Các mối tương quan và các giá trị của gia đình theo Kinh Thánh

PHẦN THỨ NHẤT 

HÔN NHÂN và GIA ĐÌNH :

KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA VÀ NHỮNG ĐIỀU CON NGƯỜI THỰC HIỆN TRONG CỰU ƯỚC

1. KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA

Người ta biết rằng Sách Sáng Thế Ký chứa đựng hai trình thuật cuộc Tạo dựng câp con người đầu tiên,trở ngược về hai truyền thống khác niệt nhau : Truyền thống Ya-vê (thê kỷ 10 trước CN) và truyền thống gần đây hơn (thế kỷ 6 trước CN).

Trong truyền thống tư tế (St 1,26 – 28), ngừơi nam và người nữ được dựng nên cùng một lúc, chứ không phải kẻ trước người sau ; một tương quan được nảy sinh giữa « là người nam và người nữ » và « là hình ảnh của Thiên Chúa » : « Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Người ; giống hình ảnh Thiên Chúa,Người dựng nên con người ; người nam và người nữ,Người dựng nên họ ». Ở đây tính cứu ácnh đầu tiên của sự kết hợp giữa người nam và người nữ là sinh sôi nẩy nở và tràn đầy mắt đất.

Trong truyền thống Ya-vê (St 2, 18 – 25), người nữ được rút ra từ người nam ; việc dựng nên hai giới tính được xem như một phương thuốc cho sự cô đơn (« người nam ở một mình thì không tốt . Ta phải làm cho nó một trợ thủ xứng hợp với nó »). Dấn nhấn trước tiên không được đặt trên nhân tố sinh đẻ,nhưg là trên nhân tố kết hợp (« Người nam gắn bó với vợ mình và họ trở nên một xương thịt »). Mỗi người vó tự do trước giới tínch của roêng mình và giới tính của người khia : »Cả hai đều trần truồng, người đàn ông và vợ mình, và họ không thấy mắc cở trước mặt nhau ».

Không có nơi nào trong hai văn bản làm ta iên tưởng đến sự lệ thuộc của người nữ vào người nam, trước khi phạm tội : cả hai người đều trên bình diện bình đẳng với nhau, ngang hàng với nhau tuyệt đối, cho dù theo như trong truyền thống Ya-vê, khởi đầu từ người nam.

Cách giải th1ich thuyêt phục nhấtvề lý do tại sao của việc Thiên Chúa « can thiệp » phân biệt thành hai giới tính nầy, tôi đã tìm thấy được không phải nơi một nhà chú giải,mà là nơi một nhà thơ,Paul Claudel :

«  Kẻ kiêu căng nầy : không có cách gì khác làm cho nó hiểu được người lân cận, làm cho nó vào sâu trong da thịt. Không còn cách nào khác làm cho nó hiểu sự phụ thuộc vào nhau, sự cần thiết và nhu cầu, một người khác trên nó, luật lệ trên nó của hữu thế khác biệt ấy chẳng vì lý do nào khác ngoài lý do nó hiện hữu »(P.Claudel, Le soulier de satin, a. III. sc.8 (éd. La Pléiade, II, Parigi 1956, p. 804)

« Mở ra cho phái tính khác là bước đầu để mở ra cho người khác, tức là người lân cận, cho đến Người Khác  viết hoa,tức là Thiên Chúa. Hôn nhân ra đời dưới dấu hiệu khiêm nhường. Nó là sự thừa nhận sự lệ thuộc của nó và do đó, sự lệ thuộc của thân phận ạto vật của nó. Yêu một người nữ hoặc một người nam tượng trưng cho hành vi khiêm tốn căn bản nhất. Đó là làm cho mình nên người ăn xin và nói với người kia : «  Anh/em không còn đủ cho chính mình nữa. Anh/em cần đến em/anh, cần đến hữu thể của em/anh ». Theo như Schleimacher suy nghĩ, nếu bản chất của tôn giáo trong « cảm giác lệ thuộc » (Abhaengigheisgefuehl) ở trước mặt Chúa, thì giới tính con người là trường học tôn giáo đầu tiên.

Cho tới nay là kế hoạch của Thiên Chúa. Nhưng người ta không thể giải thich đựơc đoạn tiếp của Kinh Thánh nếu như cùng lúc với trình thuât cuộc tạo dựng, chúng ta không để ý tới sự sa ngã, nhất là những gì đã đựơc nói về người nữ : “Ta sẽ nhân lên những đau đớn khi ngươi mang thai và ngươi sẽ sinh con trai trong đau đớn . Lòng tham của ngươi sẽ đẩy ngươi về phía chồng người và nó sẽ thống trị ngươi » (St 3,16). Ưu thế của người nam trên người nữ là môt phần của tội lỗi con người, không phải trong kế hoạch của Thiên Chúa. Thiên Chua loan báo điều nầy với những lời ấy.Người không chuẩn y điều đó.

2. NHỮNG ĐIỀU CON NGƯỜI THỰC HIỆN

Kinh Thánh là một cuốn sách của Thiên Chúa và con người, bởi vì tác giả của nó là Thiên Chúa và con người, nhưng cũng vì nó mô tả, hoà trộn vào nhau, sự trung thành của Thiên Chúa và sự bất trung của con người ; không chỉ qua chủ thể nó tả lại,mà còn qua đối tượng của Sách Thánh. Điều đó đặc biệt đập vào mắt khi người ta so sánh kế hoạch của Thiên Chúa về Hôn Nhân và Gia Đình với việc áp dụng cụ thể trong lịch sử dân riêng.

Tưởng cũng nên nêu lên những điểu ngu đần ngớ ngẫn và những lầm lạc của con người để khỏi phải quá ngạc nhiên bởi những gì đang xảy ra chung quanh chúng ta ; và cũng bởi vì đó là chứng cứ cho thấy hôn nhân và gia đình là những cơ chế, ít ra là trong thực hành, tiến hoá theo thời gian như tất cả mọi khía cạnh khác của đời sống xã hội và tôn giáo.  Vẫn ở trong Sách Sáng Thế, ta đã thấy Lamech,con của Cain vi phạm chế độ một vợ một chồng khi lấy hai vợ. Ông Noê cùng với gia đình dường như là một ngoại lệ giữa sự thối nát chung ở thời đại ông sống. Chính các tổ phụ Abraham và Giacóp cũng có những con cái từ nhiều bà vợ. Môsê cho phép thực hành ly dị. David va Salomon có cả một hậu cung hùng hậu.

Nhưng người  ta quan sát những lệch lạc nầy, như vẫn thường làmn như  thế, ở chóp đỉnh xã hội giữa các thủ lãnh, hơn là ở cấp độ bình dân, mà với họ ý tưởng hôn nhân một vợ một chồng nguên thủy phải thành luật, không có ngoại lệ. Các Sách Khôn Ngoan – Thánh Vịnh, Châm Ngôn, Siracide (Giáo Sĩ) – hơn là các sách lịch sử (đề cập đến các thủ lãnh) cho phép chúng ta có được hình ảnh về những  quan hệ và giá trị gia đình được cân nhắc suy xét và được sống ở Israel. : trung thành trong hôn nhân; giáo dục con cái; tôn kính cha mẹ. Giá trị cuối cùng nầy cấu thành một trong mười giới răn:” hãy thảo kính cha mẹ”.

Còn hơn là những vựơt rào vi phạm cụ thể ở mức độ cá thể, sự rời xa lý tưởng nguyên thủy hiện rõ trong khái niệm căn bản mà người ta có về hôn nhân ở Israel. Việc làm cho hoá ra tối tăm chính liên quan tới hai điểm chủ yếu : Điểm thứ nhất là hôn nhân, từ cứu cánh,trở thành phương tiện. Cựu Ước,trong tổng thể của nó, coi hôn nhân như “một cấu trúc quyền bính theo kiểu gia trưởng,chủ yếu để làm cho bộ tộc tồn tại mãi. Chính trong ý nghĩa nầy mà ta phảu hiểu việc thành lập tộc Lêvi (Đnl 25, 5 -10), lập ra việc lấy vợ lẽ (St 16) và chế độ đa thê tạm thời. Lý tưởng một sự hiệp thông đời sống giữa người nam và người nữ, đặt nền tảng trên tương quan ác nhân và  lẫn nhau không bị bỏ quên,nhưng bị đặt xuống hàng thứ yếu sau lợi ích của con cái.

Việc làm cho hoá ra tối tăm  thứ hai và sâu xa được nối kết với thân phận người phụ nữ: từ người bạn đời của ngươi đàn ông, được phú cho một phẩm giá bình đẳng, người phụ nữ ngày càng tỏ ra lệ thuộc đàn ông và theo ý đàn ông. Người ta có thể nhìn thấy điều đó tận trong lời ca tụng người phụ nữ trong Sach Châm Ngôn: “Tìm đâu được người đàn bà…Nàng qúy hơn châu ngọc…” (Cn 31,10 tt). Lời ca tụng nầy hoàn toàn là theo ý người đàn ông. Kết luận là : phúc thay ngừơi đàn ông nào có được một người vợ như thế! Nàng dệt cho ông những y phục đẹp đẽ, làm cho nhà cửa của ông danh giá, làm ông nở mặt nở mày với bạn bè. Tôi không tin rằng các phụ nữ ngày nay sẽ phấn khởi vì lòi ca tụng nầy.

Các tiên tri, đặc biệt là tiên tri Ôsê,Isaia và Giêrêmia, đã đóng một vai trò quan trọng khi đem ra lại ánh sáng kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa về hôn nhân.  Với việc nhìn nhận trong sự kết hợp của người nam và người nữ sự tượng trưng cho giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Người, một cách gián tiếp các tiên tri nầy đặt lại ở vị trí hàng đầu những giá trị của tình yêu lẫn nhau,của sự trung thành và sự không thể chia lìa vốn là đặc trưng thái độ của Thiên Chúa đối với Israel. Tất cả các giai đoạn và những sự thăng trầm của tình yêu vợ chồng được gợi lên và được sử dụng trong mục đích nầy : sự say đắm của tình yêu thời kỳ chớm nở trong đính hôn (Gr 2,2); niềm vui tròn đầy ngày tiệc vui thành hôn (Is 72,5); bi kịch đổ vỡ (Is 2,4 tt) và cuối cùng sự tái sinh đầy tràn hy vọng của tình xưa nghĩa cũ (Os 2,16;Is 54,8).

Tiên tri Malakia chỉ cho thấy nhữngẩanh hưởng có lợi mà thông điệp tiên tri có thể đem đến cho hôn nhân con người và nhất là cho thân phận người phụ nữ.  Thông điệp viết :” Đức Chúa là chứng nhân giữa anh và người nữ thời trai trẻ của anh, mà anh đã phản bội,mặc dầu nàng đã là bạn trăm năm của anh và là người phụ nữ giao ước của anh.  Chẳng phải đã là một hữu thể duy nhất,có xương thịt và hơi thở sự sống? Và hữu thể duy nhất nầy, nó kiếm tìm điều gì? Một hậu duệ mà Thiên Chúa ban cho! Hãy tôn trọng đối với cuộc đời anh và ngừơi vợ thời trai trẻ của anh, chớ phản bội nàng!”(Mk 2,14 – 15)

Chính dưới ánh sáng của truyền thống tiên tri nầy mà thích hợp cho vệic đọc Sách Nhã Ca. Nó tượng trưng cho sự tái sinh nhãn quan hôn nhân như là sự hấp dẫn lẫn nhau, như eros, như niềm say mê của người nam trước người nữ ( trong trường hợp nầy,, cũng là niềm say mê của người nữ trước người nam);một nhãn quan hiện diện trong trình thuật cũ xưa nhất cuộc tạo dựng.

Mặt khác, một khoa chú giải hiện đại nào đó sẽ lầm lẫn khi giải th1ich Nhã Ca chỉ bằng những từ ngữ nói về tình yêu nhân loại giữa một người nam là một người nữ. Tác giả Sách Nhã Ca tự đặt mình ở tâm lịch sử tôn giáo của dân ông, nơi tình yêu con người đã được các tiên tri coi như là một ẩn dụ cua giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc Người. Tiên tri Osê đã biến câu chuyện hôn nhân của chính mình thành một ẩn dụ các quan hệ giữa Thiên Chúa và Israel. Làm sao tưởng tượng được rằng tác giả Sách Nhã Ca lại có thể bỏ tất cả những điều đó đi đươc chứ? Đọc sách Nhã Ca huyền bí, vốn rất được truyền thống của Israel và Giáo Hội yêu thích, do vậy không phải là một cấu trúc thượng tầng đến sau, mà một cách nào đó đã mặc nhiên có trong sách. Thay vì rút đi bất cứ điều gì trong sự tán dương tình yêu con người, sách còn phong ban cho tình yêu con người một nét huy hoàng và nét đẹp mới mẻ.

PHẦN THỨ HAI 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TÂN-ƯỚC

1. TÓM TẮT HÔN NHÂN TRONG CHÚA KITÔ

Thánh Irênê giảo thích “sự tóm tắt mọi sự nầy – anakephalaiosis” được thực hiện trong Chúa Kitô (Ep 1,10) như là một “lấy lại mọi sự từ đầu để dẫn chúng tới sự thành toàn của chúng”. Khái niệm nầy bao hàm đồng thời một tính liên tục và một tính mới lạ khi có liên quan đến hôn nhân, được thực hiện một cách gương mẫu trong công trình của Chúa Kitô.

1.1 Tính liên tục

 Chương 19 Phúc Âm theo Thánh Matthêu tự nó cũng đã đủ để minh hoạ hai khía cạnh của viêc tóm tắt nầy. Trước hết chúng ta hãy xem Chúa Giêsu lấy lại mọi sự từ khởi đầu như thế nào.

“Những người Biệt phái đến gần Người và hỏi Người để thử thách Người : “Có được phép rẩy vợ mình vì bất kỳ lý do gì chăng?” .Người đáp  :”Các ông đã không đọc thấy rằng Đấng Tạo Hoá,ngay từ khởi thủy, đã dựng nên họ người nam và người nữ [St 1,27] và Chúa nói với họ : Vì thế người nam sẽ bỏ cha mẹ mình để gắn bó với vợ mình và cả hai chỉ còn là một xác thịt duy nhất,sao? [ St 2,24]. Ví vậy họ không còn là hai, nhưng là một huyết nhục mà thôi. Vậy thì! Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được tách nó ra” (Mt 19, 3 – 6).

Chúa Giêsu trả lời cho các đối thủ vốn chỉ biết suy luận trong lãnh vực bị bó hẹp của một khoa ngụy biện thuộc trường phái (quanh quẩn ở việc có được phép rẩy vợ mình vì bất cứ lý do gì hay là vần phải có một lý do rõ ràng và nghiêm túc) bằng việc lấy lại vấn đề ở gốc rễ, từ khởi đầu. Trong các trích dẫn của Người, Chúa Giêsu tham chiếu hai trình thuật về việc thiết lập hôn nhân, lấy các yếu tố của cả trình thuật nầy lẫn trình thuật khi và khởi từ đó, như chúng ta đã thấy, Người đưa ra ánh sáng khía cạnh hiệp thông  những con người.

Bản văn tiếp theo, về vấn đề ly dị, cũng đi theo chiều hướng nầy. Chúa Giêsu tái khẳng định sự trung thành và sự không thể phân ly của mối dây liên kết hôn nhân, vượt qua cả thiện ích của lời mà qua đó chế độ đa thê và ly dị đã được biện minh trong quá khứ.

Những người Biệt-phái bắt bẻ Người :”Tại sao Ông Môsê đã truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ – Người bảo họ :”Vì các ông lòng chai dạ đá,nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không phải như vậy. Tôi nói cho các ông biết : ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mình mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19, 7 – 9).

Bản văn song song của Mác-cô cho thấy làm sao, theo Chúa Giêsu, trong trưìơng hợp ly dị, người nam và người nữ được đặt trên một bình diện bình đẳng tuyệt đối :” Ai rẫy vợ mình và cưới một phụ nữ khác làm vợ, thì phạm tội ngoại tình với vợ mình; va nếu một người vợ ly dị chồng mình và lấy một người khác làm chồng, thì người nữ đó phạm một tội ngoại tình”.

Tôi không ngừng lại ở câu “ngoại trừ khi phạm tội ngoại tình” (porneia)bởi vì như mỗi người đều biết, các Giáo Hội Chính Thống và Tin Lành giải thích câu nầy một cách khác biệt với Gíao Hội Công giáo. Đúng ra phải nhấn mạnh “nền tảng bí tích mặc nhiên của hôn nhân” đựôc trình bày trong câu trả lời của Chúa Giêsu. Những lời “điều gì Thiên Chúa đã kết hợp” khẳng định rằng hôn nhân không phải à một thực tại đơn thuần thế tục chỉ do kết quả ý muốn của con người. Ở đây có một chiều kích linh thánh đi lên tận đến Thánh ý Chúa.

Việc nâng hôn nhân lên hàng “ bí tích’ do vậy không dựa trên lý lễ yếu ớt về sự hiện diện của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana và trên đoạn 5 thư gửi tín hữu Êphêsô. Một cách nào đó nó bắt đầu với Chúa Giêsu ở dưới đất. Đức giáo hàong Gioan-Phaolô II có lý khi Người định nghĩa hôn nhân “là bí tích cũ xưa nhất”.

1.2 Nét mới mẻ.

Cho tới nay, chúng ta đã gợi lên tính liên tục. Nhưng tính mới lạ thì gồm những gì vậy? Một cách nghịch lý, sự mới lạ hệ tại ở sự tương đối hoá hôn nhân. Hãy cùng nghe bản văn của Thánh Mat-thêu sau đây:

“Các môn đệ nói với Người : “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ,thì thà đừng lấy vợ còn hơn”. Người nói với họ :”Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu,mới hiểu được. Quả vậy,có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn;lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19, 10 12).

Qua những lời nầy,Chúa Giêsu thiết lập một trạng thái cuộc sống thứ hai,biện minh cho nó bằng việc Nươc Trời đến trên trần gian. Điều nầy không thủ tiêu khả năng kia,- hôn nhân- nhưng tương đối hoá nó.. Điều nầy xảy ra giống như ý tưởng quốc gia trong lãnh vực chính trị : nó không bị bải bỏ,nhưng được tương đối hoá một cách căn bản trong việc mạc khải sự hiện diện cùng thời,trong lịch sử, của một vương quốc Thiên Chúa.

Để được công nhận có giá trị, sự tiết dục tự nguyện do vậy không cần người ta phải phủ nhận hoặc coi thường hôn nhân (một  số tác giả xưa,trong các bài viết  về đức trinh khiết, đã rơi vào sai lầm nầy). Đức trinh khiết,trái lại, chỉ có ý nghĩa nhờ sự khẳng định đồng thời của sự thiện hảo hôn nhân. Việc thiết lập luật độc thân và  đức trinh khiết vì Nước Trời làm tăng giá trị hôn nhân,vì nó làm cho hôn nhân trở thành một chọn lựa,một ơn gọi chứ không còn chỉ là một nghĩa vụ đạo đức luân lý, mà ở [xã hội] Israel không ai được miễn trừ mà lại không bị tố cáo là vi phạm giới răn Đức Chúa Trời.

Cần phải lưu ý một điều mà người ta thừơng hay quên. Luật độc thân và đức trinh khiết có nghĩa là từ bỏ hôn nhân, chứ không phải là từ bỏ giới tính vẫn luôn mang đầy ý nghĩa phong phú, ngay cả khi giới tính được sống thao cách khác. Người nam nào đã chọn sống độc thân và ngừơi nữ nào đã chọn sống trinh khiết cũng trải nghiệm được nét quyến rủ và do vậy trải nghiệm đựơc sự phụ thuộc  so với giới kia và chính đó là cái làm cho sự chọn lựa đức khiết tịnh của họ có ý nghĩa và chính vì thế mà nó qúy giá.

1.3 Chúa Giêsu, kẻ thù của gia đình?

Giữa nhiều luận điểm được đưa ra những năm gần đây nhất trong lãnh vực “nghiên cứu thứ ba về Chúa Giêsu lịch sử”, có luận đề về một Giêsu được coi là đã rẩy bỏ gia đình tự nhiên và tất cả mọi liên hệ thân thích họ hàng của Người, lấy danh nghĩa là đã thuộc về một cộng đồng khác biệt, nơi đó Thiên Chúa là Cha và các môn đệ tất cả đều là anh chị em, đề ra cho các môn đệ Người một cuộc đời nay đây mai đó, giống như cácc triết gia phái khuyển nho cũng làm như vậy bên ngoài Israel.

Thoạt nhìn đã thấy có những lời nói gây bối rối  trong các Phúc Âm. Chúa Giêsu đã nói :”Ai theo Ta mà không ghét cha,mẹ,vợ con,anh chị em và cho đến cả mạng sông mình, thì không thể làm môn đệ của Ta” (Lc 14,26). Những lời nói cứng rắn hết sức ấn tượng, chắc chắn rồi, nhưng thánh sử Matthêu vội  vàng giải thích ý nghĩa của từ “ghét” : “Ai yêu mến cha hoặc mẹ mình hơn Ta,thì không xứng vớiTa. Ai yêu con trai hoặc con gái mình hơn Ta,thì không xứng với Ta” (Mt 10,37). Chúa Giêsu do vậy không đòi phải ghét cha mẹ hoặc con cái, nhưng là không được yêu mến hơn đến mức từ chối đi theo Người vì họ.

Một đoạn khác gây bối rối. Một hôm Chúa Giêsu nói với một người : “Hãy theo Ta”. Ngừơi ấy thưa :”Cho phép con trước hết đi chôn cất cha con đã”.Nhưng Người nói với ngừơi ấy :”Hãy để kẻ chết chôn người chết của họ; còn anh, anh hãy đi loan báo Nước Thiên Chúa” (Lc 9,59 tt). Đối với một số người chỉ trích, trong đó có gíao sĩ Do Thái người Mỹ Jacob Neusner mà Đức Biển Đức XVI đối thoại với ông trong cuốn sách Chúa Giêsu Nazaret của Người, thì đó là một đòi hỏi xúc phạm, một sự không vâng lời Thiên Chúa là Đấng ra lệnh chăm sóc cha mẹ, một vi phạm hiển nhiên các bổn phận gia đình.

Người ta có thể đồng ý một điều với giáo sĩ Neusner : những lời nầy của Chúa Kitô không giải thích được nếu người ta chỉ coi Người như một con người, dù là ngừơi ngoại lệ. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể đòi hỏi người ta yếu mến Người hơn là một người cha và rằng để đi theo Người, người ta còn phải từ bỏ cả việc có mặt dự chôn cất người đó. Đối với các tín hữu, thêm một  bằng chứng cho thấy Chúa Giêsu là Thiên Chúa; với Neusner, đó là lý do khiến người ta không thể đi theo Người.

Trước những đòi hỏi nầy của Chúa Giêsu, sự bối rối cũng phát sinh từ sự việc người ta không để ý đến sự khác biệt giữa những gì Người đòi hỏi nơi mọi người một cách không rõ ràng phân biệt và những gì Người chỉ đòi hỏi nơi một số người được gọi để chia sẻ đời sống trọn hiến cho Nước Trời, như vẫn còn xảy ra ngày nay trong Giáo Hội. Người ta cũng phải nói điều tương tự về việc từ bỏ hôn nhân :  Người không áp đặt đềiu nầy và không đề nghị với mọi người không ph6n biệt, nhưng chỉ đề nghị với những ai chấp nhận nên giống như Người, phục vụ trọn vẹn Nước Trời (x. Mt 19,10 12).

Tất cả những nghi ngờ về thái độ của Chúa Giêsu đối với gia đình và hôn nhân rơi rụng,nếu chúng ta để  ý đến những đoạn Phúc Âm khác. Chúa Giêsu là người nghiêm khắc nhất trong hêt mọi ngừơi về những gì liên quan đến sự không thể chia lìa của hôn nhân và nhắc nhở mạnh mẽ điều răn tôn kính cha mẹ mình. Người lên án việc viện cớ tôn giáo mà không thực hành bổn phận giúp đỡ cha mẹ (x. Mc 7, 11 – 13). Biết bao phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện để làm dịu đau khổ của các ông bố  (ông Gia-irô, ông bố người bất toại), của các bà mẹ (phụ nữ xứ Canaan,bà goá Naim) hoặc của các người anh và các bà chị (các chị của Lazarô) và do vậy, để tôn vinh những mối liên hệ họ hàng thân thuộc. Hơn một lần, Người chia sẻ đau khổ của các bậc cha mẹ đến nỗi khóc cùng họ.

Ở một thời đại như ngày nay khi mà mọi sự dường như muốn làm suy yếu các mối liên hệ và các giá trị gia đình, chỉ còn thiếu một nỗi là Chúa Giêsu và Phúc Âm liên minh nhau chống lại gia đình! Chúa Giêsu đến đem lại cho hôn nhân vẻ đẹp nguyên thủy, để củng cố hôn nhân,chứ không làm nó suy yếu.

 2. HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG GIÁO HỘI THỜI CÁC TÔNG ĐỒ

Như chúng ta đã làm đối với kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa và về sự tóm tắt do Chúa Kitô thực hiện, bây giờ chúng ta hãy tìm xem có được đón nhận và sống thế nào trong cuộc sống và trong giảng dạy giáo lý của Giáo Hội, được gắn liền lúc nầy với Giáo Hội thời các tông đồ. Ở đây Thánh Phaoô là nguồn thông tin chính cho chúng ta, bởi vì Ngài đã phải đương đầu vơi vấn nạn nầy trong một số thư của Ngài,nhất là trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô.

Thánh Tông Đồ phân biệt những gì đến trực tiếp từ Chúa Giêsu,từ những áp dụng đặc biệt mà Ngài làm trong bối cảnh mới mà Phúc Âm được rao giảng. Trong trường hợp thứ nhất, chính tính chất không thể phân ly của hôn nhân được đề cập :”Còn với những ngừơi đã kết hôn,tôi ra lệnh nầy, không phải là tôi,mà là Đức Chúa : vợ không được bỏ chồng;mà nếu đã bỏ chồng,thì phải ở độc thân hoặc phải làm hòa với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (I Cor 7,10 11). Trong trường hợp thứ hai, chúng ta nhìn thấy những cỉ dẫn Ngài ban khi có hôn nhân giữa ngừơi có Đạo và người ngoài Đạo; và những bố trí liên quan đến những người sống độc thân và trinh nữ :”Còn với những người đã kết hôn,v..v…Vế vấn đề độc thân,v..v…” (x. I Cor 7,10 – 11 ;I Cor 7,25). Từ thời Chúa Giêsu, Giao Hội thời các Tông Đồ cũng đã tiếp nhận một sự mới mẻ, như chúng ta đã thấy, hệ ở sự thiếp lập một tình trạng đời sống thứ hai : Độc thân và trinh khiết vì Nước Trời. Với những người ấy, Thánh Phaolô – bản thân Ngài cũng không lập gia đình – dành phần cuối chương 7 thư của Ngài. Căn cứ vào câu :”Tôi mong ước mọi người đều như tôi;nhưng mỗi người đón nhận từ Thiên Chúa đặc sủng riêng,kẻ thế nầy,người thế khác” (I Cor 7,7), một số người  nghĩ rằng Thánh Tông Đồ xem hôn nhân và sự tring khiết như hai đặc sủng. Không đúng như vậy! Các trinh nữ đã đón nhận đặc sủng đức trinh khiết, còn những người vợ chồng có được những đặc sủng khác (hiểu ngầm : không phải là đặc sủng đức trinh khiết). Thật có ý nghĩa khi thần học Giáo Hội luôn coi đức trinh khiết như một đặc sủng, chứ không phải là một bí tích và coi hôn nhân như một bí tích, chứ không phải là một đặc sủng.

Văn bản thư gửi tín hữu Êphêsô có một trọng lượng đáng kể trong tiến trình sẽ dẫn tới (khá lâu sau đó) việc công nhận tính chất bí tích của hôn nhân :”Chính vì vậy ngừơi đàn ông sẽ lìa cha mẹ để gắn bó với vợ mình; và cả hai sẽ thành một xương một thịt: Mầu Nhiệm nầy thật cao cả: tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5, 31 – 32). Đây không phải là một lời khẳng định đơn độc hoặc ngẫu nhiên,do việc dịch không rõ ràng từ “mầu nhiệm” (mysterion) sang tiếng la-tinh bí tích (sacramentum). Hôn nhân như biểu tượng quan hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội đặt nền tảng trên toàn thể một loạt những lời được loan báo và những dụ ngôn, trong đó Chúa Giêsu đã áp dụng cho chính mình danh hiệu hôn phu, mà các tiên tri đã gán cho Thiên Chúa.

Trong khi công đồng Công giáo lớn lên và dần dà nên vững chắc, người ta thấy triển nỡ cả một mục vụ và một linh đạo về gia đình. Những văn bản ý nghĩa nhất cho chủ đề nầy là các thư gửi tín hữu Côlôsê và Êphêsô. Hai mối quan hệ căn bản cấu thành gia đình được đưa ra ánh sáng ở trong hai thư ấy : tương quan vợ – chồng và tương quan cha mẹ – con cái. Về tương quan thứ nhất [ vợ – chồng], Thánh Tông Đồ viết: “Vợ chồng hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Chúa Kitô. Ước gì người vợ phụ tùng người chồng như Giáo Hội phục tùng Chúa Kitô;các bà vợ cũng phải phục tùng các người chồng trong mọi sự. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội : Người đã phó nộp mình vì Giáo Hội”.

Thánh Phaolô nhắn nhủ người chồng “yêu thương” vợ mình ( điều nầy bình thường với chúng ta), nhưng tiếp sau đó Ngài nhắn nhủ người vợ “phục tùng”chồng mình và đềiu ấy dường như không thể chấp nhận được trong một xã hội ý thức mạnh mẽ về sự bình đẳng giữa các giới. Về điểm nầy, Thánh Phaolô, ít là một phần, chịu ácc đềiu kiện tập tục thời đại Ngài sống.  Dù vậy cũng phải xem lại khó khăn nầy bằng vệic lưu ý tới câu ở đầu thư : “Vì lòng tôn kính Chúa Kitô, hạy phục tùng lẫn nhau”, thiết lập một tương quan lẫn nhau trong sự phục tùng cũng như trong tình yêu.

Về mối tương quan cha mẹ – con cái, Thánh Phaolô nhắc lại những lời khuyên răn truyền thống của văn chương sách khôn ngoan :” Hỡi con cái, hãy vâng lời cha mẹ, trong Đức Chúa: đó là đìêu ch1inh đáng. Hãy tôn vinh cha ngươi và mẹ ngươi. (Cn 6,20), đó là giới răn đầu tiên nối liền với một lời hứa : để ………(Xh 20,12). Hỡi các bậc làm cha làm mẹ, đừng làm cho con áci tức giận;nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6, 1 – 4).

Các thư mục vụ, đặc biệt là Thư gửi Titô, cho thấy những chi tiết cho mỗi phạm trù những con người :những người vợ,những người chồng, các giám mục và linh mục, những người cao tuổi, những thanh thiếu niên, các bà goá, các ông chủ, những người nô lệ ( x. Tt 2, 1 – 9).Quả thật, ngay cả các nô lệ cũng làm thành phần gia đình trong quan niệm mở rộng về gia đình.

Ngay cả trong Giáo Hội tiên khởi, lý tưởng hôn nhân được Chúa Giêsu đề xuất lại, sẽ không được thực hiện mà không gặp những bóng tối hoặc chống cự. Nhu cầu mà các Tông Đồ cảm nhận phải nhấn mạnh lên khía cạnh nầy của cuộc sống Kitô giáo làm chứng cho điều ấy, tất nhiên không tính đến trường hợp loạn luân ở Côrintô (x. I Cor 8,1 tt). Nhưng xét tổng thể, các Kitô hữu đã giới thiệu cho thế giới một kiểu mẫu gia đình mơi tỏ cho thấy đó là một trong những nhân tố công cuộc rao giảng Tin Mừng.

Tac giả thư gửi Diognète ở thế kỷ thứ 2 khẳng định rằng các Kitô-hữu “lập gia đình như mọi người, cũng có con cái,nhưng không bỏ rơi con cái mới sinh của họ. Họ chia sẻ cùng một bàn ăn,nhưng không chung một giường nằm” (V, 6 – 7). Trong cuốn Apologies, Justin đưa ra lý lẽ rằng chúng ta,các Kitô hữu ngày nay,lẽ ra pảhi có thể đối thoại với các nhà cầm quyền chính trị. Ông nói như sau : Các Ngài, hỡi những hoàng đế La Mã, các Ngài nhân lên các luật lệ về gia đình,nhưng chúng chio thấy không hiệu quả để tránh cho gia đình đổ vỡ. Hãy đến mà xem gia đình của chúng tôi và  các Ngài sẽ xác tín rằng Kitô hữu là những đồng minh tốt nhất của cuộc cải cách xã hội,chứ không phải là kẻ thù của các Ngài. Kết thúc,sau ba thế kỷ bách hại, vị hoàng đế đã tiếp nhận kiểu mẫu Kitô giáo về gia đình trong luật pháp của ông.

PHẦN THỨ BA 

NHỮNG GÌ LỜI GIẢNG DẠY KINH THÁNH NÓI VỚI CHÚNG TA HÔM NAY 

Việc đọc lại Kinh Thánh trong một buổi tụ họp như cuộc tụ họp nầy, vốn không phải là một cuộc hội nghị các nhà chú giải Kinh Thánh, mà là những người làm công tác mục vụ phục vụ gia đình, không thể chỉ giới hạn vào một đề nghị mới về mạc khải, mà phải có thể soi sáng những vấn nạn ngày nay. Thánh Grégoire Cả nói : « Sách Thánh lớn lên với người đọc nó » (cum legentibus cresci) ; nó vén bức màn những ứng dụng mới càng lúc các vấn đề mới đặt ra. Và người ta có thể nói rằng ngày nay các vấn đề hoặc những khiêu khích thì rất nhiều.

1. LÝ TƯỞNG KINH THÁNH ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta đang đối diện với một sự gây tranh cãi có vẻ mang tầm cở thế giới với công trình nghiên cứu Kinh Thánh về giới tính, hôn nhân và gia đình. Nghiên cứu của ĐGM Tony Anatrella được gửi cho chúng tôi là những người thuyết trình, nhằm tới hội nghị nầy, đã cho chúng tôi một tóm tắt rất có ích cho chúng tôi. Phải hành xử thế nào trước hiện tượng nầy?

Sai lầm đầu tiên cần tránh, theo ý tôi, là đã tiêu tốn nhiều thời giờ công sức để đụng độ với những thuyềt trái ngược, rút cuộc chỉ làm cho chúng trở nên quan trọng hơn những gì không đáng được như thế. Đối với Denys, việc đưa ra sự thật vẫn luôn hiệu nghiệm hơn là bác bẻ những sai lầm của người khác.

Một sai lầm nữa có lẽ là dựa vào các luật lệ nhà nước để bênh vực những giá trị Kitô giáo. Những Kitô hữu tiên khởi, như chúng ta đã thấy, đã làm thay đổi các luật lệ nhà nước bằng các thói tục của họ ; vì vậy ngày nay chúng ta không thể hy vọng thay đổi các thói tục với các luật lệ nhà nước.

Công Đồng đã khai trương một phương pháp mới: phương pháp đối thoại chứ không phải đối lập vối thế giới ; một phương pháp không loại trừ sự tư phê. Trong văn bản, Công Đồn nói rằng Giao Hội đang cố gắng rút ra được những lợi ích từ những chỉ trích ngay cả của những kẻ đấu tranh chống đối Giáo Hội.Tôi cho rằng chúng ta cũng phải áp dụng phương pháp nầy trong khi thảo luận những vấn đề hôn nhân và gia đình,như hiến chế Gaudium et Spes đã từng làm vào thời nó.

Áp dụng phương pháp đồi thoại nầy có nghĩa là tìm từ tận sâu xa những phản đối căn cơ nhất, xem có thể đón nhận một điểm tích cực nào chăng? Chính là phương pháp xưa cũ của Thánh Phaolô gồm ở việc thẩm tra rà soát lại mọi sự và chỉ giữ lại những gì tốt đẹp (x. I Tx 5,21). Đó là những gì xảy ra với chủ nghĩa Marx: Giáo Hội bị thúc đẩy tới việc phát triển học thuyết xã hội của mình và điều tương tự cũng rất có thể sẽ xảy đến với cuộc cách mạng được gọi là « giống » (gender)mà như ĐGM Anatrella lưu ý trong nghiên cứu của Ngài, có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa Marx và có thể có cùng mục đích.

Sự chỉ trích kiểu mẫu truyền thống hôn nhân và gia đình, – dẫn tới những ý kiến không thể chấp nhận được về « khử xây dựng » mà người ta thấy nẩy nở mỗi ngày,- đã khởi đầu với thuyết thấu thị  (illuminism) và chủ nghĩa lãng mạn.Chính là với những ý hướng khác nhau,nhưng cùng chung mục tiêu,mà hai phong trào nầy lên tiếng chống lại hôn nhân truyền thống xét theo quan điểm chỉ dành riêng của những « cứu cánh » khách quan nầy, nghĩa là con cái, xã hội, Giáo Hội và quá ít cho chính hôn nhân, trong giá trị chủ quan và nhiều liên hệ. Người ta hỏi các vợ chồng tương lai đủ mọi sự, trừ việc hỏi họ có yêu nhau chăng và có tự do chọn lựa chăng. Người ta chống lại kiểu mẫu hôn nhấn nầy như một hiệp ước (thuyết thấu thị) và như kết hợp tình yêu (chủ nghĩa lãng mạn) gĩưa vợ chồng.

Nhưng chỉ trích nầy nằm trong ý nghĩa nguyên thủy của Kinh Thánh, chứ không phải ngược lại ! Công Đồng Vatican II đã tiếp nhận đòi hỏi nầy khi công nhận tình yêu đối với nhau và sự hỗ trợ giữa các phối ngẫu, như là điều thiện hảo cũng hàng đầu trong hôn nhân. Trong một trong các bài giáo lý ngày thứ tư, Đức giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nói : « Thân thể con người, với giới tính của mình và nam tính cùng nữ tính […] không chỉ là nguồn khả năng sinh sản và sinh đẻ, như trong mọi trật tự tự nhiên, nhưng ngay từ ban đầu đã chứa đựng thuộc tính làm vợ làm chồng tưc là diễn tả tình yêu : tình yêu nầy chính là trong đó con người trở thành quà trao ban và nhờ quà tặng ban nầy,hành động trong chính ý nghĩa hữu thể và sự hiện hữu của nó ».

Trong tông thư Thiên Chúa là Tình Yêu của Người, Đức giáo hoàng Biển-Đức còn đi xa hơn nữa, với việc viết ra những điều sâu xa và mới mẻ về eros trong đời đôi lứa và trong cả những tương quan giữa Thiên Chúa và con người. » Mối lên hệ chặt chẽ nầy giữa eros và hôn nhân trong Kinh Thánh trên thực tế không tìm thấy được cái song song bên ngoài văn chương Kinh Thánh ».

Phản ứng tích cực một cách đáng ngạc nhiên với tông thư nầy của Đức giáo hoàng cho thấy một trình bày hoà bình về chân lý Kitô giáo mang lại nhiều hoa trái nhiều biết bao hơn là sự bac bẻ sai lầm nghịch lại, ngay cả khi cái nầy sẽ tìm thấy vị trí của nó đúng nơi đúng lúc. Còn lâu chúng ta mới chấp nhận các hậu quả những tiền đề của phong cách nầy rằng bất cứ loại eros nào cũng có thể tạo thành hôn nhân, kể cả hôn nhân giữa hai người cùng giới tính, nhưng sự bác bỏ nầy thủ đắc một sức mạnh khác và một sự đáng tin khác,nếu người ta liên kết nó với việc nhận ra sự tốt lành tận gốc mà vấn đề nầy mang lại và liên kết cả với một sự tự phê lành mạnh.

Trên thực tế,chúng ta không thể im hơi lặng tiếng về sự đóng góp của các Kitô hữu trong việc hình thành cái nhìn thuần túy khách quan nầy về hôn nhân. Uy tín của Thánh Augustinô, được Thánh Tôma Aquinô củng cố về quan điểm nầy,cuối cùng đã mang lại một điểm tiêu cực cho sự kết hợp xác thịt của vợ chồng, được coi như phương tiện truyền tội nguyên tồ và tự nó không phải là không có tội « ít là tội nhẹ ».Theo Vị Tiến Sĩ thành Hippone, những người phối ngẫu phải miễn cưỡng tiến đến hành vi giao hợp và phải đồng ý chỉ vì đó là phương tiện duy nhất để có những côg dân  mới cho nước nhà và những chi thể mới cho Giáo Hội.

Một vấn đề khác nữa mà chúng ta có thể coi như vấn đề của mình, đó là phẩm giá bình đẳng giữa người nữ và người nam. Người phụ nữ, như chúng ta đã thấy, ở ngay tâm kê hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa và trong tư duy của Chúa Kitô, nhưng người nữ hầu như luôn gây thất vọng. Lời Chúa phán với Evà : « sự khao khát của ngươi đẩy ngươi về phía chồng ngươi và hắn sẽ thống trị trên ngươi » (St 3,16) , đã tỏ ra một cách bi thảm trong suốt dòng lịch sử.

Nơi những đại diện của cái tự xưng là « Cách mạng giống»,vấn đề nầy đã dẫn đến những ý kiến điện rồ,như là hủy bỏ việc phân định các giới và thay vào đó bằng sự phân biệt các « giống » (giống đực,giống cái,giống thay đổi) uyển chuyển và chủ quan hơn, hoặc ý kiến giải phóng phụ nữ khỏi giai đoạn ấy, người ta không hiểu rồi còn có thích thú hoặc ước muốn có con cái nữa chăng !).

Vì vậy chính chọn lựa đối thoại và tự phê cho chúng ta quyền tố ggiác những kế hoạh nầy như là « vô nhân đạo », nghĩa là không chỉ nghịch với ý muốn của Thiên Chúa, mà còn nghịch với thiện ích của con người. Được thục hiện ở quy mô lớn. các kế hoạch nầy sẽ dẫn đến những đổ vỡ không ngờ tới. Hy vọng duy nhất của chúng ta là mong cho lương tâm ngay lành của mỗi người, hiệp với « ước ao » của giới kia, với nhu cầu làm mẹ và làm cha mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong bản tính con người, sẽ kháng lại những âm mưu muốn thay thế Thiên Chúa, do một cảm thức tội lỗi muộn màng nơi con người,hơn là vì tôn trọng và yêu thương thật sụ đối với phụ nữ ( nhân tiện,những  thuyết nầy gần như hoàn tòn đến từ con người !)
2. MỘT LÝ TƯỞNG CẦN TÁI KHÁM PHÁ

Với các Kitô-hữu, việc dấn thân khám phá và sống tròn đầy tinh thần Kinh Thánh của hôn nhân và gia đình, theo cách thế co thể giới thiệu nó lại cho thế gian bằng hành động hơn là bằng lời nói, không hề kém quan trọng so với việc dấn thân bênh vực lý tưởng Kinh Thánh nầy.

Hôm nay chúng ta đọc trình thuật về tạo dựng người nam và người nữ dứơi ánh sáng mạc khải Ba Ngôi Thiên Chúa. Dưới sự soi sáng nầy, câu Kinh Thánh « Thiên Chúa đã dựng con ngừơi theo hình ảnh Người ; theo hình ảnh Thiên Chúa,Người đã tạo dựng con người ; người nam và người nữ, Người đã tạo nên họ » (St 1,27), tỏ cho chúng ta thấy ý nghĩa của nó vốn vẫn cứ bí ẩn và bất định trước Chúa Kitô. Có thể có tương quan nào giữa sự việc là « hình ảnh của Thiên Chúa » và là « người nam và người nữ » ? Thiên Chúa của Kinh Thaáh không có bao hàm giới tính. Người không là nam giới và cũng không là nữ giời.

Sự giống nhau là như vậy đó. Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu đòi hỏi sự hiệp thông,sự chia sẻ, yêu cầu một « ta »(moi) và một « người » (toi). Không có tình yêu nào mà lại không pảhi là tình yêu đối với một ai đó ; ở đâu chỉ có duy nhất một chủ thể, thì không thể có tình yêu, mà chỉ là sự ích kỷ và tự yêu mình. Nơi nào Thiên Chúa bị quan niệm như Luật hoặc Quyền Nang tuyệt đối, thì chẳng cần đền một tính đa dạng con người làm gì (một mình thì vẫn có thể thực thi quyền àhnh !). Thiên Chúa đựôc Chúa Giêsu Kitô mạc khải, bởi vì là tình yêu, cho nên độc nhất và duy nhất,nhưng Ngừơi không cô đơn một mình.Người là một và là ba. Nơi Người đồng tồn tại hiệp nhất và phân biệt, hiệp nhất về bản thế,về ý chí, về ý hướng,nhưng phân biệt về các ngôi vị và đặc tính. Hai ngừơi yêu nhau – và tình yêu của người nam và người nữ trong hôn nhân là ví dụ mạnh nhất cho tình yêu ấy – tái hiện một điều gì đó trong những cái mà người ta tìm thây trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó là hai ngôi, Chúa Cha và Chúa Con, yêu nhau và sinh ra Chúa Táhnh Thần là tình yêu làm nền tảng cho hai ngôi. Một ai đó đã định nghĩa Chúa Thánh Linh như là « Chúng tôi Thiên Chúa», nghĩa là không phải « ngôi ba của Ba Ngôi », nhưng là ngôi thứ nhất số nhiều

Chính trong điều ấy mà cặp hôn nhân loài người là hình ảnh của Thiên Chúa. Người chồng và người vợ trên thực tế là một xương thịt.một tâm hồn,một linh hồn duy nhất,mặc cho sự khác biệt về giới tính và tính cách người. Trong lứa đôi hôn nhân, hiệp nhất và đa dạng hoà hợp với nhau. Vợ chồng đối diện nhau,như một « tôi » và một « người » và họ đối diện với cả phần thế giới còn lại, khởi đầu từ con cái họ sinh ra,như một « chúng tôi ». như thể chỉ có một con người duy nhất, không phải ở số ít mà là ở số nhiều. « Chúng tôi » nghĩa là « mẹ con và ta », « cha con và ta ».

Chính qua ánh sáng nầy mà chúng ta khám páh ra ý nghĩa sâu xa của sứ điệp các tiên tri liên quan đến hôn nhân con người, vốn vì đó mà là biểu tượng và phản ánh một tình yêu khác, tình yêu Thiên Chúa đối với dân Người. Điều nầy không hề có nói là ý đem một ý nghĩa huyền bí chất chồng lên một thực tại chỉ thuộc về thế gian. Cũng không phải chỉ có tính cách tượng trưng. Đúng hơn đó là tỏ cho thấy gương mặt thật sự và mục đích tối hậu của việc tạo dựng con người giống đực và giống cái ; thoát ra khỏi sự cô cô đơn cá nhân và khỏi sự « ích kỷ » của mình, mở ra cho người kia và ,thông qua trạng thái ngây ngất chóng phai của  sự kết hợp xác thịt, nâng mình lên tới ước ao có được tình yêu và niềm vui bất tận.

Đâu là nguyên nhân của sự bất toàn và sự không hoàn thành rời bỏ sự kết hợp xác thịt ở bên trong hôn nhân và ở bên ngoài? Tại sao đà tiến nầy lại luôn rơi xuống lại trên chính nó và tại sao lời hứa về cái vô tận và cái vĩnh cửu luôn bị lừa gạt?

Người xưa đã đặt ra một câu châm ngôn nói llên rất tốt thực tại nầy:  «Sau giao hợp con vật trở nên buồn sầu». Giống như mọi con vật, con người trở nên buồn rầu sau khi kết hợp xác thịt.

Thi sĩ ngoại giáo Lucrèce đã để lại một mô tả không thương xót về sự vỡ mộng tiếp theo sau mỗi một lần giao hợp. Sự mô tả nầy được thuật lại trong một hội nghị dành cho các đôi hôn phối và các gia đình sẽ không  có vẻ chướng tai gai mắt khi nghe: « Họ siết chặt nhau một cách thèm khát, trộn lẫn nước bọt của nhau và hoà lẫn hơi thở khi răng va chạm nhau. Cố găng vô ích, vì không một ai trong hai người có thể tách được gì từ thân xác của người kia, cũng không thể thâm nhập và tan biến hoàn toàn trong cơ thể người kia ».

Người ta tìm một phương thuộc cho sự vỡ mộng nầy, song chỉ làm nó thêm trầm trọng. Cũng thể thức ấy, để thay đổi chât lượng hành vi nầy, người ta tăng cường số lượng, qua hết bạn tình nầy sang bạn tình khác. Và người ta làm hỏng hồng ân mà Thiên Chúa  đã ban cho chúng ta về tình dục. Và điều đó đang xảy ra trong văn hoá và trong xã hội ngày nay.

Với tư cách là những Kitô-hữu đích thực, chúng ta có muốn một lần thay cjo tất cả, đi tìm một lời giải thích cho sự rối loạn hoạt động tai hại nầy không? Lời giải thích nầy là sự kết hợp tình dục không đươc sống theo cách và theo ý hướng mà Thiên Chúa muốn. Mục đích của Người là, qua sự ngây ngất và tan hoà tình yêu nầy, người nam và người nữ nâng mình lên tới ước ao và có một hình dung trước nhất định về tình yêu vĩnh cửu, và rằng họ hãy nhớ lại họ đến từ đâu và đi về đâu.

Tội lỗi, khởi đầu từ tội của Adong và Evà theo Kinh Thánh, đã băng qua kế hoạch nầy, đã làm ô uế hành vi nầy, nghĩa là đã tước đoạt mất của hành vi nầy sự phong phú đạo đức. Nó biến hành vi nầy thành một hành vi bị kết thúc nơi chính nó,và vì thế mà « không thoả mãn ». Người ta đã tách biểu tượng khỏi thực tại tượng trưng của no và lấy đi của nó sự năng động nội tại của nó.Người ta đã cắt xẻo nó. Chưa có lúc nào như trong trường hợp nầy đã xác nhận chân lý lời Thánh Augustin: «Ôi lạy Chúa, Người đã dựng nên chúng con cho Người và lòng chúng con chưa nghỉ ngơi bao lâu nó chưa an nghỉ trong Người ».

Ngay cả những cặp hôn nhân Kitô hữu – có khi còn hơn cả những người khác – không thành công trong việc tìm lại được ý nghĩa nguyên thủy phong phú của kết hợp tình dục do ý tưởng ham muốn nhục dục và tội tổ tông liên kết với hành vi nầy trong nhiều thế kỷ. Không phải trong chứng từ của một ít cặp hôn nhân được canh tân bởi kinh nghiệm họ có về Chúa Thánh Thần và sống đời Kitô hữu có tính cách đặc sủng, mà người ta tìm lại được một điều gì đó về ý nghĩa nguyên thủy của hành vi giao hợp. Một số người còn cả thố lộ với các cặp bạn bè hoặc với cha xứ của họ rằng họ giao hợp với nhau mà miệng lớn tiếng tung hô Thiên Chúa, có khi còn hát xướng nữa. Quả là kinh nghiệm thực sự về sự hiện diện của Thiên Chúa.

Người ta hiểu vì sao chỉ có thể tìm lại được sự tròn đầy nầy trong ơn gọi hôn nhân trong Chúa Thánh Thần. Hành vi cơ bản cấu thành hôn nhân nằm trong sự trao hiến cho nhau, sự việc dâng hiến thân xác mình như một quà tặng cho bạn phối ngẫu của mình. Hôn nhân, bởi vì nó là bí tích trao ban,tự bản chất là một bí tích mở ra cho Chúa Táhnh Thần hành động,vì Chúa Thánh Thần chính là Sự Trao Ban đích thực, hoặc còn hơn thế, là Sự Trao Ban cho nhau giữa Chúa Cha và Chúa Con. Ngừoi là sự hiện diện quan trọng của Thần Khí làm cho hôn nhân trở thánh một Bí tích không chỉ đươợ cử hành,mà còn được sống.

Dành một chỗ cho Chúa Kitô trong đời sống lưa đôi của mình là bí quyết để tiến đến những sự huy hoàng của hôn nhân Kitô giáo. Trên thực tế chính từ Chúa Kitô mà Chúa Thánh Thần đến và canh tân mọi sự. Một cuốn sách của ĐGM Fulton Sheen, rất nỗi tiếng trong thập niên 1950, dạy điều ấy ngay ở tựa đề cuốn sách nầy:  «Ba người để kết hôn ».

Đừng sợ hãi khi đề nghị với một số cặp các vợ chồng Kitô hữu tương lai được chuẩn bị kỹ càng, một mục tiêu được nâng cao: cùng nhau cầu nguyện chung tối hôm thành hôn, như Tôbia và Sara đã làm, để đem cho Thiên Chúa Cha niềm vui được nhìn thấy lần nữa được kế hoạch nguyên thủy của Người thực hiện,nhờ Chúa Kitô, khi Adong và Evà còn trần truồng trước mặt nhau và cả hai trước mặt Thiên Chúa mà không cảm thấy xầu hổ.

Tôi xin kết thúc bằng một út lời rút ra từ cuốn «Chiếc giày bằng sa-tanh » của Claudel. Đó là một mẫu đối thoại giữa vai chính nữ, giữa cơn sợ hãi và ước ao đi đến tình yêu và thiên thần hộ thủ của cô:

  • Dona Prouhèze: Sao chứ! Như vậy là được phép phải không? Tình yêu của những tạo vật trao cho nhau, đúng thật là Thiên Chúa không ghen tỵ chứ?
  • Thiên Thần hộ thủ: Làm thế nào mà Thiên Chúa lại ghen tỵ với điều Người đã làm chứ?
  • Dona Prougèze: Người đàn ông nằm trong tay người đàn bà sẽ quên Thiên Chúa
  • Thiên thần hộ thủ: Ở với Người là quên Người sao? Hơn nữa liên kết với mầu nhiệm cuộc tạo dựng của Thiên Chúa là ở với Người.

THUYẾT-TRÌNH VỀ GIA ĐÌNH CỦA CHA RANIERO CANTALAMESSA

Đại Hội Thế Giới Lần thứ VI về Gia Đình (Mexico 14.01.2009)

BTGH chuyển ngữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *