TỈNH DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM
GIỚI THIỆU CÁC ĐỊA ĐIỂM VÀ SINH HOẠT MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO CỘNG ĐOÀN ANH EM ĐA MINH TẠI KONTUM
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Cộng đoàn anh em Đaminh Kontum đã hiện diện trên vùng đất Tây Nguyên này với sứ vụ truyền giáo cho dân tộc thiểu số từ năm 2005, theo lời mời của Đức Cha Michael Hoàng Đức Oanh. Cho tới nay, Giáo phận đã trao cho anh em một vùng truyền giáo rộng lớn gần 140km2 với khoảng 22.000 người trong số có 9.000 Công giáo gồm 3 sắc tộc chính là Bahnar, Xê Đăng và Hơ Lăng. Hiện có 9 anh em linh mục, một phó tế, 2 tu huynh và 3 thầy thực tập hiện diện với họ để: “chuyên tâm loan báo Tin mừng nhằm xây dựng Hội thánh giữa muôn dân và làm cho đức tin được rạng rỡ, vững vàng trong dân Kitô giáo (HP dòng số 98).
- Giáo xứ Kon Rơbang thuộc xã Vinh Quang, thành phố Kontum, tỉnh Kontum.
- Nhà Cộng đoàn và nhà nội trú Đak Mốt huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum.
- Giáo xứ Rờ Kơi xã Rờ Kơi, Huyện Sa Thầy, tỉnh Kontum.
- Giáo điểm truyền giáo xã Sa Loong với nhà nội trú huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum.
- Tu xá Lui Bêtran và giáo họ biệt lập lei n thành phố Kontum, tỉnh Kontum.
- Nhà nội trú Dak Rơwa thuộc xã Dak Rơwa thành phố Kontum tỉnh Kontum.
- Giáo điểm truyền giáo Morai xã Morai huyện Sa Thầy
1. Giáo xứ Kon Rơbang
Sau một thời gian lên Kontum học tiếng dân tộc Bahnar và thực tập mục vụ, vào ngày 15/09/2011, anh em đã được Đức Cha giáo phận Kontum chính thức trao giáo xứ Kon Rơbang với cha Antôn M. Z. Phan Tự Cường OP, làm cha xứ tiên khởi cùng với ba anh em mới chịu chức linh mục năm 2011 là cha Giuse Hà Đăng Hội OP, cha Antôn Phạm Minh Châu OP, và cha Luca Nguyễn Văn Mạnh OP, làm phụ tá.
Đây là một giáo xứ rộng lớn với trên 4000 tín hữu người Bahnar sống rải rác quanh 4 buôn làng, cách thành phố Kontum 3km về hướng Tây. Nhờ một cộng đoàn đông đảo và sinh động, anh em đã cùng chung tay củng cố đời sống thiêng liêng bà con dân tộc, nhất là giáo dục giới trẻ biết định hướng cuộc sống, không chạy theo những trào lưu đua đòi của thời đại. Anh em cũng nỗ lực tối đa để thúc đẩy việc học hành của các con cái họ – vốn ít thích việc học – bằng việc lập ra “Câu lạc bộ hiếu học” tạo điều kiện cho chúng chuyên chăm học tập, đồng thời nâng đỡ các học sinh nghèo bằng học bổng. Anh em đã xây cất hai nhà nội trú dành cho các em nam và nữ để qui tụ các học sinh ở vùng sâu vùng xa và có tinh thần hiếu học có được nơi ăn chốn ở học hành thuận tiện, để mai sau trở thành người có văn hóa hơn, và cũng từ đó, anh em tìm kiếm và đào tạo các ơn gọi linh mục và tu sĩ người địa phương.
Qua năm 2013, Cha Luca Nguyễn Văn Mạnh O . được bổ nhiệm làm cha xứ thay cho cha Antôn han Tự Cường. Sau 5 năm phục vụ giáo xứ, do nhu cầu mục vụ, cha đã đổi vào giáo xứ Rơ Kơi và bàn giao cho cha Antôn hạm Minh Châu O làm chánh xứ Kon Rơbang. Cùng cộng tác với cha Châu có cha Bartôlômêo Nguyễn Hoàng Tuấn OP, làm cha phó.
2. Cộng đoàn Đak Mốt và nhà nội trú
Qua năm 2014, thể theo nhu cầu truyền giáo của giáo phận, cộng đoàn anh em được tách đôi: Hai cha Giuse Hội OP, và An Tôn Châu OP, được cử lên ở tại giáo xứ Đak Mốt cách thành phố Kontum 60 cây số về hướng Bắc để coi sóc hai giáo điểm truyền giáo Đăk Xú và Sa Loong. Đây là hai làng người dân tộc Xê Đăng theo đạo từ lâu nhưng vì ở gần biên giới nên việc sinh hoạt tôn giáo rất khó khăn, dân chúng rất nghèo khổ. Tuy nhiên hai cha vẫn vui vẻ đảm nhận và kiên trì “ bám trụ” cho tới nay. Anh em đã soay sở mua một miếng đất riêng và gầy dụng lên nhà cộng đoàn. Sau nhiều nỗ lực, nhà cộng đoàn đã được thành lập và sau đó còn xây dựng thêm nhà nội trú và nhà nguyện riêng.
Hiện cha Giuse Trần Ngọc Thanh OP, đang phục trách cộng đoàn và gần đây, cha Bartôlômêo Nguyễn Hoàng Tuấn OP, từ giáo xứ Kon Robang lên tăng cường.
3. Giáo xứ Rờ Kơi xã Rờ Kơi, Huyện Sa Thầy, tỉnh Kontum.
Bước vào năm 2016, năm kỷ niệm 800 năm thành lập òng Đaminh và 50 năm thành lập tỉnh dòng, theo tinh thần của tỉnh hội 2015 là “ tiếp bước cha anh, sẵn sàng lên đường, không ngại đi đến những biên cương mới của Giáo Hội”(CV 2015 sô161), với sự chấp thuận của cha Giám tỉnh, anh em đã xin Đức Cha giáo phận đảm nhận thêm một vùng truyền giáo rộng lớn dọc theo biên giới Việt-Kampuchia gồm các xã Rờ Kơi, Mô Rai ở phía Bắc và Nam huyện Sa Thầy, nơi có 5 làng với hơn 2000 giáo dân dân tộc và nhiều làng chưa được biết “ánh sáng Tin Mừng”.
Cha Giuse Nguyễn Hữu Phú OP, sau một thời gian phục vụ tại giáo xứ Kon Rơbang đã xung phong lên giáo xứ mới cùng với thầy Gioan Nguyễn Văn Mão OP, được tăng cường từ Đak Lak lên. Trước đây, cha Phú đã thông thạo tiếng Bahnar để làm việc mục vụ tại Kon Rơbang, nay lại cất công học thêm tiếng Hơlăng để công tác mục tử đạt hiệu quả hơn.
Đến năm 2018 vì lý do sức khoẻ, Cha Phú OP, xin đi dưỡng bệnh và tỉnh Dòng cắt cử Cha Luca Nguyễn Văn Mạnh OP, từ giáo xứ Kon Rơbang vào đảm nhiệm cho đến nay. Cùng cộng tác vói cha Mạnh là cha Đaminh Nguyễn Ngọc Cảnh OP,.
Do số giáo dân ngày một tăng và nhà nguyện Rơkơi trở nên quá nhỏ bé nên ngài quyết định xây dựng một ngôi nhà mới trên một khu đất rộng hơn. Nhà thờ đã đặt viên đá đầu tiên vào đầu năm 2020 và hiện đang xây dựng.
4. Giáo điểm truyền giáo Sa Loong với nhà nội trú
Các anh em ở cộng đoàn Đak Mốt đặc biệt là cha Giuse Hà Đăng Hội OP, sau một thời gian đảm nhiệm giáo điểm Sa Loong thấy được nhu cầu tôn giáo của dân trong vùng và nhu cầu học hành của các em nên một mặt cha xúc tiến lo liệu giấy tờ xin nâng giáo điểm lên giáo xứ mặc khác soay sở mua một miếng đất và bắt đầu xây dựng nhà cộng đoàn và nuôi các em nội trú. Công việc đang tiến hành thì cha được bổ nhiệm làm bề trên tu xá Lui Bêtran nên công việc trên được trao cho cha Tađeo Hồ Vĩnh Thịnh đảm nhận tiếp tục công việc.
5. Tu xá Lui Bêtran và giáo họ biệt lập Plei Don thành phố Kontum, tỉnh Kontum.
Sau nhiều năm hiện diện ở Giáo phận Kontum và được phân bổ đi làm việc mục vụ nhiều nơi, anh em Đaminh Kontum thấy cần có một nhà chính đề qui tụ và điều hành chung. Nhờ ơn Chúa ban, với sự chuyền cầu của Mẹ Maria Mân Côi và thánh phụ Đaminh, tu xá đã được xây dựng và được khánh thành ngày 22/12/2017 nhân kỷ niệm 801 năm thành lập dòng với tên thánh bổn mạng Lui Bê Tran, vị thừa sai nhiệt huyết cho thổ dân Nam Mỹ. Tu xá đã được cha Giám tỉnh Giuse Nguyễn Văn Hòa OP, công bố thành lập vào ngày 23/10/2019 bao gồm các anh em Đaminh đang làm việc truyền giáo tại hai giáo phận Kontum và Ban Mê Thuột.
Sau đó, anh em đã xin Đức Cha giáo phận trao toàn quyền coi sóc giáo họ biệt lập Plei Đon có nhà nguyện bên cạnh tu xá tách ra khỏi giáo xứ Kon RơBang để thuận tiện cho việc mục vụ lâu dài. Hiện Cha Bề Trên tiên khởi của tu xá kiêm chánh xứ giáo họ biệt lập là cha Giuse Hà Đăng Hội OP,.
6. Nhà nội trú sinh viên Dak Rơwa thuộc xã Dak Rơwa thành hố Kontum tỉnh Kontum
Vào năm 2016, với nguyện vọng làm việc tông đồ bác ái thiết thực giúp đồng bào dân tộc, cha Cường đã thành lập một cơ sở cơ khí rộng hơn 400 m2 lấy tên là “Đa Thiện” để dạy nghề cho các em dân tộc. Sau ba năm thử nghiệm, anh em sợ không thể kéo dài lâu vì không có đủ nhân sự chuyên môn và tài chánh nên đã ngưng việc trên và sửa sang thành nhà nội trú sinh viên và học sinh cấp III, bắt đầu từ niên khóa 2020 -2021 sắp tới.
7. Giáo điểm truyền giáo Mô Rai
Mô Rai là một xã cuối cùng của huyện Sa Thầy năm dọc theo biên giới Kampuchia nơi cư ngụ của đồng bào sắc tộc Jarai và Rờ Mâm.với khoảng 6000 dân. trong đó chỉ có trên 10 gia đình Công giáo Kinh Thượng. Giáo hận đã mở giáo điểm truyền giáo tại đây và trao cho anh em Đaminh đảm nhận từ năm 2014. Vì là vùng biên giới nên các sinh hoạt tôn giáo rất khó khăn. Cộng đoàn đã mua hai khu đất chuẩn bị cho tương lai và cắt cử hai anh Giuse Maria Nguyễn Anh Vũ OP, và Gioan Ngô Hoàng Phương OP, chuẩn bị học ngôn ngữ để khi có điều kiện sẽ vào đây phục vụ chính thức.
Xin quý cha Bề Trên, quí cha, quí thầy và anh chị em Huynh Đoàn giáo dân cầu nguyện cho các anh em Đaminh trên tuyến đầu truyền giáo này luôn giữ mãi nhiệt huyệt tông đồ cũng như đón được sự hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần đề Tin Mừng và tình thương của Chúa được đến với người dân tộc vốn chịu nhiều thiệt thòi do nghèo đói thiếu thốn nhiều mặt.
KonTum, ngày 21/06/2020.