Alcide De Gasperi được biết đến không chỉ là một “chính trị gia chuyên nghiệp” người đã lãnh đạo nước Ý cách đây bảy mươi năm, mà còn được nhớ đến như là một trong những biểu hiện cao nhất của một dân tộc và một nhóm lãnh đạo của Kitô giáo, của nền dân chủ, người đã tái thiết đất nước sau thảm họa của chiến tranh thế giới thứ hai và đã tìm ra con đường chính yếu cho những năm tiếp theo, thậm chí cho đến ngày nay.
Thế giới chính trị hôm nay với các quan điểm khác nhau đã tạo nên những cuộc tranh luận giữa các đảng phái chính trị. Mặt khác, trong Giáo Hội, cũng có những giáo dân tham gia vào chính trị; tất cả những điều này đòi hỏi một nền văn hóa có thẩm quyền sâu sắc và trên tất cả những suy tư công khai mới. Và trong sự năng động này của văn hóa và sự suy tư công khai, người ta hoàn toàn tin rằng khuôn mặt của De Gasperi chiếm một vị trí rất quan trọng, một điểm nổi bật mà trên đó vẫn còn phù hợp để suy nghĩ.
Một khuôn mặt mà thực tế ngày nay vẫn là gương mẫu của sự dấn thân xã hội, chính trị cho người tín hữu và cho mọi người có thiện chí thực sự quan tâm đến công ích của đất nước. De Gasperi chắc chắn là một người Ý thực sự, một Kitô hữu chân chính và một chính khách tài năng. Ba chiều kích này, tất cả đều liên quan chặt chẽ với nhau, và khởi đi từ một nguồn duy nhất: nét đặc trưng về tinh thần và văn hóa của nhân cách con người. Chiều kích tâm linh thực ra là điểm khởi đầu, một bổn phận, cho mọi sự phản chiếu về tính cách của ông. De Gasperi đã chỉ ra một cách chính xác: tâm linh và chính trị, “hai góc nhìn khác nhau và bổ túc cho nhau” điều này đã phác họa sự phức hợp và khuôn mặt phong phú của ông.
Việc tìm kiếm Thiên Chúa, khao khát hướng đến siêu việt, những câu hỏi căn bản về ý nghĩa của cuộc sống, tất cả là một phần của một bức họa duy nhất, từ đó không thể phân chia lý thuyết và thực hành, giả định về trách nhiệm đối với đất nước và kinh nghiệm khó khăn của việc lãnh đạo. Nơi con người của De Gasperi người ta nhận thấy một mặt ông sống với lòng nhiệt thành của người Công giáo luôn hướng nhìn lên Thiên Chúa xin Ngài cho ông yên bình; và mặt khác đó là con đường của một chính trị gia mà ông đang theo đuổi, với ước muốn bao nhiêu có thể, sự công bằng. Do đó đối với ông đức tin được đặt vào Thiên Chúa, nhưng chính trị là một sứ mệnh trần thế. Ông là người đã truyền cảm hứng cho người khác bằng niềm đam mê, mối bận tâm và trên tất cả không có sự thỏa hiệp với cái xấu, sự bất công.
Di sản mà De Gasperi để lại cho thế giới chính trị là một di sản cực kỳ quý giá. Vì vậy, nó vẫn cần phải được phát triển toàn vẹn. Điều đầu tiên đó là bản sắc dân tộc. Người ta khẳng định rằng De Gasperi là một “người Ý đích thực”. Ông là một đối tượng của Đế chế Hapsburg, một phần không thể tách rời của một dân tộc thiểu số quốc gia và đã chiến đấu để giành quyền tự chủ của Ý. Đã từng bị bỏ tù và bị đàn áp bởi chế độ phát xít. Và cuối cùng, trong phần cuối của cuộc đời, ông là thủ lĩnh của một nhóm lãnh đạo xây dựng lại nước Ý và chiến đấu với niềm tin để xây dựng một nền hòa bình châu Âu thống nhất. Từ quan điểm này, kinh nghiệm của De Gasperi nhắc nhở chúng ta về một số khái niệm quý giá về bản sắc dân tộc: đoàn kết, trách nhiệm, tự do. Khung khái niệm mà De Gasperi di chuyển hiện nay là rất phi thường. Chỉ cần ngày hôm nay khi gió chiến tranh đang tăng lên ở Trung Đông, khi Địa Trung Hải là trung tâm của một cuộc xung đột thầm lặng về người di cư, khi có rất nhiều vùng nhỏ nổi lên trong cuộc tranh luận công khai và khi quá trình châu Âu đang bị thẩm vấn bởi quá nhiều xung động đặc thù và nhắm vào bên ngoài, ở đây, trong bối cảnh này, thông điệp của De Gasperi là điều rất quan trọng: một đất nước tự do và có trách nhiệm trong một thế giới mới, gắn kết hơn.
Đề xuất thứ hai liên quan đến ơn gọi chính trị. Đối với De Gasperi điều này được đánh dấu bởi mối quan hệ giữa chiều kích tinh thần và chính trị. Một mối quan hệ rất quan trọng trong cuộc đời của ông. De Gasperi rất coi trọng đời sống tinh thần, thiêng liêng và thu hút được ơn gọi chính trị của mình từ một cảm hứng tinh thần kết hợp nhu cầu công bằng xã hội với sự nghiệp bác ái. De Gasperi làm cho chính trị thực sự là “một sứ mệnh”.
Chưa bao giờ như hôm nay người ta cảm thấy sự đòi hỏi sự nhiệt thành truyền giáo, của bác ái trong chính trị. Vì khát khao đích thực này hướng đến công ích là điều kiện quan trọng nhất cho một chính trị gia trở thành một chính khách thực sự phục vụ cộng đồng. Thế giới cần có một hiệp ước xã hội mới giữa tất cả những người nam và nữ có thiện chí, có lòng dũng cảm, niềm đam mê, tài năng và mong muốn đích thực để xây dựng những con đường mới của việc dấn thân xã hội và chính trị cho tương lai của đất nước và thế giới. Di sản chính trị và tinh thần của De Gasperi thực sự quý báu cho Ý và cho thế giới và cần phải được phát triển toàn diện. Một kiểu mẫu lãnh đạo chính trị luôn khát khao tìm ra phương thức chữa trị bất công xã; điều này chỉ có thể thực hiện tốt nhất “Khi đức tin mang lại thể thức cho chính trị”(Avvenire 18-4-2018)
Ngọc Yến