người hiểu yêu là thuộc cảm tính. Và để hiểu rơ bản chất  của t́nh yêu, một t́nh yêu đích thực, chúng ta hăy ngụp lặn sâu trong  ḍng sông huyền diệu của Tin Mừng theo thánh Gioan ngơ hầu nhận ra một  khuôn mẫu cho t́nh yêu. Khuôn mẫu đó chính là “anh em hăy yêu thương  nhau như Thầy đă yêu thương anh em” (Ga 13, 34). Đây chính là những  lời tâm huyết của Đức Kitô đă nói với các môn đệ trước giờ tử nạn.

T́nh yêu của  Thiên Chúa đă được thể hiện cách trọn vẹn và hoàn hảo trong Đức Kitô. Đó  là t́nh yêu hoàn toàn nhưng không. T́nh yêu ấy cao cả đến nỗi Thiên Chúa  đă trao ban Con Một của Người (Ga 3, 16).  Thiên Chúa không phải chỉ  trao ban một món quà hay một cái ǵ ngoài ḿnh nhưng là trao đi một điều  ǵ đó thân thiết và quư báu nhất của ḿnh. Và điều quư báu đó chính là  Đức Giêsu Kitô, người Con Một của Người. Khi trao ban Đức Giêsu Kitô cho  chúng ta, Thiên Chúa đă trao ban cho ta chính bản thân Người. Người chấp  nhận Con Một của Người phải chết trên thập giá để chúng ta được sống.  Một t́nh yêu không hề biết giữ lại cho ḿnh điều ǵ dù có quư giá đến  đâu.

Bên cạnh đó, t́nh  yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại là t́nh yêu của sự chia sẻ, của sự  quên ḿnh và mong muốn hạnh phúc cho người ḿnh yêu “ để bất cứ ai tin  vào Người Con ấy th́ không phải chết, nhưng được sống muôn đời”. T́nh  yêu này lan toả đến hết mọi người không phân biệt tốt xấu cũng như không  loại trừ ai dù lành hay dữ.

Và đỉnh cao t́nh  yêu của Thiên Chúa chính là sự từ bỏ. Người đă tôn trọng quyền tự do của  chúng ta, mặc dù Người không muốn chúng ta phải chịu cảnh trầm luân đời  đời. Nhờ đó, chúng ta có đầy đủ tự do để có thể tin hoặc không tin, có  thể chấp nhận hay từ chối quà tặng của Thiên Chúa, và có thể mở ra hay  khép lại trước sự sống đă được Thiên Chúa trao ban.

T́nh yêu  Thiên Chúa là như thế đó. Một t́nh yêu hoàn toàn như không. Và hơn thế  nữa, Người c̣n chỉ dạy cách thức để chúng ta yêu thương nhau như Người  đă yêu thương chúng ta. Cách thức đó là “Nếu  anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong t́nh yêu của  Thầy, như Thầy đă giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong t́nh yêu  của Người.” (Ga 15, 10)  

Và khi đă ở  trong t́nh yêu của Người, trái tim của chúng ta sẽ hoà chung nhịp đập  với nhịp đập của trái tim Người. Nhờ đó, những tâm tư, hành động của  chúng ta sẽ rập khuôn theo những tâm tư, hành động của Người và ngày  càng trở nên đồng h́nh đồng dạng với Người hơn. Khi ấy, t́nh yêu của  chúng ta được nên trọn vẹn. Một t́nh yêu có đôi tay để ân cần giúp đỡ  người khác, có đôi chân để vội vă đến với người nghèo, kẻ cần sự giúp đỡ  ; có đôi mắt để thấy nỗi đau khổ và những mong muốn, khát vọng của kẻ  khác; có đôi tai để nghe nỗi thống khổ của đồng loại. (Thánh Âutinh)

Và khi đă yêu  thương như thế, chúng ta sẽ sống với trái tim cởi mở, không c̣n giới hạn,  không c̣n loại trừ nhau và đón nhận những bất toàn, khác biệt nơi anh em  ḿnh với sự tôn trọng. Một khi chúng  ta đón nhận những cái khác biệt của nhau tức là đă có cái nh́n tôn trọng  và thông cảm đối với con người, đă đi sâu vào tận cơi ḷng của con người,  để hoà chung một tấm ḷng, cùng rung động theo niềm vui, nỗi buồn của  nhau. Nhờ đó, ta sẵn sàng cho đi mà không chờ đợi sự đáp trả của  người khác, nhưng chỉ biết rằng bất cứ hành động yêu thương nào cũng dẫn  đến niềm vui cho người đón nhận cũng như cho người trao ban. Khi ấy,  chúng ta cảm thấy an vui và hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin gieo  vào tâm hồn chúng con ḷng quảng đại để chúng con luôn tưởng nghĩ đến  tha nhân, biết quan tâm đến những người anh em và biết san sẻ t́nh  thương cho mọi người, để sau này chúng con sẽ gặt được hoa trái không  bao giờ tàn là chính Chúa. V́ lạy Chúa, chính Người là t́nh yêu, là kho  tàng quư giá nhất đời con.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, khi chúng  con dấn thân hy sinh, phục vụ cho tha nhân, xin Chúa cũng dạy chúng con  biết dùng những lời nói yêu thương, cử chỉ tŕu mến mà an ủi nâng đỡ và  khích lệ họ. V́ có như thế, mới chứng tỏ chúng con thực sự yêu họ như  Chúa đă yêu thương chúng con.  Amen.

 

Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển  ngữ:  Học Viện Đaminh)

 

Thầy gọi anh em là bạn hữu

Kính thưa quư vị,

Giáo hội sơ khai  không có một giai đoạn nào suôn sẻ cả. Nào là những cuộc bách hại do  những người Rôma gây ra, và cả những người Do Thái mới cải đạo theo Đức  Giêsu cũng bị trục xuất ra khỏi các hội đường. Dẫu cho có những khó khăn,  chúng ta ấn tượng về cộng đoàn của các Kitô hữu tiên khởi đă khơi lên  một đời sống khá b́nh dị trong việc tương thân tương ái và chia sẻ của  cải vật chất, một ḷng một ư với nhau (Cv 2, 42-47; 4,32-37).

Nhưng cộng với  những áp lực từ bên ngoài cộng đoàn c̣n phải đương đầu với những chia rẽ  từ bên trong. Chẳng hạn, các thành viên không phân chia của cải cho công  bằng như lúc đầu (5, 1-11). Thậm chí có những sự khác biệt đáng kể về  đạo lư và phụng vụ, và những điều này được đề cập trong bài trích sách  Công vụ hôm nay.

Ông Phêrô lớn lên  như một người Do Thái, và những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu cũng là  người Do Thái. Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ giữ giao ước mà Người đă thiết  lập với tổ tiên họ. V́ vậy, họ đă t́m kiếm và đă gặp Đức Giêsu h́nh ảnh  Đấng Mêsia mà họ hy vọng sẽ giải thoát đất nước họ. Ông Phêrô, cũng như  những người cùng tôn giáo của ḿnh, có lẽ đă được giáo dục theo kiểu xem  dân ngoại là những người không thanh sạch, nên đă tránh liên hệ với họ.  Đối với người Do Thái sùng đạo, dân ngoại được xem như những “con chó” –  một sự quy chiếu phổ biến vào thời đó. Những người Do Thái cố hết sức để  tránh giao du với các người dân ngoại.

Hăy tưởng tượng  xem ông Phêrô kinh ngạc thế nào khi ông thấy và nghe tiếng gọi chỉ ông  đến ông Cornêliô, và ông Phêrô đă đến thăm nhà ông này và được ông tiếp  đón. “Ông Phê-rô c̣n đang nói những điều đó, th́ Thánh Thần đă ngự xuống  trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa”. Ở đoạn này và nhiều  đoạn văn khác trong sách Công vụ, thánh Luca cho thấy khá rơ rằng, Thiên  Chúa không phải là gia sản dành riêng cho một số người được tuyển chọn,  nhưng Thiên Chúa là của tất cả mọi dân tộc.

Ông Phêrô và những  người đi với ông, cũng như giáo hội ở Giêrusalem, “những tín hữu thuộc  giới cắt b́,” phải t́m hiểu về ân sủng hơn nữa; những người đan hấp hối.  Thiên Chúa đă đi bước trước, Người đă khởi xướng và tuôn đổ ân sủng  xuống cho bất cứ ai Người chọn – dù là dân ngoại. Người tín hữu cần đón  nhận, đáp trả và đi theo. Thánh Thần, khác hẳn với những tín hữu của ông  Phêrô và những người đi với ông, không thiên vị ai; tất cả đều được đón  nhận để nghe lời và dùng bữa chung một bàn.

Khi Phêrô vào nhà  ông Conêliô và được ông này tôn kính, th́ Phêrô lưỡng lự và có thái độ  khiên tốn khi thừa nhận rằng ḿnh chỉ là phàm nhân thôi, "Xin ông đứng  dậy, v́ bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm." Chúng ta là những  người được mời gọi phục vụ cộng đồng Giáo hội, nên lấy ông Phêrô làm  “kiểu mẫu”. Trong khi chúng ta mang ơn những tín hữu đă dành cho ta sự  kính trọng, th́ về phần ḿnh chúng ta không được tách biệt họ, như thể  xem ḿnh là thành phần ưu tú thuộc cấp bậc cao hơn trong Giáo hội. Chúng  ta biểu hiện sao cho thật khôn khéo để dung ḥa lối “hành xử” trong tâm  thức chúng ta, và lắng nghe thông điệp của ông Phêrô nhắc nhở rằng, "Xin  ông đứng dậy, v́ bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm." Chúng ta nên  bớt giáo quyền trong Giáo hội, và thực hành tính tập thể giữa những  người mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta phục vụ họ. Ngày nay ông Phêrô là  kiểu mẫu lư tưởng cho chúng ta noi theo.

Vào buổi tối nọ,  tôi có xem một chương tŕnh đặc biệt trên kênh thời tiết. Chương tŕnh  này chỉ là sự tổng quan trong một năm qua, khi xem, chúng tôi thấy con  số những cơn băo đi qua đất nước nhiều hơn b́nh thường. B́nh luận viên  lúc đó nhắc đến những sự kiện thời tiết tàn phá như “Những hành động của  Thiên Chúa”. Quả thực, một lần nữa, người ta trách cứ Thiên Chúa v́ đă  giết chết những con người vô tội và phá hủy những tài sản có giá trị  hàng triệu Mỹ kim! Nhưng khi thiên nhiên phô bày ra những kỳ quan và  quyền năng của Thiên Chúa – hoàng hôn trên đại dương, những đóa hoa tươi  thắm của mùa xuân, và những chú chim nhỏ nhắn và xinh xắn – tôi không  thể gọi tên một cơn băo hủy diệt là “Hành động của Thiên Chúa.”

Tuy nhiên, với tư  cách là một tín hữu, tôi có thể nhận ra một “hành động của Thiên Chúa”  đầy quyền năng – Thiên Chúa nhập thể trong Đức Giêsu và Đức Giêsu đă hy  sinh sự sống của Người cho chúng ta. Như Tin Mừng ngày hôm nay đă nói,  “Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh  tính mạng v́ bạn hữu”. Quyền năng của Thiên Chúa được tỏ cho chúng ta  qua việc Đức Giêsu thông dự với chúng ta trong hành tŕnh làm người;  không tránh né đau khổ, nhưng chấp nhận như muốn thông phần với chúng ta,  và trao ban sự sống của Người để chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương chúng ta  biết dường nào. Tôi gọi điều này là “Hành động của Thiên Chúa!”

V́ vậy, chúng ta  không phải đến đây với Giáo hội để cầu nguyện ngơ hầu làm hài ḷng Thiên  Chúa; hay để lănh nhận t́nh yêu của Thiên Chúa và thiện ư của Người;  hoặc thổ lộ với Thiên Chúa bằng nhiều lời cầu nguyện để Thiên Chúa ưu ái  mà ban cho chúng ta những ǵ mà chúng ta cầu xin. Chúng ta không cầu xin  và phụng sự Thiên Chúa để được Chúa yêu thương. Cái chết và sự sống của  Đức Giêsu đă minh chứng rơ rằng: Chúng ta không yêu Thiên Chúa trước,  thế nhưng Người lại ban ân huệ và yêu thương chúng ta. Nói đúng hơn,  Thiên Chúa đă yêu thương ta trước và Đức Giêsu là bằng chứng xác thực  của t́nh yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta – nếu chúng ta c̣n ngờ vực.

Chứng thực là:  Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta và đưa ra bằng chứng hùng hồn về t́nh  yêu đó, vậy chúng ta nên làm ǵ để tỏ ra là chúng ta đă đón nhận sứ điệp  này? Chúng ta có thể đáp trả và biểu lộ như thế nào để cho mọi người  thấy rằng cuộc đời ḿnh được biến đổi nhờ t́nh yêu đó; t́nh yêu liệu có  biến đổi người được yêu không? Lúc nào quư vị cũng có thể nói khi một  người đang yêu, họ bộc lộ t́nh yêu. Họ luôn hân hoan, ân cần và nhẫn nại  hơn.

Nếu chúng ta hỏi  Đức Giêsu xem thử chúng ta phải làm ǵ để đáp trả t́nh yêu mà Thiên Chúa  đă biểu lộ cho ta qua Người, th́ hôm nay Đức Giêsu nói với chúng ta rằng,  “Hăy giữ các điều răn của Thầy.” Khi nghe đến các điều răn, ta nghĩ ngay  đến Thập Điều. Lúc đó chúng ta chững lại với suy nghĩ rằng: liệu ta có  vi phạm Điều Răn nào không? Ta có làm ǵ sai trái không? Nhưng chúng ta  đă có Thập Điều mà không cần đến Đức Giêsu. Đức Giêsu không nói về việc  không vi phạm Thập Điều. Người đang nói với chúng ta rằng, “Anh em đừng  lo nghĩ ḿnh làm những điều chẳng nên. Thay vào đó, điều đích thực mà  anh em nên làm là: hăy yêu thương nhau.”

Đó là một mệnh  lệnh gắn liền với nhiều khía cạnh, nhiều cơ hội thuận tiện để đưa vào  thực hành. Nếu không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người  đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh, th́ chúng ta có thể bắt đầu  bằng việc tự vấn xem phần nào trong cuộc đời của ḿnh phải “hy sinh” v́  người khác? Ví dụ: “hy sinh” thành kiến của tôi; những cảm nghĩ giận hờn  của tôi; thái độ thù hằn với những ǵ mà người khác đă gây ra cho tôi;  hy sinh ích kỷ của tôi, hoặc là tôi đă miễn cưỡng khi phải bỏ thời gian  để giúp đỡ người khác, v.v…

Đức Giêsu không  đưa ra Mười Điều Răn để rồi từng điều răn cần được đánh dấu, “Đó, tôi đă  thực hiện xong rồi”. Nhưng một mệnh lệnh bao quát hơn, “Anh em hăy yêu  thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em”. Chúng ta đă bao giờ nói rằng  chúng ta đă sống theo mệnh lệnh đó chưa? Chúng ta phải kiểm tra các điều  khoản và nói rằng, “Rất tốt, tôi đă hoàn thành xong việc đó!” Không phải  như vậy, bởi v́ t́nh yêu đ̣i hỏi nhiều nơi chúng ta. Đời nào một người  chồng bảo vợ hoặc vợ bảo chồng rằng, “Này, anh đă yêu em hoặc em đă yêu  anh. Đó không phải là những thứ mà anh cho em (em cho anh) nhiều hơn,  hoặc đă thực hiện nghĩa vụ với nhau?” Nhưng t́nh yêu là một ngọn lửa mà  nó thiêu đốt chúng ta và để chúng ta t́m cách để yêu thương.

Điều này có vẻ mệt  mỏi phải không? Đức Giêsu nói rằng chúng ta không sống và suy nghĩ như  những người nô lệ, khúm núm, cố gắng thực hiện sao cho phải lẽ, sợ bị  phạt. Thay vào đó, Người gọi chúng ta là “bạn hữu”. T́nh bạn với Đức  Giêsu không ủy mị hay ướt át. Một số t́nh bạn có thể rời bỏ chúng ta và  làm cho chúng ta căng thẳng. Nhưng t́nh bạn với Đức Giêsu là một sự tôn  trọng và yêu thương có tính tương quan giữa hai đối tượng. Tôi có một  người bạn đă gia nhập vào nhóm tứ ca. Anh kết bạn với một trong những  người ở nhóm đó. Người bạn mới đă dạy cho anh hát mà không cần bất cứ  một nhạc cụ nào, và giới thiệu cho anh những bài hát mà trước đây anh  chưa bao giờ được nghe. T́nh bạn mở ra cho chúng ta sự sống mới. T́nh  bạn giữ cho ta được chuẩn mực, đó là: kéo ta lại gần hơn khi ta sống  tách biệt; giúp ta đứng dậy khi ta nản chí; t́nh bạn là chỗ thích hợp  khi ta cần tâm sự; t́nh bạn c̣n giới thiệu cho ta đến một thế giới mới  về ẩm thực, thú tiêu khiển và cả âm nhạc nữa.

Chúng ta đă thực  sự là bạn của Đức Kitô. “Thầy gọi anh em là bạn hữu”. Với sự trợ lực  Thần Khí của Đức Giêsu, chúng ta có thể hành xử theo cách mà hôm nay đă  tŕnh bày – ngày càng trở nên giống người bạn của chúng ta là Đức Giêsu,  khi Người nói với chúng ta, “sinh hoa trái” trong đời sống chúng ta.

Trong bữa Tiệc  Thánh hôm nay chúng ta nài xin Đức Giêsu cho ta biết cần phải sống và  phản chiếu như thế nào về t́nh bạn của chúng ta với Người. Chúng ta khẩn  nguyện Người chỉ cho ta biết phải từ bỏ điều ǵ trong cuộc sống, chúng  ta phải hy sinh và không nắm giữ điều ǵ trong cuộc đời. Chúng ta cũng  xin Người chỉ bảo cho ta biết cần phải trổ hoa như thế nào để sinh hoa  trái mới khi chúng ta đă cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài dạy chúng  con biết yêu thương nhau và giúp chúng con sống với t́nh yêu đó, để cho  mọi người nhận biết chúng con là bạn hữu với nhau”.

Lm. Jude Siciliano, OP.

Hăy yêu như Thầy yêu

 Cv 10,25-26.34-35.44-48; 1 Ga 4,7-10; Ga 15,9-17

Kính thưa quư vị,

Chúng ta đang tiến gần đến những ngày cuối của mùa Phục Sinh. Các tông đồ sẽ sớm nhận được Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần và được sai đi rao giảng điều các ông đă trải nghiệm, đă học nơi Chúa Phục Sinh. Nếu được đề nghị tóm gọn điều đă cảm nghiệm nơi Đức Giêsu, các tông đồ sẽ nói ǵ?

Các ông sẽ đáp lại: cuối cùng, t́nh yêu đă chiến thắng. Tội lỗi và cái chết đă giương oai với tất cả năng lực hung ác, tàn bạo của chúng, nhưng t́nh yêu đă giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Sự nhận thức đó khiến các môn đệ có thể nói rằng dù cho cái chết và tội lỗi dường như vẫn có tiếng nói cuối cùng trong thế giới của chúng ta, nhưng nhờ chiến thắng của Đức Giêsu, t́nh yêu sẽ đánh bại tất cả. Quư vị hăy thử tưởng tượng một trận đấu quyền Anh dai dẳng kéo dài đến 15 hiệp. Thật khó để nói ai sẽ thắng khi mà cả 2 đấu thủ đă cầm cự đến nước ấy. Nhưng cuối cùng, trọng tài chỉ nắm lấy tay của một đấu thủ, giơ lên và tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”

Tôi xin lỗi v́ đă dùng h́nh ảnh thô bạo như thế, nhưng đôi lúc cuộc chiến giữa thiện và ác vẫn đang diễn ra cũng quyết liệt như vậy. Làm sao sức mạnh t́nh yêu có thể vượt thắng được quá nhiều sự tàn ác của tội lỗi trên trần thế? Hơn nữa, t́nh yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, được thể hiện qua cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, đă chiến thắng cái chết. Theo một cách nói nào đó, người trọng tài sẽ giương cao cánh tay t́nh yêu rồi tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”

Tin Mừng hôm nay tóm gọn lại điều đă được trao ban cho chúng ta. Điều này cũng hàm chứa một lời hứa mà chúng ta có thể tin tưởng, phó thác đang khi mong chờ chiến thắng cuối cùng. T́nh yêu mà Đức Giêsu dành cho những ai Người gọi là “bạn hữu” đă khiến Người hiến mạng sống v́ chúng ta. Người đă chọn ta trong tự do, và trao ban cho ta những dấu hiệu cụ thể của t́nh yêu nơi Người. T́nh yêu đó có sức biến đổi cuộc sống của ta và sau đó, qua chúng ta, biến đổi cuộc sống trên trần thế này.

Tôi nhớ là đă có lần chia sẻ đoạn Tin Mừng này với những thành viên trong một hội ái hữu. Một người trong nhóm đă nói: “Ngày nay, tất cả những điều mà chúng ta nói đến luôn là yêu thương. Có rất nhiều sự dữ trên trần thế và chúng ta cần nghe nhiều hơn nữa về những giới răn và trách nhiệm của ḿnh với cương vị người Công giáo.” Rơ ràng là ông đang mong chờ những ngày trước Công đồng Vatican II khi ông phát biểu, “Tôn giáo trở nên hiển nhiên hơn. Bạn phải biết những ǵ bạn nên làm và không nên làm; điều mà bạn được thưởng và điều bạn bị trừng phạt.”

Nhưng Công đồng Vatican II không tạo ra hạn từ t́nh yêu, cũng không phải là người đầu tiên sử dụng nó để diễn tả mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta nghe về chân lư đó trong những lời mở đầu của Đức Giêsu: “Như Thiên Chúa Cha yêu Thầy, nên Thầy cũng yêu mến anh em. Hăy ở lại trong t́nh yêu của Thầy.” Nếu muốn có lệnh truyền từ Đức Giêsu th́ ngày hôm nay, chúng ta đă có một lệnh truyền: “Hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em.” Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta không nhớ lại những chuyện đă qua. Quá khứ và tương lai th́ hoàn toàn quy về giây phút hiện tại này. V́ thế, Đức Giêsu một lần nữa sử dụng th́ hiện tại để diễn đạt mối tương quan giữa ta với Người: “Hăy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.” T́nh yêu Người biểu lộ cho các môn đệ nơi cái chết và sống lại của Người nay được trao ban cho chúng ta. Đó là cách mà chúng ta có thể “yêu thương nhau như Người yêu thương ta.” Cảm nghiệm về t́nh yêu hiện hữu Người dành cho ta giúp chúng ta có thể yêu tha nhân – kể cả kẻ thù.

Thư Gioan trong bài đọc 2 hôm nay cũng nói lên một chân lư tương tự: “Chúng ta hăy yêu thương nhau, v́ t́nh yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.” Chúng ta có thể yêu thương nhau bởi t́nh yêu của Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta. Làm sao ta có thể nói hết muôn h́nh vạn trạng của t́nh yêu chỉ bằng một con số cụ thể các giới luật? Chúng ta sẽ phải cần đến hơn cả một thư viện mới có thể kể ra những công tŕnh của t́nh yêu trong suốt những khoảnh khắc và cảnh huống của cuộc đời ḿnh. Đấy không phải là một danh sách các giới răn, nhưng là một cảm nghiệm về t́nh yêu bao la, lân tuất đă biến đổi cuộc đời ta.

Chúng ta thường dùng giáo huấn của thánh Phaolô về t́nh yêu trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô (13, 4-7) cho các lễ cưới và nghi thức sám hối. “Đức mến th́ nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang tự đắc…” Rơ ràng t́nh yêu mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta hướng đến th́ không phải là điều dễ dàng. Thánh Phaolô không cần phải nói cho chúng ta biết điều đó; chính chúng ta đă có trải nghiệm ban đầu, rằng thật khó biết chừng nào để biến t́nh yêu của Đức Giêsu thành hành động. T́nh yêu này của Người hàm ư là: phải bỏ qua những thành kiến và thiên vị; những ai chúng ta thích và không thích; hay những ai chúng ta sẵn sàng ra khỏi chính ḿnh để giúp đỡ và những ai chúng ta không sẵn ḷng làm như thế. Nhờ những đ̣i hỏi của t́nh yêu, chúng ta có lẽ chuộng những luật lệ hay quy tắc cũ hơn, đặc biệt khi biết Đức Giêsu đă cụ thể hóa giới luật yêu thương của Người bằng lệnh truyền – “Hăy yêu kẻ thù.”

Đức Giêsu đang nói với các môn đệ tại bữa Tiệc Ly trước khi Người chịu chết. Nhưng bài đọc này lại được chọn cho Chúa Nhật hôm nay trong mùa Phục Sinh. Chính Đức Kitô Phục Sinh đang nói với chúng ta. Nếu như Đức Giêsu trần thế chết và không sống lại, th́ chúng ta có thể xem lời của Ngài như lời “truyền cảm hứng”, cũng như nhiều thầy dạy đạo đức khác đă truyền cảm hứng cho thế giới. Nhưng Người là Đức Kitô Phục Sinh, đang nói rằng Người yêu chúng ta bằng t́nh yêu mà Thiên Chúa Cha dành cho Người. Người mời gọi chúng ta ở lại trong t́nh yêu này. Cảm nghiệm về t́nh yêu đó tràn ngập tâm hồn với niềm vui chúng ta không thể có được bất kỳ nơi nào khác. Khi nhận ra t́nh yêu mà Thiên Chúa đang trao ban và niềm vui chúng ta có được trong t́nh yêu đó – hăy để ư, ở đây chúng ta có một giới răn! – chúng ta phải thể hiện t́nh yêu đó nơi tha nhân, ngay cả kẻ thù của ḿnh.

Có lẽ Đức Giêsu đ̣i hỏi chúng ta quá nhiều nếu Người chỉ đưa ra một giới luật bất khả thi – “yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em.” Chúng ta muốn đáp lại: “Chúng con không thể! Chúng con chỉ là những kẻ phải chết”. Nhưng trong hai tuần nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Thiên Chúa đă tuôn đổ Thần Khí của Đức Giêsu vào ḷng các môn đệ để họ hăng hái ra khỏi căn pḥng kín hầu sống và rao giảng một đời sống tưởng-chừng-như-không-thể mà họ đă nhận lănh – t́nh bằng hữu với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu, và t́nh yêu dành cho tha nhân.