Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong thánh đầu tiên trong hơn hai năm vào cuối tuần này.
Mười người sẽ được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận là thánh vào ngày 15 tháng 5. Trong số đó có một số nhân vật nổi tiếng, như Charles de Foucauld, Titus Brandsma, và Devasahayam Pillai.
Ít được biết đến hơn là bốn phụ nữ lãnh đạo Công Giáo sẽ được phong thánh cùng với họ. Mỗi phụ nữ thành lập các dòng tu đã phát triển trên toàn thế giới và có ảnh hưởng lâu dài đến Giáo hội.
Dưới đây là câu chuyện về bốn người phụ nữ thánh thiện này, tất cả đều được có tên thánh là Maria.
Marie Rivier
Khi Cách mạng Pháp buộc các tu viện và tu viện trên khắp nước Pháp phải đóng cửa và các linh mục và nữ tu tử đạo dưới thời Triều đại Khủng bố, người phụ nữ Pháp 28 tuổi này đã thành lập một dòng tu vào năm 1796.
Marie Rivier thành lập Dòng Nữ tu Hiển dung Đức Maria, chuyên chăm lo việc giáo dục đức tin cho các cô gái trẻ. Hội dòng nhận được sự chấp thuận chính thức vào năm 1801 và mở rộng trên khắp nước Pháp.
Rivier đã phải vật lộn trong suốt thời thơ ấu của mình từ căn bệnh suy nhược khiến các khớp của cô bị sưng tấy và tay chân của cô bị teo lại. Theo Bộ Tuyên Thánh, cô hầu như không thể đứng vững nếu không có sự trợ giúp của nạng. Vấn đề sức khỏe của cô cũng cản trở khả năng bước vào đời sống tu trì của cô, nhưng Rivier vẫn kiên trì và giúp giáo dục những phụ nữ thất nghiệp trong giáo xứ của cô trước khi thành lập hội dòng.
Trong vòng vài thập kỷ sau khi Rivier qua đời vào năm 1838, Dòng Nữ tu của Đức Maria đã lan sang Canada và Hoa Kỳ. Ngày nay các chị đã có mặt khắp năm châu.
Maria Francesca của Chúa Giêsu, nhủ danh Anna Maria Rubatto
Maria Francesca của Chúa Giêsu là vị sáng lập một dòng truyền giáo vào thế kỷ 19. Sơ đã vượt Đại Tây Dương bảy lần bằng thuyền để thiết lập một tổ chức của các chị em Capuchin ở Uruguay, Á Căn Đình và Brazil.
Vị Nữ tu này là người Ý, gốc ở tỉnh Turin, tên khai sinh là Anna Maria Rubatto, chào đời năm 1844. Cô mất mẹ khi mới 4 tuổi và mất cha khi cô 19 tuổi.
Cô làm việc như một người hầu và trau dồi tâm linh sâu sắc, đến nhà thờ hàng ngày để cầu nguyện. Nhưng cô đã không khám phá ra thiên chức của mình cho đến khi cô 40 tuổi.
Một ngày nọ khi cô đang rời khỏi một nhà thờ, cô nghe thấy tiếng kêu của một công nhân xây dựng bị thương bởi một hòn đá rơi từ giàn giáo xuống đầu anh ta. Maria đã giúp rửa và điều trị vết thương cho anh. Cô phát hiện ra rằng tòa nhà anh đang làm việc là một tu viện. Vị bề trên dòng Capuchin đang giám sát việc xây dựng tu viện đã mời cô tham gia với tư cách là thành viên sáng lập và sau đó là cấp trên đầu tiên của Viện các nữ tu dòng ba của Capuchin ở Loano.
Chỉ trong vòng bảy năm, Mẹ Maria đã đi đến Nam Mỹ để tìm những ngôi nhà mới khi dòng tu của bà ngày càng phát triển. Ngày nay, các chị em được gọi là Chị em Capuchin của Mẹ Rubatto và hiện diện ở Eritrea, Ethiopia, Kenya, và các quốc gia khác trên khắp Nam Mỹ, Âu Châu và Phi Châu.
Maria Domenica Mantovani
Maria Domenica Mantovani từng là Bề trên tổng quyền đầu tiên của Học viện Các Chị Em Nhỏ của Thánh Gia, do cô đồng sáng lập để phục vụ người nghèo, trẻ mồ côi và bệnh tật.
Năm 24 tuổi, cô đã khấn trọn trong ngày Lễ Trọng Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria trước tượng đài Đức Mẹ Lộ Đức ở quê hương Castelletto di Brenzone, miền bắc nước Ý.
Cô đồng sáng lập Dòng Nữ tu Thánh Gia năm 1892, ở tuổi 29, cùng với Chân phước Giuseppe Nascimbeni, một linh mục đã hướng dẫn tinh thần cho cô từ khi cô 15 tuổi.
Giữ chức vụ bề trên của dòng trong hơn 40 năm, Mantovani đã viết các hiến pháp của dòng và giám sát việc mở nhiều cuộc tu viện.
Trước khi bà qua đời vào năm 1934, Dòng Nữ Tu Thánh Gia đã phát triển với số lượng 1.200 chị em hiện diện trong 150 tu viện ở Ý và nước ngoài.
Maria of Jesus Santocanale
Source:Catholic News Agency
2. Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi ăn chay và cầu nguyện để đáp lại các mối đe dọa của các nhóm ủng hộ phá thai
Để đối phó với những lời đe dọa bạo lực từ những kẻ hoạt động ủng hộ phá thai, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đang mời gọi những người Công Giáo trên khắp đất nước cùng ăn chay và lần hạt vào thứ Sáu, ngày 13 tháng 5, lễ Đức Mẹ Fatima.
Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Các Hoạt động Vì Sự sống, và Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho sự hoán cải trái tim và đầu óc của những người ủng hộ phá thai, cũng như việc đảo ngược phán quyết Roe kiện Wade, vào năm 1973 theo đó Tòa án Tối cao đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.
Đức Cha Lori và Đức Cha Gomez cũng khuyến khích cầu nguyện cho “một cam kết mới trong việc xây dựng một nước Mỹ, nơi trẻ em được chào đón, nâng niu và chăm sóc; nơi những người cha, người mẹ được khích lệ và tiếp thêm sức mạnh; và nơi hôn nhân và gia đình được công nhận và ủng hộ như những nền tảng thực sự của một xã hội phát triển và lành mạnh”.
Các giám mục cũng kêu gọi những lời cầu nguyện cho Hoa Kỳ, “cho sự toàn vẹn của hệ thống tư pháp của chúng ta, và tất cả các nhánh của chính phủ hãy tận tâm tìm kiếm lợi ích chung và bảo vệ phẩm giá và quyền của con người, từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.”
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Lori và Đức Tổng Giám Mục Gomez đã cầu xin “Sự cầu bầu và hướng dẫn của Đức Mẹ khi Giáo hội tiếp tục đồng hành với các bà mẹ và gia đình có nhu cầu, đồng thời tiếp tục quảng bá các lựa chọn thay thế cho việc phá thai, và tìm cách tạo ra một nền văn hóa sự sống.”
Những người ủng hộ phá thai hợp pháp đã tổ chức các cuộc biểu tình sau tiết lộ ngày 2 tháng 5 về ý kiến dự thảo bị rò rỉ từ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho thấy rằng tòa án đã sẵn sàng lật ngược vụ Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey.
Nếu phán quyết cuối cùng của Tối Cao Pháp Viện đứng vững, vấn đề hợp pháp hóa phá thai sẽ quay trở lại các tiểu bang, và cho đến nay hơn một chục tiểu bang do Đảng Cộng Hòa nắm đã cắt bỏ phần lớn việc phá thai, hoặc hoàn toàn cấm phá thai.
Đã có những lời đe dọa bạo lực từ một số nhân vật trực tuyến, bao gồm cả nhóm Ruth Sent Us, nhóm này đã đe dọa làm gián đoạn các Thánh lễ Công Giáo vào Ngày của Mẹ và “đốt Thánh Thể”.
Việc phá hoại Thánh lễ quy mô lớn và thiệt hại về tài sản vẫn chưa thành hiện thực, mặc dù đã có một số trường hợp phá hoại và cố gắng đốt phá được báo cáo khắp cả nước tại các giáo xứ và các trung tâm trợ giúp mang thai, và những người biểu tình đã làm gián đoạn ít nhất hai Thánh lễ cuối tuần trước tại các nhà thờ lớn của Thành phố New York và Los Angeles.
Source:Catholic News Agency
3. Bốn thống đốc khu vực của Nga đồng loạt từ chức
Bốn thống đốc khu vực của Nga đã đồng loạt từ chức khi Nga đang chuẩn bị cho tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế.
Người đứng đầu các vùng Tomsk, Saratov, Kirov và Mari El tuyên bố rời nhiệm sở ngay lập tức, trong khi người đứng đầu vùng Ryazan cho biết ông sẽ không tranh cử nhiệm kỳ nữa. Các cuộc bầu cử cho cả năm khu vực dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9.
Các thống đốc khu vực của Nga được dân bầu nhưng phụ thuộc về mặt chính trị vào Điện Cẩm Linh. Các thống đốc không được Putin yêu thích thường xuyên bị cách chức.
Một số thống đốc vừa từ chức đại diện cho các khu vực mà đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất có tỷ lệ phiếu bầu rất yếu trong các cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái.
Trong thời gian vừa qua, các vị thống đốc này thường loan báo tin tức các tướng lãnh Nga, và các sĩ quan cấp tá trong khu vực của họ bị tử trận tại Ukraine. Ít nhất 12 vị tướng của Nga được tường trình đã tử trận tại Ukraine. Mạc Tư Khoa thường im lặng trước những cái chết này.
Đến nay vẫn chưa rõ lý do bốn thống đốc khu vực của Nga đã đồng loạt từ chức. Có thể là vì áp lực của Putin, nhưng cũng có thể họ muốn tách biệt khỏi Putin để tránh các lệnh trừng phạt ngày càng được mở rộng của Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã được tại ngoại vài giờ sau khi ngài bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giữ.
Các báo cáo xuất hiện ngay sau khi Vatican nói rằng họ lo ngại khi nghe tin về vụ bắt giữ vị Hồng Y 90 tuổi vào ngày 11 tháng 5.
Tờ Financial Times đưa tin, vị Hồng Y đã được tại ngoại từ đồn cảnh sát Sài Loan(Chai Wan, 柴灣) của Hương Cảng vào cuối ngày thứ Tư.
Theo báo cáo, Đức Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng đã bị bắt giữ với vai trò là người được ủy thác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612, là quỹ đã giúp những người biểu tình ủng hộ dân chủ trả các khoản phí pháp lý của họ.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân là một người ủng hộ công khai phong trào đòi dân chủ ở Hương Cảng.
Vào năm 2020, một Luật An ninh Quốc gia sâu rộng có hiệu lực, đã hình sự hóa các quyền tự do dân sự được bảo vệ trước đây dưới các tiêu đề “dụ dỗ” và “thông đồng với nước ngoài”.
Reuters đưa tin rằng Đức Hồng Y Quân và bốn người khác, bao gồm ngôi sao nhạc pop Canada-Hong Kong Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩),học giả Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强), và các nhà lập pháp đối lập cũ Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀) và Hà Tú lan (Cyd Ho, 何秀蘭)) – đã bị bắt vì bị cáo buộc “thông đồng với các thế lực nước ngoài”.
Trước khi luật được thực thi, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và nhiều người Công Giáo, đã cảnh báo rằng nó có thể được sử dụng để bịt miệng Giáo Hội ở Hương Cảng.
Điều khốn nạn nhất trong vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân là kẻ ký lệnh bắt ngài là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, 林鄭月娥), một người Công Giáo.
5. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp vợ của những người lính Ukraine chiến đấu để bảo vệ Mariupol
Sáng thứ Tư 11 tháng Năm, sau buổi tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp vợ của hai binh sĩ Ukraine, là những người hiện đang chiến đấu để bảo vệ thành phố Mariupol bị bao vây.
Ngài đã an ủi các phụ nữ Ukraine, Kateryna Prokopenko, 27 tuổi và Yulya Fedosiuk, 29 tuổi trong bối cảnh quân Nga tấn công tàn bạo vào nhà máy thép Azovstal. Trong hai ngày liên tiếp 10 và 11 tháng 5, quân Nga đã thực hiện 34 và sau đó là 38 vụ không kích vào nhà máy này. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, hôm thứ Tư 11 tháng 5, quân Nga đã thả bom xăng đốt cháy nhà máy để thiêu sống các chiến binh Ukraine, trước khi cho xe tăng càn qua khu vực. Bất kể, những trò kinh hoàng này, vẫn còn các chiến binh sống sót và quân Nga vẫn chưa chiếm được nhà máy.
Prokopenko đã kết hôn với Trung tá Denis Prokopenko, là người hiện đang lãnh đạo lực lượng cuối cùng của Ukraine tại pháo đài Azovstal ở thành phố cảng Mariupol.
“Đức Thánh Cha là hy vọng cuối cùng của chúng con. Chúng con hy vọng rằng ngài có thể cứu mạng sống của họ. Xin đừng để họ chết”, Kateryna Prokopenko nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một đoạn video ngắn về cuộc gặp kéo dài 5 phút của họ.
Sau buổi tiếp kiến, Prokopenko nói với các nhà báo tại quảng trường Thánh Phêrô: “Chúng tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ này sẽ mang lại cho chúng tôi cơ hội cứu sống họ”.
“Bây giờ chúng tôi chỉ còn biết trông mong vào các hành động từ Đức Giáo Hoàng, từ phái đoàn của ngài. Và những người lính của chúng tôi đã sẵn sàng để được di tản đến một nước thứ ba. Họ sẵn sàng hạ vũ khí trong trường hợp phải di tản sang nước thứ ba”.
Fedosiuk, người đã kết hôn với quân nhân Ukraine, Trung sĩ Arseniy Fedosiuk, cho biết trong một cuộc phỏng vấn video do tờ báo La Repubblica của Ý ghi lại rằng họ đã nói với giáo hoàng về tình trạng khắc nghiệt trong nhà máy thép Azovstal, nơi chồng họ đang chiến đấu.
“Chúng tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng rằng 700 binh sĩ của chúng tôi bị thương. Họ bị hoại tử, cắt cụt chi, thịt thối rữa, và nhiều người trong số họ đã chết. Chúng tôi không thể chôn họ. Chúng tôi không thể chôn họ theo truyền thống Kitô giáo và chúng tôi xin Đức Giáo Hoàng giúp chúng tôi,” cô nói.
Theo tờ Corriere della Sera, các phụ nữ Ukraine cũng trao cho Giáo hoàng hai bức thư.
Bức thư đầu tiên được ký bởi Tổng Giám Mục Onufriy của Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, người được bầu là Tổng Giám Mục Chính thống của Kyiv và Toàn Ukraine vào năm 2014. Trong bức thư, ông đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin để các chiến binh Azovstal ra đi.
Bức thư thứ hai là từ chính những người phụ nữ, những người đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng gặp gỡ họ “hãy đến Ukraine và nói chuyện với Putin”.
“Chúng tôi yêu cầu Đức Giáo Hoàng giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu Đức Giáo Hoàng là bên thứ ba của cuộc chiến này và để họ đi qua hành lang xanh, và ngài nói với chúng tôi rằng ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi và ngài đang làm mọi thứ có thể được”, Fedosiuk nói.
6. Ngoại trưởng Tòa Thánh chuẩn bị sang Kyiv tuần tới
Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, chuẩn bị đến Kyiv, thủ đô Ukraine, vào giữa tuần tới để gặp gỡ các vị lãnh đạo tại nước này.
Trích thuật nguồn tin thông thạo, mạng Crux cho biết cuộc viếng thăm này mới được xác nhận gần đây và còn vài chi tiết cần xác định. Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng dự kiến gặp Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba, vào thứ Sáu, 20 tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher sẽ lưu lại Ukraine hai ngày, nhưng vì không có máy bay tới nước này, nên ngài sẽ mất thêm một ngày đi và một ngày về, qua ngả Ba Lan. Cuộc viếng thăm này đã dự định từ lâu, dự kiến trước lễ Phục sinh, nhưng vì Đức Tổng Giám Mục bị nhiễm Covid-19, nên chuyến đi bị hoãn lại.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Tổng thống Volodymyr Zelenskiy mời nhiều lần viếng thăm Ukraine, và cả Đức Tổng Giám Mục trưởng Shevchuk của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Ngài tỏ ra sẵn sàng, nhưng chưa có điều kiện, nhất là chưa có viễn tượng, theo đó cuộc viếng thăm của ngài có thể góp phần cải tiến tình hình tại Ukraine. Đức Thánh Cha đã nói trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho báo “Người đưa tin chiều” (Corriere della sera), ở Ý: “Chuyến đi này sẽ vô nghĩa, nếu ngày hôm sau chiến tranh lại tiếp tục như trước”.
Sự hiện diện sắp tới của Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng tại Kyiv trong hoàn cảnh hiện nay là một dấu hiệu chứng tỏ Đức Thánh Cha quan tâm đến tiến trình hòa bình tại Ukraine.
7. Tiến sĩ George Weigel: Nền Ngoại Giao Của Vatican Tạo Được Sự Khác Biệt
Ngày 25 tháng 6 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, tổng trưởng Quan Hệ Với Các Dân Nước của Tòa thánh – nói nôm na là “bộ trưởng ngoại giao của Vatican” – đã nói trong một cuộc họp báo rằng ngài và các đồng nghiệp của mình không tin rằng việc Vatican lên tiếng công khai về cuộc đàn áp lớn đang được tiến hành ở Hương Cảng có thể tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào”. Tôi xin phép không đồng ý. Việc Vatican lên tiếng bênh vực các quyền cơ bản của con người như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do báo chí ở Hương Cảng thực sự có thể tạo ra sự khác biệt. Hãy để tôi chỉ ra các phương cách.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về mặt tinh thần và nâng cao dũng khí của những người Công Giáo Hương Cảng can đảm như Jimmy Lai, người bạn của tôi, hiện đang ngồi tù, và luật sư ủng hộ dân chủ cao quý, Martin Lee. Những người đàn ông này thực sự thắc mắc tại sao âm thanh của sự im lặng lại thịnh hành ở Rôma trong khi họ đang bị bắt bớ, truy tố và bỏ tù vì sống theo chân lý được Chúa, mà họ tin theo, dạy bảo; và cũng được dạy bởi Giáo hội mà họ yêu mến.
Nó sẽ tạo ra một sự khác biệt đáng kể đối với những người Công Giáo bất khuất ở cả Hương Cảng và Trung Quốc đại lục. Nhiều người trong số những người nam nữ dũng cảm này cảm thấy bị thẩm quyền trung ương của Giáo hội bỏ rơi, và họ tự hỏi tại sao. Họ hiểu rằng điều mà bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc muốn không phải là “đối thoại” với Vatican mà là sự phục tùng hoàn toàn của Giáo Hội Công Giáo đối với nhà nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản thống trị; và đối với chương trình “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo. Họ không chấp nhận quan điểm cho rằng việc đầu quân cho những kẻ độc tài toàn trị như Tập Cận Bình cuối cùng sẽ cải thiện tình hình của họ, bởi vì họ biết rằng cuộc đấu tranh của họ, giống như cuộc đấu tranh của Giáo hội ở Trung và Đông Âu sau Thế chiến thứ hai, là một trò chơi có tổng bằng không: Nghĩa là ai đó sẽ thắng, và ai đó sẽ thua.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt cho tương lai của việc truyền giáo ở Trung Quốc. Chế độ cộng sản Trung Quốc không bất tử. Khi điều đó diễn ra, và chắc chắn sẽ xảy ra, Trung Quốc sẽ trở thành cánh đồng truyền giáo Kitô lớn nhất kể từ khi người Âu Châu đến vùng Tây bán cầu này vào thế kỷ 16. Lợi thế so sánh sẽ nằm ở những cộng đồng Kitô Giáo chống lại chế độ tồi tệ đã sụp đổ, chứ không nằm ở những cộng đồng đã cố gắng tìm một chỗ ngồi chung với những kẻ không muốn đồng bàn với ai. Ngay sau nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Gallagher, National Review đã đưa ra những nhận xét này: “Trong tương lai, khi Trung Quốc là một quốc gia tự do, người dân sẽ nhìn lại không có gì khác ngoài sự ghê tởm đối với vô số tập đoàn, tổ chức và những người nổi tiếng của Mỹ đã giúp tạo ra sự cai trị độc đoán dưới một số quan niệm sai lầm đến mức ngu xuẩn rằng người dân Trung Quốc hoàn toàn bằng lòng để sống vô thời hạn mà không có các quyền tự do cơ bản mà chúng ta đã coi là đương nhiên trong hơn 200 năm qua”. Không một nhà ngoại giao Vatican nào lại muốn sự khinh miệt tương tự rơi vào Giáo Hội Công Giáo.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc khôi phục thẩm quyền đạo đức của Tòa thánh trong nền chính trị thế giới. Vatican không có quyền lực thực sự, như thế giới hiểu về quyền lực. Năng lực của Tòa Thánh trong việc định hình các sự kiện, dù ở hậu trường hay trên bàn đàm phán quốc tế, hoàn toàn phụ thuộc vào đòn bẩy đạo đức mà Tòa Thánh có thể áp dụng, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn và dường như đầy chông gai. Nhờ chứng tá táo bạo trước công chúng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đòn bẩy đạo đức như vậy đã là công cụ để định hình cuộc cách mạng lương tâm chuẩn bị và làm nên cuộc Cách mạng năm 1989 ở Đông Trung Âu. Thẩm quyền luân lý của Vatican cũng rất quan trọng trong việc chống lại những nỗ lực của chính quyền Clinton nhằm tuyên bố phá thai theo yêu cầu là một nhân quyền cơ bản của con người tại Hội nghị Thế giới về Dân số và Phát triển ở Cairo năm 1994. Trong cả hai trường hợp, nói một cách mạnh dạn, công khai và mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt thực sự, và biến việc giảng dạy đạo đức thành đòn bẩy đạo đức và chính trị. Nếu bài học đó đã bị lãng quên ở Vatican thế kỷ 21, thì nó cần phải được xem xét lại.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc quảng bá học thuyết xã hội của Giáo hội, vốn thường là vấn đề đối với các lớp học hơn là ở các quảng trường công cộng. Giáo hội phản kháng ở Hương Cảng và Trung Quốc không nhận tín hiệu từ John Locke và Thomas Paine; họ đang sống những nguyên lý cơ bản của học thuyết xã hội Công Giáo và sự hiểu biết về mối quan hệ đúng đắn giữa Giáo hội và nhà nước. Tất nhiên, học thuyết xã hội đó có những ứng dụng vượt xa biên giới Trung Quốc. Nhưng nếu nó dường như bị các nhà chức trách cao nhất của Giáo hội phớt lờ trong những trường hợp khó khăn nhất, thì nó bị giới hạn trong giới học thuật mà thôi.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt khi đưa Luca 22:32 vào cuộc sống trong Giáo hội đương đại. Chúa đã hướng dẫn Phêrô “củng cố” các anh em của mình. Những người anh em của Phêrô ở Hương Cảng không cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh bởi Phêrô và những người cộng tác thân cận nhất của ngài ở Vatican ngày nay. Họ cảm thấy điều gì đó hoàn toàn ngược lại. Và đó có lẽ là lý do nghiêm trọng nhất tại sao Tòa thánh nên xem xét lại những âm thanh của sự im lặng đối với Hương Cảng và thực sự là toàn bộ Trung Quốc.