HOME

 

T́m theo mẫu tự

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

THÁNG TÁM

 


Ngày
01 Thánh Anphonsô, Lm, Ts

02 Thánh Eusebiô, Gm

04 Thánh Gioan M. Vianney, Lm

05 Đền thờ Đức Bà Cả

07 Thánh Gaetanô Lm

07 Thánh Sixto II, Gh

08 Thánh Đa Minh, Lm

10 Thánh Laurensô Phó tế

11 Thánh Clara, Tn

13 Thánh Pontianô và Hyppôlitô, Tđ

15 Lễ Đức Mẹ Mông Triệu

16 Thánh Stêphanô Hungary


Ngày
19 Thánh Gioan Eude, Lm

19 Thánh Romualđô

20 Thánh Bernađô, Ts

21 Thánh Piô X, Gh

22 Đức Mẹ Nữ Vương

23 Thánh Rosa Lima, Tn

24 Thánh Bartolomeô Tông đồ

25 Thánh Lu-y IX

27 Thánh Monica

28 Thánh Augustinô

29 Thánh Gioan bị trảm quyết

 

 


Ngày 01-08

Thánh ALPHONSÔ LIGUORI
Gíam mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (1696 - 1787)

Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27 tháng 9 năm 1696 tại Marinella gần Naples và là con trưởng trong 7 anh em. Ngay từ trong nôi, Ngài là giao điểm tập hợp ân huệ đáng mơ ước như trí thông minh, danh giá, tài sản, thiên khiếu nghệ thuật và một tấm ḷng đại độ.

Trong khi đó người mẹ rất đạo hạnh nghĩ rằng: - Các ân huệ tốt đẹp nhất sẽ chẳng có giá trị ǵ nếu không hướng về Chúa. Người lănh nhiều phải trả nhiều.

Như vậy ân phúc kỳ diệu nhất mà Alphongsô nhận được chính là giáo huấn của người mẹ. Alphongsô học tiếng Hy lạp, tiếng Latinh, tiếng Pháp và toán. Ngài say mê âm nhạc và hội họa. Là một con người có chí. Alphongsô gây ảnh hưởng tốt đối với chúng bạn. Bằng sự trong trắng tế nhị và ḷng đạo đức của ḿnh. Một người bạn kể lại rằng: có lần thua cuộc chơi và giận dữ đến độ trở nên sỗ sàng. Alphongsô buồn phiền nghỉ chơi và nói: - "Chúa không muốn tôi được chút tiền đă khiến cho bạn làm phiền ḷng Ngài"

Thế rồi Alphongsô biến mất vào vườn. Các bạn đổ xô đi t́m Ngài và gặp Ngài đang quỳ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ đặt trên cành cây. Người bạn xấu xúc động nói : - "Tôi đă làm phiền một vị thánh".

Alphongsô thành công rất sớm trên cùng đời. 17 tuổi Ngài đậu bằng tiến sĩ luật khoa cả về giáo luật lẫn dân luật và đă bắt đầu hành nghề luật sư. Khả năng hùng biện của Ngài hứa hẹn một tương lai sáng lạn. Nhưng tuổi trẻ cũng có cớ dẫn Ngài tới lỗi lầm với trong hậu quả bi thảm, năm 1723 trong một vụ kiện, Ngài biện hộ với một giọng nói hùng hồn. Lư lẽ vững chắc, làm cho cả ṭa án phải ngỡ ngàng tán thưởng. Nhưng khi vừa dứt lời, đối thủ ôn hoà vạch ra một lỗi nhỏ mà Ngài không nhận thấy. Chính lỗi nhỏ đó đă tiêu hủy luận chứng lẫn danh tiếng của Ngài.

Thất bại Alphongsô rất đau buồn và đă đóng cửa pḥng hai ngày liền. Ngài suy nghĩ và tự hỏi rằng: "Đây không phải là lời mời gọi của Chúa hay sao ...? Bỏ nghề, Ngài nói : - "Oi thế gian, ta đă biết ngươi. Hỡi pháp đ́nh, ngươi sẽ không c̣n gặp ta nữa".

Ngài t́m đường sống và dấn thân cho công cuộc bác ái. Một ngày kia, đang khi thăm viếng các bệnh nhân trong một nhà thương, Ngài nghe hỏi: - "Ngươi làm ǵ ở thế gian này ?"

Nh́n chung quanh Ngài không thấy ai, nhưng Ngài vẫn nghe hỏi một lần nữa. Vào một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ từ bi gần đó, Ngài hứa sẽ gia nhập ḍng giảng thuyết và làm linh mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ Ngài nói:- "Lạy Chúa này con đây, xin hăy làm nơi con điều đẹp ḷng Chúa. Con là ǵ và con có chi, con xin hiến dâng để phụng sự Chúa".

Nghe tin này cha Ngài giận dữ, Ngài quyết bỏ nghề, bỏ cả vị hôn thê của Ngài sao ? Ngài đă trả lời rằng: đối với Chúa chẳng có hy sinh nào gọi là quá lớn lao cả. Ngài cương quyết giữ ư định và cha Ngài không thèm nh́n đến Ngài nữa. Năm 1726, Ngài thụ phong linh mục.

Thánh nhân rao giảng khắp vương quốc Naples. Cha Ngài giận dữ quyết không chịu nghe. Ngày kia ông vào một thánh đường, đúng lúc con ông đang thuyết giảng. Thoạt đầu ông giận dữ, nhưng rồi dần dần ông mềm ḷng. Ơn Chúa đă đến nhờ lời giảng dạy của con ông. Kết thúc giờ phụng vụ ra về ông nói: "Con tôi đă làm cho tôi được biết Chúa".

Suốt đời, thánh Alphongsô không những chỉ nỗ lực trong công việc tri thức mà c̣n lo tiếp xúc với dân chúng. Ngài chỉ thích việc ngồi ṭa hơn là việc nghiên cứu. Ngài mang đặc điểm của một linh mục truyền giáo. Thành quả của Ngài thực hiện được chính là ḍng Chúa Cứu Thế, thành lập tại Scala tháng 11 năm 1732. Dầu cho từ đầu, hội ḍng đă bị phân rẽ thành hai phe và thánh Alphongsô phải khởi đầu lại, với hai người bạn, nhưng hội ḍng cũng khởi sự lớn dần. Ḍng được chuẩn nhận ngày 21 tháng 2 năm 1749.

Năm 1548 thánh nhân xuất bản bộ thần học luân lư, được đức giáo hoàng Bênêdictô XIV phê chuẩn và gặt trong nhiều thành quả tức thời.

Năm 1762 Đức Clementô XIV đặt Ngài làm giám mục cai quản địa phận Agata. Ngài nỗ lực thăng tiến ḷng đạo đức trong điạ phận, khởi sự từ viêc canh tân hàng giáo sĩ. Năm 1775 Ngài được đức giáo hoàng Piô VI cho phép từ nhiệm để về sống trong ḍng tại Nocera.

Những năm cuối đời, thánh Alphongsô đă trải qua rất nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Dầu trong "đêm tối của linh hồn" Ngài vẫn không nao núng và luôn kiên tŕ cầu nguyện. Ngài nói: "Ai cầu nguyện sẽ được cứu thoát, ai không cầu nguyện sẽ tự luận phạt". Cuối cùng Ngài t́m được b́nh an và qua đời năm 1787.


Ngày 02-08

Thánh EUSÊBIÔ VERCELLÊSI
Giám Mục (+371)

Thánh Eusêbiô sinh tại Sardinia trong một gia đ́nh quí phái. Nhưng trổi vượt sự sao sang giàu có trần thế. Ngài được vinh dự là con của một người cha chịu chết v́ đức tin dưới thời Diôclêtianô. Mẹ Ngài đă đưa hai người con về sống tại Roma. Ngài được Đức giáo hoàng Eusêbiô rửa tội và lấy chính tên ḿnh đặt cho con trẻ.

Eusêbiô được nuôi dưỡng trong bầu khí đạo đức, Ngài theo học văn chương và nghệ thuật. Gia nhập hàng giáo sĩ, Ngài được phong chức đọc sách.

Ngài được sai đi Vercelli và năm 345 được chọn làm giám mục tiên khởi của giáo phận này. Xét rằng phương cách hữu hiệu nhất để thánh hóa các linh hồn là phải có một hàng giáo sĩ được huấn luyện tử tế, Ngài thiết lập một trường đào tạo linh mục. Cùng với nhóm môn sinh, Ngài sống đời ẩn tu ngay giữa thành phố. Nhưng lời khuyên dạy đầy cảm kích đă làm cho Vercellêsi thay đồi hẳn. Các tội nhân t́m về lănh nhận các bí tích và nhiệt thành phụng sự Chúa.

Chịu bách hại v́ đạo, cuộc đời Eusêbiô đă đạt tới vinh quang cao cả. Khi ấy bè rối Ariô bành trướng mạnh mẽ, với sự bảo trợ của hoàng đế Constantino. Eusêbiô mănh liệt chống lại và đức tin không thể lay chuyển của Ngài mang lại niềm an ủi cho Đức giáo hoàng chỉ định dẫn dầu phái đoàn các giám mục đến gặp hoàng đế để bênh vực đức tin. Đầy nhiệt tâm Ngài thuyết phục được hoàng đế triệu tập một công đồng.

Năm sau công đồng khai diễn tại Milan. Tại công đồng, hoàng đế thúc bách các giám mục phải để cho Eusêbiô tham dự. Nhưng những người theo bè rối Ariô ngăn cản. Cuối cùng Ngài được tham dự. Thấy phần đông theo lạc giáo, Ngài tŕnh biểu thức đức tin của công đồng Nicea, đ̣i mọi người kư nhận trước khi bàn đến điều ǵ khác nữa. Bọn lạc giáo tức giận. Ngược lại, Ngài cương quyết không chịu kư vào văn bản lên án thánh Athanasiô, vị giám mục chúng sợ nhất. Tức giận chúng vận động hoàng đế đẩy Ngài đi Palestina.

Nơi lưu đầy, Eusêbiô chịu không biết bao nhiêu là điều cực khổ bởi cách đối xử dă man của các địch thù, Ngài bị giam trong pḥng tối, bị bỏ đói. Khi biết rằng không thể bắt phục được con người sắt đá này, chúng c̣n trói chân Ngài lại và lôi kéo Ngài qua các bậc thang nhiều lần. Theo lời thánh Hiêrônimô kể lại, thánh nhân c̣n bị gởi đi Cappadocia và tới miền thượng Thébaide bên Ai cập. Tại những nơi nầy thánh nhân c̣n chịu muôn vàn cực h́nh cho đến khi hoàng đế Constantiô băng hà và được hồi hương.

Dầu vậy trên đường về theo lệnh Đức giáo hoàng, thánh Eusêbiô c̣n phải ghé nhiều giáo đoàn để an ủi khích lệ các giáo hữu bị đau khổ bởi những tàn phá của phái Ariô để lại, dàn xếp những tranh chấp nội bộ của một số giáo đoàn.

Trở về Vercelli, thánh Eusêbiô được tiếp đón nồng nhiệt như một vị anh hùng. Già cả và yếu sức, Ngài vẫn tận tụy phục vụ giáo phận cho đến khi qua đời năm 371. Người ta tôn kính Ngài như vị thánh tử đạo, v́ những đau khổ mà Ngài đă chịu suốt những ngày lưu đày.


Ngày 04-08

Thánh GIOAN MARIA VIANEY
Linh Mục (1786 - 1859)

Gioan Maria Vianney sinh ngày 8 tháng 5 năm năm 1786 tại Dardilly. Cha mẹ Ngài là những nông dân trung kiên với đức tin. Suốt thời cách mạng Pháp, họ thường bí mật tiếp rước các linh mục đến trú ngụ. V́ vậy Gioan là một trẻ em có mặt trong các buổi lễ cử hành lén lút tại lẫm lúa và được chứng kiến rất nhiều mẫu gương anh hùng với đức tin.

Năm lên 11, Gioan được cha Greboz cho xưng tội lần đầu. Tháng 5 năm 1798 Gioan được mẹ dẫn sang nhà bà d́ ở Ecully để dọn ḿnh rước lễ vỡ ḷng. Mùa xuân năm 1799 Gioan cùng với 15 em khác được rước lễ vỡ ḷng trong một thánh lễ được cử hành giữa đống rơm. Ngài rước lễ rất sốt sắng và đă giữ cho đến chết tràng chuỗi Mân côi kỷ niệm ngày hạnh phúc này.

Năm 1800 thanh b́nh trở lại với các tín hữu, khi Napoléon nhận biết rằng không có tôn giáo th́ không có một tổ chức nào có thể tồn tại vững bền được. Từ nhỏ Gioan đă muốn làm linh mục. Khi bày tỏ ư định tốt đẹp này, Ngài đă 17 tuổi và mới chỉ qua bậc tiểu học. Mẹ Ngài tán thành chí nguyện, nhưng cha Ngài với óc thực tế đă băn khoăn rất nhiều và không chấp nhận. Măi tới năm 1805, Gioan đến sống với cha Belley, họ Ecully. Theo học với các bạn tuổi c̣n nhỏ, mà trí khôn Ngài lại quá tŕ trệ. Đă vậy vào năm 1890, Ngài lại c̣n phải nhập ngũ. Năm sau Ngài may mắn được trở về nhà.

Năm 1810, Gioan gia nhập tiểu chủng viện Verrières. Hai năm trôi qua, Ngài là một chủng sinh học hành rất kém. Dầu vậy Ngài cũng nhận vào đại chủng viện. Tại đây chuyển ngữ là tiếng Latinh, mà Gioan lại quá dở về môn này, khiến ban giám đốc khuyên thầy hồi tục. Không thất vọng một lần nữa cha Balley đảm nhận việc dạy dỗ người chủng sinh gương mẫu nhưng chậm trí này. Sau khi hoàn tất chương tŕnh học, ngày 13 tháng 8 năm 1815, Gioan Maria Vianney thụ phong linh mục tại nguyện đường đại chủng viện Grênoble. Ngài được gọi lên chức linh mục chính v́ đời sống đạo đức.

Sau khi thụ phong, cha Gioan Maria Vianney được cử làm phó xứ Ecully. Tháng 12 năm 1817, cha Balley qua đời, cha Vianney được cử về làm chánh sở họ Ars. Khi bổ nhiệm, cha tổng đại diện nhắn nhủ : - "Đây là một họ đạo nhỏ bé nghèo nàn, thiếu vắng t́nh yêu Chúa. Cha hăy mang t́nh yêu đến cho họ".

Ngày 9 tháng 2 năm 1818 cha đến xứ lần đầu với hành lư khiêm tốn chất trên một chiếc xe tay, gồm một chiếc giường cũ, một rương sách và ít đồ vặt vănh khác. Tới gần làng, Ngài dừng chân hỏi đường. Bọn trẻ chăn chiên không hiểu tiếng nói khác với thổ ngữ chúng vẫn dùng nhưng cũng đoán biết và chỉ lối cho cha. Khi biết được điạ sở, cha Gioan qú gối cầu nguyện cho những người sẽ là đoàn chiên của ḿnh. Tới nơi Ngài vào thẳng nhà thờ và ch́m trong kinh nguyện.

Nhà xứ Ars thật nghèo nàn với vài đồ vật thật sơ sài. Chính cha sở trẻ họ đạo lại coi đời sống cầu nguyện hăm ḿnh là phương thế để thành công. Trong khi mọi người c̣n triền miên giấc điệp, Ngài đă xách đèn từ nhà xứ sang nhà thờ để cầu nguyện. Trước nhà tạm, nhiều lần với nước mắt ướt cả sàn nhà, Ngài tha thiết cầu nguyện : - Lạy Chúa, con xin lănh chịu tất cả, nhưng xin Chúa cải hóa họ đạo của con... Con bằng ḷng chịu mọi đau khổ như Chúa muốn, miễn sao họ biết hồi tâm hối cải.

Ch́m đắm trong kinh nguyện, cha Gioan không quan tâm tới nhu cầu thể xác, mà Ngài coi như cái thây ma. Ngủ đă ít, Ngài lại thường nằm trên sàn nhà. Đồ đạc người ta dâng cúng, Ngài đem cho người nghèo... Vui cười Ngài nói: - Tôi không hề mất áo choàng bao giờ. Chuyện ăn uống Ngài cũng chẳng quan tâm đến, tự ḿnh nấu ăn, Ngài chỉ nấu một nồi khoai rồi treo lên tường.

Khi đói Ngài ăn một hai củ và củ thứ ba là "để cho vui miệng". Nồi khoai thường để lâu cho đến nỗi những củ cuối cùng thường bị mốc meo. Ngài hăm ḿnh như vậy cho tới năm 1827, khi các chị ḍng Chúa quan pḥng nấu ăn cho Ngài.

Hơn nữa thánh nhân c̣n tự ư hăm ḿnh. Mỗi đêm Ngài đều đánh tội trước khi ngủ. Trên tường pḥng Ngài c̣n loang lổ nhiều vết máu.

Với một đời sống cầu nguyện hy sinh như vậy, thánh nhân nỗ lực canh tân họ đạo. Về xứ được ít lâu, Ngài sớm nhận ra được ba tệ đoan trong họ đạo là sự lănh đạm với việc đạo đức, thói quen làm việc xác ngày Chúa nhật và tật ham khiêu vũ.

Để chấn hưng lại t́nh trạng suy dồi kia, dĩ nhiên thánh nhân gia tăng lời cầu nguyện và việc hăm ḿnh. Trong hoạt động Ngài đi thăm viếng các gia đ́nh. Sửa lại t́nh trạng thiếu hiểu biết về đạo, Ngài lo dạy giáo lư cho trẻ em. Suốt 27 năm, cha thánh Gioan ngày nào cũng trung thành với viêc dạy giáo lư. Đối với người lớn cha dọn bài giảng rất kỹ lưỡng. Ngồi trong pḥng thánh cạnh nhà tạm, cha viết bài giảng, Đêm thứ bảy cha học và tập giảng - cho hôm sau lời giảng của cha rất đơn sơ, nhưng xoáy vào ḷng người nghe.

Chẳng hạn Ngài nói: - Không có ǵ vững bền cả. Đời sống sẽ qua đi... danh giá cũng sụp đổ, của cải rồi sẽ tiêu tan, sức khỏe cũng bị tấn công, chúng ta ra đi như làn gió.

- Càng cầu nguyện người ta càng ham thích, như một con cá trồi lên mặt nước rồi ch́m ḿnh trở lại và luôn bơi đi măi. Linh hồn đắm ch́m trong lời cầu nguyện sẽ mất hút trong sự êm dịu của cuộc đàm thoại với Chúa.

Các câu chuyện nhỏ cha kể nhiều khi có giá trị như một bài giảng. Chẳng hạn cha nói về một em nhỏ bị đau bịnh :- Con đau đớn lắm không ?

Cậu bé trả lời "Hôm qua con không đau đớn ǵ và ngày mai con cũng hết khổ".

Cha hỏi lại : - Vậy con muốn được lành bệnh không ?

- Trước khi bệnh con hung dữ, khỏi bệnh con dám như vậy lắm. Để như thế nầy là tốt hơn cả.

Chống lại tật làm việc xác, cha nói: - Ngày chủ nhật là của Chúa. Mà anh em ăn trộm cũng chẳng lợi ích ǵ cho anh em. Tôi biết có hai phương thế chắc chắn để nên nghèo khó là làm việc ngày Chúa nhật và lấy của kẻ khác.

Để chống lại tật ham khiêu vũ, đă có lần cha đến giữa đám để giải tán. Lần khác cha bỏ tiền trả cho nhạc công để anh rút lui. Tích cực hơn, cha lập hội Mân Côi để tập họp các thiếu nữ vào việc thực hành đạo đức này.

Hơn nữa, trong họ có bảy quán rượu cha hết sức khuyên nhủ và cả chúc dữ nữa để họ đổi nghề. Cuối cùng cả 7 quán đều đóng cửa.

Thấy trọng trách của một chủ chiên quá nặng nề. Đă bốn lần cha Gioan t́m cách trốn khỏi họ đạo. Nhưng rồi cha đă bị phát giác, tiếng chuông reo vang và người ta đổ xô ra đường để giữ cha lại. Nỗ lực của cha không dễ dàng được tiếp nhận. Người ta t́m nhiều cách để vu khống cho cha nhiều tội tày trời. Thành công của cha khiến cho nhiều người nghi ngờ và ghen tị, đến nỗi ṭa giám mục phải mở cuộc điều tra. Sau nữa chính quỉ dữ cũng phải công khai phá cha dưới nhiều h́nh thức như xê dịch đồ đạc, la lối om ṣm, hiện h́nh kỳ quái... đến độ đốt cháy cả giường nằm.

Nhớ lại tất cả những ǵ đă trải qua, cha nói: - Khi đến Ars, nếu biết được tất cả những ǵ tôi phải chịu chắc tôi chết liền.

Nhưng ơn thánh Chúa đă nâng đỡ Ngài. Mỗi ngày trong thánh lễ, Ngài được thấy chính Chúa Giêsu. Dần dần họ Ars đă được biến đổi, hương thơm thánh thiện c̣n bay lan rộng ra khỏi ngôi làng bé nhỏ và hẻo lánh này. Khách thập phương từ khắp nơi đổ xô đến, để được chiêm ngưỡng một cha sở thánh thiện, để được nghe lời Ngài, để xưng tội. Cha Gioan đă làm vui ḷng mọi người.

Suốt hai mươi năm trời, cha như chôn ḿnh trong ṭa giải tội, từ sau lễ tới 11 giờ trưa, rồi từ 1 giờ chiều tới 8 giờ tối. Sau này khi được qua đời, cha được chôn cất tại nhà nguyện thánh Gioan tẩy giả, cạnh ṭa giải tội mà người ta gọi là phép lạ lớn nhất ở Ars.

Tận tụy với các linh hồn, cha Gioan cũng được ơn thấu tỏ ḷng người. Ngày kia có một du khách tới Ars để đi săn. Nh́n ông với con chó bên cạnh, Ngài nói : "Con chó của ông thật đẹp, nhưng linh hồn chẳng đẹp tí nào". Cúi mặt người du khách vào toà xưng tội.

Một người đàn bà khác nghe cha nói: "Ông ấy đă được rỗi. Giữa thành cầu và gịng nước, ông đă kịp ăn năn tội...". Thế là cha đă biết nỗi lo âu sầu của bà, v́ cái chết mới đây của chồng bà. Ngài đă mang lại cho bà niềm an ủi khi cho biết rằng: nhờ những bó hoa và vài lần cầu nguyện với vợ mỗi tháng Đức Mẹ, mà người chồng xấu số kia đă được cứu rỗi.

Đời sống của cha Gioan là một mẫu gương tận tụy v́ Chúa và v́ các linh hồn, Ngài thường nói: "Hạnh phúc cho một vị linh mục được hao ṃn v́ Chúa và các linh hồn".

Quả thực, cha Gioan đă hao ṃn v́ phụng sự. Ngày 2 tháng 8 năm 1859 cha chịu các phép bí tích sau hết. Ngày 4 tháng 8 năm 1859 cha trút hơi thở cuối cùng với sự măn nguyện.
- Phải chết lành khi người ta sống trên thánh giá.

Ngày tháng 5 năm 1925, cha Gioan được suy tôn hiển thánh và năm 1925 được đặt làm bổn mạng các cha sở trên toàn thế giới.


Ngày 05-08

LỄ CUNG HIẾN ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ MARIA

Đền thờ đầu tiên được cung hiến để kính đức Trinh Nữ ở Roma, ngày nay gọi là đền thờ Đức Bà cả. Truyện kể lại rằng, có hai vợ chồng không con nuôi nấng nuốn dâng gia tài của ḿnh cho Đức Mẹ. Trong đêm 4 hay 5 tháng 8, Đức Trinh nữ đă hiện ra với họ, cùng một lúc với Đức Giáo hoàng Libêriô, bày tỏ ư muốn được thấy mọc lên trên núi Esquilin, một thánh đường dâng kính Ngài.

Hôm sau Đức giáo hoàng cùng với hàng giáo sĩ ở Roma đi lên núi Esquilin. Lúc ấy trời nóng nực nhưng tuyết vẫn c̣n phủ đầy một góc núi. Theo ư Đức Trinh Nữ, Đức Giáo hoàng phác họa một thánh đường, xây cất bằng tiền của cặp vợ chồng không con dâng cúng, lấy tên là đền thờ Đức Bà xuống tuyết để ghi nhớ phép lạ trên.

Truyện kể lại như vậy, nhưng tính chất chân thực của câu chuyện vẫn c̣n bị nghi ngờ, thực sự ở Roma đă có một đền thờ Đức Bà cổ, c̣n cổ kính hơn cả đền thờ Đức giáo hoàng Libêriô (352 - 366) cha xây cất nữa. Và đền thờ này được Đức Sixtô Israel (436 - 440) tái thiết. Ngài đặt tên là đền thờ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, chắc chắn là để ghi nhớ cộng đồng Ephêsô (431) biến cố dẫn tới tín điều Đức Bà Maria Mẹ Thiên Chúa.

Ngoài danh xưng là đền thờ Đức Bà xuống tuyết và đền thờ Đức Bà Maria Mẹ Thiên Chúa, ngôi đền này c̣n mang tên đền thờ Đức Bà Máng cỏ, và đây lưu giữ máng cỏ Chúa Giêsu sinh ra. Máng cỏ được đặt trong một cái hộp bằng bạc. Vào ngày lễ Giáng sinh, máng cỏ được đưa ra cho mọi người kính viếng.

Ngày nay người ta thường gọi là đền thờ Đức Bà cả. Danh hiệu nầy nhắc nhớ thứ bậc của đền thờ này trong các các thánh đường dâng kính Đức Maria tại kinh thành muôn thuở. Đối với Giám mục Roma, đây là nhà thờ chính ṭa thứ hai.

Vậy hôm nay chúng ta kính nhớ việc dâng hiến đền thờ chính, nếu không phải là đền thờ cổ nhất được xây cất dở dang kính Đức Trinh Nữ. Chúng ta nghĩ ngay đến vô số đền thờ mà ḷng tôn kính của các tín hữu đă được dựng lên để kính nhớ Mẹ Thiên Chúa.

Nhiều đền thờ trong số những đền thờ này đều ghi nhớ một giai thoại đạo đức như một ảnh lạ, vài ơn phúc đặc biệt mà t́nh yêu của Đức Trinh nữ đă thực hiện. Các tín hữu đến đây cầu nguyện để bày tỏ niềm cậy trông chân thành.


Ngày 07-08

Thánh GAETANÔ
(1480 - 1547)

Thánh Gaetanô (Cajetan) là một trong những khuôn mặt lớn đặt nền tảng cho cuộc canh tân Giáo hội tại Ư vào thế kỷ 16. Ngài sinh năm 1480 tại Vicenza, trong một gia đ́nh giầu có và quí phái. Năm 1504, Ngài đậu bằng tiến sĩ luật và giáo luật tại Padua và năm 1508 tham phần vào việc điều khiển Giáo hội tại Roma. Đức Juliô rất quí chuộng Ngài và có lẽ Ngài đă được Đức Giáo hoàng này cử đi thương thuyết với vương quốc Venice, thời kỳ kư hiệp ước Cambray và thời kỳ hậu chiến 1509 -1516.

Có thể những hoàn cảnh này đă gợi lên trong Gaetanô lần đầu tiên ước muốn chấn hưng đạo đức thật sự. Năm 1516 Ngài nhập ḍng t́nh yêu Thiên Chúa ở Roma, một tu hội t́m bảo đảm đời sống thiêng liêng của hội viên bằng kinh nguyện, việc năng lănh nhận bí tích và thực hiện các công cuộc từ thiện tại các nhà thương, cô nhi viện, trại cải huấn... Ngài thụ phong linh mục ngày 30 tháng 9 năm 1516. Ngài dâng lễ mở tay mấy tháng sau đó và bắt dầu dâng lễ hàng ngày, một thực hành bất thường vào thời đó. Do một người bạn từ Brescia tên là Bartolômeô Stella, Ngài chịu ảnh hưởng của nữ tu Laura Mignani, trong ḍng Augustinô. Ngài thường xuyên liên lạc thư từ với chị, nhưng có lẽ không bao giờ gặp mặt chị.

Năm 1517, Ngài trở về Vicenza, nuôi bệnh mẹ lần cuối. Tại đây Ngài chọn cha Fra Batttista Carieni da Grema, một cha ḍng Daminh nổi tiếng làm cha giải tội, từ đây Ngài hiến trọn đời phục vụ Thiên Chúa. Sau khi dàn xếp xong câu chuyện và từ bỏ sự tiến cử trong Giáo hội, Ngài hiến 6 năm tiếp làm việc thiêng liêng và bác ái trong các cộng đoàn ở Vicenza, Verona và Venice. Nơi đây, Ngài truyền bá việc rước lễ thường xuyên, ḷng tôn sùng Thánh thể, đời sống cầu nguyện hăm ḿnh. Ngài trở thành người hướng dẫn tinh thần và gương mẫu thúc đẩy thánh Hiêrônimô Emilimô lập ḍng Somaco.

Dầu vậy năm 1523, khi trở về Roma và dưới sự hứơng dẫn của cha Fra Battista, cha Gaeta gặp các bạn và lập một ḍng mới vào năm 1524. Nhân vật chính trong số các bạn của Ngài là Pietro Carafa, sau này sẽ là Đức Phaolô IV. Hai người tính tự nhiên khác hẳn nhau, nhưng lại hợp nhất trong một nhiệt t́nh muốn canh tân Giáo hội, nhất là ở Roma. Bề trên tiên khởi của ḍng là Pietro Crafa, lúc ấy đang làm Tổng giám mục Chicti. Bởi đấy ḍng được gọi là Theatinus. Dầu là các linh mục triều, sống thành cộng đoàn và dấn thân làm việc mục vụ. Các hội viên vẫn giữ lời khấn nghèo khó, vâng lời và trong sạch. Từ chối sở hữu mọi của cải, họ không đi ăn xin và chỉ sống nhờ ḷng bác ái của các tín hữu. Đây là một cuộc mạo hiểm chống lại những lạm dụng của hàng giáo sĩ thời đó và t́m tái lập nét đẹp tinh thần của chức linh mục.

Cộng đoàn ở Rôma nhỏ bé nhưng đă trở nên trung tâm đạo đức, bác ái và nghiên cứu Phụng vụ. (Năm 1527 bị xâm chiếm. Nhà ḍng phải trốn về Venice. Các hội viên nhất là chính cha Gaetanô bị người Tây Ban Nha hành hạ dă man. Măi tới năm 1555, khi đức Hồng y Carafa lên làm giáo hoàng và cha Gaetanô đă chết nhà ḍng mới trở lại Roma)

Cha Gaetanô là bề trên thứ hai của nhà ḍng. Linh đạo của cha đă in nét tối hậu tạo thành nếp sống của ḍng. Linh đạo này hoà hợp đời mục vụ với đời sống chiêm niệm. Trong khi Đức cha càng ngày càng tích cực với các hoạt động công khai th́ cha Gaetanô không ngừng lui vào đời sống ẩn dật. Sự khiêm nhường rất mực của cha Gaetanô trở nên như huyền thoại. Ngài để lại một ít thư từ và không có một tác phẩm nào.

Dầu vậy, Ngài đă đạt tới đỉnh cao thánh thiện và được kính nể nnhư một bậc thánh nhân ngay khi c̣n sống. Cầu nguyện và rao giảng không biết mệt, tôn sùng Thánh Thể và sống đời nhiệm nhặt, không ngừng làm việc bác ái tông đồ, tất cả những đặc điểm ấy của Ngài ghi dấu vào cuộc canh tân tinh thần của Giáo hội. Ngoài ra, Ngài rất tinh tế trong việc phụng vụ. Nhiều chuyện c̣n kể các phép lạ Ngài làm khi c̣n sống. Trong một lá thứ gởi cho chị Mignami, chính Ngài đă kể lại việc Đức Mẹ trao cho Ngài săn sóc Chúa Hài Đồng.

Trên giường bệnh Ngài nói rằng ḿnh phải chịu mọi cực h́nh thánh giá. Thánh Gaetanô qua đời tại Naples năm 1547, được phong chân phước năm 1629 và năm 1691 Đức Innocentê XII suy tôn hiển thánh.


Ngày 07-08

Thánh XISTÔ II
Giáo Hoàng và Các Bạn Tử Đạo

Ngày 30 tháng 8 năm 257, Đức Xystô lên ngôi Giáo hoàng, kế vị Đức Stephanô I giữa lúc Giáo hội đang ch́m trong con người bách hại thời Valerianô. Pontiô, một phó tế của Thánh Cyprianô gọi Ngài là "Linh mục nhân hậu ḥa nhă". Ngài đă tránh được một cuộc ly khai khi để cho các Giáo hội địa phương tự do theo thói quen rửa tội lại cho các người theo lạc giáo.

Một năm sau thánh Cyprianô loan tin: Đức giáo hoàng Systô đă bị xử tử đêm 6 tháng 8 cùng với 4 vị trợ tá (phó tế) của Ngài. Các Kitô hữu Roma đă bị cảnh sát đột kích trong khi đang cử hành thánh lễ tại hang toại đạo Callistô. Để khỏi bị bắt giam tất cả, Đức Xystô đă hiến ḿnh chịu chết. Ngài bị chặt đầu ngay tại ngai ṭa giám mục cùng với 4 vị trong số 7 vị trợ tá (phó tế) của Ngài là Gianuariô. Mahnô, Vicentê và Stêphanô. Hai vị khác là Fêlicissimô và Agapitô đă bị bắt và bị chặt đầu cùng ngày tại hang toại đạo Praetextato.

Cái chết v́ đoàn chiên trong những cảnh thương tâm như vậy đă khiến cho Đức Xystô được dân chúng tôn kính rộng răi. Ngài được mai táng trong hầm mộ giáo hoàng tại chính nơi Ngài chịu chết. Tuy nhiên di hài của Ngài có lẽ đă được Đức Lêô IV (847 - 855) dời về thánh đường Xystô vẫn c̣n được tôn kính cho đến ngày nay.


Ngày 08-08

Thánh ĐAMINH
Linh mục (1170 - 1221)

Thánh Đaminh sinh tại Castille, Tây Ban Nha, năm 1170.

Truyện về tuổi trẻ của Ngài nói tới nhiều điềm báo lạ lùng. Mẹ Ngài, bà Aza mơ thấy con ḿnh như một con chó ngậm đuốc chạy khắp cả thế gian. E ngại v́ giấc mơ này bà làm tuần cửu nhật xin cho được sinh nở vuông tṛn đến ngày thứ bảy, vị chánh sở nói với bà : - Đừng sợ ǵ v́ đứa trẻ sinh ra sẽ trở thành ánh sáng thế gian và niềm an ủi cho Giáo hội, nhờ sự thánh thiện và giáo thuyết của nó.

Khi trẻ Đaminh c̣n nằm trong nôi, một bầy ong mật lượn quanh rồi êm ái đậu xuống nơi nôi Ngài. Điều này báo trước rằng lời lẽ miệng Ngài sẽ êm dịu như mật ngọt. Ngày chịu phép rửa tội, vú nuôi Ngài thấy một v́ sao chói sáng trên trán Ngài. Đó là dấu ơn thánh Ngài sẽ tỏa chiếu để thu hút các linh hồn.

Được cưng chiều, thánh Đaminh sớm sống đời khổ hạnh. Ngài học hăm ḿnh cầu nguyện khi vừa thôi nôi. Người vú nuôi nhiều lần thấy Ngài âm thầm thức dậy trong đêm tối để cầu nguyện. Ngài chọn một nơi thanh vắng ở cuối vườn làm nơi tâm sự với Chúa. Đức Trinh nữ thường hiện ra với Ngài, dạy Ngài lần chuỗi. Việc đạo đức này về sau trở thành phương thế hữu hiệu để cải hóa những người theo lạc giáo.

Đến tuổi đi học, Đaminh được gởi tới thụ giáo với ông cậu là tổng linh mục ở Gumiel. Năm 14 tuổi, Ngài theo học tại đại học ở Palencia và đă tiến triển rất nhanh về hiểu biết lẫn nhân đức. Nạn đói lan tràn nước Tây Ban Nha, một người bạn đến thăm Đaminh không thấy đồ dùng lẫn những pho sách quí đâu nữa. Ngài đă bán để giúp người nghèo khó rồi. Gương sáng này đă lôi kéo được nhiều sinh viên lẫn các giáo sư bắt chước.

Sau khi hoàn tất việc học, Đaminh được đức Chadiegô, giám mục Osma truyền chức linh mục. Vị giám mục đạo đức này đang muốn canh tân ḷng đạo đức trong giáo phận, đă đặt cha Đaminh làm kinh sĩ. Khi lo chuyện nhà nước qua Châu Au, đức cha Diegô dẫn cha Đaminh đi theo. Tại Languedoc, các Ngài được chứng kiến được tàn phá mà bè rối Albigeois gây ra. Họ chủ trương rằng: mọi vật chất đều xấu và do ma quỉ. Sự hoàn thiện theo họ, hệ tại sự từ bỏ phi nhân bản để sống khắc khổ. Chủ trương này dẫn tới sự lănh cảm. Chẳng hạn đối với việc hôn nhân và chôn vùi mọi cơ cấu xă hội gia đ́nh. Họ c̣n có lễ nghi, và phẩm trật riêng. Người ta bị phân thành hai loại: một bên gồm những người hoàn thiện và những nhà lănh đạo sống rất khắc khổ; bên kia là quần chúng t́m thấy nơi giáo thuyết mới lư do bào chữa cho sự tự do luân lư không bị kiềm chế của ḿnh.

Trên đường về, đức cha Diegô và cha Đaminh đến Roma xin từ nhiệm để dấn thân vào cuộc truyền giáo quanh vùng Dniepen. Đức giáo hoàng Innocentê III từ lâu đă mong có người ra đi rao giảng tại miền nam nước Pháp, chống lại ảnh hưởng của bè rối Albigeois, thay v́ chấp nhận lời thỉnh cầu, Đức giáo hoàng sai các Ngài tới miền nam nước Pháp. Hai người đă tới phụ lực với các sứ giả đă được sai tới trước kia. Tại Montpellier, đức cha Diegô đă nhận thấy sự khác biệt giữa các nhà giảng thuyết công giáo đầy xa hoa với các nhà giảng thuyết phái Albigeois đầy khiêm tốn giản dị. Các Ngài chọn đường lối khác, lấy khó nghèo và cầu nguyện làm gương sáng thu hút mọi người.

Tháng 4 năm 1207, nhiều tu sĩ Xitô đến trợ lực. Trong ṿng một năm trời, có đến 40 vị dấn thân vào hoạt động. Những thành công sơ khởi bắt đầu tới, nhưng không kéo dài được lâu. Các tu sĩ Xitô nản ḷng. Đức cha Diegô trở về Tây Ban Nha kiếm thêm người trợ lực và qua đời tại đây. Một vị sự thần cũng từ trần. Tệ hại hơn cả là Phêrô Castelman, vị sự thần khác, bị bọn lạc giáo ám sát.

C̣n lại ḿnh cha Đaminh. Ngài vẫn tiếp tục nhiệt t́nh hoạt động trong đường lối khổ hạnh và cầu nguyện. Không chấp nhận kiểu rao giảng khua trống gióng chiêng, Ngài nói : - Không thể đến với kẻ thù như vậy được. Hăy trang bị bằng kinh nguyện và chân không mà đến với tên khổng lồ Goliath.

Trong sáu năm, cha Đaminh trải qua nhiều sóng gió, ngay khi mới tới, đức cha Diegô và Ngài đă thiết lập một cộng đoàn nữ tu tại Prouille. Bây giờ Ngài chỉ c̣n là trợ lực duy nhất, một ngày kia trong khi nhiệt t́nh cầu nguyện, thánh nhân than thở tại sao số người lạc giáo quá nhiều mà trở lại th́ quá ít. Đức Trinh nữ đă hiện ra và dạy Ngài hăy rao giảng phép lần hạt Mân Côi. Vâng lời Mẹ, thánh nhân dồn nỗ lực vào việc truyền bá sự sùng kính kỳ diệu này, thay v́ tranh luận như trước, Ngài dạy dân chúng hiểu phương pháp và tinh thần khi lần chuỗi. Ngài dẫn giải cho họ các mầu nhiệm thánh. Kết quả thật lạ lùng. Sau một thời gian ngắn, thánh Đaminh đă được an ủi khi thấy hơn một trăm ngàn người tội lỗi và những kẻ lạc giáo được đưa trở về với Giáo hội.

Hoàn thành sứ mệnh, thánh Đaminh có ư định thành lập một ḍng tu làm vườn ươm các tông đồ. Ngài tŕnh bày dự tính với Đức giáo hoàng Innocentê III. Nhưng đức giáo hoàng ngần ngại. Đêm sau Ngài mơ thấy đại giáo đường Lateranô bị rung chuyển và thánh Đaminh đưa vai chống đỡ bức tường cho khỏi sụp đổ. Biết ư Chúa Ngài cho gọi thánh nhân đến và chấp thuận cho lập ḍng mới. Đây là ḍng giảng thuyết.

Khi c̣n ở Roma, một đêm kia, trong lúc cầu nguyện, thánh Đaminh thấy Chúa Giêsu giận dữ muốn phóng ba ngọn đuốc xuống thiêu hủy thế gian: - Loài người lao ḿnh vào nết xấu kiêu căng nhục dục và biển lận, nên Ta muốn hủy diệt chúng bằng 3 ngọn lửa này.

Nhưng đức Trinh Nữ cản lại: - Con ơi, hăy thương xót thế gian. Này đây có hai người sẽ làm sống dậy các nhân đức.

Đaminh biết ḿnh là một, nhưng người kia là ai th́ chưa rơ. Hôm sau khi đến nhà thờ Ngài gặp một tu sĩ, mặc đồ người ăn xin ngồi ngay cửa. Đó là thánh Phanxicô. Hai người chưa gặp nhau, nhưng đă ôm choàng lấy nhau và gọi tên nhau. Các Ngài hợp nhất với nhau trong công cuộc của Chúa.

Thánh Đaminh đề cao việc học, Ngài gởi các tu sĩ đến các đại học, Ngài truyền : - Chớ ǵ các tu sĩ chuyên cần học tập ngày đêm. Lúc ở nhà cũng như khi đi ngoài đường, họ phải không ngừng đọc sách và suy gẫm.

Thánh Đaminh rảo qua khắp nẻo trên đường giảng dạy, một thanh niên ngây ngất hỏi Ngài đă học cách nào, Ngài nói : - Hỡi con trong sách đức ái đó, sách này hơn mọi sách dạy bảo tất cả.

Một năm trước khi qua đời, các tu sĩ Đaminh đă được sai tới Oxford, Hungaria, Đan Mạch và Hy lạp. Thánh Đaminh qua đời tại Bologna ngày 6 tháng 8 năm 1221.


Ngày 10-08

Thánh LAURENSÔ
Phó Tế Tử Đạo (+258)

Thánh Laurensô là vị thánh tử đạo Roma được biết đến nhiều nhất. Từ thế kỷ thứ IV, một ḿnh Ngài ngoài các thánh tông đồ, được kính nhớ với thánh lễ vọng. Sách nghi thức Đức giáo hoàng Lêô thế kỷ VI có không dưới 14 lễ kính Ngài. Trời Trung Cổ đă có ít là 34 thánh đường ở Roma dâng kính thánh nhân. Ngài là vị thánh bổn mạng thứ ba của thành Roma.

Tại sao thánh Laurensô được tôn kính cách đặc biệt như vậy ? Thật khó mà trả lời được. Người nếu bản tường thuật về cuộc tử đạo của Ngài là đúng sự thật, câu trả lời ấy sẽ rơ rệt. Sau đây là tóm lược bản tường thuật ấy :

Là tổng phó tế của thánh Xystô, Laurensô gặp Đức giáo hoàng đang bị bắt giữ và trách Ngài đă không cho ḿnh được chia sẻ triều thiên tử đạo với Ngài. Đức giáo hoàng hứa rằng trong vài ngày nữa, Laurensô sẽ được lănh phúc tử đạo, đau đớn hơn nhiều. Ngài c̣n truyền cho vị tổng phó tế của ḿnh hăy phân phát tài sản Giáo hội cho người nghèo. Khi những lời này tới tai hoàng đế Đêciô, ông truyền bắt giam Laurensô. Thánh nhân cải hóa được viên gác ngục Hippolytô. Bị điệu tới trước viên tổng trấn Valrianô, Ngài được lệnh phải nhượng lại các tài sản của Giáo hội. Được dành cho ba ngày để thâu thập của cải, Ngài đă mang tất cả tài sản phân phát cho kẻ nghèo. Hết hạn Ngài dẫn họ tới tŕnh với tổng trấn Valêrianô, như là tài sản của Giáo hội. Viên tổng trấn nổi giận, buộc thánh nhân phải dâng lễ tiến các thần minh.

Từ khước, thánh nhân phải chịu mọi cực h́nh, bị nướng trên sắt nung đỏ. Trên giường chết lạ lùng này, Ngài c̣n chế nhạo Dêciô, người đích thân ngồi ghế chánh án rằng :  - Một bên đă chín rồi hăy chiên bên kia nữa mà ăn.

Bản tường thuật khó tin nổi. Tác giả đă lẫn lộn hai vị hoàng đế Dêciô và Valêrianô khi coi ông này là tổng trấn dưới quyền ông kia. Hơn nữa, Đức Xystô không bị xử mà bị chặt đầu khi bị giam.

Một cách tổng quát, người ta công nhận rằng: thánh Laurensô là một trong bảy vị phó tế của Đức Xystô và chịu tử đạo vào năm 158. Nhưng nếu Ngài chỉ bị chặt đầu như các bạn th́ chắc không đủ lư do để được tôn kính đặc biệt như vậy.


Ngày 11-08

Thánh CLARA
Đồng Trinh (1193 - 1253)

Thánh Clara sinh năm 1193 tại Assisi miền Umbria. Thuộc ḍng họ danh gái Offreducciô. Người ta nói thánh nữ sinh ra với nụ cười trên môi và không bao giờ thấy Ngài khóc. Ngài dành nước mắt để tưới chân Chúa Giêsu chịu đóng dinh. Nghe biết một thanh niên giàu có đă trở nên người nghèo thành Assisi, người thiếu nữ danh giá cảm kích trước mẫu gương của thánh nhân. Trong khi gia đ́nh nhắm cưới gả cho nàng, th́ nàng chỉ nhắm đến cuộc sống sám hối khiêm hạ. Sau khi nghe bài giảng của thánh nhân, Ngài đă đi tới quyết định.

Khi ấy thánh Clara 18 tuổi. Vào ngày Lễ Lá, 18 tháng 3 năm 1212, thánh nữ ăn mặc sang trọng tới nhà thờ chính ṭa dự lễ. Theo thói quen, các bà tiến lên nhận lá từ tay Đức giám mục. Hôm ấy Clara quá xúc động, khiến chính đức giám mục phải rồi ghế đưa lá đến cho Ngài. Chiều về, Ngài đă cùng với một người bạn lén bỏ nhà theo lối cửa hậu rồi theo ánh đuốc tới gặp thánh Phanxicô tại Porsiuncola...

Giai thoại thật cảm động, một cô gái 18 sang trọng đă bỏ tất cả những ǵ là quen thuộc và an toàn để đi theo Đấng vô h́nh, c̣n Phaxicô 30 tuổi không có lấy một xu dính túi đă nhận lấy trách nhiệm về cả tinh thần lẫn vật chất đối với cô. Giữa đêm xuân trong rừng cây và dưới ánh đuốc của đoàn anh em. Clara buông xơa mái tóc huyền trên bàn thờ cho Phanxicô cắt bỏ. Hành động hoàn toàn ngoại lệ và không với một chút quyền hạn theo giáo luật. Phanxicô đă lănh bản ly dị của Clara đối với thế gian, rồi gởi đi vào một nữ tu viện Benedicto gần đó.

Biến cố nổ lớn làm cả thành phố xúc động. Thế gian kết án Clara. Ong Monaldo, cậu thánh nữ đến nhà ḍng bắt thánh nữ về, nhưng Ngài ôm cứng chân bàn thờ quyết chọn Chúa mà thôi. Phanxicô dẫn thánh nữ tới một nữ tu tu viện Bênêdictô khác, cùng với em của ḿnh là Anê. Sau cùng Phanxicô thiết lập cho Clara và cộng đoàn đă tăng số một tu viện tại San Damianô, nơi đây bà Ortolanta, mẹ của thánh nữ cũng nhập ḍng. Trong một thời gian cộng đoàn độc lập như những người hành khất đầu tiên. Phanxicô viết cho cộng đoàn một bản luật sống vắn gọn, đ̣i kỷ luật gắt gao và chay tịnh khắc khổ.

Dầu vậy, Clara con người đi xa hơn cả ước muốn của thánh Phanxicô. Năm 1215 Phanxicô đặt Clara làm tu viện trưởng và có lẽ đă trao cho Ngài một bản luật ḍng thánh Bênêdictô. Nhưng một mục chương nói rằng sự đơn sơ và nhiệt t́nh của chị em khiến cộng đoàn tăng số rất nhanh.

Vào những năm cuối đời thánh Phanxicô, mọi liên hệ với San Đômianô bị gián đoạn. Câu chuyện hay về bữa ăn tối với Clara không được chính xác lắm. Nhưng cơn đau cuối cùng Phanxicô đă được Clara cho trú ngụ trong một mái cḥi bằng lá cây ở cổng tu viện Damianô, nơi Phaxicô trước tác bài ca mặt trời. Ngài ban phép lành cuối cho Clara rồi về Porziuncola và qua đời tại đó. Ngài cũng xin anh em đưa xác về Assisi qua ngă San Đamianô. Thánh Clara và chị em tiếp rước và có dịp chiêm ngưỡng các vết thương ở tay và chân Ngài.

Clara thực hiện đúng lư tưởng của người nghèo thành Assisi. Đức Innôcentê III đă đích thân ban phép cho Ngài được giữ đức nghèo khó tuyệt đối. Nhưng Đức Grêgôriô IX nguyên là hồng y Ugôlinô đă muốn cải sửa luật cho phép nhà ḍng có đất đai nhà cửa. Clara cưỡng lại và năm 1228 đă được hưởng đặc ân như sở nguyện. Ngài đă thưa với Đức Grêgôriô: - Thưa Đức Cha, xin tha tội cho chúng con, nhưng đừng tha cho con khỏi theo lời Chúa.

Năm 1247, một lần nữa đức Innocentê IV kiểm soát lại luật thánh Phanxicô, muốn sống đời khó nghèo truyệt đối. Luật này được Đức Innocente chấp thuận vội vă, hai ngày trước khi thánh nữ qua đời. Năm 1893 người ta t́m thấy sắc chỉ nguyên thủy trong mộ thánh nữ.

Cuộc sống c̣n được ghi nhớ bởi cuộc tàn phá năm 1241 của vua Frêdêrico II, nhờ lời cầu nguyện đắc lực của Ngài. Trong cơn bệnh của Ngài, Đức hồng y Rainalđô, tức là đức giáo hoàng Alexandrô sau này, đă đến trao ḿnh Chúa và khuyyên nhủ thánh nữ, thánh nữ trả lời: - Từ khi nếm thử chén đắng và cuộc tử nạn của Chúa, con thấy không c̣n ǵ làm con đau đớn nữa.

Sau khi chúc lành cho các nữ tu đến thăm, Ngài nói với ḿnh: - Hăy an tâm, ngươi đă theo đúng đường, cứ tin tưởng v́ Chúa tạo thành đă thánh hiến và không ngừng ǵn giữ ngươi, đă yêu ngươi với t́nh mẹ thương con, ôi lạy Chúa xin chúc tụng Chúa v́ đă dựng nên con.

Thánh nữ qua đời ngày 11 tháng năm 1253 và năm 1255 được suy tôn hiển thánh.


Ngày 13-08

Thánh PONTIANÔ, Giáo Hoàng Tử Đạo
Thánh HIPPÔLITÔ Linh Mục, Tử Đạo (thế kỷ III)


Thánh PONTIANÔ

Kế vị Thánh Urbanô I làm giáo hoàng khoảng năm 230 Ngài bị bắt đi lưu đày cùng với vị phản giáo hoàng là Hippôlitô, tới miền Sardinia trong thời kỳ bách hại của hoàng đế Maximinô. Ngài nổi danh và được kính nhớ v́ đă tử đạo tại đó.

Thánh HIPPÔLITÔ : Ít ra có ba vị thánh mang tên này.

Một huyền thoại kể rằng thánh Hippôlitô là viên cai ngục canh giữ thánh Lorensô khi được thánh nhân cải hóa. Hippôlitô đă trở thành môn đệ và đă dự vào đám đông và đă dự vào đám táng thánh nhân. Tin này tới tai hoàng đế, ông ta truyền đánh đ̣n Ngài. Vú nuôi Ngài, thánh nữ Concordia cùng với 18 gia nhân bị đánh đ̣n cho tới chết, c̣n thánh nhân được tha để cho ngựa xé. Câu chuyện này c̣n đáng nghi ngờ, v́ "Hippôlitô" có nghĩa là "ngựa tháo cương" và v́ câu chuyện rất giống với huyền sử Hy lạp về Hippôlitô con của Therêô, cũng đă chịu một h́nh phạt như vậy. Điều thật dễ hiểu khi thánh nhân trở thành vị bảo trợ của các kỵ sĩ.

Đúng hơn, thánh Hippôlitô được kính nhớ hôm nay là một linh mục và là một thần học gia sống vào đầu thế kỷ thứ ba. Ngài đă trước tác một số tác phẩm bằng tiếng Hy lạp, nay chỉ c̣n lại quá ít. Trong số các tác phẩm này, cuốn Philosophoumena đả kích những học thuyết đương thời.

Kính Ngài, các đồ đệ đă dựng được một bức tượng mà thế kỷ XVI người ta t́m thấy. Trên ghế bức tượng của Ngài có bảng ghi các sách của Ngài. Ngài lập bảng tính về lễ phục sinh không được chính xác lắm. Trong số các sách chú giải kinh thánh của Ngài c̣n lại cuốn chú giải sách Daniel, trong đó Ngài trấn an người đương thời về biến cố Chúa lại đến bằng cách chứng minh rằng thế giới c̣n tồn tại 600 năm. Dầu không kết án, Đức Callistô nghi ngờ thần học của thánh Hippôlitô về lời Chúa.

Khi đức Callistô được chọn làm giáo hoàng năm 217, Hippôlitô chống lại và tự đặt ḿnh làm phản giáo hoàng, Ngài c̣n tố giác điều mà Ngài coi như sự dung thứ của đức Callistô cũng như không rút lại lời dèm pha. Ngài được coi như là người đă viết cuốn chỉ nam chính yếu về phụng vụ gọi là cuốn "truyền thống tông đồ". Sớm bị Giáo hội Tây Phương quên lăng, Ngài lại sống c̣n lâu dài trong các Giáo hội đông phương, thế giá của Ngài đối với chúng ta là bản lễ qui Roma của Ngài, dầu không cố định từng lời.

Năm 235, hoàng đế Maximinô khơi lại cuộc bách hại các Kitô hữu. Cả Đức Potianô lẫn vị phản giáo hoàng Hippôlitô đều bị đầy tới miền hầm mỏ Sardinia. Hippôlitô không đ̣i làm giáo hoàng nữa và khuyên những ai theo ḿnh hăy vâng phục Đức giáo ḥang hợp thức. Cả hai đấng đều từ trần như là nạn nhân của trại tập trung. Khi cuộc bách hại chấm dứt, xác các Ngài được mang về mai táng tại Roma (ngày 13 tháng 8).

Dầu thái độ cư xử của thánh Hippôlitô chẳng thánh thiện ǵ, nhưng Ngài được kính nhớ v́ đời sống riêng rất khắc khổ nhiệm nhặt và v́ đă chết v́ đạo. Mộ Ngài ở tại nguyện đường Tiburtine được kính như mồ thánh tử đạo, nhưng chuyện thật của Ngài lại sớm bị quên lăng. Người ta c̣n coi Ngài như một vị thánh giám mục của Portô "con người lừng danh về học thức". Nhưng có lẽ thánh Hippôlitô chính là đấng mà chúng ta đă nói đến ở trên.


Ngày 15-08

ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI

Kinh thánh im lặng về những ngày sau hết của cuộc đời mẹ Chúa. Sau lời trối Chúa Giêsu trao Mẹ cho Gioan th́ "từ giờ đó, môn đệ này đă lănh nhận Mẹ Chúa về nhà ḿnh (Ga 19,27). Sách Công vụ nói đến việc "Maria, Mẹ Chúa Giêsu cùng với các môn đệ đồng tâm nhất trí cầu nguyện" (Cv 1,11) để nhận lănh Chúa Thánh Thần.

Chúa Giêsu về trời, Mẹ cũng rút vào âm thầm cầu nguyện và suy niệm những kỷ niệm đă ghi trong ḷng" (Lc 2,51). Mẹ không c̣n xuất hiện, để các tông đồ lănh nhận sứ mệnh của ḿnh trước mặt thế gian như Chúa đă truyền: "các con sẽ chịu lấy quyền năng của Chúa Thánh Thần rồi sẽ đi làm chứng cho Thầy" (Cv 1,8). Nhưng Mẹ vẫn hiện diện giữa cộng đoàn tông đồ để khích lệ tinh thần và đồng thời cũng giúp lời cầu nguyện cho các Ngài, v́ Mẹ bao giờ cũng coi ḿnh như là "nữ tỳ Thiên Chúa".

Mẹ về sống ở Ephesô với thánh Gioan, sau khi thánh Giacôbê bị vua Hêrôdê giết vào năm 42 v́ Giêrusalem không c̣n là nơi an toàn nữa. Theo lời truyền khẩu, Ngài đă qua đời vào khoảng năm 54, hưởng thọ 72 tuổi. Cái chết của Mẹ Chúa là cuộc vuợt qua để về với Chúa. "Đức Trinh Nữ Maria được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác và được Thiên Chúa tôn làm nữ vương vũ trụ để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn" (GH 59).

Niềm tin Đức Trinh Nữ Maria hồn xác lên trời đă có từ lâu đời. Từ thế kỷ VI, người ta đă mừng lễ này với danh hiệu lễ Đức Mẹ ngủ. Đến ngày 1 tháng 11 năm 1950 Đức Piô XII đă long trọng tuyên bố tín điều Đức Maria Đồng Trinh hồn xác về trời. Diễn biến sự kiện này như sau:

Khoảng từ năm 1849 đến năm 1940, ṭa thánh đă nhận được 1505 thỉnh nguyện tự phát xin định tín việc Mẹ hồn xác lên trời. Ngay trong công đồng Vaticanô I, gần 200 nghị phụ cũng xin định tín. Sau thế chiến thứ hai, từ năm 1945 đến năm 1950, do lần nữa 852 thỉnh nguyện được gởi tới Đức Thánh cha do các giám mục, các bề trên ḍng, các đại học công giáo. Các nhà thần học của 30 quốc gia cũng đă gởi các thỉnh nguyện tập thể.

Ngày 1 tháng 5 năm 1946 Đức Piô XV đă gởi cho mọi giám mục một lá thư, xin các Ngài trả lời cho câu hỏi sau đây: - "Theo sự khôn ngoan chín chắn của Đức Cha, Đức Cha có ư kiến ǵ cho việc Đức Maria hồn xác lên trời được đề ra và xác quyết như một tín điều hay không ? Đức Cha với hàng giáo sĩ và dân chúng có muốn điều đó hay không ?"

Đă có 1191 thư trả lời, trong đó 1169 thư ưng thuận, 16 thư nghi ngại về tính cách hợp thời của việc tuyên bố tín điều, 6 thư đưa những vấn nạn ngược lại. Tất cả giám mục của 17 Giáo hội Đông Phương hợp nhất với ṭa thánh Roma trả lời ưng thuận. Ngày 30 tháng 10 năm 1950 đă có một hội nghị công khai với 700 vị trong hàng giáo phẩm tham dự. Đức Thánh Cha Piô XII lại hỏi ư kiến. Tất cả mọi vị đều trả lời ưng thuận. Như thế là đă có một sư đồng ư theo luận lư của mọi giám mục. Sự đồng ư này là một bày tỏ rơ ràng của giáo huấn thông thường. Do sự đồng ư này của quyền giáo huấn hợp với tín điều công giáo.

Ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Piô XII trong sắc lệnh công bố tín điều, đă nhắc lại những sự kiện trên. Chúng ta chung một niềm tin với Giáo hội v́:

  • Đă có một liên hệ mật thiết giữa hồn xác lên trời với sự thụ thai vô nhiễm và muôn đời đồng trinh của Đức Maria. Vậy Mẹ đă toàn thắng tội lỗi và đáng được lên trời hồn xác.

  • Việc lên trời hồn xác của Mẹ cũng liên hệ với chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đă không bao giờ làm hư hại sự toàn vẹn xác thể nên xác thân mẹ không thề hư hoại.

  • Sau nữa, Mẹ đă được cứu chuộc hoàn toàn, nên hiệu qủa của ơn cứu rỗi là sự tôn vinh của con Mẹ cũng được hưởng (Rm 8,29-30; IICor 5,2-5) .

"Lễ Mông Triệu, ngày 15 tháng, ngày Maria đầy ơn Chúa, đầy hạnh phúc, hồn vô nhiễm và xác trinh trong của Mẹ được vinh hiển, ngày Mẹ được giống Chúa phục sinh cách hoàn toàn nhất. Lễ này làm cho Giáo hội và nhân loại thấy được h́nh ảnh của hy vọng cuối cùng của chúng ta, là tất cả những ai được Chúa Kitô, một anh em Người thông phần máu thịt với Người sẽ được hoàn toàn vinh quang" (Dt 2,14) (Marialis Cultus)


Ngày 16-08

Thánh STÊPHANÔ,
Người Hungary (977 - 1038)

Người Hung, gốc từ Á Châu, đă tiến vào lập cư trên bờ sông Danuble. Họ sống bằng chiến tranh cướp bóc, và dữ tợn như thú hoang. Vào đầu thiên niên kỷ này, Geysa, con cháu ḍng Attila cai trị họ.

Hầu tước Geysa cưới Sarolta, một thiếu nữ công giáo và dưới ảnh hưởng của nàng, ông đă trở lại đạo công giáo. Nữ hầu tước rất nhiệt thành với đạo. Tương truyền rằng thánh Têphanô đă báo cho bà biết rằng người con bà trông đợi sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và sẽ tiêu diệt ngẫu tượng trong xứ.

V́ ḷng sùng kính thánh tử đạo, bà thêm tên Têphanô vào sau tên Vaik của con trẻ. Mười năm sau, Geysa xin thánh Ađalbert rửa tội cho con trẻ và mời các nhà truyền giáo đến. Têphanô được trao cho các nhà thông thái và thánh thiện giáo dục. 15 tuổi Ngài đă chia sẻ với cha trách nhiệm trị nước và 22 tuổi Ngài kế nghiệp cha sau khi ông qua đời.

Lên cầm quyền chính, thánh Têphanô t́m thỏa hiệp với các lân bang và hiến thân cải hóa toàn dân. Nhưng các lănh Chúa theo ngẫu tượng bất măn v́ việc phóng thích nô lệ đă coi dân Hungari là dân phản loạn. Têphanô chuẩn bị chiến tranh bằng lời cầu nguyện và sám hối cùng thi hành việc bố thí. Trên kỳ hiệu dẫn đầu binh đội, Ngài trưng h́nh thánh giá Martinô và Grêriô. Thắng trận Ngài cho xây tại chỗ là Vesprem một tu viện kính thánh Martinô.

Để chinh phục các thần dân cứng cỏi Ngài chạy đến các tu sĩ Cluny. Từ các tu viện, chính các tu sĩ mở mang văn hóa cho xứ sở do các trường học cạnh tu viện. Thánh Têphanô c̣n đề ra một chương tŕnh ngoạn mục, Ngài sai sứ giả sang triều yết Đức giáo hoàng Sylvester III, xin nhận Hungari vào số các quốc gia Kitô giáo và phong vương cho Ngài. Đức giáo hoàng gởi cho Ngài một triều thiên và một thánh giá vàng, ban cho Ngài đặc ân dành cho các tông đồ. Thánh Têphanô được công nhận là vua và tông đồ. Thánh Astrik đă phong vương cho vua năm 1001.

Một thời gian sau Ngài đă hoàn thành được 10 giáo phận với một ṭa tổng giám mục tại Esztergem. Rất có ḷng tôn sùng Đức Mẹ, Ngài xây một thánh đường nguy nga kính Mẹ tại Székes-Féhéwaz.

Ḷng bác ái của thánh Têphanô c̣n vượt ra ngoài biên giới Hungari. Ngài thiết lập nhiều nhà thương và tu viện ở Roma, Constantinople và Giêrusalem, cũng như các nhà cho khách hành hương Hungary. Trong lănh thổ ḿnh,

Ngài ra các sắc luật chống lại tội ác và lộng ngôn. Rất nghiêm khắc với những người lỗi luật Chúa, Ngài lại rất nhân hậu đối với những bất công Ngài lănh chịu. Ngài ân cần săn sóc các người nghèo khổ, để hiểu rơ thực trạng, Ngài hay tàng h́nh đi t́m kiếm họ. Một lần bọn ăn xin xô tới hành hạ Ngài và cướp của. Tiếng đồn vang xa. Các lănh chúa cười nhạo Ngài, nhưng Ngài càng hiến thân cho người cùng khốn nhiều hơn nữa. Người ta nói rằng: Ngài được ơn chữa bệnh và nói tiên tri. Đêm kia có tiếng bên trong giục Ngài sai người tới tin cho dân vùng biên giới rút lui khỏi làng mạc của họ để khỏi bị tấn công. Sự việc xảy tới, v́ được báo trước kịp thời, dân chúng được cứu thoát.

Conrad, tấn vương Germany muốn xâm chiếm Hungary với một đội quân hùng hậu. Têphanô truyền cho binh lính ăn chay cầu nguyện. Binh đoàn của Conrad bị lạc giữa rừng cây, đầm lầy sông lạch, không thể tiếp tế được mà phải lui binh. Têphanô toàn thắng mà không phải chiến đấu. Thánh vương ao ước thanh b́nh, đă phải chiến đấu nhiều để bảo vệ thần dân. Ngài chiến đấu ở Balan, cùng Balkan. Dầu chiến thắng Ngài không ngừng cầu nguyện cho dân khỏi thảm hoạ chiến tranh. Thắng được hoàng tử Transyvania, Ngài thả tự do cho ông và chỉ đ̣i điều kiện là ông cho phép các nhà truyền giáo đến xứ ông. Sự Thánh thiện của Têphanô đă khuất phục được tất cả thủ địch lẫn những người thán phục Ngài.

Các thử thách lớn lao hoàn tất việc thánh hóa nhà vua. Ngài đă lập gia đ́nh với nữ công tước Gisèle, con gái vua Henry II, bá tước miền Bavière. Hoàng hậu Gisèle là người đạo đức đă giúp vua Têphanô rất nhiều. Nhưng chẳng may con cái họ đều qua đời lúc tuổi c̣n xanh. C̣n một ḿnh hoàng tử Emeric sẽ kế nghiệp cha nhưng lại tử nạn trong một tai nạn lúc đi săn. Thánh Têphanô vượt cùng mọi đau đớn bằng cách nhiệt tâm với bổn phận. Ngài đă chịu bệnh trong một thời gian dài, lại c̣n bị ghen tương ám hại. Theo một tường thuật, các lănh Chúa giận dữ và sự công thẳng của Ngài đă t́m cách sát hại Ngài. Kẻ sát nhân lận dao trong áo lẻn vào pḥng Ngài. Nhưng khi vừa thấy Ngài hắn bỗng hối hận và tự thú ư định tội ác của ḿnh. Vua chỉ nói: hăy giải ḥa với Chúa và đừng sợ bị tôi trả thù.

Ngày lễ Mông Triệu 15 tháng 8, thánh Têphanô qua đời và được mai táng trong đền thờ Đức Bà ở Székes-Féhéwaz.


Ngày 19-08

Thánh GIOAN EUDÊ
Linh Mục (1601 - 1680)

Thánh Gioan Euđê là một trong số những người chấn hưng tôn giáo tại Pháp thời vua Luy XVI. Isaac Euđê, cha Ngài là nhà nông kiêm nghề giải phẫu tại thành Ri gần Argentan, đă có ư định trở thành linh mục, nhưng rồi lại bỏ ư định để lập gia đ́nh. Mẹ Ngài là bà Mattha Corbin tưởng sẽ phải son sẻ. Nhưng rồi sau nhờ cầu nguyện, họ sinh được Gioan với bốn em gái và hai em trai nữa.

Gioan có tính nóng nảy, nhưng hiến ḿnh cho Đức Trinh Nữ Maria, Ngài quyết sửa ḿnh bằng cách ngày càng mến Mẹ hơn. Hồi 9 tuổi, có lần Ngài bị một thằng bạn vả mặt, nhớ lời Chúa Ngài đưa má kia ra: c̣n má này nữa, nếu muốn anh cứ vả tiếp đi. Thằng bạn ngượng ngùng và sau này đă kể lại sự kiện đó với niềm thán phục sâu xa.

15 tuổi Gioan theo học các cha ḍng Tên tại Caen. Từ trong huyết quản Gioan đoan hứa dâng ḿnh cho mẹ Thiên Chúa. Nhưng khi trở về nhà, cha mẹ nói với Ngài về việc hôn nhân. Ngài bày tỏ ước vọng với cha mẹ và phải khó khăn lắm mới được cha mẹ ưng thuận. Ngài nhập ḍng giảng thuyết và năm 1625 thụ phong linh mục.

Sau ngày thụ phong, Gioan phục vụ giáo xứ ở Aubervilliers. Hai năm sau, một cơn dịch xảy tới tàn phá giáo phận Sees. Các bệnh nhân bị những người khác bỏ mặc và trốn chạy. Gioan chỉ muốn bay tới để giúp đỡ họ. Trong suốt hai tháng trời, Ngài hết ḿnh phục vụ. Khi cơn dịch hạ giảm, Ngài thực hiện sứ vụ tại Caen. Nhưng cơn dịch chưa dứt mà chỉ dời chỗ. Lần này cơn dịch tràn tới Caen. Gioan lại tận tâm quên ḿnh phục vụ. Không có ǵ làm cho Ngài sợ hăi cả. Nhưng dân chúng lại sợ Ngài truyền bệnh. Bởi đó Ngài bị giam ḿnh trong một cái thùng để ở ngoài đồng ruộng, khiến lúc đó cánh đồng được gọi là "cánh đồng của thánh nhân". Các nữ tu thương hại Ngài ngày ngày mang của ăn đến cho Ngài. Ngài trở về ḍng hiến ḿnh phục vụ hai tu sĩ và bề trên sắp chết v́ bệnh dịch. Cuối cùng, cơn dịch tan biến, nhưng Gioan lên cơn sốt, dân chúng khẩn cầu tha thiết cho Ngài được chữa lành và niềm vui thật lớn lao khi người "Samaritanô nhân hậu" tái xuất hiện.

Bây giờ bắt đầu công tŕnh rao giảng và truyền giáo của Ngài. Ngài chống lại lạc thuyết Calvinô, những kinh hoàng của cuộc nội chiến, sự dốt nát của hàng giáo sĩ, những tật xấu của các tín hữu. Chúng ta có thể đo lường hoạt động của một vị thánh như thế nào: 15 ngàn người chen lấn nghe thánh nhân giảng, các tội nhân sám hối và để được xưng tội, họ phải chờ 4 hay 5 ngày mới đến lượt. Trong khi để tiết kiệm th́ giờ của họ. Ngài chỉ dùng vài miếng bánh để dưỡng sức. Các thói tục ngoại giáo biến dạng. Ở Autun, cuộc rước Trinh nữ thay thế cho những gương mù ngày Mi-Careme (thứ 5 tuần III mùa chay). Ở Meaux dân chúng mang các sách đồi trụy đến công trường để đốt bỏ.

Cha Gioan Euđê đă giảng thuyết khắp vùng Normandie Bretagne, tới tận Saint Etienne. Tại Paris, cha sở thánh thiện của Saint - Sulpice, M.Olier, đă tổ chức cho Ngài 5 kỳ giảng thuyết. Ngài danh tiếng đến nỗi có 10 giám mục hiện diện. Ở Saint Germain-Laye, vua và hoàng hậu đến ngồi vào ghế thính giả. Cha Gioan Euđê thuyết giảng lần cuối cùng tại Sain-Lô.

Suốt 40 năm, cha Gioan đi rao giảng đó đây. Nhưng việc rao giảng chỉ là một phần hoạt động của Ngài. Nhận thấy hàng giáo sĩ không được đào tạo đầy đủ, Ngài từ giă ḍng giảng thuyết năm 1643, để lập hội ḍng Chúa Giêsu và Đức Maria lo việc tổ chức các chủng viện. Theo lời đề nghị của Đức Hồng Y Richelieu, Ngài lập đại chủng viện ở Caen rồi sau này ở Lisieux, Rouen, Eureux và Renner. Đàng khác Ngài rất thương cảm các thiếu nữ bất hạnh hoàn lương, năm 641 Ngài đă lập ḍng Chúa chiên lành để săn sóc họ.

Giữa bao nhiêu công chuyện, ước mơ lớn nhất của thánh Gioan Eusê là phổ biến ḷng tôn sùng Thánh Tâm, Ngài là người khởi xướng, viết sách và các thánh thi ca tụng Thánh Tâm. Đây là nỗ lực chống lại chủ trương sai lầm của thuyết Giansêniô.

Ngày 19 tháng năm 1680, thánh Gioan Euđê từ trần, Ngài được phong chân phước năm 1925 được suy tôn hiển thánh.


Ngày 19-08

Thánh RÔMUALĐÔ
Tu Viện Trưởng (956 - 1027)

Thánh Rômualdô sinh tại Ravenna năm 956, trong một gia đ́nh danh giá nước Ư. Bá tước Sergiô, cha Ngài đă phụng dưỡng Ngài trong một nếp sống xa hoa. Rômualdô đă chỉ t́m vui chơi mà không nghĩ ǵ tới bổn phận phải nên thánh. Dầu vậy đôi lần đi săn thú, Ngài thấy ḿnh đơn độc giữa rừng vắng và phải suy nghĩ... Ngài đặt ḿnh vào một ngày nào đó phải chết và bỗng thấy lo âu. Ngài cũng thấy rằng các ẩn sĩ chọn đời sống cô tịch, hăm ḿnh để hiến thân phụng sự Chúa thật là đúng đắn. Những giấc mơ như vậy thanh luyện hồn Ngài và cảm kích bởi ơn thánh Ngài tự hứa với ḿnh là sẽ cải thiện đời sống nhưng rồi trở lại với những thú vui ngày thường Ngài lại lùi bước trước nỗ lực và lao ḿnh theo các thị hiếu.

Một biến cố đau thương đă thành phương tiện Thiên Chúa dùng để gỡ Rômualđô khỏi những ràng buộc với thế gian. Sergiô cha Ngài gây lộn với một người bà con về việc sở hữu một cánh đồng đă thách đấu kiếm, ông c̣n bắt con ḿnh dự vào cuộc đấu. Sergiô giết chết đối thủ, coi ḿnh là đồng lơa với tội phạm này và thấy phải đền trả. Rômuadô đă vào tu viện để thống hối suốt 40 ngày. Bị đánh động bởi thực tế trái ngược hẳn với lối sống phân tán của thế gian, Ngài chỉ c̣n nghĩ tới việc bắt chước những khắc khổ mà Ngài được chứng kiến.

Bá tước Sergiô cảm kích v́ mẫu gương của con ḿnh đă vào ḍng. Khi bị cám dỗ trở về đường xưa, ông lại dẫn con ḿnh kịp thời can thiệp và tiếp tục trung thành với đời sống đền bồi cầu nguyện.

Sau 7 năm sống trong ḍng, Rômuado dấn ḿnh vào sa mạc, sống gần vị ẩn sĩ già là Marinô. Đây là bậc thầy nghiêm ngặt mà Ngài đă chọn, Marinô thường lấy roi đánh trên đầu môn đệ của ḿnh để xua đuổi sự chia trí lo ra hay để phạt một lầm lỗi khi đọc thánh vịnh, hay hơn nữa để giúp họ quen chịu khổ. Ông lại hay đánh có một phía. Rômuado không hề phàn nàn kêu trách.

Một ngày kia Ngài nói với thầy: - Thưa thày, từ nay xin thầy đánh về phía mặt v́ tai trái con hầu như điếc rồi.

Rômuado thầm cảm phục và kính trọng môn đệ ḿnh.

Rômuado nuôi chí hứơng canh tân ḍng Bênêdictô đang thời sa sút, Ngài thiết lập một tu viện. Ngài làm cho các môn đệ nhiệt t́nh nên hoàn hảo trong việc hăm ḿnh, khi phải chống lại sự dữ và phạt tội lỗi, thánh nhân đă tỏ ra cương nghị, chẳng hạn khi vua Othen III đến tu viện để đền bù tội lường gạt và sát hại một thủ lănh loạn luân, ông được truyền dạy phải đi chân không tới nhà thờ thánh Micae và suốt mùa chay, phải ở trong đồng mà ăn chay, ngủ trên rơm cỏ.

Rômuado chống gậy rảo khắp nước Ư sang cả Pháp và Đức. Ngài xây nhiều nhà thờ, thiết lập nhiều tu viện, và các trung tâm ẩn tu trong sa mạc. Ngày kia, Ngài t́m được một nơi thanh vắng trong dăy Apennins. Ngài mơ thấy một cái thang bắc lên trời, có các tu sĩ lên xuống. Vị lănh chúa miền này cho Ngài cánh đồng Malđôli. Thánh nhân lập ḍng Camaldules sống đời liên lỉ.

Vào tuổi 120, thánh Rômuado từ trần, ngày 19 tháng 6 năm 1076.
Sau 439 năm xác Ngài c̣n nguyên vẹn và được đặt trong nhà thờ của ḍng ở Fabrianô.


Ngày 20-08

Thánh BERNADÔ
Tu Viện Trưởng, Tiến Sĩ Hội Thánh (1090 - 1153)

Bernađô sinh năm 1090, tại lâu đài Phontaine gần Dijon. Cha Ngài là hiệp sĩ Tescelin khôn ngoan và đạo đức. Mẹ Ngài là bà Aleth Thánh thiện. Một đêm kia bà mơ thấy Bernađô đang nô đùa bỗng hoá thành con chó sủa vang. Giấc mơ này tiên báo Bernađô sẽ trở thành tông đồ, thành nhà giảng thuyết đại tài. Bernađô luôn luôn khẩn cầu Thiên Chúa cho ḷng ḿnh khỏi vướng tội nhơ. Một lần lỡ nh́n người phụ nữ, Ngài đă d́m ḿnh xuống hồ giá lạnh cho tới tận cổ.

Năm 22 tuổi, cả một tương lai sáng mở ra rước mắt, tại triều đ́nh, nơi quân ngũ, trong toà án, mỗi nơi có thể ao ước, Ngài đều có thể thành công. Nhưng một đêm Giáng sinh, Ngài được thị kiến thấy Chúa Giêsu âu yếm ẵm lấy Ngài, kỷ niệm này in dấu sâu đậm suốt đời Ngài. Một ngày khác vào thánh đường, tha thiết cầu xin Chúa cho Ngài biết thánh ư Chúa, cũng như xin Chúa ban ơn can đảm thi hành thánh ư ấy. Chỗi dậy, Ngài quyết định gia nhập ḍng Citeax, một ḍng tu nổi tiếng khắc khổ. Thế là giă từ danh vọng thế gian và các niềm vui giả tạo.

Một hiệp sĩ trẻ trung sắp chôn vùi đời ḿnh trong tu viện. Sẽ hiến ḿnh cầu nguyện liên lỉ, làm việc cực nhọc và hăm ḿnh hết mực. Điều đặc biệt là Ngài đă chọn một tu viện xa nhà và nghèo khổ thay v́ những tu viện Bênêdictô mà tặng vật và ảnh hưởng của gia đ́nh có thể bảo đảm cho Ngài những chức vụ sáng giá.

Bernađô tŕnh bày ư định với cha, Ngài đă bị phản đối, anh em trong gia đ́nh cũng không chấp nhận được ư kiến này. Ngài nói: - Này hăy tin tôi đi, cuộc chinh phục linh hồn không được đáng giá sao ?

Cương quyết và nhiệt t́nh, Bernađô không những đă làm cho cha mẹ và anh em nhượng bộ, lại c̣n lôi cuốn họ vào ḍng theo chân ḿnh nữa. Lần kia em út Nivard đang ngồi chơi, Guy người anh cả nói: - Giă từ em nhé. Tất cả sản nghiệp thuộc về em, bằng ḷng chứ ?

Người em út nói lớn: - Sao ? Trời cho các anh, c̣n đất cho em, phân chia chẳng đồng đều tư nào.

Rồi người em út cũng theo cha và các anh vào ḍng. Ngoài ra ông cậu và các bạn của Bernađô, cả thẩy trên 30 người đă theo chân Ngài vào ḍng.

Sự gia nhập đông đảo này đă tiêm một nhiệt huyết mới vào ḍng Citeaux. Thái độ của Bernađô và của các bạn c̣n được một số đông các bạn trẻ noi theo. Đức viện phụ của ḍng lúc ấy là thánh Têphanô Harding, một người gốc Anh, thánh hiện, khôn ngoan và uyên bác. Ngài sai từng nhóm nhỏ đi lập các tu viện mới rập theo khuôn mẫu của nhà mẹ. Ba năm sau, tới phiên Bernađô, Ngài dẫn đầu một nhóm tu sĩ 12 người đến một thung lũng gần Langres. Họ dựng cḥi một nhà nguyện, nhà ăn, làm những cái ḥm giống như quan tài để ngủ. Sự thánh thiện của các tu sĩ cũng như vùng thung lũng trở thành thung lũng ánh sáng hay là Claivaux.

Thánh Bernađô sẽ là đan viện phụ của tu viện này cho đến hết đời. Lúc đầu Ngài tỏ ra đ̣i hỏi gắt gao. Nhưng rồi về sau, Ngài đă hiểu và nhân hậu hơn. Danh tiếng Ngài lan rộng. Nhiều người từ xa đến xin Ngài giúp đỡ, hay xin Ngài phân xử cho những vụ tranh chấp. Việc này không được mọi người bằng ḷng, v́ Ngài không biết sợ ai cả. Ngày kia người nhận được một lá thư ngắn ngủi từ Roma, dạy đừng xen ḿnh vào chuyện đời. Không ǵ làm Ngài vui mừng bằng được ở yên trong tu viện. Nhưng v́ cảm thấy ḿnh có liên hệ tới lợi ích của Giáo hội nên đă không ngại viết một lá thư hồi âm rất can đảm nhiệt t́nh.

Ngài là người ủng hộ nhiệt liệt cho những cải cách Hildebrand, nhưng Ngài nghĩ rằng: sự tập quyền trong Giáo hội đă đi quá xa. Khi nâng đỡ cho những đ̣i hỏi của toà thánh, Ngài không tin là phải phỉnh nịnh Đức giáo hoàng. Nhưng khi sự phân rẽ đe dọa làm rạn nứt Giáo hội, Ngài được triệu vời đến. Một cách rạng rỡ, Ngài đă đánh bại vị phản giáo hoàng. Lúc này danh tiếng Ngài lan rộng khắp Châu Au. Cả thế giới đều như muốn quay về Ngài để t́m ư kiến giúp đỡ. Không đến với Ngài được người ta viết thư và Ngài đă quyết hồi âm cho tất cả mọi người. Một phần nhỏ trong số thư tín khổng lồ này con sót lại, nhưng cũng là một trong những nguồn tài liệu lịch sử chính yếu về thời đó.

Như nhà dẫn đầu trong cuộc cải tổ ḍng Citeaux, Ngài tranh luận với các tu sĩ ḍng Bênêdictô thuộc cộng đoàn chung. Rất tôn trọng cách sống của họ, Ngài không thể tha thứ cho những lạm dụng đang thịnh hành trong một vài nhà ḍng. Dầu vậy đối với Đan viện phụ Cluny, cha đáng kính Phêrô, Ngài vẫn giữ được một t́nh bạn nghĩa thiết. Nhưng sự chống đối của thánh Bernađô với Phêrô Abelardô mới thật nổi bật. Không những chống lại các chủ trương của ông, Ngài c̣n chống lại cả cách thức ông kiêu hănh tranh luận về các vấn đề thánh nơi chợ búa. Thánh Bernađô luôn nghĩ tới đức tin của những người dân đơn sơ và đứng về phái bảo thủ, nhưng vẫn là bạn của người học thức đỡ đầu cho các học giả như Robertô Pullen và Gioan miền Sabisbury.

Đối với Đức Maria, thánh Bernađô có một ḷng sùng kính đặc biệt. Một ngày kia tại nhà thờ chính ṭa Sprine, khi nghe hát Kinh Lạy Vữ Vương, Ngài đă nhiệt t́nh thêm vào:
- Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh.

Chính Ngài cũng Ngài viết thánh thư cảm động: Ave Maria Stella. Dường như Ngài cũng là tác giả kinh "Hăy nhớ" nữa.

Suốt thời gian làm đan viện phụ của thánh Bernađô ḍng Clairvaux phát triển mạnh và sinh ra 60 nhà khác nữa rải rác khắp Âu Châu. Rất bận rộn công việc, Ngài không sao lăng việc chăm sóc cho các tu sĩ của ḿnh. Suốt đời, Ngài là một tu sĩ và là một nhà thần bí. Ngài trước tác những bài chú giải sách Nhă Ca và nhiều tác phẩm thần học và thần bí khác nữa.
Những năm cuối cùng đời Ngài bị phủ mờ v́ sự thất bại của đạo binh thánh giá thứ nh́. Đức giáo hoàng cậy Ngài cổ động cho đạo binh này. Nghe lời Ngài toàn Au Châu cầm khí giới lên đường. Nhưng khi xa khỏi ảnh hưởng của Ngài, các nghĩa binh thánh giá đă quên hẳn lư tưởng cao cả của ḿnh mà làm vỡ cuộc viễn chinh v́ đánh phạt nhau và v́ các việc làmbất xứng với danh hiệu Kitô hữu.

Dầu không thể quy trách được cho thánh Bernađô, nhưng như các thánh nhân khác và như chính Chúa Kitô, Ngài đă qua đời ngày 20 tháng năm 1153, dưới bóng mây mù v́ thất bại đă quá rơ ràng. Ngài nói với con cái Ngài : - Cha không phải giải quyết thế nào. T́nh thương yêu con cái đời cha ở lại nhưng t́nh yêu Thiên Chúa kéo cha lên cao.

Cả Âu Châu thương tiếc Ngài. 21 năm sau, Đức Alexander III phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1830, Ngài được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh. Ngài đă sống trước khi h́nh thành thuyết kinh viện và bởi v́ giáo huấn của Ngài c̣n nằm trong truyền thống các giáo phụ, người ta thường coi Ngài là thánh giáo phụ cuối cùng.


Ngày 21-08

Thánh PIÔ X
GIÁO HOÀNG (1835 - 1914)

Thánh Piô X giáo hoàng tên thật là Giuseppe Melchierre Sartô, sinh tại làng Riese miền Venetia, ngày 02 tháng 6 năm 1835. Cha Ngài ông Giovanni Battista Sartô thành hôn với mẹ Ngài là bà Margherita Samon, nhỏ hơn ông tới một nửa số tuổi. V́ vậy lên 17 tuổi, Ngài đă mồ côi cha. Làm nghề chạy giấy của xă, ông Giovanni Battista làm cha một gia đ́nh nghèo túng. Chết đi ông cũng lại một gia đ́nh càng túng quẫn hơn nữa. Tuy nhiên nhờ ḷng đạo đức của cả hai ông bà mà gia đ́nh này đă góp phần đào tạo nên một vị thánh lớn cho Giáo hội.

Ngay từ nhỏ, học tại trường làng, Giuseppe đă tỏ ra có nhiều triển vọng, Ngài luôn là một học sinh giỏi đứng đầu lớp học. Theo phong tục thời đó, dù đă vào ban giúp lễ từ hồi 7 tuổi, măi tới năm 11 tuổi, Giuseppe mới được rước lễ lần đầu. Những ngày tháng mong đợi có lẽ đă khiến Ngài khi lên giáo hoàng sau này, đă cho phép trẻ em được rước lễ vỡ ḷng khi vừa tới tuổi khôn và nhiệt t́nh cổ vơ ḷng tôn sùng bí tích Thánh Thể. Trước bàn thờ Đức Mẹ, dịp rước lễ lần đầu, Giuseppe đă khấn dâng ḿnh cho Chúa.

Từ lâu rồi Ngài đă nuôi ư định này nhưng không dám tỏ bày với cha mẹ. Nhưng khi biết được ư định của con, mẹ Ngài đă hết sức tán thành, cha Ngài ngập ngừng v́ thấy gia đ́nh nghèo túng, nhưng rồi cũng quảng đại vâng theo ư Chúa. Mọi người đều vui mừng v́ quyết định của Giuseppe, nhất là cha sở Riese. Cha phó dạy tiếng Latinh cho Ngài. Khi đă đủ lực theo bậc trung học ở Castelfrancô cách Riese 7 cây số ngàn. Suốt 4 năm trời Ngài thường vác giầy trên vai, để tiết kiệm, và đi bộ tới trường rồi lại đi bộ về nhà. Chính lư tưởng làm linh mục là sức mạnh giúp Ngài kiên tŕ như vậy.

Hết 4 năm tại Castelfrancô, năm 1850, Giuseppe lên đại chủng viện Padua. Gia đ́nh Giuseppe nghèo, cha sở xin được cho Ngài một học bổng, giáo dân trong họ hằng năm quyên tiền giúp đỡ Ngài. Thật là những nghĩa cử cao đẹp đối với một ơn gọi. Năm 17 tuổi, ông thân sinh qua đời, Giuseppe muốn bỏ về giúp mẹ và săn sóc cho 7 đứa em. Lại một nghĩa cử cao đẹp khác vun trồng cho ơn gọi Giuseppe chín mùi: mẹ Ngài không chấp nhận ư kiến, mà quyết tâm dâng con cho Chúa. Trong nếp sống nghèo khó nhưng lại giàu ḷng quảng đại ấy, Giuseppe đă tiến tới chức linh mục ngày 28 tháng 9 năm1858, lúc 23 tuổi.

Sau ngày mở tay tại quên nhà, cha Giuseppe đi nhận phó xứ Tombolo, chín năm sau Ngài được bổ nhiệm làm chính xứ Salzano. 17 năm làm phó xứ rồi chính xứ, cha Giuseppe sống đời hy sinh tận tụy với giáo dân, nhất là với những người nghèo khó. Không hề ao ước danh vọng, Ngài lại được chiếu cố, được tín nhiệm vào chức vụ cao hơn. Đức Giám mục Trevise mời Ngài về làm chưởng ấn toà giám mục, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc chủng viện.

Luôn luôn Ngài thi hành các chức vụ bề trên giao phó một cách chu đáo.

Năm 1884, đức Lêô XIII, Đấng mà Ngài sẽ kế vị đặt Ngài làm giám mục cai quản điạ phận Mantua, Ngài muốn từ khước nhưng đă vâng lời và quyết nên mọi sự cho mọi người. - Dân chúng sẽ thấy tôi luôn kiên tŕ trong chức vụ, luôn hiền từ và đầy bác ái.

Ôm hôn mẹ hiền, Ngài cho mẹ em chiếc nhẫn giám mục của ḿnh. Mẹ Ngài cũng sung sướng cho Ngài xem chiếc nhẫn cưới của ḿnh và nói : - Không có chiếc nhẫn của mẹ th́ chẳng có chiếc nhẫn của con.

Phải thật nhân đức mới có thể đường dầu với t́nh trạng đáng thương của giáo phận: chủng viện gần như trống rỗng, dân chúng chịu ảnh hưởng của tâm điểm, thệ phản thuyết phóng túng nên ḷng đạo đức sa sút, chẳng c̣n nhiệt tâm ǵ với việc tông đồ, với đời sống nội tâm. Sợ hăi, nhưng đức cha Sartô bắt tay ngay vào việc canh tân. Ngài đi kinh lư khắp điạ phận rộng lớn.

Những cuộc tiếp xúc thường xuyên và thân mật này đă tạo nên những bước tiến cụ thể. Khi mùa gặt đă tới, Ngài lên tiếng kêu gọi cho ngân quỹ vơi cạn của chủng viện và được đáp ứng quảng đại. Ngài triệu tập một hội nghị để trao đổi và để đón nhận các ư kiến. Ngài luôn lo bảo vệ sự toàn vẹn đức tin và không muốn chấp nhận sự sống nhượng bộ khi không được phép : - Người ta phải tranh đấu nơi thanh thiên bạch nhật.

Công việc ngày một nhiều, nhưng Ngài vẫn thường xuyên thăm viếng các giáo xứ. Buổi sáng kia tới nhà thờ một họ đạo, Ngài thấy giáo dân đứng chờ trước toà giải tội, Ngài vào ngồi ṭa, khiến cha sở tới nơi phải bối rối. Trợ giúp hàng giáo sĩ về luân lư lẫn tài chánh đó là nét đặc trưng trong chức vụ của Ngài.

Mỗi hoạt động của vị giám mục thánh thiện đều tạo thành tiếng vang. Năm 1893, Đức Leo XIII đặt Ngài làm hồng y giáo chủ Vevetia. Lần này Ngài mau mắn vâng lời.

- Khi vị đại diện Chúa Kitô mở lời, không phải là lúc để nghiệm xét, mà là vâng phục. Không được phép cân nhắc lệnh truyền để t́m giảm thiểu mức độ vâng phục...

Đức Hồng y tiếp tục cùng một chương tŕnh canh tân. Ngài xây dựng nhiều thánh đường, cô nhi viện, chủng viện và một phân khoa giáo luật. Ngài can đảm thiết lập thông tấn xă công giáo. Ngài đến nhà thờ và tranh đấu cho việc tông trọng luật Chúa.

Ngày 08 tháng 7 năm 1903, đức Lêô XIII từ trần. Đức Hồng y giáo chủ Sartô phải đi vay tiền mua vé về họp mật nghị bầu giáo hoàng. Trong mật nghị, Đức Hồng y Puzyna cai quản Krakow cho biết hoàng đế nước Áo phủ quyết Đức Hồng y Rampella quốc vụ khanh của Đức Lêô XIII mới từ trần. Cuộc bỏ phiếu đầu 1 tháng 8, Đức Sarto chỉ được 5 phiếu. Đức Hồng y Gibbons người Mỹ xin Ngài đừng phủ quyết cuộc bầu cử và đến cuộc đầu phiếu thứ 7 ngày 4 tháng 10, Ngài được 50/62 (v́ sự kiện trên, sau này người ra hiến chế Comomissum Nobis để ngăn chận mọi mưu toan chính trị t́m khuynh đảo các cuộc bầu cử giáo hoàng).

Sau kết quả cuộc bầu cử, Đức hồng y niên trưởng đến hỏi: - Chúng tôi đă nhân danh Thiên Chúa tiến cử Ngài làm giáo hoàng, Ngài có ưng thuận không ?

Sau giây phút yên lặng trong nước mắt giàn dụa, Ngài nghẹn ngào trả lời ?
- Ước ǵ tôi không phải uống chén này, nhưng mong sao ư Chúa được nên trọn.

Thấy câu trả lời chưa rơ, Đức hồng y niên trưởng hỏi lại lần nữa và Ngài trả lời : - Tôi xin nhận như nhận một thánh giá.

- Vậy Ngài muốn nhận tên ǵ ?

- V́ tôi phải chịu khổ nên tôi nhận tên của những vị đă phải đau khổ. Tôi nhận tên là Piô.

Thế là cuộc bầu cử giáo hoàng đă xong. Lễ đăng quang được cử hành ngày 09 tháng 8 năm 1903. Trong thông điệp đầu tiên, E Supreni Apostolatus ngày 04 tháng 10 năm 1903 Ngài công bố: "Nếu người ta muốn hỏi chúng tôi một châm ngôn phát xuất tự đáy ḷng, tôi sẽ luôn nói rằng: canh tân mọi sự trong đức Kitô".

Suốt triều đại giáo hoàng, Đức Piô X đă thực hiện châm ngôn ấy. Ngài cho phép các trẻ em nhỏ rước lễ sớm khi vừa tới tuổi khôn và khuyến khích việc rước lễ hàng ngày. Với thông điệp Pascendi ngày 08 tháng 9 năm 1908 kết án thuyết duy tâm. Ngài sửa lịch và sách nguyện, canh tân thánh nhạc và truyền dùng trong cả Giáo hội, Ngài thiết lập các viện nghiên cứu âm nhạc và kinh thánh tại Roma. Ngài khởi đầu công cuộc hệ thống hóa giáo luật...

Về phương diện chinh trị, Ngài tạo ra sự dễ dàng trong việc liên lạc giữa Giáo hội và vương quốc Ư. Khi tổ chức lại các bộ và các toà án, cùng giáo triều Roma, tông hiến Sapienti Consiliô năm 1908 cho thấy dấu hiệu sẫn sàng chấp nhận việc để mất các quốc gia của Giáo hội, cũng không cần đến cơ cấu cai trị dân sự làm khuôn mẫu. Ngay từ năm 1905 Ngài đă cương quyết từ khước hoà ước Napolêon và chấp nhận sự phân biệt Giáo hội với quốc gia v́ biết rằng sự nghèo khó của Giáo hội Pháp là có lợi hơn.

Giữa những công chuyện hóc búa này, Đức Piô X không bao giờ thực sự cảm thấy ḿnh được ở nhà. Ngài là "tù nhân ở Vaticanô". Một lần tiếp xúc với các bạn cũ, Ngài bật khóc : - Xem người ta đưa tôi lên ghế này đây.

T́m lại nếp sống cũ, Ngài đưa các em về Roma để giặt ủi và may vá đồ. Khi đau bệnh, Ngài xin linh mục là cháu cho rước lễ. Ngài c̣n đưa cả cha tuyên úy và người nấu ăn từ Venetia về. Thích sống thanh đạm, Ngài bỏ các nghi thức nhỏ nhặt và nhiều truyền thống nặng h́nh thức khác. Khi Ngài qua đời người ta c̣n thấy trong túi áo Ngài những vật của một học sinh: con dao nhỏ và mẫu bút ch́.

Năm 1914 vào năm thứ 11 sau khi Đức piô được bầu làm giáo hoàng, Au Châu lâm vào cảnh chiến tranh. Ngài ngă bệnh, Ngài dâng lễ cuối cùng, ngày lễ Mông Triệu và qua đời ngày 20 tháng tám, người ta nói rằng: Ngài bị vỡ tim v́ lo buồn cho nhân loại, 9 năm sau đă bắt đầu hồ sơ phong thánh và ngày 03 tháng 6 năm 1951 Ngài được phong chân phước, ngày 29 tháng 5 năm 1954, sau 40 năm qua đời Ngài được suy tôn hiển thánh.


Ngày 22-08

ĐỨC MARIA TRINH NỮ VƯƠNG

Ngày 1 tháng 11 năm 1954, bốn năm sau khi tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác về trời, Đức thánh cha Piô XII đă long trọng đội triều thiên lên tượng Đức trinh Nữ là "sự cứu rỗi của dân Roma". Đây là cử chỉ tượng trưng biểu thị sự công bố về vương quyền phổ quát của Đức Maria.

Đoàn người đông đảo đứng chật quảng đường đền thờ thánh Phêrô, nhân danh cả hoàn cầu, dâng cao niềm hoan hỉ.

Đức Thánh cha cầm những ṿng vàng dát đá quí từ khắp thế giới gởi về, để đặt trên đầu tượng Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài nói: - Xin Mẹ cai quản trên Giáo hội, trên mọi trí khôn, mọi cơi ḷng, mọi cá nhân, mọi gia đ́nh cũng như mọi xă hội và mọi quốc gia, trên mọi cộng đoàn, những người quyền thế. Xin mẹ hăy cai trị trên mọi nẻo đường và mọi quảng trường, trong thành thị và chốn thôn quê, trên nền trời, trên mặt đất và cả biển khơi.

Ngài c̣n nói : - "Vương quyền của Đức Maria là một thực tại siêu vượt thế trần, đồng thời lại thấm nhập mọi cơi ḷng và chạm tới phần cốt yếu sâu thẳm nhất có tính cách siêu nhiên và bất tử.

Đức Maria là Mẹ thánh, tước hiệu này khiến cho Mẹ được đặc ân không bị thương tổn v́ tội lỗi. Vô nhiễm nguyên tội, Mẹ cũng không bị thương tổn v́ sự chết. Khi kết thúc cuộc đời trần gian cũng như từ những lời đầu tiên buổi truyền tin, mẹ là tuyệt đỉnh của nhân tính bất khả xâm phạm luôn hiệp nhất với Ngôi Lời để hoàn tất công cuộc cứu rỗi thế gian. Không một ư tưởng, hành vi nào của Mẹ lại rời khỏi con Mẹ trong việc chinh phục bản tính nhân loại và việc chinh phục vũ trụ.

"Lễ Mông triệu kéo dài một tuần đến lễ Đức Trinh Nữ Vương, lễ này cho thấy Đức Maria sáng chói như Nữ hoàng và như bà Mẹ, Ngài cầu bầu cho chúng ta cạnh vua muôn thuở" (Marialis cultus, 6)


Ngày 23-8

Thánh ROSA LIMA
Đồng Trinh (1586 - 1617)

Có những vị thánh chỉ đáng cho chúng ta thán phục hơn là bắt chước. Thánh Rosa thuộc loại này. Chúng ta tôn kính và thán phục sự thánh thiện của Ngài nhưng không phải t́m cách bắt chước theo đường lối Ngài đă theo để nên thánh. Thánh Rosa chính là người đầu tiên ở tân thế giới được phong thánh. Ngài trở nên quan trọng v́ chứng tỏ rằng giữa sự bất công và phi nhân dính liền với cuộc chinh phục Mỹ Châu của người Tây Ban Nha. Men Kitô giáo vẫn hoạt động.

Rosa sinh tại Lima nước Peru năm 1568. Cha mẹ Ngài, ông Caspar del Flores và Maria del Oliva đặt tên cho Ngài là Isabelle. Nhưng v́ sắc đẹp của Ngài, người ta gọi Ngài bằng tên một loài hoa Rosa. Khi đến tuổi có trí khôn thánh nữ đă muốn được gọi là Rosa Maria, để tỏ ḷng tôn sùng Đức Trinh Nữ. Ngài c̣n có ḷng yêu mến đặc biệt thánh nữ Catarina Siena và can đảm bắt chước vị thánh này v́ ḷng yêu mến sống thinh lặng, hăm ḿnh cũng như chuyên chăm cầu nguyện. Dường như được ơn Chúa ǵn giữ đặc biệt, nên ngay vào buổi mà các trẻ em khác chưa có trí khôn, thánh nữ đă có những nét thánh thiện, đáng ghi nhớ. Năm tuổi, Ngài đă hứa giữ ḿnh trinh khiết. Sáu tuổi Ngài đă ăn chay 3 lần trong tuần, chỉ ăn bánh và uống nước thôi.

Gia đ́nh nghèo túng, Rosa mất ngủ lại thiếu ăn lại c̣n tự ư hăm ḿnh để giảm đi sức hấp dẫn tự nhiên. Khi khách đến thăm khen ngợi sắc đẹp của ḿnh, thánh nữ thoa hồ tiêu lên má cho sưng phồng lên. Cẩn thận ngâm tay vao vôi khiến cả tháng không một việc được. Khi người mẹ kết một ṿng hoa lên đầu cho Ngài, thánh nữ kín đáo kết gai vào trong cho đau đớn để cảnh giác tính xa hoa.

Gia đ́nh gặp bước khó khăn, thánh Rosa đă tận tụy làm vườn suốt ngày, đêm về lại thức giấc vá may. Thánh nữ luôn luôn vâng lời cha mẹ. Dầu vậy trên mười năm rời, Ngài đă dốc quyết từ khuốc bước vào hôn nhân. Ngài c̣n cắt ngắn mái tóc đẹp hiếm hoi của ḿnh. Sự từ khước đă gây nên nhiều phản ứng khốc liệt. Người ta bắt dầu vu oan giá hoạ cho Ngài đủ điều, nhưng Ngài đă nhẫn nại chịu đựng tất cả. Năm 1606, Ngài gia nhập ḍng ba Đaminh và nhận thánh Catarina như gương mẫu đời ḿnh.

Ngoài những hy sinh hăm ḿnh tự ư. Thánh Rosa c̣n phải trải qua những năm bị hiểu lầm, mù tối trong chính nội tâm. Dầu vậy Ngài vẫn nhẫn nại, khiêm tốn chịu dựng và không bao giờ mất niềm tín thác vào ḷng từ bi vô bờ của Chúa. Ngài t́m săn sóc những trường hợp ghê tởm nhất.

15 năm khủng khiếp trôi qua. Tâm hồn trung tín anh hùng đă được ân thưởng. Thánh Rosa gặp lại được ánh sáng. Ngài mời gọi mọi tạo vật hợp ư ca ngợi và yêu mến Thiên Chúa. Ngài nói: - Nếu mọi người biết ơn thánh là ǵ, họ sẽ muốn được chịu đau khổ, sẽ đón t́m cực khổ, bắt bớ để chiếm hữu cho được, bởi v́ ơn thánh là cái giá khôn sánh đáp đền cho ḷng nhẫn nại.

Đối với phép Thánh Thể Ngài nói : - Điều mà mặt trời thực hiện trong thế giới hữu h́nh, sự thông hiệp Thánh Thể sẽ phát sinh trong tôi.

Quả quyết t́nh Chúa quan pḥng c̣n lớn gấp bội những khốn khổ và yếu đuối của con người, Ngài nói: - Tôi có một hôn phu có thể làm điều lớn lao nhất, sở hữu điều họa hiếm nhất. Tôi thấy ḿnh mới chỉ biết trông đợi nơi Người có một chút đỉnh thôi.

Từ đây, Ngài luôn được an b́nh, Ngài sống trong một cái cḥi như một nhà ẩn tu. Năm 1614, Ngài ở dưới sự bảo trợ của ông Don Gonzalo de Massa và vợ ông. Họ cho Ngài trọ và săn sóc Ngài trong cơn bệnh dài trước khi chết.

Vào đầu tháng tám cuối đời, cơn bệnh đau đớn dữ dội. Ngài thú nhận: - Tôi không hiểu được tại sao bao nhiêu đau đớn như vậy lại đổ trên đầu một tạo vật.

Nhưng đầy can đảm Ngài nói : - Lạy Chúa xin tăng thêm những đau đớn, miễn là Chúa cũng thêm ḷng yêu mến cho con.

Ngày 24 tháng 8 năm 1617 thánh nữ qua đời với lời cuối cùng trên môi : - Chúa Giêsu, Chúa Giêsu, Chúa ở với tôi .


Ngày 24-08

Thánh BARTÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ.

Các sách Tin Mừng nhất lăm và sách công vụ tông đồ ghi nhận thánh Bartôlômêô là một trong nhóm 12, nhưng lại không biết thêm ǵ về Ngài, ngoài việc liên kết tên Ngài với Philipphê.

Tin Mừng tứ tư không có danh sách các tông đồ, nhưng có nhắc phần lớn tên các tông đồ thuộc nhóm 12, sách Tin Mừng này không nói ǵ tới Bartôlômêô, nhưng lại chỉ ghi nhận tên Nathanael, liên hệ với Philipphê (Ga 43-51), cũng như kết nhóm với các tông đồ khác sau phục sinh (Ga 21,1-14). Từ thế kỷ 16, nhiều học giả đă đồng hóa Nathanael với Bartôlômêô và gọi tên Bartôlômêô là tên của Nathanael. Như vậy chính Narthanael là con (bar) của ông Tolmai hay có thể Ptoleemy (Tlômêô), sinh tại Cana (Ga 21,2).

Nếu sự đồng hoá là đúng, chúng ta biết được nhiều chi tiết về ơn gọi của thánh tông đồ hơn là của các tông đồ khác (Lc 5,4-10 dường như là phó bản của Ga 21,4-17). Trước khi được chính thức kêu gọi, đă có một cuộc gặp gỡ thú vi: Philipphê giới thiệu với Bartôlômêô: - Đấng mà Môsê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến, chúng tôi đă gặp rồi, Người là đức Giêsu con ông Giuse người Nazareth.

Bartôlômêô đáp lại, với óc khinh miệt của những dân làng lân cận : - Từ Nazareth th́ có thể xảy ra điều ǵ tốt được.

Tuy nhiên đáp lại lời mời "th́ hăy đến mà xem", vị tông đồ đă gặp một Chúa Giêsu thấu suốt ḷng mọi người: - Này đây đích thực là một người Israel, trong ḿnh không có ǵ gian dối.

Bartôlômêô đă nhận ra nguồn gốc thiên sai của Chúa Giêsu nhờ cuộc gặp gỡ ấy. Rồi đây Ngài c̣n khám phá ra sư thật cao cả hơn nữa về con người Chúa Giêsu. Ngài luôn chen vai sát cánh với các bạn tông đồ (Ga 21,1-14).

Sau khi đón nhận Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần, thánh Bartôlômêô ra đi truyền giáo. Có nhiều truyền thống t́m cung ứng các chi tiết khác nhau về đời truyền giáo của Ngài tại Tiểu Á, Armennia, Mosopotamia, Persia, Ấn Độ và Ai cập. Tuy nhiên giai thoại ở Armenia được chấp nhận nhiều hơn cả. Thánh nhân được tôn kính như thánh tông đồ của miền này.

Người ta kể rằng: khi thánh tông đồ đến Armenia, tại chính nơi vua Polimio và triều đ́nh cư ngụ, quỷ thần Atarốt ở đấy câmhọng. Ngài khua trừ ma quỉ. Giải thoát cho nhiều người khỏi bị quỉ ám. Trong số này có cả nàng công chúa. Ngài liền được triêu vời đến triều đ́nh. Trước mặt vua Ngài truyền quỉ thần phải nói sự thật bỉ ổivề số phận đời đời của nó. Nhà vua cảm động ban tặng tiền bạc cho tông đồ, nhưng Ngài từ khước và chỉ mong mọi người nhận biết và thờ phượng Chúa.

Dĩ nhiên các tư tế thờ ma quỉ tức giận, họ xúi giục dân chúng nổi dậy chống lại thánh tông đồ. Attiges em vua Polimiô bắt Ngài tống ngục. Ong nổi giận ra lệnh lột da rồi thiêu sống thánh nhân. Nhưng nhờ quyền năng Chúa, Ngài vẫn được cứu sống. Người ta dựa vào sự kiện này để vẽ h́nh thánh nhân nằm cạnh con dao và miếng da như biểu tượng đời Ngài. Cuối cùng Ngài bị trảm quyết.

Tương truyền rằng: xác Ngài được chuyển về Beneventô. Vào thế kỷ X, không rơ các di tích của Ngài có được vua Ottô III đưa về và c̣n được lưu giữ tại thánh đường thánh Bartôlômêô ở Tiber không ?


Ngày 25-8

Thánh LUY
(1214 - 1270)

Thánh Luy sinh ngày 25 tháng 4 năm 1214. Cha Ngài là vua Luy VIII và mẹ Ngài là bà Blanche de Castille. Ngài được rửa tội tại Poissy. Để ghi nhớ ơn phúc rửa tội, Ngài thường kư tên là Luy de Poissy.

Ngay từ tuổi ấu thơ, Luy đă được hấp thụ từ nơi người mẹ thánh thiện và đầy nghị lực một nền giáo dục hoàn hảo. Chúng ta sẽ c̣n nhớ măi lời khuyên mà người mẹ đạo đức đă nói với con ḿnh: - Con ơi, mẹ yêu con trên hết mọi sự, nhưng mẹ thà thấy con chết ngay bây giờ trước mặt mẹ, c̣n hơn thấy con phạm một tội trọng mất ḷng Chúa.

Năm Luy lên 12 tuổi vua cha từ trần, sau 3 năm trị v́. Ngài lên nối ngôi cha. V́ từ nhỏ tuổi mẹ Ngài nắm quyền nhiếp chính. Để bảo đảm, vị thái hậu tinh tế này đă đưa con tới Reims để được phong vương ngày 01 tháng 12 năm 1226. Nhưng điều bà tiên đoán đă xảy ra. Nhiều lănh Chúa đă chống lại quyền cai quản của thái hậu. Họ không tới dự lễ phong vương. Trong hoàn cảnh này, thái hậu Blanche đă tỏ ra có tâm hồn cương nghị, quyết đương đầu với mọi thử thách. Cũng trong thời gian đầy sóng gió này, ưu tư lớn lao nhất của bà là huấn luyện ḷng đạo đức cho người con yêu quí của ḿnh.

Năm lên 20 tuổi, Luy vâng lời mẹ kết hôn với quận công Marguerite miền Provence. Quận công cũng là người nổi tiếng về ḷng đạo đức, tinh thần và sắc đẹp. Châm ngôn của nàng là: - Hoàng hậu của trần gian nhưng là tớ nữ của trời cao.

Năm sau, khi tới tuổi trưởng thành, Luy lănh lấy quyền cai quản quốc gia. Những người nặng tinh thần thế tục, nghĩ rằng một khi thoát ách của thái hậu, Luy sẽ thông minh theo nếp sống lạc thú xa hoa. Họ lầm. Vua thánh Luy lại càng tỏ ra đạo đức hơn. Hàng ngày Ngài trung thành đọc kinh nhật tụng, tham dự thánh lễ và thăm viếng các nhà thương. Ngoài những ngày giữ chay theo luật buộc, Ngài ăn chay suốt mùa vọng, mọi thứ sáu trong năm và mọi ngày vọng mừng Đức Mẹ.

Có người kêu trách nếp sống đạo đức của Ngài, lấy lẽ rằng nó làm hại cho việc nước. Thánh nhân trả lời: - Nhiều người kỳ cục quá, họ cho việc siêng năng cầu nguyện của ta là một trọng tội và rồi họ sẽ chẳng nói năng ǵ nếu ta để giờ đi săn bắn vui chơi.

Đi đôi với ḷng đạo đức, vua thánh Luy c̣n bày tỏ ḷng thương người một cách đặc biệt. Mỗi chiều thứ bảy, Ngài có thói quen rửa chân cho một số người nghèo khổ tật bệnh và mời họ ăn cơm do chính Ngài thủ tiếp. Vị đại thần bực bội v́ thói quen này. Một lần kia Ngài hỏi ông: - Một là bị phong cùi, hai là phạm một tội trọng ngươi chọn đàng nào ?

Viên quan trả lời : - Hạ thần thích 30 tội trọng hơn là bị cùi

Và vua trả lời : - Ngươi dại dột quá, nhà ngươi không biết rằng: c̣n có một bệnh nào ghê tởm bằng tội trọng, v́ phạm tội trọng th́ giống hệt như quỉ sứ.

Ḷng quảng đại của Vua Luy c̣n lan rộng tra ngoài biên giới quốc gia. Vua Baudoin II, hoàng đế Contantinôple xin vua Luy trợ giúp và để đền ơn, ông đă biếu cho thánh Luy những báu vật liên quan đến cứu thế, như măo gai mà quân lính đă đội đầu Chúa Giêsu.

Thần dân dưới quyền vua thánh thiện được hưởng an b́nh thịnh vượng. Dầu vậy ngay vào năm 1242, Hugues de Lusingan nổi loạn, chống lại nhà vua, với sự trợ giúp của đứa con ghẻ là Henry III, vua nước Anh Vua Luy tỏ ra là một người có khả năng lănh đạo, Ngài đă dẹp tan cuộc nổi loạn với chiến thắng ở Taillebourg.

Cùng với chí can trường, vua Luy c̣n triệu tập đoàn binh thánh giá hai năm sau đó. Cuộc xuất chinh mang lại thành quả ban đầu với chiến thắng tại Damietta, miền Châu thổ sông Nil. Nhưng vào tháng 4 năm 1250 Ngài trở thành kẻ chiến bại và bị bắt làm tù binh. Được thả, thánh nhân qua Palestina cho đến khi mẹ Ngài qua đời ngày 26 tháng 11 năm 1252, Ngài mới trở về tiếp tục công cuộc trị nước.

10 năm sau, vua Luy xuất chinh lần thứ hai. Tháng 7 năm 1270 Ngài cùng binh sĩ từ Aigues Mortes tới Africa. Nhưng ít tuần sau đó, Ngài mắc bệnh đậu lào và qua đời tại Tunis ngày 15 tháng năm 1270. Một đời sống với Chúa, thánh Luy đă chết trong b́nh an với lời nguyện dâng ḿnh: - Con tiến vào nhà Chúa, con sẽ tôn thờ Chúa trong thánh điện Ngài và con sẽ tôn vinh danh Chúa.


Ngày 27-08

Thánh MONICA
(331 - 387)

Thánh Monica, mẹ của Thánh Augustinô, có lẽ sinh tại Thagaste miền Numidia, là nơi Ngài lập gia đ́nh và sống phần lớn cuộc đời ḿnh. Thuộc ḍng dơi Berber nên tên Ngài là Berber. Những ǵ chúng ta biết được về thánh nữ đều nhờ các bút tích của con Ngài, nhất là cuốn IX bộ "tự thuật" (confessions)

Monica là một người tốt, nhưng được một vú nuôi già của gia đ́nh dạy dỗ những các khắt khe. Chẳng hạn, bà không cho phép cô uống nước ngoài những bữa ăn. Có lẽ v́ vậy Ngài có thói quen dùng những thứ không được phép. Thói xấu lớn dần cho đến khi cha mẹ Ngài sai đi ép rượu, người đầy tớ giúp việc chế nhạo Ngài như một tay nghiền. Thánh nữ mắc cỡ và bỏ hẳn thói xấu ấy.

C̣n nhỏ tuổi, Monica đă được gả cho Pareiciô, một người có tính hẹp ḥi, nhưng không phải là xấu nết khó thương. Tuy nhiên thánh nữ đă đối xử tốt đẹp với cả chồng lẫn mẹ chồng khiến sau một thời gian nàng đă hoàn toàn chinh phục được bà. Khác với các phụ nữ láng giềng, không hề có dấu nào chứng tỏ rằng: thánh nữ đă bị chồng ngược đăi. Lư do khiến ông không mạnh tay với thánh nữ v́ Ngài đă giữ không mạnh miệng với chồng.

Mối giây liên kết thánh nữ với người con thông thái là cả một phép mầu của ḷng nhẫn nại và t́nh thương không biết mệt mỏi. Có lẽ thánh nữ đă không hoàn toàn hiểu nổi đời sống khó khăn và những thay đổi trong trí khôn con ḿnh mà chỉ biết đau buồn v́ chàng đă đi theo thuyết Manichêô. Về phần Augustinô khi ấy chỉ thấy mẹ ḿnh gây phiền toái mà thôi. Khi bà quyết theo con tới Roma (v́ Patricô đă qua đời) Augustinô đă trốn bà và đi một ḿnh. Dẫu vậy, bà vẫn đuổi theo và gặp lại chàng ở Milanô. Tại đây bà gặp thánh Abrosiô. Hai người rất mực kính trọng lẫn nhau.

Cuối cùng vào năm 386, thánh nữ vui mừng thấy con hối cải. Đó là phần thưởng đền bù không biết bao nhiêu là nước mắt và kinh nguyện của Ngài. Thánh nữ cùng tĩnh tâm với Augustinô ở Cassicicum và có mặt trong lễ rửa tội của con do thánh Ambrosiô cử hành.

Năm 387, thánh nữ lên đường về Phi châu với con và các bạn hữu của Ngài. Tại Ostia, thánh nữ chia sẻ với con ḿnh sự hoan lạc trong tâm hồn mà thánh Augustinô ghi lại trong cuốn IX "bộ tự thuật".

Sau đó thánh Monica nói: - Con ơi, phần mẹ, mẹ không c̣n thấy vui sướng v́ bất cứ điều ǵ ở đời này nữa. Mẹ không hiểu sẽ phải làm ǵ và tại sao lại c̣n sống ở đây. Niềm hy vọng của mẹ trên thế gian này đă được hoàn thành. Chỉ có một điều mẹ ao ước là được thấy con trở thành người công giáo trước khi mẹ ĺa đời. Thiên Chúa cho mẹ được toại nguyện và hơn nữa đă cho mẹ thấy con chán ghét hạnh phúc trần gian và hiến thân phụng sự Ngài. Mẹ c̣n làm ǵ nữa đây ?

Chẳng bao lâu sau đó, thánh nữ mang bệnh và từ trần tại Ostia vào tuổi 56 .

Trước kia thánh nữ thường ao ước được chôn cất bên chồng. Bây giờ, thánh nữ được hỏi xem có buồn khi phải gởi xác ở xa quê hương không ? Ngài trả lời : - Không có ǵ cách xa Thiên Chúa cả. Đừng sợ rằng: Ngài sẽ không biết mẹ ở đâu để phục sinh mẹ dậy .

Và những lời cuối cùng nói cho con ḿnh:
- Hăy chôn cất mẹ ở đâu cũng được. Đừng lo lắng chi về điều đó cả. Mẹ chỉ xin con hăy nhớ đến mẹ tại bàn thờ Chúa khi nào con có thể.

Chắc chắn Augustinô không bao giờ quên Ngài và cả được ai đọc về Ngài trong bộ "tự thuật". Ngài được mai táng tại Ostia. Dường như năm 1430 xác Ngài được cải táng về Roma chôn tại thánh đường thánh Augustinô .


Ngày 28-08

Thánh AUGUSTINÔ
Giám mục Tiến Sĩ Hội Thánh (354 - 430)

Thánh Augustinô sinh ngày 13 tháng 11 năm 354 tại Thagaste miền Numidia nay là Souk-Akras nước Algeria. Ông Patricô, cha ngài là một tiểu nông và là nghị viên thành phố. Ong là lương dân và chỉ theo đạo vào lúc cuối đời. Mẹ Ngài là thánh Monica đă nhờ kinh nguyện, ḷng nhẫn nại và t́nh yêu không biết mệt mỏi đă cải hoá con. Theo thói quen thời đó, Augustinô thuộc vào số những ứng viên lănh phép rửa tội, nhưng lại tŕ hoăn để tránh nguy cơ phạm tội, Ngài chỉ được thánh Ambrosiô rửa tội cho sau khi trở lại vào tuổi 32.

Augustinô đă theo học những lớp về văn chương tại Thagaste và Madaura, cuối cùng Ngài theo học khoa tu từ tại Carthage. Đời sống luân lư của Ngài vào thời kỳ này không đến nỗi tồi tệ mà có lẽ khá hơn nhiều những thanh niên cùng thời và chúng ta không nên gắt gao kết án lối cư xử của Ngài theo sát chữ viết trong cuốn "tự thuật", chắc chắn Ngài có một t́nh nhân và trung tín với nàng cho tới năm 385. Ngài đă có với nàng một người con tên là Adcodatus cũng vào thời này Ngài trở thành người theo phái Manichêô.

Năm 383, Augustinô đến Roma dạy tu từ và năm 384 có được một địa sở tại Milan. Lúc này Ngài đă thấu suốt được thuyết Manichêô và rơi vào t́nh trạng nghi nan bất định. Tại Milan Ngài có dịp tiếp xúc với vị giám mục thời danh của giáo phận nầy là thánh Ambrosiô. Các bài giảng của thánh nhân cho Ngài thấy lần đầu tiên rằng Ngài có thể tin vào Thánh Kinh như sự giải thích của Giáo hội mà không phải hy sinh sự hiểu biết của ḿnh. Ngài c̣n đọc sách của những nhà tân học phái Platôn như Plotinê và Per phyry, Những sách đă chữa cho Ngài khỏi thuyết duy vật của Manichêô và đưa Ngài vào triết học linh thiêng hơn, phù hợp với mạc khải Kitô giáo.

Augustinô đă xác tín về sự chân thật của Kitô giáo vẫn chưa đi đến bước quyết định, cho tới tháng 9 năm 386 khi Ngài trải qua một kinh nghiệm bất ngờ nhưng được chuẩn bị từ trước. Ngài đă tŕnh bày kinh nghiệm ấy trong cuốn VIII bộ "tự thuật". Đây là cuộc trở lại Kitô giáo lẫn cuộc sống khổ hạnh đă theo đuổi bậc trọn lành. Bỏ nghề, Ngài lui về Cassiciacum, gần Milan, cùng thánh nữ Monica mẹ Ngài và Adeodatus con Ngài, với một số bạn bè. Tại đây, Ngài bắt đầu viết và xuất bản một số tác phẩm và trau dồi về triết học, những tác phẩm đầu tiên của Ngài.

Ngài được thánh Ambrosiô rửa tội vào lễ phục sinh năm 387 rồi cùng mẹ và các bạn trở về Phi Châu. Thánh nữ Monica qua đời trên đường về tại Ostia. Tại Phi Châu theo lời khuyên của Đức Cha Valêriô địa phận Kippô, Ngài xin làm linh mục và được thụ phong năm 391. Năm 395, Ngài được tấn phong làm giám mục phụ tá và chẳng bao lâu sau lên kế vị đức cha Valêriô làm giám mục Hippô. 35 năm c̣n lại, Ngài bận rộn với công việc mệt nhọc của một giám mục địa phận, đồng thời vẫn dành giờ để trước tác. Ngoài tác phẩm được biết nhiều là bộ "tự thuật" c̣n nhiều tác phẩm thần học của Ngài (gồm 96 cuốn không kể các bài giảng và thư tín) đă mang lại sức sống mănh liệt cho Giáo hội thời đó lẫn ngày nay.

Thánh Augustinô sống đời tu viện với hàng giáo sĩ và làm mọi sự để khích lệ việc canh tân các cộng đoàn tu sĩ. Hai bài giảng về đời sống khổ hạnh trong cộng đoàn và một bức thư dài về các nguyên tắc mà Ngài viết cho các cộng đoàn nữ tu do Ngài thành lập và em Ngài là bề trên tiên khởi, làm thành "luật thánh Augustinô".

Thánh Possidiô bạn Ngài đă viết một bản tường thuật rất hay về đời giám mục của thánh Augustinô. Bản tường thuật này cho thấy Ngài là một người rất nhân bản, dễ thương và giàu ḷng bác ái, tận tụy phục vụ cộng đoàn, thích sống nghèo khó nhưng lại hiếu khách. Chỉ có một điều Ngài không thể tha thứ được là gương mù tại bàn ăn. Ngài luôn dấn thân vào việc bệnh vực Giáo hội chống lại các người theo lạc giáo như những người theo phái Manichêô, Phômatô, Pêlagiô. Cuộc tranh luận với Pêlagiô đă để lại những bút tích của thánh Augustinô về ơn thánh. Với ảnh hưởng lớn lao trong Giáo hội sau này. Dầu nhiệt tâm chống lại lạc thuyết, thánh Augustinô vẫn luôn lịch sự và thân ái khi đối thoại với các người theo lạc giáo.

Thánh Augustinô đă sống để chứng kiến cuộc xâm lược man rợ của người Vandal vào Phi Châu bắt đầu từ năm429. Ngày 28 tháng 8 năm 430 Ngài từ trần, hưởng thọ 76 tuổi, Ngài không để lại chúc thư v́ không có tài sản ǵ. Nhưng kể từ khi qua đời tới nay, di sản tư tưởng của Ngài được ghi nhận là phong phú nhất sau thánh Phaolô.


Ngày 29-08

KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN
THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Ngày 29 tháng 8, Giáo hội kính nhớ việc thánh Gioan tẩy giả bị chặt đầu, nghĩa là cuộc tử nạn của Ngài. Vị tiền hô lừng danh này từ thiếu thời, đă lui vào sa mạc để sống khoảng 25 năm khổ hạnh. Vào tuổi 29, Ngài được lệnh từ trời cao sai đến bên bờ sông Jordanô giảng phép thống hối và loan báo việc Đấng Thiên sai sắp tới. Khắp nơi, người ta đến với Ngài.

Khi ấy, Chúa Giêsu từ Galilê tới xin Ngài rửa cho. Danh tiếng Ngài lẫy lừng khiến người Do thái sai sứ giả đến chất vấn Ngài, Ngài khiêm tốn trả lời: - Tôi không phải là đức Kitô.
Họ hỏi lại : - Vậy th́ là ai ?
Ông đáp : - Tôi là tiếng kêu trong sa mạc: hăy bạt lối Chúa đi.
Họ lại hỏi thêm: vậy tại sao ông dám thanh tẩy ?
Ông trả lời: phần tôi, tôi thanh tẩy bằng nước. Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép Ngài (Ga 1,19-27).

Rất mực khiêm tốn, nhưng tiếng tăm Ngài đă thấu tai Hêrôdê. Ong vua này biết Gioan "là người công chính và lành thánh nên vẫn che chở. Nghe ông th́ Hêrôđê đâm phân vân nhiều nỗi nhưng lại cứ thích nghe" (Mc 6,20). Hêrôdê bị Gioan bắt lỗi về việc ông ta cưới Hêrôdia vợ của anh ông làm vợ ḿnh. - Ông không được phép lấy vợ của anh (Mc 1,8).

Lời nói ấy phải trả giá bằng sự tự do. Gioan bị bắt tù. Nhưng việc tù tội của Gioan không làm giảm cơn giận của người đàn bà tội lỗi. Bà ta quyết t́m cách giết Gioan. Nhân một bữa tiệc Hêrôdê thết đăi tại hoàng cung, con gái mụ Hêrôdiađê vào nhảy múa giúp vui, nhà vua vui thích lắm, và hứa cho bất cứ ǵ nó muốn, ra hỏi người mẹ, nó trở lại hoàng cung và thưa: - Thần muốn Ngài ngự ban cho ngay trên chiếc đĩa cái đầu của Gioan Tẩy giả ( Mc 6,25)

Buồn phiền, nhưng v́ đă lỡ thề hứa trước mặt quan khách, Hêrôđê đă sai thị vệ đi chặt đầu thánh nhân. Cái chết của thánh Gioan tẩy giả xảy ra khoảng một năm trước cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.