Buổi chiều buồn vô cớ.Tôi nghe trong lòng nhung nhớ một cái gì đó không rỏ rệt. Khi nhìn qua cửa sổ thấy mây lưa thưa bay ngang trời và đàn chim đang bay về phía xa xa tít. Từ cái máy hát CD đang chạy bổng phát ra bài “Còn thương rau đắng mọc sau hè”của nhạc sĩ Bắc Sơn.Tôi thấy lòng mình rưng rưng cãm xúc – Ôi! lời nhạc dạt dào tình tự quê hương làm lòng tôi thấy rai rức nhớ làng quê một thủa nào đó, lúc còn thơ dại sống với ba má, anh em và bà con chòm xóm.“Ngồi buồn nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm chợt thèm rau đắng nấu canh”. Tôi nghe như nước bọt trong miệng mình tiết ra. Tôi cũng đang thèm quá đi thôi…
Rau đồng chấm tộ cá kho
Đắng cơm gạo mới, ngọt vừa nhai lâu
Đồng sâu bùn đất bãi bờ
Rau bò mé ruộng em thò tay quơ
Rau đồng chấm tộ cá kho
Nhớ em miếng đắng miếng vò ruột gan
Trong cuộc sống mình ăn đủ thứ hết, nhưng những thứ hẵm hiu mà lúc còn thơ dại được má nấu từ những đặc sản miền quê, cây nhà lá vườn thì cứ y như là da diết nhớ thương. Từ những đặc sản đồng quê đó, từ những con giồng với lũy tre, cùng với những miếng ruộng bờ ao đã khắc sâu vào tâm khãm tôi với những nỗi niềm nhung nhớ về hai miền quê: Nội, Ngoại.
QUÊ NGOẠI
Quê ngoại tôi ở quận Cầu Ngang làng Mỹ Hòa, còn quê nội thì ở quận Trà Cú làng Long Hiệp mà bà con địa phương gọi là Trà Sấc. Trà Vinh nằm giửa hai con sông lớn là sông Tiền, sông Hậu và ăn tận ra biển. Quận Cầu Ngang gần biển, hơi xa Sông Tiền. Ra Bến Đáy vài cây số là biển. Cầu Ngang đất đai hình thành bởi những giồng cát vì xa sông Tiền nên những giồng cát chỉ là những giồng cát ròng. Ở đây có những động cát lớn như Đỗng Cao, Ba Động, ra xa tí nửa về hướng Nam là những cồn: Như Cồn Ngao, Cồn Lợi, Cồn Cù……
Một thủa bên trời mang gắm vóc
Chân lúa quê hương thắm nước nguồn
Mẹ hát ca dao miền châu thổ
Con lớn ngọt bùi nước phù sa
Đồng rưộng phăng diều căng cánh gió
Gốc cỏ nối liền cuối chân mây
Đường dây tuôn chỉ cao vòi vọi
Nghĩa nước tình sông cũng xum vầy
Nước mặn đồng chua miền lưu xứ
Mảnh đất cheo leo giữa nước trời
Hồn nở năm vành sao muối trắng
Gió uớp thịt da đã mặn mòi
Cây đước cây bần chân giữ đất
Kinh một, kinh hai rẽ mấy dòng
Cha đi ghe mướn qua thành phố
Chở muối đồng quê đổi lấy tiền
Con học nhấp nhem vần quốc ngữ
Mẹ vẽ I,T trên lá xanh
Lá chuối sấp trên vùng cát mịnh
Lằng chữ in sâu tiếng vỡ lòng
Phênh sóng lá khô đan làm giạc
Chiếu lát mùng thô ấm giấc dài
Manh nóp đường xa cha cơ cực
Mẹ hát ngọt bùi con ngủ say
Sương khuya giọt vắn giọt dài
Đất cồn sóng vỗ đêm ngày thở than
Trùng trùng cát đổ sương tan
Lúa mọc lan tràn cây trái xanh tươi
………………………………
Sóng bổ cồn xưa còn vọng mãi
Có tiếng quê hương tuổi ấu thời
Ta đứng bên trời nghe xa xót
Một thủa phù sa đẹp dấu người
Trên đất khai sinh hồn phấn đấu
Giờ đứng nơi nầy thương nhớ mong
(Đất Cồn)
Những láng như Láng Thé, Láng Sắc, láng Chim, Láng Cò… Ăn qua Trà Cú là láng Đôn Xuân. Trong bài hát “Trà Cú Trong Tình Thương Mật Ngọt” viết trong thời gian nhạc sĩ Trúc Phương sống tại Ngã Ba, huyện Trà Cú, có đoạn:
Anh lại theo em dzìa láng Đôn Xuân
Hai mùa ngọt mặn ,
Rửa chân sông cạn ,
Rồi ngơ ngẩn tím bông bần”.
Mùa chướng trơ, đồng khô nắng cháy
Gánh lưng lưng gào nước chia hai
Bưng ly dừa mát dạ những ai
Thương em quá buổi đường dài’
…………………………..
Ở những vùng giáp biển cây đước, cây mắm, cây bần rể thân tua tủa bám vào đất đễ giữ đất, bên trong tí nữa là đám ô rô, cóc kèn, ráng, lát thêm chân giử cho phù sa đổ từ sông Cữu Long từ các nhánh của sông Tiền sông Hậu làm cho thềm lục địa lấn dần ra biển.
Lúc còn nhỏ được má đưa về thăm quê ngoại vào những dịp Tết hoặc hè.Tôi thích chạy trên những bãi cát với mấy người anh em cô cậu tìm moi những củ khoai còn sót lại qua mùa vụ, ăn nong nóng dòn dòn và ngọt lịm..Có khi đi đào hang bắt dế đá, hoặc dế cơm. Những chiều ông ngoại ung khói bằng phân cứt trâu phơi khô, bọ rầy bay tứ tung. Bọn tôi thường tìm bắt bọ rầy trên những nhánh sầu đâu hoặc trên những cây đào lộn hột. Ấu trùng của bọ rầy là đuông đất. Mỗi khi ông ngoại cuốc đất làm rẫy, chúng tôi tha hồ bắt đuông và dế. Loại đuông đất và dế cơm đem rang muối, ăn cơm chan với nước canh rau thi cũng rất bắt miệng. Dế thì chỉ lặt đầu, bẽ càng, còn đuông thì phải ngâm vào nước muối cho đuông nhã đất, sau đó bỏ cái bọng cứt của đuông. Dế và đuông đem rang trong cái chảo với muối.
Sau nầy dì Tám của tôi mua thêm đậu phọng nhét vào đít con đuông ,con dế đem chiên dòn ăn rất đã miệng. Nói đến đuông phải nhớ đến đuông chà là. Hồi nhỏ tôi không thích loại nầy vì trông nó to gần bằng ngón chân cái lại ngo ngoe thấy gơm gớm. Nhưng sau nầy khi lớn lên, biết nhậu lai rai rượu đế Xuân Thạnh, thì cái món nầy xem ra độc nhất vô nhị. Loại đuông nầy là những ấu trùng của con kiến dương. Mỗi đọt chà là thường thấy một con. Cây chà là mọc bạt ngàn ở Bến Giá, Long Toàn. Người ta nhìn thấy cây nào mà đọt bị quẳp gảy thì chắc ngay là có con đuông ở trong. Cây chà là được chặt ngã và lấy dao đẵng khúc gần ngọn, cột bó lại. Cứ 10 ngọn thành một bó, đem ra chợ bán. Mấy anh chị bà cô cậu của tôi còn làm thêm cái món khô cá khoai trộn giấm với lá sầu đâu sắc nhỏ, nhậu cũng thấy tới lắm…..
Hồi đó, bữa cơm trưa thường khi tôi ăn cơm với ông ngoại ở cái chòi nhỏ ngoài rẩy cất gần bụi tre gai. Ông ngọại ít nói, lại điếc tai nên tôi ít khi nói chuyện với ông. Mỗi lần được má dắt về ngoại. Khi vừa xuống xe đò vào nhà trong cởi áo ra là chạỵ liền ra ngòai rẩy. Ông ngoại đang cuốc đất nhìn thấy tôi, ông ngừng tay và nói : Cháu mới qua hử…..Rồi lại tiếp tục công việc. Suốt thời thơ ấu, hình như tôi không có chuyện trò gì nhiều với ông, có lẽ vì ông khó nghe mà tôi thì nói quá nhỏ. Lúc đó tôi khoảng mười tuổi……Duy chỉ có một lần ông bị bịnh, má đở ông lên và mớm cháo cho ông. Tôi đứng gần trước mặt ngọai. Ông ngoại nhìn tôi và bảo cháu đấm lưng cho ông, ông mõi quá. Tôi hỏi đấm chỗ nào- ông chỉ cho tôi. Tôi đấm hai bên vai ông ngoại. Ông ngoại xoa đầu tôi và nói ông thấy khỏe quá…Sau đó tôi đi ngủ và hứa sẽ làm tiếp khi thức dậy. Nhưng tôi không có dịp nữa, khi chợt tỉnh giấc vì tiếng khóc thúc thích của má. “Cậu ơi, cậu bỏ con đi rồi…”.
Tất cả họ hàng bên ông, bà ngoại đều ở rải rác trong huyện Cầu Ngang và Long Toàn. Lúc còn nhỏ tôi chỉ biết các cậu mợ, cô dì quanh quẩn gần nhà ông ngoại, còn một số bà con ở xa, tôi chỉ nghe má nhắc tới nhưng chưa bao giờ gặp mặt. Sau nầy khi lớn tôi biết được số tản mát ở xa tận Mé Láng, Cồn Ngao… đa số các cậu, mợ, dì, dượng đều đi theo kháng chiến từ hồi năm 1945. Các cậu ở gần thì sau nầy đi lính. Tôi nghĩ có lẽ do hoàn cảnh ở gần đâu thì ảnh hưởng đó, hoặc vã ở thế chẵng đặng đừng chăng? Qua cuộc chiến cả bà con đi theo hai phía người còn người mất. Cho dù đi theo bên nào. Cho dù bên thắng bên thua… họ hàng vẫn tìm đến nhau trong tình quyến thuộc.
Huỳnh Tâm Hoài