1. Các phụ nữ và trẻ em gái Iraq ở Qaraqosh sẽ mặc áo cưới để chào đón Đức Thánh Cha
Cộng đoàn Công Giáo nghi lễ Syria lớn nhất trên thế giới đang chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho chuyến thăm sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Qaraqosh, Iraq.
“Không từ ngữ nào có thể diễn tả được chúng tôi hạnh phúc như thế nào,” Cha Roni Momeka của Công Giáo nghi lễ Syria nói với thông tấn xã Catholic News Service của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Cha Momeka nói: “Mọi người cảm thấy rằng thật là một phép lạ khi Đức Giáo Hoàng sẽ đến đây. Họ không chỉ vui vì chuyến thăm, mà họ còn vui vì Đức Thánh Cha Phanxicô đang nghĩ đến những người đang đau đớn, những người mất tất cả, nhưng không bao giờ mất niềm tin.”
Cha Momeka cho biết Qaraqosh đang nhộn nhịp với các hoạt động, các đường phố đã ngập tràn cờ và biểu ngữ chào đón Đức Giáo Hoàng để chuẩn bị cho chuyến thăm ngày 7 tháng 3 của Đức Thánh Cha, một phần trong chuyến thăm Iraq từ ngày 5 đến 8 tháng 3.
Các giáo dân đã bận rộn dọn dẹp và sơn sửa nội thất của Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, biến nội thất bị đen trở lại vẻ rạng rỡ ban đầu cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Nhà thờ do giáo dân xây dựng vào những năm 1930, có sức chứa 2,200 người. Nó đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS phá hoại, phạm thánh và đốt cháy.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay ở đó.
Vào tháng Giêng, một bức tượng mới của Đức Mẹ Maria đã được dựng lên trên đỉnh tháp chuông thay cho bức tượng đã bị những kẻ khủng bố phá bỏ. Sự hiện diện của bức tượng khẳng định sự tin tưởng rằng “Đức Trinh Nữ Maria sẽ giữ cho Qaraqosh an toàn,” Cha Momeka nói.
Bên trong, một bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội dài gần 2.1m, được thêu bởi một người bản xứ Qaraqosh di cư đến phương Tây, đã được trang trí trên bàn thờ.
Ngày 15 tháng 2, các linh mục và nữ tu đã tập hợp khoảng 1,000 người trẻ để trang bị cho họ cái nhìn tổng quan về những lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sau đó, họ sẽ rước qua Qaraqosh với nến và cây thánh giá lớn, hát thánh ca.
Vào mùa hè năm 2014, toàn bộ dân số khoảng 50,000 người Công Giáo nghi lễ Syria đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS nhổ sạch chỉ trong một đêm. Họ nằm trong số hơn 100,000 Kitô hữu bị trục xuất vào mùa hè năm đó khỏi Mosul và Đồng bằng Ninevah của Iraq. Qaraqosh, nằm cách Mosul 32 km về phía đông nam, đã được giải phóng khỏi IS vào năm 2017.
Khoảng 27,000 người – hơn một nửa dân số bị bứng gốc – đã định cư trở lại Qaraqosh từ cuộc sống lưu vong ở vùng Kurdistan. Một số gia đình vẫn ở Kurdistan, và hàng ngàn người đã di cư, tản mác khắp thế giới, mang theo di sản văn hóa của họ.
“Chúng tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chỉ đến Baghdad và ngài sẽ không đến Đồng bằng Ninevah, nhưng khi chúng tôi nghe nói rằng ngài sẽ đến Qaraqosh, trung tâm của Kitô Giáo ở Iraq, và là trung tâm của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria, chúng tôi cảm thấy rất vinh dự khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang nghĩ về những con chiên của mình đã bị thương,” Cha Momeka nói. Ngài nói thêm rằng chuyến thăm sẽ khuyến khích những Kitô hữu ở lại Iraq.
Năm 2003, có khoảng 1,5 triệu Kitô hữu ở Iraq. Sự hiện diện của họ có từ thời các thánh Tông đồ. Bây giờ con số đó đã giảm xuống còn khoảng 225,000.
Đức Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Syria Younan Đệ Tam đã gọi các tín hữu tại Qaraqosh – còn được biết đến với tên tiếng Aramaic là Baghdeda – là “những viên ngọc trai cho nhà thờ của chúng tôi”.
Cho đến nay cư dân trong vùng vẫn nói ngôn ngữ Aramaic, là ngôn ngữ Chúa Giêsu nói khi xuống thế làm người.
Để chào đón Đức Giáo Hoàng tại Qaraqosh, các phụ nữ và trẻ em gái sẽ mặc trang phục truyền thống của thành phố, cha Momeka nói. Các chiếc váy như vậy – được thêu tinh xảo và có hình kính vạn hoa với màu sắc rực rỡ – thường được dành cho các sự kiện long trọng, chẳng hạn như đám cưới.
Một biểu tượng đặc biệt cũng đã được thiết kế cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Qaraqosh, mô tả Đức Thánh Cha mặc một chiếc áo truyền thống như vậy. Bên dưới bàn tay dang rộng của Đức Thánh Cha Phanxicô là những cảnh mô tả lịch sử đầy ấn tượng của người dân Qaraqosh và tổ tiên của họ.
Cha Momeka cho biết người Công Giáo Syriac cũng tự hào rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm Nhà thờ Đức Mẹ Giải thoát của Công Giáo nghi lễ Syria ở Baghdad vào ngày 5 tháng Ba.
Những kẻ cực đoan Hồi giáo đã xông vào nhà thờ đó vào năm 2010, giết chết hai linh mục và 48 người trong Thánh lễ.
Đức Cha Yousif Abba của Công Giáo nghi lễ Syria ở thủ đô Baghdad – một người gốc Qaraqosh – đã khởi động án tuyên thánh cho 50 vị tử đạo.
Source:Crux
Chương trình viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha Phanxicô
Ngày thứ nhất 5/3/2021
Đức Thánh Cha sẽ rời Roma vào sáng thứ Sáu 5/3 và đến phi trường thủ đô Baghdad vào ban chiều.
Sau nghi thức tiếp đón chính thức tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ hội kiến với Thủ tướng Iraq tại phòng VIP của phi trường. Tiếp đến Đức Thánh Cha sẽ đến Dinh Tổng thống, viếng thăm xã giao Tổng thống; tại đây sẽ có nghi thức chào đón chính thức. Sau đó Đức Thánh Cha sẽ gặp các đại diện chính quyền xã hội và lãnh đạo dân sự, và thành viên ngoại giao đoàn.
Cuối ngày thứ nhất của chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Cứu độ của Giáo hội Công giáo Syro.
Ngày thứ hai 6/3/2021
Sáng thứ Bảy 6/3 Đức Thánh Cha sẽ rời Baghdad đi Najaf. Sau khi thăm xã giao Đại Giáo trưởng Sayyid Ali Al-Husayni Al-Sistani ở Najaf, ngài sẽ đáp máy bay đến Nassirya tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn ở bình nguyên Ur.
Vào ban chiều, sau khi trở về thủ đô Baghdad, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại nhà thờ chính tòa thánh Giuse ở Baghdad, 1 trong 11 nhà thờ chính tòa tại nước này.
Ngày thứ ba 7/3/2021
Sáng Chúa Nhật 7/3 Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đi Erbil. Đến phi trường ngài sẽ được chính quyền dân sự và tôn giáo của miền tự trị Kurdistan của Iraq chào đón trước khi đáp trực thăng đến Mosul, thành phố trong nhiều năm nằm trong tay của Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Tại đây ngài sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc chiến ở Hosh al-Biraa (Quảng trường Nhà thờ).
Sau đó Đức Thánh Cha đáp trực thăng đến Qaraqosh ở vùng bình nguyên Ninive, bị Nhà nước Hồi giáo chiếm từ năm 2016. Tại đây ngài sẽ viếng thăm cộng đoàn Qaraqosh tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Sau khi bị đốt vào năm 2014, Nhà thờ hiện đã được trùng tu và đang chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha sẽ đọc Kinh Truyền Tin tại nhà thờ chính tòa này.
Sau trưa Đức Thánh Cha sẽ trở lại Erbil và cử hành Thánh lễ tại sân vận động “Franso Hariri” và sau đó trở về thủ đô Baghdad.
Ngày thứ tư 8/3/2021
Sáng thứ Hai 8/3, sau nghi thức từ biệt, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành về Roma và dự kiến sẽ đến phi trường Ciampino của Roma vào cuối ngày.
Chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha có khẩu hiệu “Tất cả anh em đều là anh em với nhau”, trích từ Tin Mừng thánh Matthêu. Logo của chuyến viếng thăm mô tả Đức Thánh Cha giơ tay chào nước Iraq, được thể hiện bằng bản đồ và các biểu tượng của nó, cây cọ và sông Tigris và Euphrates. Logo cũng cho thấy một con chim bồ câu trắng, một cành ô liu trên mỏ của nó, một biểu tượng của hòa bình, bay trên các lá cờ của Tòa thánh và Cộng hòa Iraq. Phía trên hình ảnh, khẩu hiệu của chuyến thăm được viết bằng 3 ngôn ngữ Ả Rập, tiếng Kurd và tiếng Can-đê. (CSR_985_2021)
Hồng Thủy – Vatican News
2. Khủng bố tấn công đốt nhà thờ Công Giáo, và nhà của anh chị em giáo dân ở Kaduna
Những tên cướp có vũ trang đã san bằng ngôi nhà thờ Công Giáo Thánh Gia, và hai ngôi nhà, ở làng Kikwari, tại thị trấn Kajuru của bang Kaduna. Samuel Aruwan, Ủy viên, Bộ Nội an và Nội vụ, bang Kaduna, cho biết hôm Chúa Nhật 21 tháng Hai, rằng người dân địa phương đã bỏ trốn khỏi khu vực khi nhận được thông tin rằng một số tên cướp đã được nhìn thấy bên ngoài ngôi làng.
“Khi đến địa điểm, những tên cướp có vũ trang đã đốt cháy nơi thờ tự và hai ngôi nhà”, ông nói. Nhận được báo cáo, Thống đốc El-Rufai đã chia buồn với cộng đồng, và lên án hành động đốt cháy nơi thờ tự và hai ngôi nhà của những tên cướp có vũ trang. Thống đốc đồng cảm với nhà thờ và bảo đảm với họ rằng chính phủ dưới sự giám sát của ông sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ trong cuộc chiến chống băng cướp và các tội phạm khác.
Ông kêu gọi các tín hữu hãy giữ vững đức tin, đồng thời coi vụ tấn công này là hành động do kẻ thù của hòa bình, nhân loại và sự đa dạng gây ra, những kẻ sẽ không thành công nhưng sẽ bị đánh bại. Thống đốc đã chỉ đạo Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp bang Kaduna khẩn trương đánh giá thiệt hại và có biện pháp giải quyết thích hợp. “Các cơ quan an ninh sẽ duy trì các cuộc tuần tra trong khu vực”, thống đốc Aruwan nói.
Ngoài những tuyên bố suông như thế, chính quyền Nigeria hiện nay tỏ ra bất lực trước các cuộc tấn công của quân khủng bố Hồi Giáo.
Source:Vanguard
3. Phụ nữ Công Giáo Pháp ra mắt tuyên ngôn về ơn gọi nữ giới trong Giáo hội
Trong cuộc vận động phong chức linh mục cho phụ nữ của Tiến Trình Công Nghị ở Đức, người ta thường chiếu hình ảnh các nữ tu trẻ buồn phiền và chán nản vì không được phong chức linh mục. Tuy nhiên, một nhóm phụ nữ Công Giáo ở Pháp đã đưa ra tuyên ngôn bác bỏ ý hướng đó và nhấn mạnh “vẻ đẹp của thiên chức chuyên biệt của phụ nữ”.
Ý tưởng cho bản tuyên ngôn nảy sinh ngay sau khi tông thư dưới dạng tự sắc Spiritus Domini của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào ngày 10 tháng Giêng. Cho đến nay, điều 230, triệt 1 của bộ Giáo Luật quy định như sau: “Các giáo dân thuộc nam giới có đủ tuổi và điều kiện do nghị định của Hội Ðồng Giám Mục ấn định, có thể lãnh tác vụ đọc sách hoặc giúp lễ, qua một nghi lễ phụng vụ đã qui định. Tuy nhiên, việc trao tác vụ này không cho họ quyền được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả lương”.
Trong Tông thư dưới dạng Tự Sắc “Spiritus Domini”, nghĩa là “Thần Khí Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô truyền bỏ đi cụm từ “thuộc nam giới” để cho phép nữ giới có thể đảm trách thừa tác vụ Đọc Sách và Thừa Tác Viên Giúp Lễ, dưới hình thức ổn định và được thể chế hóa.
Không có gì mới trong việc giao phó cho nữ giới việc rao truyền Lời Chúa trong các cử hành phụng vụ hoặc làm công việc phục vụ tại bàn thờ với tư cách là người giúp lễ (altar servers, chierichette) hoặc với tư cách là thừa tác viên Thánh Thể (acolytes, accolitato). Ở nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, những thực hành này đã được các giám mục địa phương cho phép từ lâu, đặc biệt là trong trường hợp các bé gái giúp lễ.
Quý vị có thể tìm thấy bản tuyên ngôn trên trang web La Vocation du Feminines (https://lavocationdufeminin.fr/appel-a-approfondir-la-vocation-de-la-femme/). Tính đến chiều thứ Hai 22 tháng Hai, nó đã thu hút được khoảng 540 chữ ký.
Tuyên ngôn nói rằng “đối với chúng tôi, vấn đề về sự hiện diện của người phụ nữ trong đền thờ và sự cố chấp ủng hộ chức tư tế cho những người đã kết hôn hoặc chức tư tế cho phụ nữ, là những triệu chứng của một cuộc khủng hoảng phụng vụ nghiêm trọng bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng nhân học sâu sắc hơn liên quan đến sự bổ sung giữa người nam và người nữ”.
Những người ký tên nhấn mạnh rằng “mọi người Công Giáo nên lo lắng về tình trạng bất ổn sâu sắc này”.
“Trong khi chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của chủ nghĩa giáo sĩ, thì trớ trêu thay chúng ta lại quên rằng việc phụ nữ không nằm trong hàng giáo sĩ của Giáo hội là vì thiện ích của tất cả Giáo Hội.” Tuyên ngôn đặc biệt nhấn mạnh rằng “hơn bao giờ hết, ngày nay ơn gọi của phụ nữ đã được được trình bày như các bức hí họa, một cách quá sức nghèo nàn”
Tuyên ngôn lưu ý rằng “truyền thống tách rời phụ nữ khỏi bàn thờ là rất cổ xưa, hiện diện cả trong truyền thống Đông phương và Tây phương. Tuy nhiên, Kitô Giáo luôn dạy rằng người nam và người nữ bình đẳng về phẩm giá”.
Tuyên ngôn chỉ ra những ví dụ về những phụ nữ có ảnh hưởng trong Giáo hội, như Thánh Catêrina thành Siena và Thánh Joan thành Arc.
Tuyên ngôn cũng nhấn mạnh rằng Thiên Chúa “đã ban cho chúng ta Con của Người qua Đức Trinh Nữ Maria”, và “trong Mẹ, tình yêu của Thiên Chúa tìm thấy ngôi nhà không thể thay thế của mình”, và “tất cả chúng ta đều là những người mắc nợ với tiếng xin vâng đầy nữ tính của Mẹ”.
Những người ký tên đồng ý với nhau rằng “Không nên khuyến khích các cô gái trẻ tham gia vào bầu không khí đấu tranh và đòi hỏi. Họ nên được khuyến khích để phát triển những tài năng phù hợp với đặc điểm của riêng họ. Họ phải nhận chân được một sự thật theo đó được là một người phụ nữ là một ân sủng đáng kể!”
Mặt khác, họ nói, các bé trai phải được giáo dục để “kính sợ Thiên Chúa, biết quên mình vì tha nhân, và lòng kính trọng cơ thể con người”.
“Là những phụ nữ Công Giáo, nhận thức được đặc ân của Đức Mẹ, chúng tôi chọn đặt sức lực và tài năng của mình để phục vụ sự bổ sung hữu hiệu giữa nam và nữ”, tài liệu viết.
Bản tuyên ngôn kết thúc với lời khích lệ các giám mục Công Giáo sẵn sàng đứng lên chống lại áp lực của “ý thức hệ giới tính,” trong Giáo hội.
“Chúng tôi ý thức rằng các mục tử của chúng tôi, để trung thành với lời kêu gọi truyền giáo của các ngài cũng như các truyền thống Kinh thánh và Giáo hội, còn phải trải qua nhiều áp lực, và các ngài sẽ còn phải chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi bảo đảm với các ngài về lời cầu nguyện của chúng tôi và tình cảm quý trọng của chúng tôi, để sự độc thân của các ngài được khi được dâng hiến và hợp nhất với Đấng Hy Sinh, càng ngày càng sinh hoa kết quả,” những người ký tên viết.
Trong tông thư “Ordinatio sacerdotalis” năm 1994, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố rằng “Giáo hội không có thẩm quyền nào trong việc phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách chung cuộc”.
Phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo trên chuyến bay vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Về việc phong chức phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời cuối cùng rất rõ ràng, đó là lời của Thánh Gioan Phaolô II và điều này vẫn còn hiệu lực”.
Nếu quý vị và anh chị em ủng hộ truyền thống này Giáo Hội, và lo lắng về tình trạng bất ổn sâu sắc xin ký tên tại địa chỉ này: https://lavocationdufeminin.fr/appel-a-approfondir-la-vocation-de-la-femme/
Cách điền vào form:
Phần 1: Identité – Danh tính
Xin điền vào phần Prénom: Họ của mình
Xin điền vào phần Nom: Tên của mình
Phần 2: Adresse – Địa Chỉ
Xin điền N° et voie: Số nhà và tên đường
Xin điền Ville: Thành phố
Xin điền Code Postal: Mã bưu điện
Xin chọn Pays: Quốc Gia
Xin điền Profession: Nghề nghiệp
Je souhaite être informé(e) des suites données à ce manifeste: Tôi muốn được thông báo về diễn biến tiếp theo của Tuyên ngôn này
J’accepte que mon nom apparaisse sur ce site en tant que signataire:
Tôi chấp nhận rằng tên của tôi sẽ xuất hiện trên trang web này với tư cách là người ký tên.
Oui: Đồng ý – Non: Không đồng ý
J’ai lu et j’accepte les conditions ci-dessous:
Les informations recueillies à partir de ce formulaire font l’objet d’un traitement informatique destiné à “La vocation du féminin” à des fins de traitement de votre signature. Elles sont conservées pour la durée nécessaire à cette finalité. Le défaut de réponse à un champ facultatif n’entraîne aucune conséquence sur le traitement de votre demande. Vous disposez d’un droit d’accès, de rectification, de suppression et de portabilité des informations qui vous concernent ainsi que d’un droit d’opposition et de limitation du traitement que vous pouvez exercer en nous contactant. Pour en savoir plus, veuillez consulter notre politique de respect de la vie privée.
Tôi đã đọc và chấp nhận các điều kiện dưới đây:
Thông tin thu thập từ biểu mẫu này có thể được xử lý bằng máy điện toán nhằm mục đích xác minh chữ ký của bạn cho Tuyên ngôn “La vocation du nữ”. Chúng được lưu giữ trong thời gian cần thiết cho mục đích này. Việc không trả lời một câu hỏi tùy chọn không ảnh hưởng đến việc xử lý yêu cầu của bạn. Bạn có quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa và thay đổi các thông tin liên quan đến bạn cũng như có quyền phản đối và giới hạn xử lý bằng cách liên hệ với chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng xem chính sách của chúng tôi về quyền tư ẩn.
Sau cùng xin nhấn vào nút: Valider ma signature – Xác thực chữ ký của tôi.
https://lavocationdufeminin.fr/appel-a-approfondir-la-vocation-de-la-femme/
https://tinyurl.com/zt0jahvf
Source:Catholic News Agency
4. Đức Cha Crociata nhận định: Âu Châu cần một Mùa Chay của Thần Khí.
Đức Cha Mariano Crociata, Phó Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Giám mục châu Âu nhận định về bối cảnh tôn giáo và Kitô giáo của lục địa hiện nay: Âu Châu ngày càng giống như một hoang địa, cần một Mùa Chay của Thần Khí cho đại lục này. Hành trình Mùa chay là cơ hội để tái khám phá nguồn gốc Kitô giáo.
Mô tả về tình trạng Âu châu hiện này, Đức Cha Crociata nói: “Gần một năm qua, lục địa này bị chìm đắm trong một Mùa Chay do đại dịch, cần phải được Mùa Chay của Thần Khí, Mùa Chay Kitô canh tân”. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Giám mục Âu châu, có một bầu khí dao động giữa sầu buồn và lo lắng cùng với một trạng thái tâm trí tràn đầy nhiệt huyết, một dấn thân đáp ứng tích cực trước những khó khăn.
Đức Cha nhắc lại: “Mùa Chay là một cơ hội để tái khám phá cội nguồn Kitô giáo và Giáo hội có nhiệm vụ làm cho truyền thống kêu gọi này trở nên thực tế và sống động. Từ quan điểm này, tôi muốn đề cập đến hai điều quan trọng: sứ điệp của Ðức Thánh Cha cho Mùa Chay và sáng kiến của Hội đồng Giám mục Âu châu, mỗi ngày của Mùa Chay, đều có một cử hành ở mỗi quốc gia của liên minh”.
Ðể có thể tái khám phá đức tin, đức cậy và đức mến, ba nhân đức hữu ích cho một hành trình Mùa Chay tốt đẹp, Âu châu cần phải thực hiện ba nhiệm vụ. Ðầu tiên là khám phá lại điều cốt yếu: đại dịch đã làm cho mọi người hiểu rằng con người có nguy cơ chạy theo những thứ vô ích. Lời mời cầu nguyện và ăn chay có thể là liều thuốc giải độc hợp lệ. Nhiệm vụ thứ hai là hiểu rằng, hiện tại, chúng ta là một cộng đoàn duy nhất về số phận: điều gì chạm vào một người thì chạm vào mọi người, chúng ta không thể tách rời nhau. Và, cuối cùng, hãy học cách chuẩn bị cho tương lai, bắt đầu từ những người không thể thực hiện Mùa Chay, từ những người yếu đuối nhất. Cần phải khởi đi từ những người nhỏ bé nhất để sống một cuộc sống Kitô xác thực.
Đức Cha kết luận: “Chúng ta phải thay đổi định hướng văn hóa cơ bản, trước hết là chúng ta là những người tin. Chúng ta phải hiểu rằng vấn đề không phải là hành động ‘cho’ ai đó mà là bắt đầu làm việc bằng cách chia sẻ, thừa nhận ít nhất là sự chia sẻ dấn thân và trách nhiệm. Ðiều cần thiết là quan tâm đến những người rốt hết. Chúng ta không thể tách mình khỏi những người khác”.
Source:Vatican News
5. Các Giám mục Pháp ủng hộ các trường đại học hoạt động bình thường trở lại.
Các Giám mục Pháp ủng hộ các sinh viên trong việc yêu cầu chính phủ cho phép các trường đại học hoạt động bình thường trở lại.
Hôm 19 tháng 02 năm 2021, phát biểu tại buổi trình bày kết quả cuộc khảo sát do các Giám mục thực hiện về tác động của đại dịch đối với sinh viên, nghĩa là một ngày sau cuộc biểu tình của các sinh viên trên khắp nước Pháp, yêu cầu các lớp học trở lại bình thường, Đức Cha Laurent Percerou, Chủ tịch Hội đồng Giám mục về Mục vụ Giới trẻ cho biết, các Giám mục Pháp ủng hộ mạnh mẽ yêu cầu này. Mặc dù, đây là một quyết định không dễ giải quyết, có những khó khăn về mặt tổ chức, nhưng ít nhất một lần trong tuần sinh viên có thể đến trường một cách bình thường. Đức Cha Percerou cũng yêu cầu các căng tin của trường có thể mở trở lại để các sinh viên có thể mua một bữa ăn với giá 1 euro.
Thực tế, vào tháng 10 năm 2020, các trường đại học đã mở cửa trở lại, nhưng sau đó đã đóng lại ngay lập tức. Các Giám mục hiểu nỗi đau khổ của người trẻ do bị mất tương quan xã hội, các lớp học bị đình chỉ dẫn đến đời sống văn hóa do các trường cung cấp cũng bị ngưng lại. Tại Pháp, các trường đại học là nơi các bạn trẻ được chuẩn bị ngành nghề chuyên nghiệp, mở ra với thực tế của thế giới lao động. Ðó là những nơi mà người trẻ được nuôi dưỡng về văn hóa, qua sân khấu, hòa nhạc, giao lưu văn hóa. Trong thời điểm đại dịch, các bạn trẻ bị tước hết tất cả cuộc sống này. Đức Cha khẳng định: “Chúng ta cũng bị thiệt hại, nhưng người trẻ bị mất rất nhiều, nhiều hơn chúng ta bởi vì họ đang sống trong độ tuổi mà các tương quan xã hội cần được tạo dựng và mở ra với tương lai”.
Cũng tại buổi họp báo trình bày kết quả cuộc khảo sát, Đức Cha Laurent Percerou nói: “Là một Giáo hội, chúng ta không thể không quan tâm đến tình trạng chán nản và căng thẳng mà giới trẻ đang trải qua. Vì vậy, chúng ta được mời gọi đưa ra câu trả lời cụ thể cho phép các bạn trẻ không cảm thấy mình là một thế hệ phải hy sinh trên bàn thờ của Covid. Giới trẻ là cuộc sống và niềm hy vọng của Giáo hội, đặc biệt các sinh viên đang được chuẩn bị cho tương lai trở thành những tác nhân của xã hội”.
Sau đó, Đức Cha đã kêu gọi chính phủ và các Giáo phận hỗ trợ nhiều hơn nữa các mạng lưới trợ giúp người trẻ trong thời điểm khó khăn, cũng như giúp tìm việc làm và thực tập.
Theo kết quả của cuộc khảo sát của Giáo hội Pháp: Ða số (83%) các bạn trẻ yêu cầu mở lại các lớp học ở trường đại học. Với câu hỏi “bạn sẽ đối phó lần thứ ba bị phong tỏa như thế nào?”, 53% trả lời: về mặt tâm lý, tôi không thể chịu nổi. Khảo sát cũng cho thấy một điểm tích cực: trong suốt thời gian đại dịch, hầu như đối với tất cả (94%), đức tin là nguồn nâng đỡ trong thử thách.
Source:SIR