https://youtu.be/z0XcPJ-oJVU
1. ĐGH Phanxicô kêu gọi các giám mục Bangladesh hãy gần gũi với tín hữu
(Radio Vatican) ĐGH Phanxicô kêu gọi các giám mục ở Bangladesh hãy vun trồng tình liên đới và gần gũi với người tín hữu, đặc biệt là giới trẻ và những gia đình có nhiều đóng góp cho giáo hội theo khả năng đặc biệt của họ.
Vào hôm thứ Sáu, ngày cuối cùng của chuyến thăm mục vụ của ngài ở Myanmar, ĐGH đã có cuộc gặp các giám mục của quốc gia này tại nhà Hưu Dưỡng ở Dhaka và sau đó ngài sẽ trở về Bangladesh để khởi hành vào chiều tối Thứ Bẩy.
Như thường lệ trong các dịp như thế này, ĐGH đã nói chuyện thân mật với các giám mục và nhấn mạnh đến những điểm chính trong thông điệp của ngài và thường ngài không đi theo những nhận xét đã được chuẩn bị trước. Điểm chính trong thông điệp là ĐGH khuyên các giám mục hãy chứng tỏ “hơn nữa sự gần gũi với các tín hữu.”
“Hãy nhìn nhận và trân trọng những đặc sủng nơi các tín hữu nam, nữ và khuyến khích họ dùng khả năng Chúa ban này để phục vụ Giáo Hội và toàn xã hội” theo hoàn cảnh văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước.”
ĐGH cũng kêu gọi các giám mục hãy tăng cường và phát triển điều mà ngài gọi là “một lối thứ ba trong Giáo Hội: Lối sống của đời thánh hiến” như những người thánh hiến, có một sự đóng góp quan trọng cho đời sống Công Giáo trong nước.
ĐGH nói rằng trong một đất nước mà người Công Giáo chỉ là một tiểu số nhỏ – chỉ 0.2 phần trăm – dân số với chỉ vỏn vẹn có 12 giám mục và 372 linh mục và gần một triệu rưỡi giáo lý viên và tu sĩ, thì gương sáng của nhiều “giáo lý viên dấn thân nhiệt thành” là rất cần thiết cho sự phát triển đức tin và sự hình thành Kitô giáo cho thế hệ tương lai.
ĐGH cũng nhấn mạnh đến nhu cầu của Giáo Hội trong việc đồng hành với giới trẻ và các giám mục cần “ nghĩ ra cách tốt nhất để chia sẻ với giới trẻ niềm vui, sự thật và vẻ đẹp đức tin của chúng ta”, nhằm giúp họ nhận biết nguồn gốc của mình và họ có thể nuôi dưỡng và sinh hoa kết trái. “Hãy khuyến khích giới trẻ có nhiều thời gian gần gũi với cha mẹ, ông bà và các linh mục lớn tuổi.”
Khi khen ngợi Giáo Hội tại Bangladesh về việc tiếp cận với các gia đình, ĐGH đã nói rằng “dân chúng của đất nước này được biết đến với truyền thống tốt đẹp của họ về tình yêu gia đình, lòng hiếu khách và sự tôn trọng cha mẹ, ông bà và chăm sóc cho người già cả, người tàn tật và những người dễ bị tổn thương nhất.”
ĐGH đề nghị kế hoạch mục vụ của Giáo Hội ở Bangladesh và đưa ra những nguyên tắc truyền giáo và những ưu tiên đã hướng dẫn đời sống và sứ mạng của Giáo Hội trong quốc gia non trẻ này, đặc biệt dành cho người nghèo và nhất là trong cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay, chúng ta thấy cần phải làm gì hơn nữa.”
2. ĐTC nhắn gửi các Linh mục Tu sĩ: Anh chị em đừng làm ra mặt “lạnh lùng” và bộ điệu ‘chanh chua”!
Theo Thông tấn xã EWTN và CNA ngày 2/12 cho hay trong bài thường huấn dành cho các linh mục tu sĩ ở Dhaka, Bangladesh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “thật là buồn khi thấy những người tận hiến không hạnh phúc! Cha thích nhìn vào mắt các tu sĩ lớn tuổi, những người đã suốt đời phục vụ trong niềm vui, để khám phá ra những cốt lõi của ơn gọi thánh hiến.
ĐTC nói “Dù mắt của họ là không thể diễn tả trọn vẹn niềm vui và an bình ắp đầy trong tâm lòng họ,” Thiên Chúa vẫn dõi theo những ánh mắt của những người tu sĩ thiếu trong sáng vì họ không sống lý tưởng tu trì, họ không thể có được niềm vui.”
ĐTC cảnh báo rằng tinh thần của niềm vui hạnh phúc thật cần thiết cho đời sống tận hiến, và “chúng con không thể phục vụ Chúa” mà không có nó.
“Cha có thể đảm bảo với chúng con là thật đau buồn khi gặp những linh mục, những tu sĩ, những Giám mục, không có niềm vui, thì gương mặt họ lúc nào cũng ủ dũ buồn phiền”, ĐTC còn nói thêm “bất cứ lúc nào Ngài gặp một ai đó như thế, Ngài thường hỏi ngay: “Hôm nay con đã làm gì? Con có uống dấm chua không vậy?”
Những ai có “khuôn mặt chanh chua lạnh như tiền” chắc là họ đang “có tâm trạng lo lắng và trái tim se thắt sầu khổ” nên họ không thể sống chứng tá và loan truyền Tin mừng Chúa được!”.
Trong cả hai cuộc tông du tại Miến Điện và Banglades, ĐTC đều nói chuyện với cộng đoàn tu sĩ. Trong cuộc gặp gỡ với các tu sĩ, được tổ chức tại Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Bangladesh, Đức Thánh Cha đã lắng nghe nhiều chứng từ của Linh mục Abel Rozario, một linh mục thuộc Tổng Giáo phận Dhaka; Thầy Lawrence; Linh mục Franco; Sơ Mary Chandra; và Marcellius một chủng sinh. Sau khi lắng nghe những mẫu chuyện cuộc đời họ, ĐTC cho biết Ngài đã chuẩn bị một bài chia sẻ dài 8 trang, nhưng trước những chia sẻ của các con, cha vui sướng nhận thấy “chúng con đến đây để lắng nghe Cha, và muốn nghe hoài mà không chán!”
Như một câu ngạn ngữ tiếng Tây Ban Nha qua Đức ông Mark Miles dịch sang tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói theo bài đọc thứ ba của sách Tiên tri Isaiah đã viết “từ gốc cây của Jesse nẩy ra một chồi non”. Hình ảnh phát triển của một cây cỏ như thế nào thì trong tinh thần trí tuệ và lòng mộ đạo, cũng như trong một đời sống đức tin và phục vụ của một người tận hiến cũng tương tự như việc tăng triển của một hạt giống.
“Hạt giống không thuộc về các con hay về Cha, vì Thiên Chúa Đấng gieo hạt giống, sẽ làm cho chúng tăng trưởng”, ĐTC giải thích dù Thiên Chúa là người chủ động, nhưng chúng ta phải là người vun tưới thì hạt giống mới phát triển được.
Để vun tưới cho hạt giống ơn gọi mà chúng ta đã được ban tặng cho, chúng ta phải “chăm sóc nó” như chúng ta chăm sóc cho em bé hay người đau bệnh hoặc người lớn tuổi… bằng chính sự dịu dàng.
“Ơn gọi phải được vun trồng bằng chính những tình cảm tinh tế của mọi người trong cộng đoàn, từ các linh mục cũng như mọi thành phần giáo dân”, ĐTC nói thêm rằng “nếu không có sự dịu dàng chăm sóc, thì chồi non nhỏ bé không thể phát triển được, ngược lại nó sẽ bị khô héo đi!”
“Hãy chăm sóc mầm non ơn gọi bằng sự dịu dàng, bởi vì mỗi người chúng con trong cương vị là linh mục, giám mục, hay một thành viên trong cộng đồng, các con là những hạt giống của Chúa. Và Thiên Chúa săn sóc tất cả bằng tình yêu dịu dàng của một người cha. ”
Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô cũng cảnh tỉnh rằng dù có nhiều nỗ lực cố gắng, ban đêm kẻ thù đã đến và gieo cỏ lùng vào chung với những hạt giống tốt mà Thiên Chúa đã gieo.
Cỏ lùng cùng chung với lúa “có nhiều lúc chúng bóp nghẹt không cho lúa triển nở. Thật “hãi sợ” và “đau buồn” khi thấy những cỏ lùng này đang phát triển nơi các giáo xứ hay trong hàng ngũ các Giám mục.
Để ngăn chặn sự phát triển của cỏ lùng, chúng ta cần phải biết cách nói với nhau về những hạt giống tốt, giải thích cho nhau nghe những quá trình chúng qua những giai đoạn “phân định”.
“Để chăm sóc các phương tiện cho sự phân định”, ĐTC cắt nghĩa và kêu gọi mọi người cần chú ý đến những định hướng cho ơn gọi được thăng tiến và cổ súy những hỗ trợ từ – một tình bạn hay cộng đoàn, từ một thành viên trong gia đình hay cộng đoàn để khử trừ đi những đe dọa cho mầm non được tăng trưởng.
Việc cầu nguyện là một yếu tố then chốt của quá trình phân định này, ĐTC nói thêm “để chăm sóc cũng có nghĩa là cầu nguyện, và khẩn cầu người trồng hạt giống làm thế nào để có nước cho hạt giống nẩy mầm và tăng trưởng.”
“Nếu một người gặp khủng hoảng và buông xuôi, thì tất cả chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa cứu giúp họ. Cầu nguyện để kéo ơn Chúa xuống cho chúng ta, qua chính sự dịu dàng săn sóc mà chúng ta nhận được qua tha nhân”.
ĐTC Phanxicô cũng nêu lên những thách đố xảy ra trong các giáo xứ, trong các chủng viện, các Hội đồng các Giám mục, cũng như các viện tu, những thách đố này lúc nào cũng luôn có vì mỗi người chúng ta có những khiếm khuyết và những hạn chế đang làm rạn nứt sự bình an và hài hòa trong cuộc sống cộng đoàn.
ĐTC nêu lên điểm son của đất nước Bangladesh được biết đến như là thành tựu của cuộc sống và thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo, ĐTC nói những nỗ lực tương tự như thế phải được thực hiện trong các cộng đồng tín hữu, làm cho đất nước Bangladesh “trở nên một đất nước nổi bật về sự hòa hợp.”
ĐTC đề cập tới một điểm mà Ngài thường hay nhắc tới, đặc biệt khi nói về tôn giáo, ĐTC Phanxicô gọi nó là “kẻ thù” của sự hòa hợp trong đời sống tôn giáo, đó là chuyện phiếm, chuyện nói hành nói tỏi!
“Miệng lưỡi có thể phá hủy một cộng đoàn bằng cách nói xấu người khác”, ĐTC lưu ý rằng “đây không phải là ý tưởng của cha mà 2.000 năm trước, Thánh Giacôbê đã đề cập đến trong lá thư của Ngài.”
ĐTC nói, việc nói hành nói tỏi về khiếm khuyết của người khác thay vì đối diện trực tiếp với người đó, là chúng ta tạo ra một môi trường thiếu tin tưởng, ghen tỵ và chia rẽ! một lần nữa cha có thể nói chuyện đồn thổi là một hình thức “khủng bố”.
Nó là khủng bố, bởi vì “khi các con nói xấu kẻ khác, các con không nói công khai, và kẻ khủng bố cũng không bao giờ hành động công khai!” Ta có thể là một kẻ khủng bố. ” Một kẻ khủng bố âm mưu âm thầm tư riêng, nhưng sau đó hành vi bạo lực đó qua việc đặt bom công cộng!”
Điều này đang xảy ra trong các cộng đồng, vì thường kẻ nói xấu tha nhân không bao giờ nói ra cách công cộng, thì kẻ khủng bố cũng vậy họ âm thầm âm mưu cá nhân nhưng rồi họ cho bom nổ nơi công cộng để giết hại càng nhiều người càng tốt! Nên trong đạo thường khuyên chúng ta hãy “giữ miệng lưỡi của bạn” đừng để bị cám dỗ nói hành nói xấu người khác. Có một câu ngạn ngữ nói: “Có lẽ lưỡi bạn sẽ bị đau nếu bạn cắn phải; thế còn hơn là dùng lưỡi bạn làm tổn thương danh dự người khác.”
Nếu cần phải sửa đổi nhau, ĐTC Phanxicô nói, trước tiên hãy gặp mặt nhau với lòng bác ái, và nếu cần, hãy nhờ tới cộng đoàn. Có biết bao nhiêu cộng đoàn đã bị phân hóa và tan rã chỉ vì những tin đồn! ĐTC năn nỉ: “Cha xin các con hãy giữ miệng lưỡi các con, hãy tắc lưỡi, hãy uốn lưỡi các con ba lần trước khi nói.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng những câu hỏi:
– Tôi có săn sóc cho cây mần non của tôi và tưới bón cho nó không?
– Tôi có nhờ tới sự nâng đỡ của người khác không?
– Tôi có sợ trở thành kẻ khủng bố không? Nếu vậy đừng bao giờ nói xấu kẻ khác!
– Và cuối cùng tôi có món quà niềm vui không?
Sau đó ĐTC bầy tỏ hy vọng “hạt giống” ơn gọi của tất cả các con không ngừng triển nở để “mắt các con luôn chan hòa niềm vui của Thần Linh Chúa”. Xin các con cũng cầu nguyện cho Cha.
Vietcatholic