THÁNG SÁU | |
2-6 : Chân phước Xa-đốc và 48 anh em tử đạo 4-6 : Thánh Phê-rô Vê-rô-na, Linh mục, Tử đạo - Lễ nhớ 8-6 : Chân phước Ði-A-na, Trinh nữ 8-6 : Chân Phước Xê-xi-li-a, Trinh nữ 10-6 : Chân phước Gio-an Ða Minh, Giám mục - Lễ nhớ 12-6 : Chân phước Tê-pha-nô Ban-đe-li , Linh mục 18-6 : Chân phước Hô-san-na Man-tua, Trinh nữ 20-6 : Chân phước Ma-ga-ri-ta Ép-nê, Trinh nữ 23-6 : Chân phước In-nô-xen-tê V, Giáo hoàng 26-6 : Thánh Ða minh Hê-na-rết Minh, Giám mục, tử đạo 26-6 : Thánh Phan Sinh Ðỗ Văn Chiểu. Thầy giảng, tử đạo 27-6 : Thánh Tô-ma Toán, Thầy giảng, tử đạo 30-6 : Thánh Vinh Sơn Ðỗ Yến, Linh mục, tử đạo | |
Tiểu sử Chân phước Xa-đốc nhận tu phục từ tay thánh Ða Minh vào năm 1221, tại tổng hội thứ hai ở Bô-lô-ni-a. Lập tức, thánh Ða Minh đã gửi thầy Xa-đốc cùng với 3 thầy tập khác đến Hung-ga-ri. Tại đây, anh em được đấng sáng lập tỉnh dòng Hung-ga-ri là chân phước Phao-lô Hung-ga-ri hướng dẫn. Dần dà, họ quy tụ thêm được nhiều anh em khác nữa. Sau nhiều năm sống tại Hung-ga-ri, tu sĩ Xa-đốc được đề cử làm tu viện trưởng tại tu viện Xan-đô-mi ở Bô-lô-ni-a ; vùng đất này nằm giữa vùng Vác-xa-va và Cơ-ra-cô-vi-a. Tại đây, người đã làm quen với vị sáng lập tỉnh dòng Bô-lô-ni-a là thánh Gia Thịnh. Ba năm sau đó, quãng tháng 2 năm 1260, quân Thát-đát chiếm tu viện Xan-đô-mi. Hai mươi năm về trước, bọn giặc này đã từng mở những cuộc tấn công tràn qua vùng Vít-tuyn để sát hại các tu sĩ. Tương truyền rằng, vào đêm hôm trước biến cố này xảy ra, người đọc sách trong đoàn tử đạo đã thấy xuất hiện trên cuốn sách của mình những mẫu tự màu vàng hợp thành dòng chữ như sau : "Tại Xan-đô-mi, có 19 tu sĩ Thuyết giáo được phúc tử đạo." Vị tu viện trưởng đã khích lệ anh em sẵn sàng hy sinh làm chứng cho Chúa Ki-tô, và họ kiên nhẫn chờ đợi đến ngày hôm sau. Sau giờ kinh tối, lúc anh em đang hát kinh "Lạy Nữ Vương", quân Thát-đát xông vào nội thất tu viện và sát hại tu sĩ Xa-đốc cùng với 48 anh em. Như vậy, tu sĩ Xa-đốc đã được hiến tế, vì theo thông lệ của Dòng chúng ta, các tu sĩ thường hát kinh "Lạy Nữ Vương" trong giờ lâm chung. Lời nguyện trong thánh lễ muốn hàm ý đến bài hát các anh em tử đạo ở Xan-đô-mi đã hát cho đến hơi thở cuối cùng. Nội dung lời nguyện như sau : "Lạy Chúa Giê-su, sau cuộc đời khổ ải này, xin cho chúng con được thấy dung nhan nhân từ và dịu hiền của Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a. Trong lúc chịu cực hình, chân phước Xa-đốc và các anh em tử đạo đã chào đón Ðức Ma-ri-a bằng lời ca bất hủ. Vì thế, các ngài xứng đáng lãnh nhận cành thiên tuế tử đạo." Lời nguyện : Lạy Chúa Giê-su, giữa những tấn công dữ dội của kẻ thù chân phước Xa-đốc và các bạn vẫn hát mừng Ðức trinh nữ Ma-ri-a và đón nhận cành thiên tuế vinh quang của phúc tử đạo. Sau chốn lưu đày, xin Mẹ nhân từ và thân yêu dẫn chúng con đến với Chúa là đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. A-men. Ngày 4 tháng 6 Tiểu sử Ðược Chúa Thánh Thần ban nhiều ơn lạ, người tận lực truyền bá và bảo vệ đức tin chân chính. Người thành lập những "Hội Ðức tin" và những "Huynh đoàn tôn vinh Ðức Mẹ". Người trân trọng đức ái huynh đệ, hăng say cổ võ đời sống cộng đoàn. Khi làm tu viện trưởng, người đã khôn ngoan tổ chức và cương quyết bảo vệ nếp sống ấy. Người cũng giúp đỡ cho chị em nữ tu về đường thiêng liêng, với tư cách là cha linh hướng. Về cuối đời, khoảng giữa năm 1251, người còn nhận thêm chức vụ Thanh tra Ðức tin, và chu toàn một cách hữu hiệu nhiệm vụ do Tông Tòa ủy thác. Ngày 6-4-1252, trên đường từ Cô-ma về Mi-lăng, người đã ngã gục dưới lưỡi kiếm của những kẻ quá khích. Lúc đó, người đọc lớn tiếng kinh Tin kính, và lấy máu viết lời tuyên xưng đức tin. Sau này, một người trong đám sát thủ là Cô-ri-nô đã gia nhập Dòng Anh em Thuyết giáo. Bài đọc : Cv 7,55-60 ; 2 Tm 2,3-13 ; Tin Mừng : Ga 15,18-21 ; Lc 12,4-9 Lời nguyện : Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin cho chúng con trung kiên noi gương sống đức tin của thánh Phê-rô. Vì đã hiến cả mạng sống để truyền bá và bảo vệ đức tin ấy, người thật đáng lãnh nhận triều thiên tuẫn giáo rạng ngời. Chúng con cầu xin Ngày 8 tháng 6 Tiểu sử Thánh Ða Minh đã thiết lập tu viện đầu tiên tại Bô-lô-ni-a vào năm 1218. Người bắt đầu thuyết giảng tại một nguyện đường nhỏ ở vùng Ma-ca-ren-la, gần nhà chị Ði-a-na. Chị là một trong những thính giả nhiệt thành. Lúc bấy giờ, nhờ tài hùng biện của mình, tu sĩ Rê-gi-nan-đô nổi danh tại các đại học và thu hút được nhiều ơn gọi. Chị Ði-a-na và các bạn của chị cũng đến nghe tu sĩ Rê-gi-nan-đô giảng thuyết. Những lời trích dẫn từ thư thánh Phao-lô và thư thánh Phê-rô chống lại tính cách phù phiếm của phụ nữ đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn chị Ði-a-na, lập tức chị được ơn biến đổi. Dưới sự dẫn dắt của tu sĩ Rê-gi-nan-đô, chị đã chọn cho mình một hướng đi mới. Chị thuyết phục song thân dâng tặng cho các tu sĩ một khu đất để xây dựng tu viện thánh Ni-cô-la. Khi tu sĩ Rê-gi-nan-đô đi công tác tại Pa-ri, chị Ði-a-na đã tuyên khấn trong tay thánh Ða Minh. Từ đó, chị sống ẩn dật và chuyên cần cầu nguyện trong nội thất của mình. Chị tận tụy với việc thủ công, trang phục giản dị và mặc áo nhặm có ý khổ chế. Ít lâu sau, chị ngỏ ý với thánh Ða Minh, xin thiết lập một đan viện cho các nữ đan sĩ tại Bô-lô-ni-a. Thánh Ða Minh tham khảo ý kiến anh em, rồi quyết định cho thành lập tu viện. Chị Ði-a-na thầm nghĩ rằng, gia đình chị ít nhiều sẽ ủng hộ chị thiết lập một tu viện mới, nhưng chị đã thất vọng vì bị từ chối. Khi ấy, vào ngày 22-7-1221, cùng với một vài người bạn, chị đã bỏ nhà chạy trốn đến đan viện của các tu sĩ vùng Rôn-da-nô. Chị xin gia nhập tu viện và mong được lãnh tu phục ngay lập tức. Người dân An-đa-lô đuổi theo chị và chiếm lấy tu viện. Họ lôi chị Ði-a-na quá thô bạo đến nỗi chị bị gãy một xương sườn, rồi họ đưa chị đến một ngôi nhà nằm trên một gò trống. Chị nằm trên giường bệnh trong nhiều tháng và không hề được chữa trị vết thương. Sau khi kết thúc hành trình giảng thuyết, thánh Ða Minh trở về Bô-lô-ni-a, người kín đáo chuyển một vài lá thư cho chị Ði-a-na. Nhưng thánh Ða Minh đã về với Chúa vào đầu tháng 8, tức 15 ngày sau thảm kịch xảy ra tại Rôn-da-nô. Kể từ lúc chị Ði-a-na có thể đi lại được, chị vẫn nuôi dưỡng niềm hy vọng, và vào ngày lễ Các Thánh chị đã trốn chạy. Lần này, song thân không còn đuổi theo chị nữa. Chị luôn ao ước được sống tinh thần Ða Minh trong cô tịch tại Rôn-da-nô. Khi tu sĩ Giô-đa-nô Xa-xô-ni-a - người anh đáng mến - đến thăm chị, vị này đã chinh phục được người dân An-đa-lô và xin họ chịu phí tổn cho dự án xây cất tu viện. Vào dịp lễ Thăng Thiên năm 1222, chị Ði-a-na cùng với bốn người bạn đã khánh thành một đan viện mới mang tên "Ðan viện thánh An-nê". Tu sĩ Giô-đa-nô xin đức thánh cha nhường Tu viện thánh Xít-tô cho 4 nữ tu sống ở đan viện thánh An-nê, đó là : chị Xê-xi-li-a, chị A-mê, chị Côn-tan và chị Tê-ô-đô-ra. Tu viện này đã được thánh Ða Minh tái thiết trước khi người qua đời. Vì chị Ði-a-na còn quá trẻ, nên chị Xê-xi-li-a được đề cử làm đan viện trưởng. Dần dần, đấng kế vị thánh tổ phụ là cha Giô-đa-nô đã củng cố đan viện. Với tư cách là bề trên tổng quyền, người đã hết lòng ủng hộ đan viện bằng cách khích lệ và khuyên bảo, rồi người còn đứng ra trợ cấp mọi phí tổn cho đan viện. Những lúc phải thường xuyên vắng mặt, người liên lạc với đan viện bằng thư từ. Ðược biết, tu sĩ Giô-đa-nô đã gửi cho chị Ði-a-na 50 bức thư luân lưu vào quãng năm 1223-1236. Trong thư, người không chỉ đưa ra những lời khuyên về đàng thiêng liêng mà còn hết lòng mời gọi các chị cùng cộng tác vào việc phát triển dòng bằng lời cầu nguyện. Người đã đề cập đến những thành công và khó khăn của mình bằng lời lẽ chân tình thấm đượm lòng yêu mến. Chị Ði-a-na mất năm 1236, khi ấy, chị được 35 tuổi. Tu viện bị giải thể vào năm 1793. Hộp đựng thánh tích của các chị được đặt trong nhà nguyện của các tu sĩ Ða Minh. Ngày 8-8-1888, đức Lê-ô XIII đã chuẩn y việc tôn kính người. Bài đọc : Cl 3,1-4 ; Kh 19,1.5-9 ; Tin Mừng : Mt 25,1-13 Lời nguyện : Lạy Chúa, xin cho chúng con được vui mừng trong ngày lễ chân phước Ði-a-na. Nhờ lời người chuyển cầu, xin cho chúng con yêu mến chân lý và tình huynh đệ bằng những việc làm cụ thể. Chúng con cầu xin Ngày 8 tháng 6 Tiểu sử Về sau, khoảng cuối năm 1223, hoặc đầu năm 1224, Ðức Hô-nô-ri-ô III đã phái chị cùng ba nữ tu khác đến Bô-lô-ni-a truyền đạt tinh thần thánh phụ Ða Minh cho các chị em tại đan viện thánh A-nê do chân phước Ði-a-na xây cất. Chị qua đời tại nữ đan viện này năm 1290. Ngày 24-12-1891, Ðức Lê-ô XIII đã chuẩn y việc tôn kính chân phước Xê-xi-li-a. Bài đọc : Cl 3,1-4 ; Kh 19,1.5-9 ; Tin Mừng : Mt 25,1-13 Lời nguyện : Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Chúa đã cho chúng con được hân hoan mừng lễ kính chân phước Xê-xi-li-a. Nhờ lời người chuyển cầu, xin cho chúng con luôn sống bác ái huynh đệ và khao khát rao giảng lời Chân Lý. Chúng con cầu xin Ngày 10 tháng 6 Tiểu sử Nhờ đặc sủng giảng thuyết, người dễ dàng uốn nắn những ý tưởng lệch lạc, lay động những tâm hồn chai đá, bảo tồn phong hóa, quy tụ thính giả và đào luyện tín hữu. Là một văn sĩ, người đã viết tài liệu chú giải Phúc âm thánh Mát-thêu, các thư Cô-rin-tô và các thánh ca Tin Mừng. Bên cạnh đó, người còn sáng tác nhiều bài thánh thi bằng tiếng Ý, bài khảo luận về kinh tế gia đình và giáo dục thiếu niên, đặc biệt là tác phẩm nổi tiếng với tựa đề "Ánh trăng non", đặt nền cho các ki-tô hữu đối phó với những sai lạc của thuyết Nhân bản vì thuyết này khinh thường những sứ điệp Tin Mừng và đề cao chủ thuyết ngẫu tượng. Người phụng sự Thiên Chúa bằng cách nhiệt tình tham gia vào việc cải cách Giáo hội. Người đã khởi sự công việc này tại tỉnh dòng Lom-bác-đi-a, nơi đây đã trở thành trung tâm đào tạo các tu sĩ nhiệt thành. Trong số này, có các đồ đệ của thánh Ca-ta-ri-na Xi-ê-na và chân phước Rây-mun-đô Ca-pua. Khi Ðức In-nô-xen-tê VII băng hà, thành Phi-ren-xê đã cử người làm đại biểu đi bầu tân giáo hoàng để khuyến khích hồng y đoàn tái lập hoà bình trong giáo hội và chấm dứt cuộc ly giáo. Ðức Ghê-gô-ri-ô XII đã đặt người làm tổng giám mục thành Ra-gu-xê, rồi hồng y hiệu tòa Xít-tô. Ðức thánh cha đã cử người làm đại sứ ở phương xa, người đã gặp nhiều thử thách đến nỗi người phải cải trang mới thoát nạn. Chân phước Gio-an Ða Minh luôn tỏ ra khôn ngoan và trung thành, bất chấp những hành động thù nghịch của Công đồng Pi-xa. Người đã thuyết phục đức Ghê-gô-ri-ô XII từ chức để tái lập hòa bình. Khi đức Ghê-gô-ri-ô XII tán thành đề nghị trên, chân phước Gio-an Ða Minh đã đích thân đến công đồng Công-tăng-ti-nô để đệ trình văn thư xin từ nhiệm của đức Ghê-gô-ri-ô XII. Cuộc ly giáo kết thúc, Ðức Mác-ti-nô V lại cử người làm khâm sứ tòa thánh tại Bô-hê-mi-a, Ba-lan, Hung-ga-ry để chống lại lạc giáo Hu-xít. Ðang khi đảm trách việc này, người qua đời tại Bu-đa-pét ngày 10-6-1419. Bài đọc : 2 Tm 1,13-14;2,1-3 ; Tin Mừng : Ga 15,9-17 Lời nguyện : Lạy Chúa là nguồn mạch khôn ngoan và tình yêu, Chúa đã cho chân phước Gio-an giám mục lòng dũng cảm để bảo vệ sự hiệp nhất Giáo hội và cổ võ việc tuân giữ kỷ luật. Vì lời người chuyển cầu, xin cho chúng con biết góp phần xây dựng sự hiệp nhất và bình an. Chúng con cầu xin Ngày 12 tháng 6 Tiểu sử Người là một nhà giảng thuyết nổi tiếng có tài hùng biện và nhiệt thành đến nỗi thính giả coi người như là một "Phao-lô mới". Khi người đặt chân đến vùng nào, đông đảo quần chúng tuốn đến để nghe người giảng dạy. Người cảm hóa và dẫn đưa nhiều tội nhân trở về với Chúa. Bốn mươi năm sau, Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a và chân phước Tê-pha-nô đã hiện ra trên bầu trời để giúp dân thành Xa-lu-xê chống trả cuộc vây hãm của quân thù và thành phố đã được giải phóng. Từ đó, lòng tôn kính người được phổ biến rộng rãi. Ðức giáo hoàng Pi-ô IX đã tôn phong người lên hàng chân phước năm 1856. Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đã muốn thánh Tê-pha-nô cống hiến trọn đời cho việc loan giảng Tin Mừng, cảm hoá và dẫn đưa nhiều tội nhân về với Chúa. Chúng con tin rằng, người đang hưởng vinh phúc trước nhan Thiên Chúa, nhờ lời người nguyện giúp cầu thay, xin cho chúng con luôn hăng say loan báo Tin Mừng của Chúa cho mọi người. Chúng con cầu xin Ngày 18 tháng 6 Tiểu sử Chị Hô-xan-na thuộc dòng họ An-rê-xi, di cư từ Hung-ga-ri tới Ý vào thế kỷ XII. Thân mẫu là bà A-nê, thuộc dòng tộc hầu tước Gôn-da-ga cầm quyền thành phố Man-tua vào thế kỷ XV. Chị chào đời năm 1449, tính tình hồn nhiên và ưa thích những nơi cô tịch ; chị thường cầu nguyện đơn sơ và sống theo châm ngôn của thánh Hô-xan-na như chị đã nhận vị thánh ấy làm bổn mạng. Vào thời đó, người ta không dễ dàng cho phép các bé gái tập đọc và tập viết. Một thân một mình, chị quỳ trước tượng Ðức Mẹ và học được nhiều điều trong sách thánh ca, trong các sách viết bằng La ngữ và cả trong Thánh Kinh nữa. Khi lên 14 tuổi chị muốn gia nhập Dòng Ba Ða Minh. Lúc bấy giờ, việc gia nhập Huynh Ðoàn đòi buộc ứng sinh phải nhận lời khấn, nhưng vì thân phụ muốn chị lập gia đình nên ông đã từ chối việc khấn dòng của chị. Thế là chị đành phải dùng một diệu kế : đó là khi khấn sinh lãnh tu phục, đương sự có thể xin một ơn nào đó trong thời gian khấn tạm. Chị Hô-xan-na xin Chúa cho ngã bệnh, rồi xin thân phụ cho chị được khấn tạm một năm và lãnh tu phục Dòng Ða Minh để được lành bệnh. Sau một năm, chị thú nhận với thân phụ rằng, chị mong ước được sống ơn gọi tu trì. Tuy thân phụ không hài lòng, nhưng vẫn tôn trọng nguyện ước của chị. Nhờ đó, chị đã vào nhà Tập Dòng Ba Ða Minh, nhưng trong một thời gian dài, chị do dự khấn trọn đời vì ý thức sự hèn mọn của mình. Qua những lời tuyên thệ, chị tham gia phục vụ trong các tổ chức bác ái. Mãi đến 51 tuổi, chị mới khấn dòng và qua đời lúc 56 tuổi. Cuộc sống của chị chỉ xoay quanh những việc trong nhà, hầu như lúc nào chị cũng phải giỗ dành những đứa cháu. Dù với cương vị một người dì, nhưng chị đối xử với các cháu trong vai trò của một người đầy tớ. Chị luôn dành cho mình những phần xấu nhất ; khi các cháu tìm được một miếng xương hay đầu cá, chúng lại nói : "phần này dành cho dì !" Chị Hô-xan-na cư xử nhã nhặn với hết mọi người. Tuy bên ngoài chị mặc áo sơ mi bằng tơ lụa, nhưng bên trong chị lại mặc chiếc áo nhặm và đeo thêm sợi dây sắt. Chị ăn chay, sống nhiệm nhặt, luôn chìm đắm trong kinh nguyện và còn được ơn xuất thần. Mặc dù chị cố gắng không tiết lộ bí mật về ơn xuất thần, nhưng điều đó vẫn gây ít nhiều phiền toái cho chị. Cả những chị em Huynh đoàn cũng tìm cách chỉ trích chị về những mối quan hệ giữa chị với cha giải tội là tu sĩ Ða Minh Cơ-rê-ma. Dư luận đồn đến tai hầu tước Man-tua Phê-đê-ríc Gôn-da-ga. Vị này đe dọa trục xuất người ra khỏi Dòng. Những thử thách này kéo dài trong nhiều năm. Vào một ngày đẹp trời năm 1478, trong lúc hầu tước Phê-đê-ríc Gôn-da-ga ra trận, ông ta cho gọi chị đến và giao phó việc cai quản ở Man-tua khi ông vắng nhà. Ông nhờ chị săn sóc vợ và 6 đứa con thay ông. Trong thời gian đó, chị đảm trách hai công việc : một ở nhà mình, một ở trong dinh công tước. Công tước Phê-đê-ríc không yêu cầu chị làm bất cứ việc gì ngoại trừ việc tham khảo ý kiến của chị. Lần khác, khi một số vị bề trên nhờ chị đến Mi-lăng để tổ chức lạc quyên cho Dòng, vì sợ nguy hiểm đến tính mạng của chị, công tước Phê-đê-ríc đã xin cho chị được ở nhà. Năm 1490, hoàng tử Phan Sinh Gôn-da-ga II nối nghiệp cha, ông kết hôn với công chúa I-da-ben Ét-te, con gái của công tước Phe-ra. Chị Hô-xan-na trở thành bạn thân với công chúa. Chị dùng bổng lộc để giúp đỡ những người khốn khổ và trang trải những chi tiêu cho các chị em tu sĩ trong lúc cần kíp, cổ võ thực thi công lý cho những người bị áp bức. Trong lễ an táng của chị có sự hiện diện của hoàng tử Phan Sinh và công chúa I-da-ben. Họ đã tổ chức đám tang cho chị rất long trọng. Bốn ngày sau khi chị qua đời, người ta đã tổ chức những cuộc vận động phong thánh cho chị. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XVII, người mới được phong chân phước. Người ta giữ lại nhiều thư từ của chị. Với nét bút duyên dáng, mặn mà, trữ tình, chị đã diễn tả tình cảm sâu lắng của mình khi viết về thánh Ca-ta-ri-na Xi-ê-na. Bài đọc : Xem phần chung các thánh lo việc bác ái, trang 257. Lời nguyện : Lạy Chúa là Ðấng hằng ban phát mọi ơn lành, Chúa đã hướng dẫn chân phước Hô-sa-na biết yêu thích sự giàu có không thể hiểu thấu nơi Ðức Ki-tô trên hết mọi sự và cũng dạy người khác như vậy. Nhờ gương sáng và lời người chuyển cầu, xin cho chúng con luôn lớn mạnh trong sự hiểu biết Chúa và sống trung thành dõi theo ánh sáng của Tin Mừng. Chúng con cầu xin Ngày 20 tháng 6 Tiểu sử Nhờ tiểu sử tự thuật của chị hay quyển "nhật ký tâm linh" được viết từ năm 1349, chúng ta biết được cuộc "đổi đời" của chị bắt đầu vào năm 1311, chính cuộc đổi đời này đưa chị đạt tới đỉnh cao của sự hiệp nhất được diễn tả bằng cuộc hôn nhân thiêng liêng giữa chị với Thiên Chúa. Chị triển khai tiến trình này thành 7 giai đoạn tương ứng với 7 căn phòng trong quyển sách "Lâu đài nội tâm" của thánh Tê-rê-xa A-vi-la. Ðược tinh luyện trong đau khổ, linh đạo của chị Ma-ga-ri-ta tập trung vào Chúa Ki-tô mà chị luôn suy ngẫm về Người khi cử hành phụng vụ. Ngoài cuốn nhật ký nói trên, người ta còn tìm thấy linh đạo này trong cuốn "Cha ơi !" chứa đựng lời nguyện tha thiết hướng tâm hồn lên Chúa. Một trong những lời khẩn nguyện chị thường hay thưa với Chúa giống như tâm tình của thánh Gio-an và thánh Ða Minh : "Lạy Chúa Giê-su là Chân Lý vẹn toàn, xin tỏ cho con biết chân lý của Ngài." Cùng với các trường phái tâm linh đương thời, chị đã cảm nhận sâu xa tình yêu Thiên Chúa, Ðấng là nguồn mạch chân lý và bình an ; và sự cảm nhận sâu xa này là nguồn dinh dưỡng cho đời sống tâm linh của chị. Chị Ma-ga-ri-ta qua đời ngày 20-6-1351 tại đan viện Mê-đin-gen và được an táng tại nguyện đường của đan viện. Ðức Gio-an Phao-lô II đã phong chân phước cho chị ngày 24-2-1979. Từ 600 năm nay, tu viện này chính là nơi tổ chức những cuộc hành hương rất long trọng. Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chân phước Ma-ga-ri-ta được tiến vào tận nguồn mạch tình yêu Chúa nhờ lửa mến của Thánh Thần nung nấu. Xin cho chúng con cũng được đổ đầy Thánh Linh Chúa, để bước theo đường Ðức Ki-tô mà tìm đến cùng Ngài. Chúng con cầu xin Ngày 23 tháng 6 Tiểu sử Người lãnh tu phục Ða Minh tại Li-ông khoảng năm 1240 và giảng dạy một thời gian tại tu viện của tỉnh dòng. Năm 1254, hồng y U-gơ Xanh Se giao cho người nhiệm vụ tái thiết tu viện thánh Mác-ti-nô An-nay của các nữ đan sĩ Biển Ðức ở Li-ông. Một năm sau, người được gởi đi học ở Pa-ri, tại đây, người dự các khóa học do thánh Tô-ma A-quy-nô giảng dạy. Năm 1259, người trở thành một trong năm giảng sư thần học được triệu về Va-len-xi-a để cùng với thánh An-be-tô Cả và thánh Tô-ma A-quy-nô cải cách quy chế học vấn. Vì bị chống đối, người đành phải rời bỏ bục giảng. Các anh em tỉnh dòng Pháp bầu người làm bề trên giám tỉnh, đồng thời, thánh Tô-ma cũng lên tiếng bênh vực người. Năm 1267, người quay về với công việc dạy học và được tái đắc cử chức giám tỉnh hai năm sau đó. Năm 1272, Ðức Ghê-gô-ri-ô X tiến cử người làm tổng giám mục Li-ông, khi đó, người mới được tháo gỡ gánh nặng trong chức vụ giám tỉnh. Người nỗ lực cổ võ thiết lập hòa bình cho thành phố đang chìm trong máu lửa của cuộc nội chiến, và để chuẩn bị cho Công đồng Ðại kết sẽ diễn ra tại đây. Năm 1273, đức giáo hoàng nâng người lên bậc hồng y cùng với thánh Bô-na-ven-tu-ra. Ðức hồng y Phê-rô đã tham dự những buổi thảo luận về giáo lý, các cuộc thương thảo đình chỉ cuộc thánh chiến và cuộc canh tân đời sống hàng giáo sĩ. Khi thánh Bô-na-ven-tu-ra mất vào ngày 15 tháng 7, chính người đã lãnh nhiệm vụ đọc điếu văn. Lời nguyện : Lạy Thiên Chúa là nguồn mạch Chân Lý, Chúa đã ban cho chân phước In-nô-xen-tê quà tặng là trí thông minh và sự hiểu biết, đồng thời làm cho người trở nên khí cụ xây dựng hòa bình và hiệp nhất. Nhờ lời cầu thay nguyện giúp của người, xin cho chúng con khao khát tìm kiếm những phúc lộc trên trời, và hết lòng theo đuổi những điều chân thật. Chúng con cầu xin Ngày 26 tháng 6 Tiểu sử Tại Ma-ni-la, người vừa dạy môn văn chương cho trường Tô-ma, vừa tiếp tục học thần học, cũng như tiếng Việt. Ngày 20-9-1789, người thụ phong linh mục và được sai đến Miền Bắc Việt Nam. Ngày 29-10-1790, người đến Miền Bắc cùng với các linh mục Dòng Ða Minh là Ðen-ga-đô, Vi-dan và Ca-ti-ta. Tại đây, người học tiếng Việt và được bổ nhiệm làm giám đốc chủng viện Tiên Chu, sau đó làm cha chính giáo phận, rồi làm bề trên Dòng Ða Minh. Tháng 9 năm 1800, đức thánh cha Pi-ô VII chọn người làm giám mục hiệu tòa Phét-xa, phụ tá đức cha I-nha-xi-ô Ðen-ga-đô. Hai năm sau, người được tấn phong làm giám mục tại Phú Nhai ngày 9-2-1801. Người sống rất tốt lành, giàu lòng bác ái. Người được thầy Phan Sinh Ðỗ Văn Chiểu làm phòng bộ giúp đỡ đắc lực. Trong lúc vua Minh Mạng cấm đạo, đức cha Minh và thầy Chiểu phải lẩn trốn sang Kiên Lao, nhưng sau đó bị bắt ngày 9-6-1838 tại Hà Quan, bị nhốt vào cũi và giải về Nam Ðịnh. Trên đường ra pháp trường, đức cha Minh nét mặt hân hoan, miệng thầm thĩ nguyện kinh và giơ tay ban phép lành cho các tín hữu đang khóc thương người hai bên đường. Tại pháp trường, đức cha Minh muốn chứng kiến cái chết anh dũng kiên trung của người môn đệ yêu quí là thầy Phan Sinh Chiểu nên xin xử trảm thầy trước. Viên quan đồng ý đã chém đầu thầy giao cho giám mục. Người trân trọng đón lấy rồi ngửa mặt lên trời cầu nguyện trang nghiêm như đang dâng lễ vật đẫm máu lên Thiên Chúa. Ðến lượt mình cha nghiêng đầu cho lý hình thi hành phận sự. Hôm đó là ngày 26-6-1838, Thiên Chúa đã gọi đức cha Minh về trời làm ngành thiên tuế tử đạo, chấm dứt 73 năm trên dương thế với 48 năm phục vụ tại Việt Nam, 38 năm giám mục. Thi hài đức cha được lý hình an táng ngay tại pháp trường, nửa tháng sau, các tín hữu mới đem thi hài của người về Lục Thủy ; còn đầu bị treo ở cổng thành 3 ngày rồi ném xuống sông Vị Hoàng. Vài ngày sau, một dân chài Công giáo may mắn vớt được, các tín hữu đưa về an táng chung với thi hài. Sau cơn bách hại, họ long trọng đưa hài cốt đức cha về tòa giám mục Bùi Chu. Ðức giáo hoàng Lê-ô VIII suy tôn người lên bậc chân phước ngày 27-5-1900. Ðức thánh cha Gio-an Phao-lô II đã phong người lên bậc hiển thánh ngày 19-6-1988. Lời nguyện : Lạy chúa, Chúa đã tưới gội quê hương Việt Nam chúng con bằng máu của thánh Hê-na-rết Minh. Nhờ sự chuyển cầu của người, xin cho hạt giống đức tin và sự nhận biết Chúa Ki-tô luôn được triển nở mạnh mẽ trên quê hương chúng con. Chúng con cầu xin Ngày 26 tháng 6 Tiểu sử Thầy Chiểu sinh năm 1797 tại làng Trung Lễ, xứ Lục Thủy. Từ nhỏ, thầy được huấn luyện trong nhà Ðức Chúa Trời, lớn lên theo học tại chủng viện Tiên Chu, gia nhập Dòng Ba Ða Minh và trở thành cộng sự viên thân tín của đức cha Minh. Thầy đã trung thành gắn bó với đức cha Minh trong suốt cơn bách hại xảy ra năm 1832. Thầy Chiểu bị bắt cùng với đức cha Minh ngày 9-6-1838 tại Hà Quan và giải về Nam Ðịnh. Ngày 26-6-1838, quân lính dẫn đức cha Minh và thầy Chiểu đến pháp trường Bảy Mẫu, Nam Ðịnh. Tuy mang gông ở cổ, kèm thêm hai sợi xích nặng nối từ gông xuống chân, thầy Chiểu vẫn bình tĩnh bước đi. Có nhiều tín hữu đi theo khóc lóc, thầy bảo với họ : "Anh chị em về nhà đi, đừng khóc nữa, thầy trò chúng tôi hôm nay về quê thật mà." Trước khi lãnh án thầy quì xuống trước mặt đức cha Minh xin lãnh bí tich giải tội. Xưng tội xong, thầy quì gối cầu nguyện và thưa với Chúa : "Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay Ngài". Ngay sau đó, lý hình chém một nhát trúng vào xích nơi cổ thầy, họ phải chém thêm ba nhát nữa thì đầu mới lìa thân, và linh hồn thầy về hưởng phúc thiên đàng, hưởng dương 41 tuổi. Lý hình tung thủ cấp thầy lên 3 lần cho các quan và mọi người thấy rõ. Giáo dân an táng thi thể thầy tại pháp trường, sau này, họ dời hài cốt thầy về quê Trung Lễ. Lời nguyện : Lạy chúa, Chúa đã tưới gội quê hương Việt Nam chúng con bằng máu của thánh Phan-xi-cô Chiểu. Nhờ sự chuyển cầu của người, xin cho hạt giống đức tin và sự nhận biết Chúa Ki-tô luôn được triển nở mạnh mẽ trên quê hương chúng con. Chúng con cầu xin Ngày 27 tháng 6 Tiểu sử Trong làng Trung Linh có ông lang Tư, vì ham tiền thưởng nên tố cáo với quan phủ Xuân Trường rằng có đạo trưởng ở trong làng, do đó thầy Toán bị bắt và bị tống giam tại Nam Ðịnh vào ngày 16-12-1839. Lúc đó, thầy đã được 75 tuổi. Cuộc tử đạo của thầy Toán được ghi dấu bằng hai lần chối đạo : Lần thứ hai, ngày 18-4, quan Trịnh Quang Khanh cho hai người xuất giáo đến xúi giục thầy Toán bỏ đạo, nếu không họ sẽ bị giết. Vì thương họ, một lần nữa thầy lại bước qua thập giá. Lần này, thấy mình quá dại dột để bị đánh lừa, nên thầy thống hối khóc lóc đêm ngày không ai ngăn cản được. Khoảng 15 ngày sau, cha Ða Minh Trạch bị bắt và cũng giam chung với thầy, cha an ủi và giải tôiF cho thầy. Từ đây, thầy lấy lại can đảm tuyên xưng đức tin và không còn hình khổ nào có thể buộc thầy chối bỏ Chúa Ki-tô. Quan Trịnh Quang Khanh thấy vậy tức giận hành hạ thầy đủ điều : tra tấn, phơi nắng, bỏ đói... nhưng thầy vẫn một lòng tín trung. Cuối cùng vì tuổi già sức yếu, thầy chết rũ tù ngày 27-6-1840. Ðức thánh cha Lê-ô XIII đã phong chân phước cho thầy ngày 27-5-1900. Ðức thánh cha Gio-an Phao-lô II đã phong hiển thánh cho thầy vào ngày 19-6-1988. Lời nguyện : Lạy chúa, Chúa đã tưới gội quê hương Việt Nam chúng con bằng máu của thánh Tô-ma Toán. Nhờ sự chuyển cầu của người, xin cho hạt giống đức tin và sự nhận biết Chúa Ki-tô luôn được triển nở mạnh mẽ trên quê hương chúng con. Chúng con cầu xin Ngày 30 tháng 6 Tiểu sử Năm 43 tuổi, người nhập Dòng Ða Minh, lãnh tu phục ngày 22-7-1807 và được tuyên khấn năm sau. Ðời tu dòng giúp cha kết hợp mật thiết với Chúa. Sau đó, cha được cử tới coi xứ Kẻ Mốt, rồi xứ Kẻ Sặt (Hải Dương). Thời vua Minh Mạng cấm đạo, cha phải cải trang làm thường dân để dễ lẩn trốn. Khi quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh bị triều đình quở trách vì lơ là trong việc truy lùng người có đạo, ông nổi giận, điều động quan quân đi tra xét. Linh mục Ðỗ Yến được mật báo, vì sợ mình làm liên luỵ đến giáo dân, cha bỏ Kẻ Sặt, chạy về làng Thừa, sau đó làng Bưởi ; nhưng rồi cha bị bắt trên đường đi đến xứ Lạc Ðiền ngày 8-6-1838. Cha bị đóng gông, giải về Hải Dương. Trong tù, cha luôn trung kiên với đức tin và nên gương chủ chăn tốt. Ngày 30-6-1838, bản án tử do chính vua châu phê gởi đến Hải Dương ; ngay hôm đó cha bị xử trảm tại pháp trường ngoại thành Hải Dương, hưởng thọ 74 tuổi. Thi hài cha được mai táng tại nhà thờ Thọ Ninh. Ðức thánh cha Lê-ô XIII phong chân phước cho linh mục Vinh Sơn Ðỗ Yến này vào ngày 27-5-1900. Ðức thánh cha Gio-an Phao-lô II phong hiển thánh cho người vào ngày 19-6-1988. Lời nguyện : Lạy chúa, Chúa đã tưới gội quê hương Việt Nam chúng con bằng máu của Thánh Vinh Sơn Ðỗ Yến. Nhờ sự chuyển cầu của người, xin cho hạt giống đức tin và sự nhận biết Chúa Ki-tô luôn được triển nở mạnh mẽ trên quê hương chúng con. Chúng con cầu xin
|