THÁNG HAI | |
3-2 : Chân phước phê-rô Rúp-phi-a, Linh mục, tử đạo 3-2 : Chân phước An-tô-ni-ô Pa-vô-ni-ô Linh mục, tử đạo 3-2 : Chân phước Ba-tô-lô-mê-ô Xéc-ve-ri, Linh mục, tử đạo 4-2 : Thánh Ca-ta-ri-na Ri-xi, Trinh nữ - Lễ nhớ 12-2 : Chân phước Rê-gi-nan-đô, Linh mục 13-2 : Chân phước Giô-đa-nô Xa-xô-ni-a, Linh mục - Lễ nhớ 16-2 : Chân phước Ni-cô-la Pác-li-a, Linh mục 18-2 : Chân phước An-giê-li-cô, Linh mục, họa sĩ 19-2 : Chân phước An-va-rê Co-đô-ba, Linh mục 20-2 : Chân phước Ki-tô-phơ Mi-lăng, Linh mục 24-2 : Chân phước Côn-tan-xi-ô Pha-bi-a-nô, Linh mục | |
Ngày 3 tháng 2 Tiểu sử Ở trong Ḍng, cha Phê-rô sống một cuộc đời nhiệm nhặt, chay tịnh và hăm ḿnh ; cha ra sức chuyên cần với sứ vụ học hỏi của Ḍng là học hỏi chân lư vĩnh cửu, v́ thế, cha rất nổi nang về đạo lư, bỏ ḿnh hoàn toàn để phục vụ anh em và Giáo hội. Cha đă thi hành sứ vụ tông đồ trong nhiệm vụ của một nhân viên điều tra những người theo lạc giáo Van-đê, để đưa họ về với những phong hóa nền tảng của Ki-tô giáo. Chính v́ nhiệm vụ này mà cuối cùng cha Phê-rô đă phải hy sinh tính mạng làm của lễ hiến tế Chúa Ki-tô và anh em. Cha Phê-rô bị những người theo lạc giáo bắt giam và giết chết ở Xu-xa ngày 2-2-1365. Đức giáo hoàng Pi-ô IX ngày 14-12-1856 đă cho phép tôn kính Người như một vị tử đạo. Thi hài của cha Phê-rô đă được dời về Tô-rin-nô. Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă thương ban cho chân phước Phê-rô được nhận lănh triều thiên tử đạo v́ trung thành bênh vực đức tin chân chính, xin nhờ công đức và lời người chuyển cầu, cho chúng con khi hành động với đức tin và ḷng mến cũng biết làm đẹp ḷng Chúa. Chúng con cầu xin Ngày 3 tháng 2 Tiểu sử Vào ḍng, thầy An-tô-ni-ô dồn mọi nỗ lực t́m hiểu khoa học thánh và tập luyện nhân đức để có khả năng đương đầu với những người theo lạc giáo. Sau khi thụ phong linh mục, cha An-tô-ni-ô được đặt làm tu viện trưởng tu viện Xa-vi-li-a-nô. Đến khi chân phước Phê-rô Rúp-phi-a chịu tử đạo, cha An-tô-ni-ô nhận nhiệm vụ tổng thanh tra theo lệnh của đức giáo hoàng U-ban-nô V. Cha phụ trách việc điều tra về đức tin tại các miền Lôm-bác-đi-a Thượng và Li-gu-ri-a, bảo vệ và truyền bá đạo giáo. Cha đă liên tục giảng truyền Lời Chúa, khai sáng những trí óc u mê, tẩy trừ đồi phong bại tục là những căn nguyên sinh ra tà giáo. Cha nhận lănh nhiệm vụ của một án quan và thi hành với tất cả ḷng trung thành, cầu nguyện không ngơi và thực hành các nhân đức . Chính v́ ḷng quả cảm tố giác sai lầm, vạch rơ âm mưu của bè rối mà người đă hy sinh mạng sống cho Chúa ngày 9-4 1374 tại Bơ-ri-kê-rô-ni-ô, khi vừa dâng thánh lễ xong. Đức giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô XI, qua 3 bức thư năm 1375, đă chứng nhận việc tôn kính cha An-tô-ni-ô, và ngày 4-12-1856 đức giáo hoàng Pi-ô IX chuẩn nhận. Thi hài cha được tôn kính tại Rác-cô-ni-gi trong thánh đường của Ḍng. Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă ban cho chân phước An-tô-ni-ô tâm hồn can đảm cổ vơ sự thống nhất đức tin. Chúng con nài xin Chúa cho chúng con khi bước theo người, được biết đem lại ơn cứu độ cho các linh hồn, là cùng đích niềm tin của chúng con. Chúng con cầu xin Ngày 3 tháng 2 Tiểu sử Lớn lên, v́ yêu thích đời sống tông đồ, cậu Ba-tô-lô-mê-ô đă từ giă gia đ́nh và xin nhập ḍng Anh em Thuyết giáo, dành trọn thời giờ sức lực để chuyên chăm các khoa học thánh. Năm 1452, cha Ba-tô-lô-mê-ô được công bố là tiến sĩ xứ Tu-ri-nô và được nhận vào đội ngũ giáo sư đại học. Đời sống chuyên lo tập luyện nhân đức, giảng dạy giáo lư thần học và ngời sáng về sứ vụ tông đồ cùng với nhiệm vụ của một nhân viên điều tra ở toà án dị giáo. Trong nhiệm vụ cai quản, cha Ba-tô-lô-mê-ô luôn luôn niêu cao gương khiêm tốn, hiền lành, thương xót, cẩn thủ luật pháp. Cha can đảm trong sứ vụ bảo vệ đức tin, không sợ nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cha đi khắp nơi giảng Lời Chúa, khuyên bảo các tín hữu vạch trần các lầm lạc của tà giáo và không nao núng trước những lời đe doạ. Cha được phúc lănh triều thiên tử đạo v́ có công bênh vực đức tin tinh tuyền. Cha bị đâm chết ngày 21-4-1466 khi đang trên đường từ Bơ-rê-đa đến Xéc-ve-ri. Đức giáo hoàng Pi-ô IX đă tôn phong cha lên hàng anh hùng tử đạo ngày 22-9-1853. Thi hài của cha được đưa về Xéc-ve-ri. Ngày 4 tháng 2 Tiểu sử Đến tuổi khôn, thân phụ gửi chị đến tu viện thánh Phê-rô ở Môn-ti-cu-li để được giáo huấn. Tại đây, Ca-ta-ri-na được hấp thụ ḷng đạo đức ; ngay từ lúc này, tâm hồn chị đă cháy lên ngọn lửa nồng nàn yêu mến Chúa Ki-tô chịu đóng đinh. Chị cầu nguyện lâu giờ trước Thánh giá, nước mắt đầm đ́a suy niệm về sự đau khổ của Chúa Giê-su. Ít lâu sau, thân phụ đến xin cho con gái về để lo lập gia đ́nh. Nhưng đến năm 12 tuổi, chị nhất định xin vào đan viện thánh Vinh Sơn của các chị em Ḍng Ba Đa Minh ở thành phố Pơ-ra-tô, và ở đây, chị lấy tên là Ca-ta-ri-na. Năm 13 tuổi, chị được khấn ḍng. Bước vào đời sống mới, được Thánh Thần thiêu đốt, chị chỉ lo t́m kiếm vinh quang của Chúa bằng việc cầu nguyện và hăm ḿnh liên lỉ, 48 năm trường không dùng đến thịt. Chị nữ tu thành Pơ-ra-tô này ao ước và cầu nguyện cho tha nhân được cứu độ. Có nhiều người đă được ơn trở lại nhờ lời cầu nguyện của chị. Chị c̣n cổ vơ việc cải tổ nếp sống tu tŕ theo cảm hứng của tu sĩ Giê-rô-ni-mô Sa-vô-na-rô-la, một người mà chị rất quí mến và trọng kính. Tâm hồn chị bừng cháy ḷng mến yêu cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô. Bên ngoài thân thể, chị được in những dấu tích cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô. Hai lần chị được bầu làm tu viện trưởng. Chị đă tỏ ra rất khôn ngoan và đại lượng trong việc điều khiển cộng đoàn. Chị đă được tận hưởng nhiều ân huệ của Đấng Phu Quân thiên quốc và được liên kết bằng t́nh yêu của Thiên Chúa, chị đă để lại những tài liệu về một giáo lư tu đức rạng ngời, nhất là những bức thư gửi cho những nhân vật tiếng tăm và những vị thánh nam nữ thời chị như thánh Phi-líp-phê Nê-ri, thánh Ca-rô-lô Bô-rô-mê-ô, thánh Ma-ri-a Mác-đa-la Pa-di. Chị qua đời ở Pa-ri ngày 2-2-1590. Ngày 23-11-1732, đức giáo hoàng Cơ-lê-men-tê XII long trọng nhận chị vào đoàn các vị chân phước. Vào ngày 29 tháng 06 năm 1946, đức giáo hoàng Biển Đức XIV ghi tên chị vào sổ các thánh trên trời. Bài đọc : Kh 19,1.5-9 ; Rm 8,35.37-39 ; Tin Mừng : Mc 8,34-39 Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă muốn cho thánh Ca-ta-ri-na được rạng ngời nhờ ân cần chiêm niệm cuộc Khổ nạn của Con Chúa. Xin v́ lời người chuyển cầu, cho chúng con sốt sắng sùng kính mầu nhiệm ấy, và đáng lănh nhận hiệu quả dồi dào ơn cứu độ. Chúng con cầu xin Ngày 12 tháng 2 Tiểu sử Năm 1218, cha đi hành hương Giê-ru-sa-lem cùng với đức giám mục giáo phận Óoc-lê-ăng ; cha ghé qua Rô-ma và được tiếp xúc với thánh Đa Minh. Lập tức cha say mê lời nói của thánh Đa Minh, mộ mến lư tưởng tông đồ và khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm của Ḍng. Cha xin gia nhập Ḍng Anh em Thuyết giáo và được thánh Phụ Đa Minh sung sướng đón nhận. Một lần kia, cha Rê-gi-nan-đô lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh. Thánh Đa Minh cầu xin Đức Mẹ cứu chữa người con yêu quí và Đức Mẹ đă đến trợ giúp, chữa cha Rê-gi-nan-đô hết bệnh cách lạ lùng. Đức Mẹ cũng ban cho cha mẫu áo Ḍng mà các tu sĩ Đa Minh đă mặc cho đến ngày nay. Khỏi bệnh, cha tiếp tục cuộc hành hương cùng với đức giám mục đi thăm các nơi thánh. Khi trở về Ư, cha được thánh Đa Minh cử đến Bô-lô-ni-a, sau đó lại đến Pa-ri. Ở đâu cha cũng nên gương sáng các nhân đức và tài ăn nói có sức đốt cháy ḷng người đến độ người ta gọi cha là một ngôn sứ "Ê-li-a mới". Sự thông thái, thánh thiện, nhất là khó nghèo và khiêm tốn của cha đă lôi kéo được nhiều thanh niên và những người nổi tiếng gia nhập Ḍng. Cha là người khôn ngoan, biết sắp đặt và hăng hái cổ vơ đời sống cộng đoàn, một người đem nhiệt tâm tông đồ để mở rộng nước Chúa Ki-tô. Cha Rê-gi-nan-đô sống ít nhưng phục vụ Chúa và nhà Ḍng nhiều. Cha qua đời tại Pa-ri năm 1220 và được mai táng trong thánh đường Đức Ma-ri-a ở Cam-pít. Ngày 8-7-1875, đức giáo hoàng Pi-ô IX đă tôn phong chân phước cho cha Rê-gi-nan-đô. Bài đọc : Pl 4,4-9 ; Tin Mừng : Mc 6,7-13 Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă cho chân phước Rê-gi-nan-đô linh mục những sự trợ giúp của Đức Ma-ri-a từ mẫu, được bước vào và lôi kéo nhiều người theo con đường khó nghèo, con đường phúc âm. Nhờ lời người nguyện giúp cầu thay, xin Chúa hướng dẫn chúng con bước theo Lời Chúa, để chúng con hân hoan tuân giữ huấn lệnh Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con Ngày 13 tháng 2 Tiểu sử Thế gian không giữ được cậu Giô-đa-nô. Ngày 12-2-1220, Cậu được chân phước Rê-gi-nan-đô trao tu phục tại Pa-ri. Trong tu viện, thầy Giô-đa-nô không màng tới danh giá hay ḷng quí chuộng của người đời, kể cả vốn học thông thái trước đây, mà chỉ chọn sống dịu hiền và khiêm tốn, lấy ăn chay cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh làm niềm hạnh phúc. Khi thánh phụ Đa Minh về trời, anh em đă chọn cha Giô-đa-nô làm người thứ nhất kế vị cha thánh trong công tác quản trị Ḍng. Suốt 15 năm tại chức, cha không ngừng dùng những lời nói, gương sáng, thư từ, soạn thảo hiến pháp, viếng thăm anh chị em. Đặc biệt sự dịu dàng, đời sống chính trực và tài lợi khẩu của cha đă giúp cho Ḍng mở rộng rất nhiều. Cha cho thiết lập nhiều tu viện mới thu hút nhiều người thuộc giới trí thức gia nhập Ḍng. Dù bận bịu công việc, cha không bao giờ sao nhăng việc giảng thuyết, lúc nào cũng nhân từ, làm gương trước khi truyền lệnh. Mọi người đều mến phục và tín nhiệm cha. Cha Giô-đa-nô có ḷng yêu mến Đức Mẹ cách riêng, hết ḷng mến yêu cậy trông như con thảo mến yêu mẹ hiền. Để tôn kính Đức Mẹ, cha đă truyền cho anh em phải hát kinh "Lạy Nữ Vương" sau giờ kinh tối. Trong chuyến đi Giê-ru-sa-lem thăm viếng anh em tỉnh Ḍng Đất thánh, khi trở về qua vùng biển A-côn, tàu gặp cơn băo lớn bị vỡ và đắm, cha Giô-đa-nô và hai tu sĩ cùng đi đă thiệt mạng, hôm đó là ngày 13-2-1237. Từ khi cha qua đời, anh em và các tín hữu đă tỏ ḷng tôn kính bằng nhiều cách. Ngày 10-5-1826, cha được đức giáo hoàng Lê-ô XII tôn phong lên bậc chân phước. Bài đọc : Ep 4,1-7.11-13 ; Tin Mừng : Lc 10,1-9 Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă cho chân phước Giô-đa-nô nhiệt tâm phục vụ các linh hồn và cho người nên cao trọng nhờ ơn Chúa trong đời sống dâng hiến. Xin Chúa cho chúng con, nhờ công đức và gương sáng của người, biết trung thành loan báo con đường cứu độ và sống theo tinh thần ấy hầu có thể vui hưởng nước Chúa. Chúng con cầu xin Ngày 16 tháng 2 Tiểu sửs Sau những tháng năm học tập với thầy giáo do cha mẹ rước về dạy tại gia đ́nh, cậu Ni-cô-la đi Bô-lô-ni-a để tiếp tục miệt mài đèn sách, trong ḷng vẫn luôn khao khát làm thế nào để sống cuộc đời hoàn thiện. Chúa thương đáp ứng nguyện vọng của cậu, cho cậu được nghe lời thánh phụ Đa Minh giảng thuyết. Cảm động v́ bài giảng có sức thuyết phục, cậu xin gia nhập ḍng và được thánh phụ Đa Minh đích thân trao áo ḍng. Tiếp đó là năm tập và những năm học, nhân đức càng tiến lên th́ càng xua đuổi những nết xấu cho đến tận gốc rễ. Tiến đức, suy niệm và học hỏi là những công việc chính của thầy Ni-cô-la, nhằm chuẩn bị cho sứ vụ tương lai. Cha Ni-cô-la được hân hạnh làm bạn đồng hành với thánh phụ Đa Minh trong nhiều chuyến đi làm công tác tông đồ. Tâm tính hiền lành của cha làm cho nhiều người mến thương và tin tưởng; nhất là được tinh thần và nhiệt tâm của thánh Đa Minh thúc giục, nên chính cha cũng được mệnh danh là "Nhà giảng thuyết rất mực dịu hiền" (gratiosissimus praedicator). Cha cũng đă thi hành nhiệm vụ điều khiển anh em với tất cả ḷng hăng hái dịu hiền ; cũng v́ đó mà có thêm nhiều người gia nhập ḍng. Cũng không nên quên ḷng yêu mến hết t́nh của cha đối với Đức Mẹ.Với trí khôn sắc bén, cha có công nhiều trong việc nghiên cứu Kinh Thánh và đă soạn một tác phẩm "Đối chiếu Kinh Thánh" (Concordance) rất công phu. Cha được Chúa gọi về năm 1256, sau quăng thời gian 40 năm hoạt động tông đồ. Ngày 26-3-1828, đức giáo hoàng Lê-ô XII tôn phong chân phước cho cha Ni-cô-la. Lời nguyện : Lạy Chúa nhân từ, xin ban cho chúng con tràn đầy tinh thần của chân phước Ni-cô-la như Chúa đă biến đổi người nên xinh đẹp nhờ việc giảng truyền lời Chúa và hết ḷng lo việc cứu độ tha nhân. Nhờ lời cầu bầu của người, xin cho chúng con luôn được kiên tŕ trong ơn thiên triệu. Chúng con cầu xin
Tiểu sử Khi tuyên bố tu sĩ An-giê-li-cô là bậc thầy của các danh họa vào ngày 18-2-1984, đức giáo hoàng Gio-an phao-lô II đă chứng minh mối liên hệ giữa ơn gọi của danh họa và sứ điệp Tin Mừng : "Chúng ta đến với Tin Mừng qua cảm hứng trong các tác phẩm của danh họa An-giê-li-cô. Ngoài ra, đối với biết bao họa sĩ khác trong lịch sử văn hóa, nguồn cảm hứng này luôn tràn đầy giữa các nguồn cảm hứng vô tận ! Tuy danh họa là nhân vật của quá khứ, nhưng các họa phẩm của người khiến chúng ta tưởng như người đang sống trong thời đại của chúng ta. V́ phát xuất từ cùng một nguồn, nên ở bất kỳ thời đại nào, cảm hứng của danh họa vẫn thích ứng cho những hoàn cảnh luôn mới mẻ với tất cả sự phong phú đa dạng của phong cách và những trường phái nghệ thuật, trong văn chương, hội họa, điêu khắc, âm nhạc và kịch nghệ. Đối với chân phước An-giê-li-cô, Lời Thiên Chúa đă trở thành nguồn cảm hứng xán lạn cho sự nghiệp danh họa của ḿnh, để từ đây, những cảm hứng này sẽ tạo nên những nét vẽ rất độc đáo của danh họa, đồng thời, danh họa đă góp phần tạo nên con người của ḿnh khi biết nối kết tài năng thiên phú tuyệt vời với ân sủng của Thiên Chúa. Tính sáng tạo này cấu thành một tổ hợp đặc trưng của "đời sống theo Thần Khí" mà thánh Phao-lô đă nói đến (Rm 8,5). Sống theo Thần Khí tức là "sức vươn lên theo những ǵ Thần Khí muốn". Những "ước muốn của Thần Khí" đưa đến sự sống và b́nh an... trái với "những ham muốn của xác thịt" ; chúng được đặt dưới lề luật của Thiên Chúa, và khả năng quản trị của con người. Khi những đam mê này quy phục lề luật Thiên Chúa - tức là quy phục Chân Lư, th́ tinh thần con người trở nên tràn đầy năng lực sáng tạo, và khi đó, họ nhạy cảm với tính sáng tạo của Thiên Chúa trong chính con người của họ..." Giáo hội chính thức tôn kính cha An-giê-li-cô vào 3-10-1982 và đức Gio-an Phao-lô II tôn phong người lên bậc chân phước năm 1983. Lời nguyện : Lạy Thiên Chúa toàn mỹ, Chúa đă gợi hứng cho chân phước An-giê-li-cô như một họa sĩ trong việc phục vụ chân lư Chúa. Xin cho chúng con say mê vẻ đẹp của những công tŕnh Chúa tạo thành và vui thú trong vinh dự được là tạo vật tay Chúa tạo nên. Chúng con cầu xin Ngày 19 tháng 2 Tiểu sử Lớn lên, v́ quyết tâm từ bỏ thế gian và tha thiết kiếm t́m con đường dẫn đến sự hoàn thiện, cậu đă xin gia nhập ḍng Anh em Thuyết giáo và được lănh tu phục năm 1368. Khi đă hoàn tất việc huấn luyện trong ḍng, cha An-va-rê dồn mọi nỗ lực vào việc giảng thuyết. Cha đă đi giảng Phúc Âm khắp các nước Tây Ban Nha và Ư. Cha đă xây ở Co-đô-ba một tu viện có tên là tu viện "thang lên trời", tại đây cha cổ vơ anh em sống thánh thiện và giữ kỷ luật nghiêm ngặt. Cuộc đời giảng truyền Ơn Cứu độ của cha được khơi nguồn từ những khổ chế và hy sinh, từ những đêm thức trắng trước bàn thờ Thánh Thể, và từ tấm ḷng cảm thương những người nghèo khổ. Cha dành trọn cuộc đời cho sứ vụ giảng thuyết và chăm chỉ chiêm niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su. Cha có công lớn trong việc truyền bá "Đường thánh giá" ở Tây phương. Ngày 19-2-1430 là ngày cha tiếp tục cuộc sống ở một trạng thái khác, không c̣n vất vả khổ đau. Ngày 22-9-1741, đức giáo hoàng Biển Đức XIV tôn phong chân phước cho cha An-va-rê. Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă cho chân phước An-va-rê nên xinh đẹp nhờ hồng ân bác ái và sám hối. Nhờ lời chuyển cầu và gương sáng của người, xin cho chúng con biết hân hoan đón nhận những đau khổ của Chúa Ki-tô mang nơi thân xác và nhiệt thành yêu mến Người trong tâm hồn. Chúng con cầu xin Ngày 20 tháng 2 Tiểu sử Cha Ki-tô-phơ là một tu sĩ thánh thiện và nhân đức. Người nổi bật về đức khiêm nhường, thanh bần, khiết tịnh, nhiệm nhặt và khổ chế. Theo gương thánh Vinh Sơn Phe-ri-ê, cha đă dâng trọn cuộc đời cho việc du thuyết ; cha rảo khắp nước Ư, nhất là ở vùng Ta-gia, dùng lời nói và gương sáng để thuyết phục tội nhân sám hối và trở về nẻo chính đường ngay. Với cương vị của một tu viện trưởng, cha Ki-tô-phơ nên gương sáng, khuyến khích anh em cẩn thủ tu luật, sốt sắng cử hành phụng vụ. Cha tạo điều kiện cho anh em học hỏi Kinh Thánh, tài liệu của các thánh Giáo phụ và thánh Tô-ma A-quy-nô, sách chỉ dẫn cách giảng thuyết... Trong thời gian làm giám sư tập sinh, cha đă viết cho các tập sinh một cuốn sách nhan đề "Việc phụng sự Chúa" (De seustute dei). Nhờ biết liên kết mật thiết với Chúa Ki-tô và nhiệt tâm cứu vớt các linh hồn, cha đă để lại một tấm gương chói ngời cho hậu thế noi theo. Một sử gia thời đó viết về cha khi giải thích tên gọi của cha rằng, "cha Ki-tô-phơ quả xứng danh bậc thánh đức v́ cha không chỉ mang danh Chúa Ki-tô nơi tên gọi của ḿnh mà c̣n ấp ủi trong tâm hồn và rao giảng trên môi miệng nữa." Quăng tháng 3 năm 1484, cha qua đời tại Ta-gia giữa lúc anh em quây quần bên cha với ḷng thương tiếc sâu xa. Giáo dân đă tôn kính cha ngay từ khi người mới qua đời. Ngày 3-4-1875, đức giáo hoàng Pi-ô IX phong chân phước cho cha Ki-tô-phơ. Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă cho chân phước Ki-tô-phơ nên người trung thành giảng thuyết cho dân Chúa và nên thừa tác viên chuyên cần phân phát ân sủng, xin nhờ công đức và gương sáng của người cho chúng con mang lấy Chúa Ki-tô bằng cả tâm t́nh và ư tưởng của chúng con. Chúng con cầu xin Ngày 24 tháng 2 Tiểu sử Năm 15 tuổi, cậu Côn-tan-xi-ô xin nhập Ḍng Anh em Thuyết giáo. Được thánh An-tô-ni-ô và đấng đáng kính Côn-rát Bơ-ri-xi-ê hướng dẫn, cậu lần lượt khấn ḍng rồi lănh tác vụ linh mục. Cha Côn-tan-xi-ô tiến nhanh trên đường trọn lành, nên gương sáng cho mọi người : cha chuyên chăm cầu nguyện, say mê học hỏi và suy niệm Kinh Thánh. Sau giờ nguyện chung giờ Kinh Tối, cha c̣n ở lại nguyện đường cầu nguyện tới sáng. Cha ham thích đọc Thánh vịnh đến nỗi có những ngày cha đọc đủ 150 Thánh vịnh ; cha cũng thường làm như vậy khi muốn khấn xin điều ǵ. Cuộc sống của cha rất nhiệm nhặt v́ những việc ăn chay hăm ḿnh. Một nét đặc biệt trong đời cha là cổ vơ sự hoà b́nh, đẩy lui bất công. Cha c̣n là một trong số những tông đồ ngoan cường nhất trong việc canh tân đời sống tu tŕ do thánh An-tô-ni-ô khởi xướng. Cha đă giữ chức vụ tu viện trưởng ở Pha-bi-a-nô, Pe-ru-xa, Át-cu-li. Cha qua đời tại Át-cu-li, miền Pi-xê-ni ngày 24-2-1481. Ngày 22-9-1821, đức giáo hoàng Pi-ô VII cho phép dâng lễ và nguyện kinh kính cha với tước hiệu chân phước. Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đă cho linh mục Côn-tan-xi-ô nên vinh hiển trong dân Chúa nhờ sự chuyên cần cầu nguyện và cổ vơ ḥa b́nh. Xin Chúa nhờ lời cầu giúp của người, cho chúng con khi bước vào nẻo đường công chính, cũng được đạt đến b́nh an và vinh quang vĩnh cửu. Chúng con cầu xin |