Ngày 23 tháng 6 Chân phước Giáo hoàng In-nô-xen-tê V

Ngày 23 tháng 6
Chân phước In-nô-xen-tê V (Phê-rô Ta-răng-te)
Giáo hoàng (+1276)

Tiểu sử
Cuộc đời của chân phước Phê-rô Ta-răng-te gắn liền với những biến cố lịch sử quan trọng của Giáo hội và của Dòng ở thế kỷ XIII. Phần đông chúng ta hay lầm tưởng sinh quán của người là vùng Sa-voa, nhưng kỳ thực, người sinh tại Li-ông, Ta-răng-te Pho-rê gần Mon-ti-la.

Người lãnh tu phục Ða Minh tại Li-ông khoảng năm 1240 và giảng dạy một thời gian tại tu viện của tỉnh dòng. Năm 1254, hồng y U-gơ Xanh Se giao cho người nhiệm vụ tái thiết tu viện thánh Mác-ti-nô An-nay của các nữ đan sĩ Biển Ðức ở Li-ông.

Một năm sau, người được gởi đi học ở Pa-ri, tại đây, người dự các khóa học do thánh Tô-ma A-quy-nô giảng dạy. Năm 1259, người trở thành một trong năm giảng sư thần học được triệu về Va-len-xi-a để cùng với thánh An-be-tô Cả và thánh Tô-ma A-quy-nô cải cách quy chế học vấn. Vì bị chống đối, người đành phải rời bỏ bục giảng. Các anh em tỉnh dòng Pháp bầu người làm bề trên giám tỉnh, đồng thời, thánh Tô-ma cũng lên tiếng bênh vực người.

Năm 1267, người quay về với công việc dạy học và được tái đắc cử chức giám tỉnh hai năm sau đó. Năm 1272, Ðức Ghê-gô-ri-ô X tiến cử người làm tổng giám mục Li-ông, khi đó, người mới được tháo gỡ gánh nặng trong chức vụ giám tỉnh. Người nỗ lực cổ võ thiết lập hòa bình cho thành phố đang chìm trong máu lửa của cuộc nội chiến, và để chuẩn bị cho Công đồng Ðại kết sẽ diễn ra tại đây. Năm 1273, đức giáo hoàng nâng người lên bậc hồng y cùng với thánh Bô-na-ven-tu-ra.
Công đồng khai mạc ngày 7-5-1274 tại giáo đường thánh Gio-an. Chính Công đồng nổi tiếng này đã thiết lập tình hiệp nhất với các Giáo hội Ðông phương. Nhưng tiếc thay ! Sự hiệp nhất này chỉ được duy trì trong một thời gian ngắn. Dầu sao đi nữa, Công đồng này vẫn đem lại ít nhiều hy vọng. Ngày 29-6, khi văn kiện hiệp nhất được công bố, hòa bình tái lập, thánh Bô-na-ven-tu-ra đã cử hành phụng vụ bằng những lời lẽ xúc tích, trong đó, bài Thánh Thư, Tin Mừng và kinh Tin Kính được hát bằng tiếng La-tinh và Hy-lạp.

Ðức hồng y Phê-rô đã tham dự những buổi thảo luận về giáo lý, các cuộc thương thảo đình chỉ cuộc thánh chiến và cuộc canh tân đời sống hàng giáo sĩ. Khi thánh Bô-na-ven-tu-ra mất vào ngày 15 tháng 7, chính người đã lãnh nhiệm vụ đọc điếu văn.

Lời nguyện : Lạy Thiên Chúa là nguồn mạch Chân Lý, Chúa đã ban cho chân phước In-nô-xen-tê quà tặng là trí thông minh và sự hiểu biết, đồng thời làm cho người trở nên khí cụ xây dựng hòa bình và hiệp nhất. Nhờ lời cầu thay nguyện giúp của người, xin cho chúng con khao khát tìm kiếm những phúc lộc trên trời, và hết lòng theo đuổi những điều chân thật. Chúng con cầu xin

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *