Don Gnocchi được sinh ra trong một ngôi làng ở đồng bằng Lombardy, cách Lodi vài cây số. Cậu là người con út trong một gia đình có ba anh em, Bị mất cha vào năm 1907, khi cậu mới được 5 tuổi. Sau đó theo gia đình chuyển đến Milano, tại đây cậu lại phải chứng kiến sự ra đi mãi mãi của hai người anh; Mario, vào năm 1908, và Andrea, vào năm 1915, do bệnh lao.Sống và lớn lên trong giai đoạn chiến tranh. Gnocchi đã thấu hiểu thế nào là nỗi đau của chiến tranh cùng những hậu quả của nó; chính vì thế Gnocchi đã ước mơ xây dựng một tương lai: «Tôi mơ ước, sau chiến tranh, có thể cống hiến bản thân mình cho hoạt động từ thiện, bất kể nó là việc gì mà Thiên Chúa sẽ chỉ cho tôi. Tôi mong muốn và cầu nguyện nơi Chúa chỉ có một điều: dành cả cuộc đời cho các hoạt động giúp người nghèo. Đây là “sự nghiệp” của tôi»Với nguyện ước này, cha Don Gnocchi đã cố gắng bằng mọi cách có thể giúp người nghèo đặc biệt những nạn nhân của chiến tranh. Năm 1945 cha trở thành giám đốc Trung tâm cho người khuyết tật ở Arosio; một dự án được dành cho những người đau khổ trong chiến tranh. Nơi đây tiếp nhận các trẻ mồ côi và trẻ em tàn tật. Chính bởi công việc này mà cha được mang danh hiệu “cha của trẻ tàn tật”.Sau trung tâm ở Arosio cha tiếp tục tham gia vào một loạt các dự án chữa lành vết thương chiến tranh cũng như những căn bệnh của xã hội. Ví dụ chương trình “chống bệnh bại liệt”, ở lãnh vực này mọi người đều công nhận khả năng nhìn xa trông rộng của cha.Tiếp đến cha thành lập các trường cao đẳng, thiết lập trung tâm phục hồi chức năng, phục hồi đạo đức và tâm lý cho trẻ. Thông qua một phương pháp sư phạm chủ yếu dựa vào việc tăng cường ý chí và làm giàu bằng năng lực siêu nhiên được gợi hứng từ Công giáo. Đây là một dự án tái giáo dục toàn diện cá nhân, theo một con đường hài hoà giữa việc phòng ngừa với phục hồi chức năng, đặt con người với tiềm năng và những đặc thù là trung tâm của quá trình điều trị. Công trình của Don Gnocchi đã phát triển nhanh chóng.
Ngày nay tổ chức Don Gnocchi có hơn 5.700 thành viên bao gồm 28 trung tâm và khoảng 30 phòng khám địa phương, được phổ biến rộng rãi ở 9 vùng của Ý, với hơn 3.700 giường bệnh.
Với lòng trung thành với sứ mệnh và tầm nhìn của mình, cha Don Gnocchi, người luôn đặt trọng tâm suy nghĩ về việc làm thế nào để khôi phục cho các nạn nhân của chiến tranh và xã hội hòa nhập cuộc sống bình thường, làm cho họ trở thành những công dân tích cực, chứ không phải là những người bị thương và tàn phế. Don Gnocchi thực sự là con người của mơ mộng nhưng một ước mơ thực tế cho đồng loại cho những vấn đề của xã hội, cho chính con người đặc biệt những người cùng khổ, bị loại ra ngoài xã hội. Với đặc tính mơ mộng tích cực này đã giúp cha trở thành người gợi hứng, người sáng lập, trở thành cầu nối giữa Giáo hội và xã hội dân sự. Người đã thiết lập một tổ chức Bác ái Phúc Âm, với một đặc tính mới tuyệt vời. Chính vì thế Đức Hồng Y Carlo Maria Martini đã yêu cầu duy trì và cập nhật trực giác này bởi vì Ngài coi chức năng này là quý giá và độc đáo.
Đường hướng mục vụ của cha chính là con đường sư phạm cho người đương thời đặc biệt cho những ai đang nắm giữ trọng trách trong các tổ chức tôn giáo và xã hội. Luôn phải ý thức và hiểu rằng các việc làm của mình phải đảm bảo rằng những cái mới phải có điểm nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lại. Trong vấn đề này, cần phải cố gắng ghi nhớ sự tồn tại của việc đối thoại liên tục giữa chiều kích dân sự và Giáo hội như chính cha Don Gnocchi đã làm. Ví dụ như Ngài đã giúp mối quan hệ giữa các tổ chức do Ngài thiết lập với Giáo hội luôn được duy trì. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến mối quan hệ với chính quyền dân sự trong việc điều hành tổ chức. Khi có thể làm được những điều này các tổ chức bác ái Công giáo sẽ mang được khuôn mặt Phúc Âm của người Samaritano nhân hậu, một Khuôn mặt mà ở mọi thời con người đều ước muốn tìm gặp và noi theo.( Avvenire 28 -02- 2018)