Nữ đan sĩ Đa Minh Ba Lan, người đã cứu giúp những người Do Thái trong cuộc Diệt chủng- Holocaust- qua đời ở tuổi 110.

 

 

Krakow, Poland 20/11//2018 (CNA/EWTN News) – Tổng Giáo phận Karkow đã thông báo rằng nữ tu Dòng Đa Minh, Sr. Cecylia Maria Roszak đã qua đời ở tuổi 110. Sr.Cecylia được cho là “nữ tu già nhất thế giới”.

Sr. Cecylia được sinh ra vào ngày 25/3/1908 tại một thị trấn của Kielczewo thuộc tây-trung Balan. Sau khi tốt nghiệp ở độ tuổi 21, Cecylia đã gia nhập vào một tu viện dòng kín Đa Minh ở Krakow,  thường được gọi tên là đan viện “On Gródek”.

Năm 1983, Sr. Cecylia đi cùng với nhóm các nữ tu của mình tới Vilnius (bây giờ là Lithuania, nhưng vào thời điểm đó tì Vilnius là một phần của Ba Lan), một vùng đất mà các nữ tu đang hy vọng sẽ thiết lập một tu viện khác nữa tại đây. Tuy nhiên, sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới lần thứ II đã làm cho các nữ tu không thể thực hiện kế hoạch và hy vọng này.

Trong hai năm, Vilnius đã phải dưới quyền chiếm đóng của Liên Xô, và sau đó là Đức sau cuộc xâm lược của Đức Quốc Xã. Trong suốt thời gian này, Sr. Roszak và các chị em nữ tu khác, dưới sự hướng dẫn của Bề trên là Mẹ Bertranda, đã che giấu 17 thành viên kháng chiến người Do Thái trong tu viện của mình, mạo hiểm cả mạng sống mình để che giấu cho những người Do Thái đó.

Theo Trung Tâm Tưởng niệm Cuộc Diệt Chủng (Holocaust) Thế giới, những người Do Thái tìm được nơi trú ngụ trong tu viện là những thành viên của những phong trào ngầm Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái bất hợp pháp.

“Mặc dù có sự khác biệt rất lớn giữa hai nhóm, nhưng tại nơi đây đã xây dựng được mối quan hệ gần gũi giữa những nữ tu thuộc Kitô giáo và những người Do Thái thế tục cánh tả. Những người tiên phong thuộc nhóm Do Thái thế tục cánh tả này đã tìm thấy một nơi trú ẩn an toàn phía sau bức tường tu viện; họ làm việc với các nữ tu trong các lãnh vực và tiếp tục hoạt động chính trị của mình. Họ gọi Bề trên cao cấp của tu viện là Ima (tiếng Hip-ri là Mẹ).” Trung tâm nói trong một trang tiểu sử về Mẹ Bertranda, người cuối cùng đã rời tu viện và được biết đến là Anna Borkowska.

Năm 1941, những người lánh nạn Do Thái đã quyết định rời tu viện và trở lại khu vực người Do Thái sinh sống để giúp thiết lập phong trào kháng chiến tại đó. Borkowska đã nài nỉ nhóm người này ở lại, và sau đó xin gia nhập nhóm với họ tại “ghetto”, nơi mà người Do Thái buộc phải sinh sống nơi đó, và Borkowska đã giúp đỡ những người bạn của mình trong việc mua bán lậu vũ khí và vật tư bên trong nội bộ.

Tháng 9/1943, Mẹ Bề trên Bertranda bị bắt, tu viện Vilnius buộc đóng cửa và các nữ đan sĩ bị phân tán. Sr. Roszak trở về Krakow, mặc dù là do chiến tranh, các chị em đan sĩ của Sr. Roszak đã bị trục xuất khỏi nhà mẹ “onGrodek”, dù là vào thời điểm đó, họ đang ở với một vài nữ tu khác tại đó.

Năm 1947, Sr. Roszak và một số các nữ đan sĩ Đa Minh của mình trở lại nhà mẹ, nơi mà Sr. Roszak sẽ phục vụ như là người gác cổng, đánh đàn nhà thờ, và điều khiển ca đoàn trong nhiều năm, và trong vai trò là bề trên của nhiều nhiệm kỳ.

Năm 1984, Borkowska và các nữ tu, những người đã từng sống tại tu viện Vilnius đã được Yad Vashem (Trung tâm Tưởng Niệm Cuộc Diệt chủng Yad Vashem) trao tặng danh hiệu “ Công bình giữa các Quốc gia”- Righteous Among the Nations, công nhận những người không phải là người Do Thái đã liều mạng cuộc sống, sự tự do hoặc vị thế của mình để giúp đỡ người Do Thái trong suốt cuộc Diệt chủng (Holocaust).

Ở vào tuổi 101, Sr. Roszak đã trải qua nhiều phẫu thuật ở hông và đầu gối, nhưng vẫn còn có thể tham gia trong một vài hoạt động bình thường của sơ, bao gồm cả việc tham dự giờ kinh với các chị em trong tu viện và thăm viếng các sơ đau ốm khác.

Hôm 25/3/2018, Sr. Roszak đã mừng sinh nhật lần thứ 110 trong tu viện của mình,, nơi mà có lần Đức Tổng Giám Mục Marek Jedraszewski of Krakow đã ghé thăm sr. Roszak.

Sr. Cecylia Maria Roszak qua đời hôm 16/11/2018, hưởng thọ 110 tuổi, một nữ tu được choa rằng là “nữ tu già nhất thế giới.”

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com- Polish nun who helped saved Jews during Holocaust dies at 110

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *