Quân Ý cứu thoát một gia đình Công Giáo Afghanistan. Tám linh mục Dòng Tên mới được thụ phong ở Yogyakarta giữa dịch bệnh

1. Phi thường: Quân Ý hào hiệp cứu thoát một gia đình Công Giáo Afghanistan đưa sang Rôma

Hôm 21 tháng 8, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại đã có một bài tường thuật rất cảm động sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Hiền Hòa.

Cách đây hơn một tuần, khi không ai nghĩ rằng Kabul sẽ nhanh chóng rơi vào tay Taliban, AsiaNews đã đưa tin về câu chuyện của Ali Ehsani, một nhà văn và người Afghanistan lưu vong, nói về bạo lực chống lại “những Kitô Hữu thầm lặng”.

“Họ phải di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Họ muốn rời khỏi đất nước nhưng không có ai giúp họ. Tôi đang tìm kiếm một kênh nhân đạo có thể giúp họ”, Ehsani than thở, khi chiến thắng của Taliban càng ngày càng trở nên thực tế.

Vào thời điểm đó, Ehsani nói về thảm kịch của những các tín hữu Kitô Afghanistan thầm lặng, trong số hàng ngàn khó khăn, đã sống đức tin vào Chúa Giêsu, ở một đất nước mà ngay cả trước khi xảy ra biến cố bi thảm mới nhất, Kitô Giáo chỉ được xem như một tôn giáo của người nước ngoài.

Là một người Công Giáo, Ehsani đã bỏ trốn khỏi Afghanistan vào những năm 1990 khi mới 8 tuổi cùng với anh trai sau khi chứng kiến cha mẹ mình bị giết và ngôi nhà của họ tan hoang. Giờ đây, anh ấy vẫn giữ liên lạc với một gia đình ở Kabul mà anh ấy đã liên lạc trong nhiều tháng qua, hoàn cảnh của họ giống như câu chuyện của chính anh.

Một tuần trước, “Họ đã không được nghe tin tức cha mình trong hai ngày. Ngay cả vợ và năm đứa con của ông ấy cũng đang gặp nguy hiểm, họ chắc hẳn đã bị phát hiện ra”.

Khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện này, giữa thảm kịch của Afghanistan, chúng ta có thể nói rằng ít nhất những đứa trẻ và một số họ hàng thân thiết khác của anh hiện đã an toàn. Họ đã hạ cánh xuống sân bay Fiumicino của Rome hôm nay, được đưa thoát khỏi Afghanistan trên một chuyến bay do chính phủ Ý tổ chức để giải cứu các công dân Ý và người Afghanistan đang gặp nguy hiểm.

“Họ mang theo tất cả nỗi đau mà họ để lại”, Ehsani giải thích. “Họ không có tin tức gì thêm về cha mình trong mười ngày qua. Sẽ là quá nguy hiểm cho họ nếu ở lại Kabul”.

Điều khiến họ có thể thoát nạn là nhờ dấn thân của những người đọc bài báo của AsiaNews và quyết định không thờ ơ.

Vài giờ sau khi xuất bản, chúng tôi đã được liên hệ với Fondazione Meet Human, chi nhánh trẻ nhất của Fondazione San Michele Arcangelo có trụ sở tại Bergamo, chuyên liên đới với các nước đang phát triển thông qua giáo dục và công việc.

“Chúng tôi đã nghe câu chuyện. Sẽ rất khó khăn, nhưng nếu bạn muốn, chúng tôi có thể cố gắng làm điều gì đó cho họ”, Chủ tịch Daniele Nembrini nói với AsiaNews.

AsiaNews ngay lập tức cho anh ta liên lạc với Ali Ehsani, người tiếp tục thay mặt những người mà anh ta thường xuyên tiếp xúc ở Afghanistan.

Nhờ Fondazione Meet Human, tổ chức đã nhận trách nhiệm về nhóm người này ở Ý, chính quyền Ý đã đưa một gia đình Công Giáo Kabul, bao gồm tám trẻ vị thành niên, vào danh sách những người cần được giải cứu.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn là đưa họ đến sân bay Kabul. Cuộc giải cứu đã thành công vào hôm thứ Năm nhờ thông tin được cung cấp bởi Ali và công việc của quân đội Ý.

Hôm nay họ đến Rôma và sẽ bị cách ly tại một cơ sở quân sự, trước khi bắt đầu cuộc hành trình với Fondazione Meet Human.

“Chúng tôi rất biết ơn dân Ý và chính quyền quân sự vì các hoạt động giải cứu phức tạp và khó khăn này”, Nembrini nói, “chưa kể đến rất nhiều người làm việc cho sự thành công của công tác này. Nó có thể là một giọt nước trong đại dương, nhưng đại dương được tạo thành từ những giọt nước”.

Đối với chúng tôi tại AsiaNews, câu chuyện này đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc lên tiếng cho những người không có tiếng nói. Bên cạnh đó còn là cách thế phi thường độc giả của chúng tôi nhận thức được rằng những bi kịch của người Công Giáo thầm lặng không kết thúc với gia đình này.

“Bây giờ họ sẽ phải cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi và đau khổ mà họ đã trải qua”, Ali Ehsani nói với chúng tôi hôm nay. “Nhưng chắc chắn có nhiều gia đình giống như họ vẫn còn ở Kabul”.

Chúng ta đừng quên họ.


Source:Asia News

2. Như một phép lạ, Tám linh mục Dòng Tên mới được thụ phong ở Yogyakarta giữa dịch bệnh kinh hoàng

Giữa tình trạng dịch bệnh đang diễn ra ở mức kinh hoàng tại Indonesia, hay còn gọi là Nam Dương, Semarang vẫn bình an, và do đó, Đức Tổng Giám Mục Robertus Rubiyatmoko của Semarang đã có cơ hội để phong chức linh mục cho 8 thầy Dòng Tên tại Nhà thờ Thánh Antôn thành Padua, ở tỉnh Yogyakarta, miền Trung Java.

Đây là lễ phong chức linh mục lớn nhất trong những năm gần đây cho Tỉnh Dòng Tên Indonesia. Các tân linh mục đến từ nhiều giáo phận khác nhau của Indonesia bao gồm Banjarmasin ở Nam Kalimantan, Pangkalpinang và Lampung trên đảo Sumatra, Jakarta, và Tổng giáo phận Semarang.

Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Rubiyatmoko ngỏ lời với các tân linh mục, rằng: “Mỗi người trong các bạn được thử thách để trở thành người của Giáo hội, người cầu nguyện và người loan báo Tin Mừng”.

Về phần mình, Cha Benedictus Hari Juliawan, Bề trên tỉnh Dòng Tên, cho biết: “Là những tu sĩ Dòng Tên và những người được cử đi vì sứ mệnh thiêng liêng, mỗi người trong số các bạn phải thể hiện một trái tim và một tinh thần vui tươi hăng say thực hiện nhiệm vụ của mình, dù bạn được cử đi bất cứ đâu”.

Sau đó, Cha Juliawan đã trao nhiệm vụ mục vụ mới cho Cha Philipus Bagus Widyawan về giáo xứ Đức Maria Bayat ở Klaten. Ngài là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên trở thành linh mục quản xứ tại Giáo phận Ketapang.

Kể từ năm 1910, khi Kitô Giáo lần đầu tiên đến khu vực với những nhà truyền giáo từ Sán Đầu, Trung Quốc đại lục, Giáo phận Ketapang đã bị cô lập phần lớn do đường xá không thể tiếp cận, thiếu điện và thông tin liên lạc kém.

Mất bảy đến tám giờ để đi ô tô từ Ketapang đến Balai Berkuak; từ đó mất thêm ba đến bốn giờ để đến Botong.

“Những người đi đến Botong phải có một động lực mạnh mẽ và can đảm tuyệt vời, cả trong cuộc hành trình nội địa và bên kia sông”, Cha Simon Yogatomo, thư ký của Giáo Phận Ketapang nói.

Ở những vùng hẻo lánh này, các nữ tu dòng Augustinô, các nữ tu dòng Nữ tử của Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội và các Cha Dòng Tên làm việc trong lĩnh vực giáo dục để tạo điều kiện cho người bản xứ ở lại Tây Kalimantan.


Source:Asia News

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *