1. Hình ảnh Chúa Giêsu xuất hiện phía trên khu tưởng niệm cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 ở New York
Ngày 11 tháng 9 năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 20 năm vụ tấn công Tòa tháp đôi ở thành phố New York khiến 2,996 người thiệt mạng. Trong suốt ngày hôm đó, hàng triệu người đã nhớ đến bi kịch khủng khiếp cùng những hình ảnh và câu chuyện bi thảm của nó đã làm xúc động – và tiếp tục làm xúc động thế giới.
Năm 2016, New York tưởng niệm các cuộc tấn công với chủ đề “Tribute in Light”, nghĩa là “Tưởng nhớ bằng ánh sáng”. Trong sự kiện này, nhiếp ảnh gia Richard McCormack đã chụp được một bức ảnh đáng kinh ngạc. Anh ta đã chia sẻ lại bức ảnh vào ngày kỷ niệm năm nay. Bức ảnh đã lan tràn rất nhanh trên các mạng xã hội.
McCormick viết: “Đừng bao giờ quên cái ngày tàn khốc ấy. Những người đã chết, những người đã phải chịu đựng, [và] những người đang tiếp tục đau khổ. Tôi thật may mắn khi chụp được bức ảnh tuyệt vời này đã lan truyền nhanh chóng. Bức ảnh mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống của tôi. Tôi thích chia sẻ nó”.
Bài đăng ban đầu của McCormick có nội dung, “Phóng to vào đỉnh của chùm tia. Bạn có thấy gì đó không? Tôi đã chụp bức hình này. Không có Photoshop, không có mánh lới quảng cáo. Tôi đã chụp nhiều tấm nhưng chỉ có một tấm này cho thấy hình ảnh này”.
Một số người dùng các mạng xã hội cho biết họ tin rằng hình ảnh là Chúa Giêsu hoặc có tính chất siêu nhiên.
Source:Church POP
2. Các tín hữu Kitô Afghanistan ‘hoàn toàn bị phớt lờ’ trong nghị quyết của Nghị viện Âu Châu
Một thành viên của Nghị viện Âu Châu cho biết hôm thứ Năm rằng cơ quan xây dựng luật của Liên Minh Âu Châu đã “hoàn toàn phớt lờ” hoàn cảnh của thiểu số Kitô Hữu ở Afghanistan trong một nghị quyết gần đây.
Carlo Fidanza, đồng chủ tịch Liên nhóm về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng của quốc hội, nói rằng nghị quyết được thông qua vào ngày 16 tháng 9 cho thấy sự thờ ơ chung của châu Âu đối với các Kitô hữu.
Ông nói: “Nghị quyết này một lần nữa thể hiện sự vô tâm đầy tội lỗi của Âu Châu, không chỉ đối với Kitô hữu Afghanistan – những người hoàn toàn bị văn bản phớt lờ – mà còn đối với Kitô hữu nói chung”.
Chính trị gia người Ý kể lại rằng vào tháng 6, Nghị viện Âu Châu đã bác bỏ đề xuất tổ chức cử hành các sự kiện hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tự do tôn giáo.
Ông nói: “Như tôi đã nói về việc họ bác bỏ việc thành lập Ngày Tự do Tôn giáo ở Âu Châu, điều đáng lo ngại là hiện nay việc im lặng được coi là bình thường đối với thảm kịch mà các Kitô Hữu bị đàn áp phải đối mặt”, ông nói.
Nghị quyết, được thông qua tại Strasbourg, Pháp, nói rằng Nghị viện Âu Châu đã “kinh hoàng” trước các báo cáo về các hành động của Taliban chống lại “phụ nữ và trẻ em gái, những người bảo vệ nhân quyền, người LGBTI +, người có tôn giáo và các dân tộc thiểu số, nhà báo, nhà văn, học giả và nghệ sĩ”.
Nghị quyết đề cập đến người Shiite Hazara như một ví dụ về thiểu số bị đàn áp, nhưng nó không đề cập cụ thể đến Kitô hữu của đất nước này.
Vị trí đặc phái viên về tự do tôn giáo của Âu Châu hiện đang bị bỏ trống sau khi người đương nhiệm, Christos Stylianides, từ chức chỉ sau vài tháng đảm nhiệm vai trò này. Vị trí này trước đó vẫn từng bị bỏ trống trong suốt hai năm.
ADF International ước tính rằng 10,000 Kitô Hữu đang sống trong tình trạng nguy hiểm sau khi Taliban tiếp quản đất nước có 38 triệu dân nằm ở ngã tư Trung và Nam Á. Hầu hết họ là những người đã cải đạo từ Hồi giáo sang Kitô Giáo, một hành vi bị trừng phạt bằng cái chết theo Luật Sharia.
Nhóm pháp lý cho biết đã có những báo cáo đáng tin cậy rằng lực lượng Taliban đang giết những người theo Kitô Giáo bị phát hiện sử dụng phương tiện giao thông công cộng và hành quyết những người được tìm thấy có Kinh thánh trên điện thoại di động của họ.
Source:Catholic News Agency
3. Tổng giám mục Praha nói rằng Armenia bị bao vây bởi kẻ thù, sự tồn tại của Armenia ngay cả bây giờ vẫn còn là một vấn đề
Một cây thánh giá bằng đá theo kiến trúc Armenia đã được lắp đặt hôm thứ Tư tại công viên trung tâm của Kralupy nad Vltavou, Cộng hòa Tiệp.
Người đứng sau việc lắp đặt cây thánh giá bằng đá này là Telman Nersisjan. Trong phát biểu của mình tại sự kiện, ông đã nhấn mạnh rằng cây thánh giá bằng đá này được dành để tưởng nhớ 1.5 triệu nạn nhân của cuộc diệt chủng Armenia năm 1915.
Đức Hồng Y Dominik Duka, lãnh đạo tinh thần của Giáo Hội Công Giáo Tiệp và là Tổng Giám mục Praha, đã làm phép cây thánh giá. Ngài không chỉ phản ánh về những đau khổ và bất công mà người dân Armenia phải gánh chịu và ký ức của hàng triệu nạn nhân trong cuộc diệt chủng nói trên, mà còn đề cập đến hoàn cảnh của những người Armenia sống ở Armenia ngày nay. Ngài đặc biệt lưu ý rằng Armenia bị bao vây bởi những kẻ thù và sự tồn tại của Armenia ngay cả bây giờ vẫn còn là một vấn đề.
Source:Armernia News