Thông tấn xã HĐGM Mỹ ủng hộ ĐTGM Nguyễn Năng

1. Thông tấn xã HĐGM Mỹ ủng hộ ĐTGM Nguyễn Năng

Thông tấn xã Catholic News Service của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gọi tắt là USCCB vừa có bài viết ca ngợi Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn, cũng như các linh mục, tu sĩ của thành phố. Bài viết có nhan đề “Vietnamese archbishop as COVID-19 surges: ‘How can our hearts not ache?’”, nghĩa là “Trong khi COVID-19 tăng mạnh, Tổng Giám Mục Việt Nam đặt câu hỏi ‘Sao lòng chúng ta không nhói đau’”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng của Sài Gòn đã khuyến khích mọi người trong tổng giáo phận của ngài, nơi đang là một tâm chấn COVID-19, hãy bám lấy hy vọng và hỗ trợ lẫn nhau.

Ngài cho biết người dân địa phương đã khóa cửa trong ba tháng để ngăn chặn sự bùng phát của biến thể delta nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn rất nghiêm trọng, UCANews đưa tin.

“Khó khăn, thách thức bây giờ không chỉ là lương thực, vật dụng y tế, tài chính mà còn là những đau khổ về tâm lý, tinh thần vì người thân bị nhiễm bệnh, qua đời vội vàng mà không thể hỏa táng ngay. Họ sẽ trở về nhà trong những hũ tro”, ngài nói.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố báo cáo trung bình mỗi ngày có 241 ca tử vong. Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng cũng có các linh mục và tu sĩ đã chết vì COVID-19, trong khi nhiều người khác đã hồi phục.

UCANews đưa tin rằng giáo xứ Bình An ghi nhận 70 người chết trong tháng Bảy và tháng Tám, và nhiều giáo xứ khác có từ 10 đến 20 người chết. Nhiều gia đình có hai hoặc ba người thân đã qua đời, trong khi một số gia đình không còn ai sống sót cả.

“Làm sao trái tim chúng ta không nhói đau khi chứng kiến những cảnh tượng đau buồn này và nhìn thấy những đứa trẻ bị bỏ lại một mình vì gia đình chúng đã chết vì COVID-19?” Đức Cha Năng đặt câu hỏi. UCANews cho biết ngài cam kết các linh mục và giáo xứ sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi do COVID-19 gây ra.

Lưu ý rằng nếu một thành viên đau khổ thì tất cả các thành viên đều khổ đau, Đức Tổng Giám Mục cho biết Giáo Hội địa phương hiệp thông với những người đang phải gánh chịu nỗi đau về tinh thần và thể xác.

Ngài nói: “Chúng ta đau buồn và khóc như chính Chúa Giêsu đã làm khi đứng trước quan tài của con trai bà góa thành Nain và trước mộ anh Lagiarô.

Đức Tổng Giám Mục kêu gọi mọi người gửi đi thông điệp này: Đừng đánh mất hy vọng. Ngài trích dẫn lời Thánh Phaolô: “Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi”.

Đức Cha Năng cho biết ngài và các linh mục địa phương cử hành thánh lễ hàng ngày với những lời cầu nguyện đặc biệt cho những người đã chết vì COVID-19, và ngài thúc giục các gia đình Công Giáo nên đọc kinh cầu nguyện cho những người đã thiệt mạng.

Đức Tổng cũng yêu cầu người Công Giáo địa phương làm mọi cách để biến thông điệp hy vọng thành hiện thực bằng những lời cầu nguyện, thăm hỏi, an ủi, động viên, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau. Đừng để ai phải thất vọng vì sự thờ ơ và thiếu hiểu biết của chúng ta.

“Niềm hy vọng của chúng ta “cắm neo chắc chắn vững vàng” nơi mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Đức Kitô. Đó là bảo đảm để không bao giờ chúng ta phải thất vọng khi bước đi trong đêm tối.” Đức Cha nói trong lá thư viết ngày 1 tháng 9.

UCANews cho biết nữ tu Maria Trần Ngọc Thảo Linh, một thành viên của Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt đã qua đời vì COVID-19 hôm 24 tháng 8 vừa qua khi mới 32 tuổi.

Trong một lá thư gửi cho các nữ tu khác trước khi qua đời, Sơ Linh cho biết vi-rút là cây thánh giá Chúa đã trao cho chị để chị hết lòng sống ơn gọi yêu mến thánh giá của mình. Tất cả mọi người đều có thập giá để giúp họ theo Chúa và nên thánh.

“Suy nghĩ về sự sống và cái chết, em thấy nó chỉ là tên gọi của hai hình thái sống khác nhau mà thôi. Thực tế thì, chúng ta có bao giờ chết đâu. Vậy đó, nên em cũng chẳng năn nỉ Chúa cho mình được khỏi bệnh hay được sống lâu,” sơ viết.

“Nếu bước đi trên một cuộc hành trình, điều người lữ hành mong mỏi nhất là có thể đến đích sớm bao nhiêu có thể. Thì cũng vậy, nếu cái chết đến sớm có lẽ là điều đáng mừng, phải không? Tuy cái chết không phải là đích chúng ta nhắm tới, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã gần đích lắm rồi.”

Ngày 2 tháng 9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết hơn 91,000 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại nhà, 21,000 bệnh nhân khác đang điều trị tại các trung tâm cách ly và hơn 40,000 bệnh nhân phải nhập viện.

Khoảng 6,2 triệu người trong số 9 triệu người ở trung tâm thương mại này đã được tiêm chủng nhưng chỉ có 350,384 người được tiêm chủng đầy đủ.

Thành phố có kế hoạch cung cấp viện trợ nhân đạo cho 4.5 triệu người bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát trong những tháng tới.


Source:Crux

2. Cẩm nang phòng chống dịch của Bác Sĩ Phan Xuân Trung. 

Xin nhấn vào đây tải file

GIAI ĐOẠN 0: chưa nhiễm 

  • Phòng ngừa nhiễm bằng cách rửa mũi, khò họng bằng nước muối 0,9%, ngày 3 lần.
  • Mang khẩu
  • Tránh đến gần nhau dù lạ hay
  • Luôn luôn bật quạt máy.
  • Không vào nơi kín cửa.

Mục đích: Tránh bị virus xâm nhập. Nước muối sẽ làm sạch niêm mạc mũi, họng. Dầu mè hay dầu olive sẽ tạo một lớp màng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của virus.

GIAI ĐOẠN 1: Mới nhiễm, chưa triệu chứng (trong 7-10 ngày đầu sau nhiễm) 

  • Xét nghiệm nhanh hoặc RT CPR dương tính.
  • Tích cực khò nước muối PHA MẶN. Rửa mũi bằng nước muối PHA MẶN. Ngày 3 lần. Thời gian áp dụng không quá 5-7 ngày.
  • Xông bằng nồi lá xông sả, gừng, tinh dầu… trùm mền hít hơi nóng vào đường phổi ngày 1 lần.

Mục đích: Nước muối pha mặn giúp ức chế tế bào, hạn chế sự sinh sản của virus. Xông tinh dầu giúp làm sạch đường thở, nhiệt độ nóng của hơi nước làm giảm hoạt động của virus.

  • Cách pha nước muối: Dùng 1 ly nước ấm cỡ ly uống bia 250ml, bỏ vào 1 muỗng (thìa) cà phê vung muối ăn, khuấy cho tan hết muối.

Sau 10 ngày không thấy có triệu chứng gì xem như thoát nạn. Cần xét nghiệm lại để kiểm tra sau 14 và 21 ngày.

GIAI ĐOẠN 2: bắt đầu có triệu chứng sốt, ho, nhức đầu, tiêu chảy, mất mùi, mất vị giác, đau cơ… sau 7-10 ngày kể từ lúc nhiễm.

Nguyên tắc: trị triệu chứng.

  • Sốt nhẹ: Uống Paracetamol 500mg khi sốt, đau mình hay nhức đầu. Có thể dùng các thuốc hạ sốt khác như Ibuprofen hoặc
  • Sốt nặng, không hạ nhiệt được bằng thuốc: phun sương rượu trắng hoặc cồn lên ngực, lưng để hạ nhiệt. (lưu ý, không áp dụng cho trẻ em).
  • Ho: uống các loại thuốc ức chế ho như Terpin, Theralene, Sapphire, .. khi ho nhiều, liều dùng tùy thuốc, tham khảo Google.
  • Tiêu chảy: uống Diosmectite (Smecta hoặc các thuốc cùng dạng) 1-2 lần x 1 gói và bù nước bằng gói
  • MethylPrednisolone 16mg (Medrol 16) uống 1 lần 1 viên sau ăn no, tốt nhất lúc 8 giờ. Viên đầu tiên thì uống bất cứ lúc nào cũng được. Thuốc uống không quá 5

ngày, cần giảm dần liều để tránh các tác dụng phụ quan trọng.

Cách giảm liều Medrol 16Mg: sau 5 ngày dùng 1 viên thì đến ngày 6 và 7: dùng nửa viên, ngày 8 và 9 dùng ¼ viên.

Mục đích:

  •  Chống phản ứng viêm, giảm triệu chứng.
  • Thuốc Paracetamol 500mg có nhiều tên thương hiệu khác nhau, tất cả đều dùng được.

Sau 14 ngày xét nghiệm lại, nếu âm tính là thoát nạn.

GIAI ĐOẠN 3: tức ngực, khó thở (virus đã xâm nhập hệ thống hô hấp dưới và tạo phản ứng viêm).

 Gọi y tế đến cấp cứu.

Nếu không gọi được, không có nguồn giúp đỡ y tế nào thì tự xử lý:

  • Uống Methylprednisolone (Medrol 16mg), ngày 1-2 lần, tốt nhất uống vào lúc 8 giờ sáng, tuy nhiên có thể uống bất cứ lúc nào khi phát hiện triệu chứng tức ngực, khó thở. Lưu ý: Không uống quá 5 ngày, gọi bác sĩ để được hướng dẫn GIẢM LIỀU.
  • Uống Aspirin* 81mg ngày 1-2 lần sau ăn để chống đông máu. Uống nhiều gây loét dạ đày.
  • Uống Omeprazol hoặc Lansoprazol 1 viên buổi sáng để hạn chế tác dụng viêm dạ dày của 2 loại thuốc trên.
  • Nằm úp, kê gối dưới bụng.
  • Thở oxy và theo dõi SpO2, trên 90% là an toàn.

*(Thuốc Aspirin có nhiều tác dụng: kháng viêm, giảm đau, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu (chống đông máu). Trước đây được xem như thần dược, tuy nhiên có tác dụng phụ gây xuất huyết dạ dày nên ngày nay hạn chế sử dụng) .

  Mục đích: tự cứu trước khi được y tế cứu giúp.

Giai đoạn 2 và 3 có sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bệnh nhân có một trong những bệnh thuộc vùng CHỐNG CHỈ ĐỊNH thì phải gọi điện thoại tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *