Ngày 13 tháng 2 tại phòng hội nghị của đại diện ngoại giao được đặt tên của nhà thần học của Sydney (1916-2010), một buổi lễ do Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne chủ trì, cùng với sự có mặt của Đại sứ Melissa Hitchman. Bước vào phòng người ta thấy một bức ảnh lớn trắng đen phác họa chân dung của Rosemarie Goldie đang ngồi tại bàn làm việc. Đây chính một danh dự mà Đại sứ Úc muốn dành cho Rosemarie Goldie, người phụ nữ đầu tiên nắm giữ các vị trí cao trong Giáo triều Rôma.
Sau khi nghiên cứu văn học tại trường đại học Nuovo Galles del Sud và sau đó ở Paris, cô gái trẻ Úc, Rosemarie Goldie ở lại Fribourg (Thụy Sĩ) từ năm 1946 đến năm 1957 để làm việc cho phong trào Pax Romana, một trong những phong trào quốc tế đầu tiên của giáo dân Công giáo.
Năm 1952, Rosemarie Goldie chuyển đến Rome để làm việc tại ban thư ký của Uỷ ban Thường vụ về tông đồ giáo dân (Copecial). Năm 1964 bà được ĐGH Phaolô VI bổ nhiệm làm kiểm toán viên tại công đồng và năm 1967 là Phó thư ký của một cơ quan, sau này trở thành Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, bà giữ chức vụ này cho đến năm 1976.
Đồng thời, bà cũng là thư ký của ủy ban nghiên cứu về nữ giới trong Giáo hội và trong xã hội, và đã tham dự với tư cách là thành viên của phái đoàn Tòa Thánh tại các cuộc họp của Hội đồng Đại kết của các Giáo hội ở Uppsala (1968) và Canberra (1991), và Hội nghị Thế giới về năm Quốc tế Phụ nữ tại Mexico (1975).
Trong hơn nửa thế kỷ, Rosemarie Goldie là nhân vật chính và là người tạo ra một sự hiện diện mới của giáo dân trong Giáo hội. Một đóng góp có giá trị mà ĐGH Bênêđíctô XVI đã công nhận trong chuyến đi Úc vào năm 2008 khi Ngài muốn gặp bà trong khu nhà ở dành cho người cao tuổi (Osservatore Romano 16-02-2018)
Ngọc Yến