Tài liệu về hôn nhân, gia đình và các phối hợp thực tại

 

DẪN NHẬP

1. Những cái được gọi là “những phối hợp thực tại” (de facto unions) có tầm quan trọng đặc biệt trong những năm gần đây. Có những sáng kiến nài nỉ cho những kết hợp đó được thừa nhận theo thể chế và cũng được kể ngang hàng với các gia đình hình thành trong cam kết hôn nhân. Trước một vấn đề có tầm quan trọng như thế với bao nhiêu ảnh hưởng tương lai cho toàn thể cộng đồng nhân loại, Hội Đồng Giáo Hoàng này, trong những suy tư sau đây, kêu gọi lưu ý tới sự nguy hiểm mà sự thừa nhận và sự cho ngang hàng thể đó, sẽ mang lại cho căn tính của sự hợp nhất hôn nhân, và làm như vậy sẽ mang lại hoạ lớn cho gia đình và cho ích chung xã hội.

Trong tài liệu này, sau khi cúu xét phương diện xã hội của những phối hợp thực tại, những yếu tố cấu thành ra nó, và những lý do hiện sinh của chúng, phải xét đến vấn đề cho các phối hợp thực tại được thừa nhận pháp lý và cho tính tương đương, trước hết về phương diện gia đình dựa trên hôn nhân, và rồi về phương diện xã hội toàn diện. Rồi tài liệu bàn về gia đình như là một giá trị xã hội, bàn về những giá trị khách quan cần nuôi dưỡng, và bàn tới trách nhiệm theo lẽ công bằng về phía xã hội phải bênh đỡ và thăng tiến gia đình thiết lập trên hôn nhân. Sau đó, một vài khía cạnh nổi lên trong tương quan với hôn nhân Kitô giáo, được nghiên cứu sâu rộng. Cũng trình bày một số tiêu chuẩn chung giúp việc nhận thức mục vụ cần thiết để hướng dẫn những cộng đồng Kitô hữu.

Những suy tư trình bày ở đây không những gởi cho những ai minh nhiên công nhận Giáo Hội Công Giáo là “Hội Thánh của Thiên Chúa Hằng Sống, cột trụ và điểm tựa của chân lý” (1 Tm 3, 15), nhưng cũng gởi cho tất cả mọi Kitô hữu thuộc nhiều Giáo Hội khác nhau và cho những cộng đoàn Kitô hữu, và cho tất cả những ai thật lòng dấn thân vì lợi ích quí báu của gia đình, tế bào cơ bản của xã hội. Công Đồng Vatican II dạy, “Sự lành mạnh của con người cũng như của xã hội nhân loại và Kitô giáo liên kết chặt chẽ với tình trạng tốt đẹp của cộng đoàn hôn nhân và gia đình. Do đó, cùng với tất cả những ai tán dương các cộng đoàn hôn nhân và gia đình, người Kitô hữu thành thật vui mừng trước những trợ lực khác nhau giúp con người ngày nay tiến tới trong việc cổ võ cộng đoàn yêu thương ấy cũng như trong sự tôn trọng đời sống; những trợ lực ấy còn giúp đỡ các đôi vợ chồng và các bậc làm cha mẹ trong sứ mạng cao cả của họ”. (1)

I. ‘NHỮNG PHỐI HỢP THỰC TẠI’

Phương diện xã hội của những ‘phối hợp thực tại’

2. Cụm từ “những phối hợp thực tại” bao gồm nguyên một loạt nhiều thực tại nhân bản hỗn tạp mà yếu tố chung là những hình thức sống chung (thuộc loại phái tính) không phải hôn nhân. Những phối hợp thực tại có đặc tính do sự kiện này là chúng không biết, hoãn lại, hay có khi loại trừ sự cam kết vợ chồng. Từ đó phát sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong hôn nhân, qua khế ước tình yêu vợ chồng, tất cả mọi trách nhiệm phát sinh từ sự ràng buộc đã cam kết, được đảm nhiệm cách công khai.

Từ việc công khai nhận lãnh các trách nhiệm, phát sinh một lợi ích không những cho chính các đôi vợ chồng và cho con cái trong sự lớn mạnh về tình cảm và hình thành của chúng, nhưng cũng cho các thành phần khác của gia đình. Do đó, gia đình dựa trên hôn nhân, là một ích lợi cơ bản và quí giá cho toàn thể xã hội mà cơ cấu vững chắc nhất được xây dựng trên những giá trị phát triển trong các quan hệ gia đình và được bảo đảm bởi hôn nhân vững bền. Lợi ích sinh ra bởi hôn nhân là lợi ích nền tảng đối với Giáo Hội, nên Giáo Hội công nhận gia đình như là “Giáo Hội tại gia”. (2) Tất cả những điều đó bị thiệt hại do việc từ bỏ thể chế hôn nhân, ẩn trong những sự phối hợp thực tại.

3. Một số người có thể muốn sử dụng hay có thể sử dụng tính dục theo một duờng lối khác với đường lối Chúa đã ghi trong bản tính nhân loại và trong cùng đích đặc biệt nhân bản của các tác động của họ. Điều này đi ngược với ngôn ngữ liên vị của tình yêu và làm nguy hại đến, qua một sự rối loạn khách quan, sự đối thoại đích thực của sự sống mà Đấng sáng tạo và cứu chuộc nhân loại muốn có. Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo rất được dư luận công chúng biết, và không cần phải lặp lại ở đây. (3) Chính chiều kích xã hội của vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều hơn và cho phép chỉ rõ, cách riêng cho những ai có trách nhiệm công cộng, sự không thích hợp nâng cao những hoàn cảnh riêng tư này lên hàng quan trọng công cộng. Lấy lẽ điều hoà một khung cảnh chung sống có tính xã hội và pháp lý, người ta cố gắng biện hộ việc thừa nhận như thể chế những kếùt hợp sự kiện. Làm như vậy, những kếùt hợp sự kiện sẽ trở thành một thể chế, và luật pháp sẽ chuẩn y các quyền lợi và bổn phận của chúng, có hại cho gia đình xây dựng trên hôn nhân. Những phối hợp thực tại có thể được đặt trên bình diện giống như hôn nhân; hơn nữa, cách sống chung này có thể được đánh giá như một “điều thiện” vì đưa nó lên tới điều kiện giống hay tương đương với hôn nhân, có hại cho chân lý và công lý. Như vậy, người ta sẽ hợp lực phá vỡ thể chế tự nhiên hôn nhân, một thể chế tuyệt đối quan trọng, cơ bản và cần thiết cho toàn khối xã hội.

Những yếu tố cấu tạo cho những phối hợp thực tại

4. Không phải tất cả những phối hợp thực tại có cùng một tầm quan trọng hay cùng một mục đích. Khi diễn tả những đặc điểm tích cực của chúng, ở trên và ngoài nét chung tiêu cực của chúng là hoãn lại, không biết hay loại trừ sự hợp nhất hôn nhân, thì phát sinh một số yếu tố. Truớc hết, chỉ có đặc điểm thuần việc quan hệ. Nên chỉ rõ rằng những kết hợp kiểu đó gồm có sự sống chung kể luôn một sự quan hệ tình dục (điều này phân biệt chúng với những hình thức sống chung khác), và một xu hướng tương đối tới chỗ vững bền (điều này phân biệt chúng với những hình thức sống chung thỉnh thoảng hay khi có dịp). Những phối hợp thực tại không gồm có những quyền lợi và trách nhiệm vợ chồng, và không giả định có sự vững bền đặt nền tảng trên sự ràng buộc hôn nhân. Đặc điểm của những kết hợp đó là chúng xác nhận mạnh mẽ không chịu lấy một trói buộc nào. Sự không vững bền liên tục do khả năng chấm dứt sự sống chung, dĩ nhiên là một đặc điểm của những phối hợp thực tại. Cũng có một “cam kết” nào đó nhiều hay ít minh nhiên “trung thành với nhau”, nói được như vậy, bao lâu quan hệ đó kéo dài.

5. Một số phối hợp thực tại rõ ràng là hậu quả của một lựa chọn quyết định. Những kết hợp “thử nghiệm” thường xảy ra giữa những người tính kết hôn trong tương lai, nhưng với điều kiện là họ kinh nghiệm một sự chung gối mà không một ràng buộc hôn nhân. Đây là một loại “giai đoạn có điều kiện” để kết hôn, giống như hôn nhân “thí nghiệm” (4), nhưng khác, vì giả định được xã hội thừa nhận phần nào đó.

Một số người khác sống chung với nhau biện minh sự lựa chọn này vì những lý do kinh tế hay là muốn tránh những khó khăn pháp lý. Những lý do thực sự thường sâu xa hơn nhiều. Khi sử dụng kiểu cớù thoái thoát này, thường có một ẩn ý coi rẻ bản năng sinh dục. Điều này bị ảnh hưởng nhiều hay ít bởi chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa khoái lạc, cũng như bởi quan niệm về tình yêu tách rời khỏi mọi trách nhiệm. Người ta cam kết tránh sự bền vững, những trách nhiệm, và những quyền lợi cũng như những bổn phận mà tình yêu hôn nhân thực sự bao gồm. Trong những trường hợp khác, những phối hợp thực tại được hình thành bởi những người đã ly dị trước kia và như thế những kết hợp đó thay thế cho hôn nhân. Do luật pháp cho phép ly dị, hôn nhân thường có khuynh hướng mất căn tính của nó trong lương tâm con người. Theo nghĩa này, ta thấy rõ sự thiếu tin tưởng vào thể chế hôn nhân, sự thiếu tin tưởng đó thỉnh thoảng phát sinh từ kinh nghiệm tiêu cực của những người đau buồn vì một sự ly dị trước kia hay là vì sự ly dị của cha mẹ họ. Hiện tượng đau buồn này khởi sự trở nên quan trọng từ quan điểm xã hội trong các nước mở mang hơn về mặt kinh tế.

Điều không hiếm là những người sống chung trong một phối hợp thực tại, huỷ bỏ hôn nhân vì những lý do ý thức hệ được biết cách minh nhiên. Nên đó là sự lựa chọn một cái để thay thế, một cách nào đó để sống bản năng tình dục của mình. Những người này coi hôn nhân như là điều phải loại bỏ, là điều nghịch với ý thức hệ của họ, một “hình thức không thể chấp nhận lạm dụng hạnh phúc cá nhân”, hay là có khi như “mồ chôn tình yêu say đắm”, những kiểu nói chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về bản tính thật sự của tình yêu và hy sinh nhân bản, và của sự cao trọng và vẻ đẹp của sự kiên trì và trung tín trong những tương quan con người.

6. Những phối hợp thực tại không phải luôn là hậu quả của một sự lựa chọn tích cực và sáng suốt. Có khi những người sống với nhau trong những kết hợp này, chứng tỏ mình dung túng hoặc chịu đựng hoàn cảnh này. Trong một vài nước, số ngày càng tăng những phối hợp thực tại là do sự bất mãn đối với hôn nhân, không phải vì những lý do ý thức hệ, nhưng vì thiếu sự đào tạo xứng hợp trong trách nhiệm, sự thiếu hụt đó là sản phẩm của sự nghèo đói và sự bị gạt ra bên lề môi trường sống của họ. Sự thiếu tin tưởng vào hôn nhân, dầu sao, cũng có thể là do gia đình quyết định, nhất là trong thế giới thứ ba. Ưu thế văn hoá của những thái độ anh hùng tính hay dân tộc tính đi đôi với nhau và làm trầm trọng rất nhiều hoàn cảnh khó khăn này.

Trong những trường hợp này, thường gặp những phối hợp thực tại mà, từ đầu, trên nguyên tắc, hai bên muốn có một đời sống chung đích thực, coi mình kết hợp như vợ chồng, và ra sức hoàn thành những ràng buộc giống như trong hôn nhân. (5) Sự nghèo đói, thường là hậu quả của những mất quân bình trong trật tự kinh tế thế giới và thiếu giáo dục cơ bản, (sự nghèo đói) đặt ra những chướng ngại nghiêm trọng không để họ thành lập một gia đình thật sự.

Trong những nơi khác, sự sống chung (qua những khoảng thời gian lâu hay ít kéo dài) là thường xuyên cho tới khi thụ thai và sinh con đầu tiên. Những tập quán này theo những thực hành từ tổ tiên và truyền thống, những thực hành rất mạnh trong một số vùng Châu Phi và Châu Á và liên hệ với cái gọi là “hôn nhân theo giai đoạn”. Những thực hành này nghịch với phẩm giá con người, khó mà triệt tiêu, và tạo nên một hoàn cảnh luân lý tiêu cực với vấn đề xã hội có đặc tính riêng và định rõ. Loại kết hợp này không thể đồng hoá với những phối hợp thực tại mà chúng ta đang đề cập tới ở đây (những phối hợp hình thành trên bờ một thứ nhân loại học có văn hoá), và nêu lên một thách đố cho việc hội nhập đức tin trong Ngàn Năm Thứ Ba của kỷ nguyên Kitô giáo.

Có thể thấy rõ tính phức tạp và tính đa dạng của vấn đề các phối hợp thực tại nếu chúng ta công nhận, ví dụ, trong vài trường hợp nguyên nhân trực tiếp nhất của chúng có thể liên hệ tới những hệ thống an ninh và hạnh phúc xã hội. Ví dụ, đây là trường hợp trong những hệ thống phát triển nhất nơi những người lớn tuổi hình thành những phối hợp thực tại, bởi vì họ sợ rằng hôn nhân sẽ bao gồm những gánh nặng thuế má hay là sự mất trợ cấp.

Những lý do cá nhân và nhân tố văn hoá

7. Điều quan trọng là nêu vấn nạn về những nguyên nhân sâu xa tại sao nền văn hoá hiện nay đang chứng kiến một sự khủng hoảng trong hôn nhân, trong cả hai chiều kích tôn giáo và dân sự, và tại sao có sự cố gắng giành được sự công nhận và sự tương đương cho những phối hợp thực tại. Như vậy, những hoàn cảnh bất ổn, được xác định do những phương diện tiêu cực của chúng (sự bỏ qua hôn nhân) hơn là do những đặc tính tích cực của chúng, (những hoàn cảnh đó) xem ra ở trong cấp bậc giống như hôn nhân. Trên thực tế, tất cả những hoàn cảnh này được củng cố trong nhiều loại quan hệ, nhưng tất cả đều trái ngược với sự hiến mình thật sự và tương quan trọn vẹn, điều bền vững và được xã hội thừa nhận. Trong một bối cảnh của sự tư nhân hoá tình yêu và của sự loại trừ đặc tính qui chế của hôn nhân, sự phức tạp của những lý do kinh tế, xã hội và tâm lý gợi ý sự cần thiết nghiên cứu kỹ khung cảnh mà trong đó hiện tượng những phối hợp thực tại, như chúng ta biết ngày nay, ngày càng lớn mạnh và trở nên vững chắc.

Sự giảm sút từ trong hôn nhân và gia đình được thừa nhận bởi luật pháp các Quốc Gia khác nhau, và trong một số nước sự gia tăng số cặp không kết hôn mà sống chung với nhau, thì không thể giải thích đầy đủ như là một phong trào văn hoá biệt lập và tự nguyện. Xem ra đó là một giải đáp cho những thay đổi lịch sử ở xã hội trong phong trào văn hoá hiện nay mà một số tác giả diễn tả như là “hậu chủ nghĩa hiện đại”. Điều chắc chắn là ảnh hưởng giảm thiểu của thế giới nông nghiệp, sự phát triển lãnh vực thứ ba về kinh tế, sự gia tăng mức sống trung bình, sự bất ổn về việc làm và những quan hệ cá nhân, sự sút giảm những thành phần gia đình sống dưới cùng một mái nhà, và sự toàn cầu hoá những hiện tượng xã hội và kinh tế, đã làm phát sinh sự bất ổn to lớn trong các gia đình và thuận theo lý tưởng có một gia đình nhỏ hơn. Nhưng điều đó đủ để giải thích hoàn cảnh hiện nay của gia đình không ? Qui chế hôn nhân ít bị khủng hoảng hơn nơi nào truyền thống gia đình còn mạnh.

8. Trong quá trình có thể được diễn tả như là sự phá hoại từ từ có tính văn hoá và nhân bản đến qui chế hôn nhân, sự phổ biến một ý thức hệ gọi là “gender, giống” không nên bị coi thường. Theo ý thức hệ này, làm con người nam hay người nữ thì cách cơ bản không do phái tính nhưng do văn hoá. Do đó, chính những nền tảng của gia đình và những liên hệ liên vị bị đả kích. Phải quan tâm về phương diện này bởi vì tầm quan trọng của ý thức hệ này trong nền văn hoá hiện nay, và vì ảnh hưởng của nó trên hiện tượng các sự phối hợp thực tại.

Trong những động lực có tính hội nhập thuộc về nhân cách, một nhân tố rất quan trọng là căn tính. trong lúc còn bé và trưởng thành, một con người từ từ ý thức về hữu thể “nó -him/herself”, một ý thức về chính căn tính của nó. Sự kiện này được hội nhập vào trong một quá trình công nhận hữu thể của mình và, do đó, công nhận chiều kích phái tính của hữu thể mình. Cho nên đó là sự ý thức về căn tính và sự khác biệt. Những chuyên viên thường hay phân biệt giữa căn tính phái tính (nghĩa là, sự ý thức về căn tính tâm sinh lý của một phái, và sự khác biệt đối với phái khác), và căn tính giống loài (generic identity) (nghĩa là, sự ý thức về căn tính có tính tâm lý xã hội và văn hoá thuộc vai trò mà những người của một phái tính nhất định phải thi hành trong xã hội). Trong một quá trình hội nhập đúng đắn và hài hoà, căn tính phái tính và giống loài bổ sung cho nhau bởi vì những con người sống trong một xã hội theo những phương diện văn hoá phù hợp với phái tính của mình. Loại căn tính giống loài “gender”, do đó, có bản tính tâm lý xã hội và văn hoá. Nó phù hợp và hài hoà với căn tính phái tính thuộc bản tính tâm sinh lý, khi sự hội nhập của nhân cách được trọn vẹn tức làï công nhận sự đầy đủ về sự thật nội tại con người, sự duy nhất về thể xác và linh hồn.

Khởi đầu từ thập niên giữa 1960-1970, nhiều lý thuyết (ngày nay thường được các chuyên viên diễn tả như “người giải thích pháp luật, constructionist” chủ trương không những căn tính phái tính giống loại (“gender”) là sản phẩm của một tác động qua lại giữa tập thể và cá nhân, nhưng căn tính giống loại này là độc lập với căn tính phái tính nhân vị: nghĩa là, những giống đực và cái trong xã hội là sản phẩm độc chiếm của các nhân tố xã hội, không liên hệ tới sự thật nào về chiều kích phái tính của con người. Như vậy, bất cứ thái độ phái tính nào đều có thể được biện minh, kể cả sự đồng tính tính luyến ái, và chính xã hội phải thay đổi để bao gồm những giống khác, cùng chung với giống đực và giống cái, theo cách thức của nó để hình thành đời sống xã hội. (6)

Ý thức hệ về “giống” gặp được môi trường thuận lợi trong nhân loại học cá nhân thuộc chủ nghĩa tân-tự-do (neoliberalism). (7) Sự đòi hỏi có một qui chế tương tự cho hôn nhân và những phối hợp thực tại (gồm những phối hợp đồng tính) ngày nay thường được biện minh trên cơ sở những phạm trù và những thuật ngữ lấy từ ý thức hệ “giống”. (8) Như vậy, có xu hướng lấy danh “gia đình” đặt cho hết thảy những kiểu phối hợp đồng thuận, mà không biết khuynh hướng tự nhiên của sự tự do con người là trao thân cho nhau và không biết những đặc tính thiết yếu của nó, những đặc tính làm nền tảng của lợi ích chung cho nhân loại, của qui chế hôn nhân.

II. GIA ĐÌNH XÂY DỰNG TRÊN HÔN NHÂN VÀ NHỮNG PHỐI HỢP THỰC TẠI

Gia đình, sự sống và những phối hợp thực tại

9. Điều hữu ích là hiểu được những khác biệt thiết yếu giữa hôn nhân và những phối hợp thực tại. Đó là căn nguyên sự khác biệt giữa gia đình phát sinh từ hôn nhân, và cộng đồng phát sinh trong sự phối hợp thực tại. Cộng đồng gia đình xuất phát từ khế ước kếùt hợp vợ chồng. Hôn nhân xuất phát từ khế ước tình yêu vợ chồng không phải do một thẩm quyền công cộng nào xây dựng: nó là một cơ chế tự nhiên và nguyên gốc có trước. Đàng khác, trong những phối hợp thực tại, tình yêu nhau thì có chung, nhưng cùng một lúc, không có được giây hôn nhân với chiều kích công khai nguyên gốc của nó, làm nền tảng cho hôn nhân. Gia đình và sự sống làm thành một đơn vị thật phải được xã hội bênh vực, bởi vì đó là hạt nhân sống của việc tiếp tục (sinh sản và giáo dục) những thế hệ nhân bản.

Trong những xã hội dân chủ và cởi mở ngày nay, nhà nước và thẳm quyền công khai không nên thiết lập thành tục lệ những phối hợp thực tại, vì làm vậy là cho nó một quy chế giống như hôn nhân và gia đình, cũng không nên biến nó thành tương đương với gia đình có nền tảng trên hôn nhân. Điều đó sẽ là một sự tự ý sử dụng quyền hành không góp phần vào công ích bởi vì bản tính nguyên thuỷ hôn nhân và gia đình tiến hành và vượt quá, cách tuyệt đối và triệt để, quyền hành tối cao của Quốc gia. Một viễn ảnh vô tư sáng suốt tự do đối với những lập trường độc đoán hay mị dân, kêu mời chúng ta suy nghĩ rất nghiêm chỉnh trong những cộng đồng chính trị, về những khác biệt giữa sự đóng góp quan trọng và cần thiết cho ích chung của gia đình thiết lập trên hôn nhân, và thực tại khác hiện hữu trong những hình thức sống chung thuần tình cảm. Điều xem ra không hợp lý là chủ trương rằng những nhiệm vụ quan trọng của các cộng đồng gia đình, mà hạt nhân là cơ chế bền vững và một vợ một chồng của hôn nhân, có thể thực hiện một cách qui mô rộng, bền lâu và vĩnh viễn bởi những hình thức sống chung thuần tình cảm. Gia đình thiết lập trên hôn nhân phải được bênh vực cẩn thận và cổ võ như là nhân tố thiết yếu cho đời sống xã hội, cho sự bền vững và an bình, qua một cái nhìn xa mở rộng đến ích chung xã hội.

10. Sự bình đẳng trước pháp luật phải tôn trọng nguyên lý phép công bằng, nghĩa là cư xử với những cái bình đẳng cách bình đẳng, và với cái khác biệt cách khác biệt: nghĩa là, phải trao cho mỗi người điều thuộc về họ theo phép công bằng. Nguyên lý phép công bằng này sẽ bị xúc phạm nếu những phối hợp thực tại được đối xử về mặt pháp lý y như hay là bằng với gia đình thiết lập trên hôn nhân. Nếu gia đình dựa trên hôn nhân và những phối hợp thực tại không giống nhau cũng không tương đương trong các bổn phận, các trách nhiệm và các phục vụ giữa xã hội, bấy giờ chúng không thể giống hay hay tương đương nhau theo qui chế pháp lý của chúng.

Cái cớ dùng gây sức ép bắt nhìn nhận những phối hợp thực tại (nghĩa là, sự không kỳ thị chúng nó) bao hàm một kỳ thị thật sự chống lại gia đình dựa trên hôn nhân, bởi vì gia đình bị coi ở cấp bậc ngang với bất cứ hình thức sống chung nào khác, không để ý đến sự có hay không một cam kết trung tín với nhau và sinh sản và nuôi nấng con cái. Chiều hướng của một số cộng đồng chính trị ngày nay muốn kỳ thị hôn nhân bằng cách ban cho những phối hợp thực tại một địa vị cơ chế giống như hay có khi bằng hôn nhân và gia đình, (chiều hướng đó) là một dấu chỉ của sự suy sụp hiện nay trong lương tâm luân lý xã hội, của “tư tưởng yếu” đối với công ích, khi nó không phải là một sự áp đặt có tính ý thức hệ đúng thật do các nhóm áp lực quyền thế gây nên.

11. Cũng nói trên các nguyên lý, nên ghi nhớ sự khác biệt giữa sự quan tâm công khai và riêng tư. Đối với sự quan tâm công khai, xã hội và công quyền phải bênh vực và khuyến khích nó; còn đối với sự quan tâm riêng tư, Nhà Nước chỉ phải bảo đảm quyền tự do. Bất cứ lúc nào xảy ra một việc thuộc quan tâm công, pháp luật công can thiệp, và ngược lại, cái gì ứng đối với quan tâm riêng tư, thì phải giao cho lãnh vực tư. Hôn nhân và gia đình thuộc quan tâm công; là hạt nhân cơ bản của xã hội và quốc gia, nên phải được nhìn nhận và bênh vực như thế đó. Hai hay nhiều người hơn có thể chấp thuận sống chung với nhau, với hay không chiều kích phái tính, nhưng sự sống chung này không vì đó mà thuộc về quan tâm chung. Công quyền không vì thế mà vây mình vào trong sự lựa chọn riêng tư này. Những phối hợp thực tại là hậu quả của cách đối xử riêng tư và phải giữ ở trong mức độ riêng tư. Công khai nhìn nhận chúng hay là cho chúng ngang hàng với hôn nhân và do đó cất nhắc chúng từ sự quan tâm riêng tư tới sự quan tâm công, làm thiệt hại gia đình dựa trên hôn nhân. Trong hôn nhân một người đàn ông và một người đàn bà tạo thành một cộng đồng toàn bộ sự sống tự nó hướng về lợi ích của vợ chồng và sự sinh sản và giáo dục con cái. Trong hôn nhân, khác với những phối hợp thực tại, những cam kết và những trách nhiệm được bày tỏ công khai và chính thức, những thứ đó thích hợp cho xã hội và đáng được đòi hỏi trong bối cảnh luật pháp.

Những phối hợp thực tại và giao ước vợ chồng

12. Việc đánh giá những phối hợp thực tại cũng bao gồm một chiều kích chủ quan: những phối hợp đó được hình thành bởi những con người cụ thể với cái nhìn riêng của họ về sự sống, với những ý riêng của họ, nói tắt, với “lịch sử” của họ. Chúng ta phải xem xét thực tại hiện sinh của sự tư do cá nhân trong việc lựa chọn và xem xét phẩm giá của những người có thể sống trong sai lầm. Nhưng trong môt sự phối hợp thực tại, sự đòi hỏi được nhìn nhận công khai không những là ảnh hưởng tới lãnh vực tự do cá nhân, và do đó cần phải xét đến vấn đề này từ quan điểm đạo đức xã hội: cá nhân con người là một nhân vị và do đó, có tính xã hội; một hữu thể nhân bản không có ytính xã hội kém hơn là có lý trí. (9)

Những con người có thể gặp và qui chiếu về những giá trị và nhu cầu được chia sẻ đối với công ích trong đối thoại. Điểm đối chiếu phổ quát, tiêu chuẩn trong lãnh vực này, có thể không gì khác hơn là chân lý về thiện ích nhân bản, thiện ích này có tính khách quan, siêu viêt va bình đẳng cho mọi ngươi. Đạt tới chânï lý này và ở lại trong đó, là một điều kiện được tự do và trưởng thành cá nhân, và là điều kiện để đạt mục tiêu thật của một cuộc sống chung xã có rật tự và hiệu quả. Chỉ quan tâm đến chủ thể, đến cá nhân. đến những ý tưởng và lựa chọn của họ, mà không qui chiếu về chiều kích xã hội và khách quan hướng về công ích, đó là hậu quả của chủ nghĩa cá nhân độc đón và không thể chấp nhận được, một chủ nghĩa đui mù đối với những giá trị khách quan, chống lại phẩm giá con người, và gây hại cho trật tự xã hội. “Do đó, cần khuyến khích một sự suy nghĩ sẻ giúp không những những kẻ tin mà mọi người có thiện chí khám phá giá trị hôn nhân và gia đình. Trong sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, chúng ta có thể đọc: “Gia đình là tế bào căn bản của đới sống xã hội, là xã hội tự nhiên, nơi đó người nam va người nhữ được mời gọi tận hiến cho nhau trong tình yêu và trong việc thông truyền sự sống. Quyền bính, sự ổn định và đời sống tương giao nơi gia đình là nền tảng cho tự do, an ninh và tình huynh đệ của xã hội. (10) Nếu lý trí nghe luật luân lý viết trong tim con người, nó có thể đi tới chỗ khám phá ra gia đình. Là một cộng đồng dựa trên và được tươi sáng bởi tình yêu, (11) gia đình nhận được sức mạnh của mình từ khế ước dứt khoát tình yêu, nhờ đó một người nam và một người nữ hiến thân mình cho nhau và cùng nhau trở nên những kẻ cộng tác của Chúa trong ân ban sự sống”. (12)

Công Đồng Vatican 2 nói rõ rằng tình yêu được gọi là tự do (“amore sic dicto libero”) tạo ra một nhân tố bẻ gãy và tiêu huỷ hôn nhân bởi vì thiếu nhân tố cấu tạo tình yêu vợ chồng, thứ tình yêu dựa trên sự đồng thuận cá nhân và không thể thu hồi, qua đó các cặp vợ chồng trao hiến và nhận lãnh nhau, làm nổi lên một sự ràng buộc và một đơn vị được đóng ấn bởi chiều kích công khai thuộc công lý. Điều mà Công Đồng gọi là tình yêu “tự do”, đối nghịch với tình yêu vợ chồng thật sự, đã là – và như bây giờ – là hạt giống sinh những phối hợp thực tại. Sau này, với tốc độ của những thay đổi văn hoá xã hội ngày nay, nó làm nẩy ra những dự án hiện hành đưa ra qui chế công khai cho các phối hợp thực tại.

13. Cũng như tất cả mọi vấn đề nhân bản khác, vấn đề những phối hợp thực tại cũng phải được xét đến từ viễn ảnh lý trí, nói chính xác hơn, từ “lý trí đúng đắn”. (14) Với từ ngữ này trong khoa đạo đức cổ điển, nên nhấn mạnh rằng sự giải thích thực tại và sự xét đoán của lý trí phải có tính khách quan, và tự do không điều kiện ràng buộc, như tính xúc động rối loạn hay thiếu việc xem xét những hoàn cảnh đáng buồn nghiên về một loại trắc ẩn nông cạn, những thiên kiến ý thức hệ ngẫu nhiên, những áp lực xã hội và văn hoá, qui định bởi nhóm vận động viên hay những phe phái chính trị. Dĩ nhiên, người Kitô hữu có một cái nhìn về hôn nhân và gia đình mà nền tảng nhân loại học và thần học bén rễ cách hài hoà trong chân lý đến từ Lời của Thiên Chúa, Truyền thống và Huấn quyền của Giáo Hội. (15) Nhưng ánh sáng của chính đức tin dạy rằng thực tại của bí tích Hôn Phối không phải là một cái gì theo sau hay ngoại diện, hay đúng là một sự thêm ngoại diện “có tính bí tích” cho tình yêu vợ chồng; đó là thực tại tự nhiên của tình yêu vợ chồng Chúa Kitô đã dùng làm một dấu và phương tiện cứu rỗi trong Luật Mới. Do đó, vấn đề những phối hợp thực tại có thể và phải được nhận diện từ quan điểm của lý trí đúng đắn. Đó không nhất thiết phải là một vấn đề của đức tin Kitô giáo nhưng của lý trí. Khuynh hướng đối nghịch kiểu nói “tư tưởng Công giáo ” (Catholic thought) trong vấn đề này, với kiểu nói “tư tưởng ngoài” (lay thought) là “sai lầm”.

III. NHỮNG PHỐI HỢP THỰC TẠI TRONG TOÀN THỂ XÃ HỘI

Chiều kích xã hội và chính trị của vấn đề tương đương

14. Một số ảnh hưởng văn hoá cấp tiến (như ý thức hệ về ‘giống’, mà chúng ta đã nói ở trên) phát sinh hậu quả làm hại cho cơ chế hôn nhân. “Điều đáng đau buồn hơn nữa là sự trực tiếp đả kích cơ chế hôn nhân, đang lan rộng trong cả những lãnh vực văn hoá và chính trị, lập pháp và hành pháp … Rõ ràng có khuynh hướng biến gia đình ngang hàng với những hình thức rất khác biệt khác về sự sống chung, không kể gì tới những sự xem xét căn bản của một trật tự đạo đức và nhân loại”. (17) Do đó, định nghĩa căn tính gia đình là một ưu tiên. Giá trị của và sự cần thiết cho sự ổn định trong sự tương giao hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là thích đáng cho căn tính này, và sự ổn định này được diễn tả và củng cố trong một viễn tượng sinh sản và nuôi dưỡng con cái, điều này có lợi cho toàn thể cơ cấu xã hội. Một sự ổn định hôn nhân và gia đình như thế không những tùy thuộc vào thiện chí của những con người cụ thể; nó nhận lấy một đặc tính cơ chế về phía Nhà Nước nhìn nhận công khai sự lựa chọn đời sống hôn nhân. Nhìn nhận, bảo vệ và khuyến khích sự ổn định này góp phần vào quyền lợi chung, cách riêng của những kẻ yếu kém nhất, đó là những trẻ em.

15. Một nguy hiểm khác trong việc xem xét về mặt xã hội của vấn đề liên can đến chúng ta, là sự tầm thường hoá nó. Một số người khẳng định rằng sự nhìn nhận và sự cho ngang hàng những phối hợp thực tại, không gây ra sự quan tâm quá mức bởi vì số những trường hợp này tương đối nhỏ. Dầu sao đi nữa, nếu có trường hợp như vậy, thì có thể xảy ra điều ngược lại bởi vì một sự suy xét số lượng của vấn đề phải làm người ta nghi ngờ sự thích hợp đưa vấn đề các phối hợp thực tại lên tới một vấn đề quan trọng hàng đầu, cách riêng nơi nào sự chú ý tương đương chỉ dành cho vấn đề quan trọng (cả về hiện tại và tương lai) là bảo vệ hôn nhân và gia đình qua những chính sách gia đình tương đương thâït sự ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Sự đề cao không phân biệt về sự tự do lựa chọn của các cá nhân, mà không qui chiếu về trật tự của giá trị thích hợp về mặt xã hội, tuân theo sự tiếp cận hôn nhân và gia đình một cách hoàn toàn cá nhân và riêng tư, cách tiếp cận đó không để ý gì tới chiều kích xã hội khách quan. Phải lưu ý sự sinh sản là một nguyên lý “phát sinh” xã hội, và sự nuôi dưỡng con cái là chỗ tốt nhất để truyền sang và tu dưỡng cấu trúc xã hội cũng như hạt nhân thiết yếu của hình dạng cơ cấu của nó.

Sự nhìn nhận và sự tương đương của các phối hợp thực tại phân biệt với hôn nhân

16. Qua sự nhìn nhận công khai các phối hợp thực tại, một khung ảnh pháp lý không đối xứng được thiết lập. Khi xã hội muốn lãnh trách nhiệm đối với những thành viên trong các phối hợp thực tại, thì họ lại không muốn nhận lãnh những ràng buộc thiết yếu đối với xã hội, những ràng buộc thích đáng với hôn nhân. Cho những phối hợp đó tính tương đương là làm trầm trọng thêm hoàn cảnh này bởi vì dành cho những phối hợp đó sự tôn trọng như đối với hôn nhân, mà lại chuẩn chước chúng khỏi làm trọn những bổn phận đối với xã hội. Bằng cách này, có sự phân ra nghịch lý chung cuộc gây hại cho cơ chế gia đình. Đối với những cố gắng mớùi đây của ngành lập pháp thừa nhận gia đình và những phối hợp là tương đương, kể cả những phối hợp đồng tính luyến ái (nên nhớ rằng nhìn nhận chúng trên mặt pháp lý là bước đầu tới việc cho chúng chế độ tương đương), thì các thành viên Quốc Hội phải nhớ mình có trọng trách chống lại chúng, vì “những nhà làm luật và cách riêng những thành viên Công Giáo trong Quốc Hội, không được bỏ phiếu ủng hộ kiểu làm luật này, bởi vì điều này nghịch với công ích và chân lý đối với con người và như vậy là thật bất chính”, (18) Những sáng kiến luật pháp này mang tất cả những đặc điểm của sự không hợp với luật tự nhiên, những đặc điểm đó làm cho những sáng kiến ấy không xứng hợp với giá trị luật. Như thánh Augutinô nói, “Xem ra không phải là luật, nếu luật không chính đáng”. (19) Một nền tảng chủ yếu của hệ thống pháp luật phải được thừa nhận. (20). Điều này không có nghĩa là muốn áp đặt một cách cư xử “kiểu mẫu” trên toàn thể xã hội, nhưng đúng hơn đưa ra sự bắt buộc về mặt xã hội phải nhìn nhận, bằng hệ thống luật, sự đóng góp cần thiết của gia đình dựa trên hôn nhân vì công ích. Bất cứ nơi nào gia đình bị khủng hoảng, thi xã hội sụp đổ.

17. Gia đình có quyền được bảo vệ và khuyến khích bởi xã hội, như nhiều Hiến pháp hiện hành trong các quốc gia trên khắp thế giới thừa nhận. (21) Đây là sự thừa nhận trong công lý về nhiệm vụ thiết yếu mà gia đình dựa trên hôn nhân phải thi hành đối với xã hội. Một nhiệm vụ xã hội, không phải luân lý mà thôi nhưng cũng có tính dân sự, đáp ứng với quyền nguyên thuỷ của gia đình. Quyền của gia đình dựa trên hôn nhân được xã hội và quốc gia bảo vệ và khuyến khích, phải có luật thừa nhận. Đây là một vấn đề ảnh hưởng đến công ích. Với một luận chứng sáng sủa, thánh Thomas Aquinô loại bỏ tư tưởng cho luật luân lý và luật dân sự có thể đối nghịch nhau: các luật đó là khác biệt nhưng không đối nghịch nhau; cả hai đều khác biệt nhau, nhưng không tách rời khỏi nhau; giữa các luật đó không có sự duy nhất cũng không có sự đối nghịch. (22) Như Đức Gioan Phaolô phát biểu: “Điều cần thiết là tất cả những ai được kêu gọi hướng dẫn vận mạng các quốc gia, phải công nhận và tăng cường cơ chế hôn nhân; trên thực tế, hôn nhân có một qui chế pháp lý riêng biệt nhìn nhận những quyền lợi và bổn phận của vợ chồng đối với nhau và đối với con cái, và các gia đình đóng một vai trò thiết yếu trong xã hội, bảo đảm tính cố định xã hội. Gia đình nuôi dưỡng sự xã hội hoá giới trẻ và giúp kiềm chế những hiện tượng bạo tàn bằng cách truyền sang những giá trị và kinh nghiệm của tình huynh đệ và liên đới sẽ biến thành một hiện thực mỗi ngày. Khi tìm kiếm những giải pháp đúng đắn trong xã hội ngày nay, gia đình không thể bị đặt trong cùng một cấp bậc như những hiệp hội hay là những phối hợp thuần khiết, và những phối hợp đó không thể hưởng những đặc quyền liên hệ riêng biệt với việc bảo vệ giao ước hôn nhân và gia đình dựa trên hôn nhân, một cộng đồng bền vững của sự sống và tình yêu, hậu quả của việc các vợ chồng tận hiến hoàn toàn và trung thành, mở đường cho sự sống”. (23)

18. Những kẻ dấn thân trong ngành chính trị phải ý thức tính cách nghiêm trọng của vấn đề này. Bên phương Tây, sinh hoạt chính trị bây giờ thường có xu hướng yểm trợ những phương diện thực dụng nói chung, và cái gọi là “chính sách cân đối” (policy of balances) trong mọi vấn đề cụ thể, mà không chịu bàn cãi về những nguyên lý có thể phương hại những thoả hiệp khó khăn và tạm bợ giữa các phe nhóm, liên minh và đồng minh. Nhưng những cân đối này không thể đặt nền tảng trên các nguyên tắc rõ rệt, trên sự trung thành với những giá trị thiết yếu và trên sự sáng sủa của các nguyên lý cơ bản hay sao ? “Nếu không có chân lý quyết định để hướng dẫn và điều khiển sinh hoạt chính trị, bấy giờ những quan điểm và những xác tín có thể dễ dàng bị thao túng vì những lý do quyền lực. Như lịch sử minh chứng, một chế độ dân chủ vô giá trị dễ dàng chuyển sang chế độ độc tài trắng trợn hay trá hình cách mỏng manh” (24) Nhiệm vụ lập pháp đáp ứng với trách nhiệm chính trị; theo nghĩa này, các nhà chính trị phải cảnh giác (không những trong mức độ các nguyên lý mà còn trong mức độ các áp dụng) để tránh việc làm đổ vỡ, kéo theo nhiều hậu quả bây giờ và mai sau, sự liên hệ giữa luật luân lý và dân sự, và sự bênh vực giá trị có tính giáo dục và văn hoá của hệ thống pháp lý. (25) Phương thế hiệu nghiệm nhất để canh giữ quyền lợi chung, không hệ tại những nhân nhượng mị dân trước các nhóm áp lực khuyến khích những phối hợp thực tại, nhưng đúng hơn hệ tại sự cổ võ cương quyết và có hệ thống, những chính sách gia đình hữu cơ, coi gia đình dựa trên hôn nhân như là trung tâm và động lực của chính sách xã hội, và bao trùm lãnh vực rộng rãi của các quyền lợi gia đình. (26) Toà Thánh đã tập trung chú ý đến phương diện này trong bản Hiến Chương các Quyền Lợi Gia Đình. (27) đi xa hơn quan niệm hạnh phúc thuần túy của Nhà Nước.

Những nền tảng nhân loại học trong sự khác biệt giữa hôn nhân và các phối hợp “thực tại”

19. Hôn nhân đặt căn cứ trên những nền tảng nhân loại học rất được xác định, những nền tảng này phân biệt gia đình khỏi những thứ kết hợp khác và – vượt xa địa hạt hành động cụ thể và cái gì là “thật” – bén rễ nó trong chính bản tính con người của người đàn bà hay người đàn ông.

Những gia đình này bao gồm: sự bình đẳng giữa những người nam và những người nữ, bởi vì cả hai là những nhân vị như nhau (28) (mặc dù bằng những cách khác biệt); đặc tính bổ sung các phái tính (29) từ đó phát sinh khuynh hướng tự nhiên của họ tới việc sinh con cái; khả năng yêu nhau chính vì họ khác phái và bổ sung cho nhau đến nỗi “tình yêu này được diễn tả và hoàn bị duy nhất qua những tác động xứng với hôn nhân”; (30) khả năng – của tự do – thiết lập một quan hệ bền vững và dứt khoát, nghĩa là một quan hệ ràng buộc theo công lý; (31) và, sau cùng, chiều kích xã hội của hoàn cảnh vợ chồng và gia đình, hoàn cảnh đó tạo thành bối cảnh đầu tiên của sự giáo dục và sự cởi mở đối với xã hội nhờ những quan hệ gia đình (góp phần hình thành căn tính của nhân vị). (32)

20. Nếu chấp nhận sự có thể của một tình yêu đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, thì hiển nhiên tình yêu này (tự nó) hướng về sự thân tình, một sự độc chiếm nào đó, sự sinh con cái và một dự án sống chung. Khi điều này là điều được ước muốn và trong một cách mà người kia được trao cho khả năng được phép làm điều đó, lúc đó sự hiến mình thật sự và sự chấp nhận giữa người nam và người nữ đi tới chỗ tạo thành một sự hiệp thông vợ chồng. “Amor conjugalis – tình yêu vợ chồng – do đó, không chỉ là hay đầu tiên là một cảm giác, nhưng chủ yếu là một sự cam kết với người khác, một sự cam kết thực hiện qua chính hành động của ý muốn. Chính sự cam kết này cho tình yêu -amor- cái phẩm chất vợ chồng – conjugalis. Một khi một sự cam kết đã thực hiện và được ưng thuận chấp nhận, tình yêu làm nên vợ chồng và không bao giờ mất đặc tính này” (33) Điều đó, trong truyền thống lịch sử Kitô giáo phương Tây, được gọi là hôn nhân.

21. Do đó hôn nhân là một dự án bền vững, cùng chung, phát sinh từ sự tự hiến tự do và trọn vẹn của của tình yêu vợ chồng sinh hiệu quả như là một cái gì nợ theo phép công bằng. Từ khi một cơ chế xã hội sáng tạo được thành lập (và sinh ra nguồn gốc xã hội), chiều kích công bình gắn liền bởi liên hệ vợ chồng. Họ tự do cử hành hôn nhân, sau khi đã chọn lựa nhau cách tự do bình đẳng, nhưng vừa khi họ hình thành động tác này, họ thiết lập một trạng thái cá thể nơi đó tình yêu trở thành một món nợ, kéo theo những hiệu quả mang tính pháp lý” (34) Những cách sống tình dục khác có thể có – có khi nghịch những khuynh hướng tự nhiên, những hình thức khác sống chung, những quan hệ tình bạn – dựa hay không trên sự khác biệt phái tính, và có những cách khác sinh con vào trong thế giới. Nhưng điều riêng biệt cho gia đình thiết lập trên hôn nhân là nó là cơ chế độc nhất sát nhập và phối hợp tất cả những yếu tố nói trên cùng một lúc và trong một phương cách độc đáo.

22. Do đó, xem ra cần nhấn mạnh tính nghiêm trọng và đặc điểm không thể thay thế của một số nguyên lý nhân loại học liên can tới tương quan người nam – người nữ, những nguyên lý làm nền tảng cho sự sống chung con người, và còn hơn nữa để bảo vệ phẩm giá mọi người. Hạt nhân trung tâm và yếu tố thiết yếu của những nguyên lý này là tình yêu vợ chồng giữa hai người đồng phẩm giá như nhau nhưng khác biệt và bổ sung trong phái tính của họ. Chính bản chất của hôn nhân, như là một thực tại tự nhiên và nhân bản, bị đem ra đánh cuộc, và chính lợi ích của cả xã hội cũng đem ra bàn luận. “Như mọi người đều biết, không những các đặc tính và mục đích của hôn nhân bị đặt thành vấn đề ngày nay, nhưng cũng chính giá trị và sự hữu dụng của cơ chế nữa. Đang khi tránh những tổng quát hoá không cần, chúng ta không thể không biết, trong phương diện này, hiện tượng càng ngày gia tăng các phối hợp thuần sự kiện (x. Familiaris consortio, n. 81), và những chiến dịch không khoan nhượng về tư tưởng đại chúng để dành cho được giá trị hôn nhân dầu cho những phối hợp giữa những người cùng phái. ” (35)

Đây là một nguyên lý căn bản: để thành tình yêu vợ chồng thật sự và tự do, tình yêu phải biến thành một tình yêu phải trả theo phép công bằng qua động tác tự do của sự ưng thuận vợ chồng. Đức Thánh Cha kết thúc thế này: “Trong ánh sáng của những nguyên lý này, chúng ta có thể nhận diện và hiểu sự khác biệt thiết yếu giữa một sự phối hợp thuần thực tại – cho dầu nó rêu rao là có cơ sở trên tình yêu – và hôn nhân, trong đó tình yêu được diễn tả qua một sự cam kết không những có tính luân lý mà còn có tính pháp lý cách chính xác. Sự ràng buộc chấp nhận với nhau, tới lượt nó, có một hiệu quả mạnh trên tình yêu từ đó nó được phát sinh, nuôi dưỡng tính bền vững của nó có lợi cho các đương sự, cho con cái và cho chính xã hội nữa”. (36)

Trên thực tế, hôn nhân, nền tảng gia đình, không phải là một “cách sống phái tính như là một đôi”. nếu chỉ có bấy nhiêu thôi, nó chỉ là một của những cách. (37) thế có thể. Nó cũng không đơn giản là sự biểu lộ của một tình yêu tình cảm giữa hai người: đặc tính này thường thấy trong bất cứ tình bạn yêu đương nào. Hôn nhân còn hơn thế nữa: nó là một sự phối hợp giữa một người nam và một người nữ, chính xác như vậy, và trong sự toàn vẹn của bản chất nam nữ của họ. Sự phối hợp này chỉ có thể được thiết lập qua một động tác ý muốn tự do của các hội viên, nhưng nội dung riêng của nó được quyết định do cấu trúc của hữu thể nhân bản, người nữ và người nam: sự hiến thân cho nhau và sự truyền sự sống. Sự hiến thân như vậy, trong toàn chiều kích bổ sung của một người nữ và một người nam, cùng với sự muốn mình thuộc về kẻ khác theo phép công bằng, (sự hiến thân như vậy) được gọi là quan hệ vợ chồng, và những hội viên trong cách đó trở thành vợ chồng: “Sự hiệp thông vợ chồng như vậy xuyên rễ của nó trong một sự bổ sung tự nhiên hiện hữu giữa người nam và người nữ, và được nuôi nấng qua sự muốn cá thể của vợ chồng chia sẻ dự án sống toàn bộ của họ, điều họ có và điều họ là: do đó sự hiệp thông như thế là hoa quả và là dấu chỉ một nhu cầu nhân bản sâu xa”. (38)

Đưa các quan hệ đồng tính luyến ái ngang hàng với hôn nhân càng trầm trọng hơn nữa.

23. Chân lý về tình yêu vợ chồng cũng có thể cho hiểu những hậu quả xã hội nghiêm trọng do sự cơ chế hoá những quan hệ đồng tính luyến ái: “Chúng ta có thể thấy không thích hợp sự đòi hỏi cung cấp tình trạng ‘vợ chồng’ theo pháp lý cho những phối hợp giữa những người cùng phái. Điều đó bị đối kháng, trước hết, bởi sự không thể khách quan làm cho sự chung sống sinh hoa trái qua sự lưu truyền sự sống theo như chương trình Chúa ghi trong chính cấu trúc của hữu thể nhân bản. Một ngăn trở khác là sự thiếu vắng những điều kiện cho sự bổ sung liên vị này giữa giống đực và giống cái mà Đấng Tạo Hoá đã muốn có ở cả hai bình diện sinh lý và tâm lý cách cao vượt.” (39) Hôn nhân không thể rút gọn về một hoàn cảnh giống như hoàn cảnh của tương quan đồng tính luyến ái: điều này trái nghịch với kinh nghiệm. (40) Trong trường hợp những tương quan đồng tính luyến ái, phải được coi như là những phối hợp thực tại, những hậu quả luân lý và pháp lý đảm nhiệm sự thích hợp riêng. (41). “Sau cùng, ‘những phối hợp thực tại’ giữa những người đồng tính luyến ái là một sự bóp méo đáng thương của điều phải là một sự hiệp thông tình yêu và sự sống giữa một người nam và một người nữ trong một sự hiến thân cho nhau đưa tới sự sống”. (42) Dầu sao, sự tự hào biến những phối hợp này thành tương đương với “hôn nhân pháp lý”, như những sáng kiến mới đây cố gắng làm, thì càng nghiêm trọng hơn. (43) Hơn nữa, những cố gắng hợp pháp hoá sự nhận trẻ làm con nuôi bởi những đôi đồng tính luyến ái, thêm một yếu tố hiểm nguy lớn vào tất cả những hiểm nguy trước đó. (44) Sự ràng buộc giữa hai người nam hay giữa hai người nữ không thể tạo thành một gia đình thật sự và sự phối hợp này càng ít có quyền nuôi con mà không có một gia đình. (45) Nhắc tới tính siêu việt xã hội của chân lý về tình yêu vợ chồng, và do đó sự sai lầm to lớn khi nhìn nhận hay có khi biến những tương quan đồng tính luyến ái tương đương với hôn nhân, là không có ý kỳ thị những người đó cách nào hết. Chính công ích thuộc xã hội đòi hỏi luật pháp phải nhìn nhận, quí mến và bênh vực phối hợp vợ chồng như là nền tảng của gia đình có thể bị thiệt hại trong cách thức này. (46)

IV. CÔNG LÝ VÀ GIA ĐÌNH NHƯ LÀ MỘT THIỆN ÍCH XÃ HỘI

Gia đình, một lợi ích xã hội phải được bảo vệ theo công lý

24. Hôn nhân và gia đình là một lợi ích xã hội loại nhất đẳng: “Gia đình luôn luôn diễn tả một chiều kích mới của lợi ích cho nhân loại, và như vậy nó tạo thành một trách nhiệm mới. Chúng ta đang nói tới trách nhiệm đối với lợi ích chung đặc biệt này, bao gồm lợi ích của cá nhân, của mỗi thành phần cộng đồng gia đình. Chắc đó là một lợi ích ‘khó khăn’ (‘bonum arduum’), nhưng cũng là một lợi ích hấp dẫn”. (47) Điều chắc chắn là không phải tất cả vợ chồng cũng không phải tất cả gia đình thật sự triển khai tất cả lợi ích có thể thuộc cá nhân và xã hội. (48) Như một hậu quả, xã hội phải làm phần của mình bằng cách tạo ra những phương tiện có thể sử dụng được, những phương tiện sẽ dễ dàng hoá sự phát triển những giá trị của nó: “Phải làm tất cả những cố gắng để gia đình được thừa nhận như là căn bản, nói được là xã hội ‘vương quyền’ ! Tính ‘vương quyền’ của gia đình là thiết yếu cho lợi ích xã hội”. (49)

Những giá trị xã hội khách quan phải được nuôi dưỡng

25. Theo nghĩa này, hôn nhân và gia đình tạo nên một thiện ích cho xã hội, bởi vì bênh vực một lợi ích quí báu cho chính vợ chồng, vì “gia đình, một xã hội tự nhiên, hiện hữu trước Quốc gia và bất cứ cộng đồng nào khác, và chiếm hữu những quyền lợi cố hữu không thể nhân nhượng”. (50) Một đàng, chiều kích xã hội của những con người đã kết ước hôn nhân, yêu cầu một nguyên lý của an ninh pháp lý. Bởi vì trở nên một người vợ hay một người chồng là thuộc lãnh vực hiện hữu – chớ không phải là lãnh vực của hành động, giá trị của dấu chỉ mới về căn tính cá nhân có quyền được thừa nhận công khai, một sự thừa nhận phải được xã hội tiến hành, vì lợi ích nó tạo nên đáng được. Hiển nhiên trật tự đúng của xã hội được giúp hiện thực khi hôn nhân và gia đình được hình thành như chúng thật sự là: một thực tại bền vững. (52) Hơn nữa, sự tận hiến trọn vẹn như một người nam và một người nữ trong thiên chức làm cha và làm mẹ tương lai, dĩ nhiên với sự phối hợp – điều này cũng có tính độc chiếm và bền vững- giữa cha mẹ và con cái, (sự tận hiến đó) diễn tả sự tín cẩn vô điều kiện, sự tín cẩn được tỏ bày trong sức mạnh và vẻ phong phú đối với mọi người. (53)

26. Một mặt, phẩm giá của con người đòi con người phải có nguồn gốc từ cha mẹ kết hợp trong hôn nhân, từ sự phối hợp cần thiết thân tình, trọn vẹn, lẫn nhau và bền vững, sự phối hợp phát xuất từ sự hiện hữu vợ chồng. Đó mới là một lợi ích cho con cái. Đó là nguồn gốc duy nhất bảo tồn đầy đủ nguyên lý của căn tính con cái, không những từ quan điểm di truyền hay sinh lý, mà cũng từ viễn ảnh có tính tiểu sử và lịch sử. (54) Mặt khác, chính hôn nhân cấu tạo bối cảnh nhân bản nhất và có nhân tính để đón chờ con cái, bối cảnh cung cấp cách saün sàng nhất sự an toàn cảm động và bảo đảm sự hợp nhất lớn hơn và sự liên tục trong quá trình hội nhập xã hội và giáo dục. “Sự hợp nhất giữa một bà mẹ và một đứa con thụ thai và nhiệm vụ không thể thay thế của người cha, đòi hỏi đứùa con phải được đón nhận vào trong một gia đình bảo đảm cho nó nếu có thể, sự hiện diện của cả cha mẹ. Sự đóng góp đặc biệt của cha mẹ đối với gia đình, và qua gia đình, đối với xã hội, đáng được quan tâm nhiều” (55) Hơn nữa, sự nối tiếp tiếp tục giữa tình vợ chồng, thiên chức mẹ/cha, và mối quan hệ họ hàng (phận làm con, tình anh em, v.v.) tránh được nhiều vấn đề trầm trọng cho xã hội, những vấn đề xảy ra chính lúc giây chuyền các yếu tố khác biệt bị bứt gãy đến nỗi mỗi một yếu tố hành động độc lập sánh với các yếu tố khác. (56)

27. Đối với các thành phần khác của gia đình, sự phối hợp hôn nhân, như là một thực tại xã hội, cũng là một thiện ích. Thực vậy, trong gia đình phát triển từ sự ràng buộc hôn nhân, không những các thế hệ mới được đón tiếp và dạy dỗ hợp tác trong những gì xứng hợp với họ, nhưng những thế hệ trước (ông bà) có dịp thuận lợi để vào sự phong phú chung: đóng góp những kinh nghiệm riêng của mình, cảm thấy có giá trị một lần nữa trong việc phục vụ của mình, củng cố phẩm giá đầy đủ của họ như những nhân vị được quí trọng và được yêu vì chính mình họ và được chấp nhận trong một sự đối thoại liên thế hệ thường mang hoa quả. Thật vậy, “gia đình là nơi mà các thế hệ khác biệt đến với nhau và người này giúp người kia lớn lên trong sự khôn ngoan nhân bản và điều hoà những quyền lợi cá nhân với những đòi hỏi khác của đời sống xã hội”. (57) Đồng thời, những người lớn tuổi có thể nhìn xem tương lai với lòng tin tưởng và biết chắc mình được đùm bọc và được chăm sóc bởi những kẻ mà mình đã chăm sóc từ nhiều năm trước. Hơn nữa, được biết khi gia đình thực sự sống như vậy, thì phẩm chất của sự chú tâm tới người già không thể thay thế được – ít nhất đối với một số khía cạnh – bởi sự quan tâm do các cơ chế bên ngoài cung cấp, cho dầu những cơ chế đó làm việc với lương tâm và với những phương tiện kỹ thuật cao. (58)

28. Những lợi ích khác cho toàn thể xã hội, phát sinh từ sự hiệp thông vợ chồng, như là bản chất và nguồn gốc gia đình, có thể được xem trọng, như : nguyên lý của việc làm công dân; nguyên lý của đặc điểm đơn nhất thuộc tình bà con – điều tạo nên nguồn gốc những liên hệ trong xã hội cũng như sự bền bỉ của chúng; nguyên lý của sự truyền sang những lợi ích và giá trị văn hoá; nguyên lý của sự bổ sung, vì sự biến mất gia đình bắt buộc Nhà Nước phải thay thế gia đình trong những nhiệm vụ tự bản tính thuộc về gia đình; nguyên lý của kinh tế cũng vậy trong những vấn đề pháp lý, bởi vì gia đình tan rã, Nhà Nước phải tăng thêm những can thiệp của mình để trực tiếp giải quyết những vấn đề phải để và được giải quyết trong lãnh vực tư, với những hiệu quả gây đau buồn to lớn và có khi phải tốn kém nhiều vềø mặt kinh tế. Nói tóm lại, cộng thêm vào những điều đã nói, phải nhớ rằng “cấu tạo nên, còn hơn một đơn vị pháp lý, xã hội vàø kinh tế, một cộng đồng tình yêu và liên đới, độc nhất thích hợp để dạy và truyền lại những giá trị văn hoá, đạo đức, xã hội, thiêng liêng và tôn giáo, thiết yếu cho sự phát triển và phúc lợi của các thành phần của mình và của xã hội”. (59) Hơn nữa, thay vì góp phần cho lãnh vực lớn hơn của tự do, sự tan rã gia đình sẽ để từng cá nhân càng ngày càng bị tổn thương và không được bảo vệ trước quyền bính Nhà Nước và làm nó nghèo nàn do phải chịu một sự phức tạp pháp lý ngày càng tăng.

Xã hội và Nhà Nước phải bênh vực và khuyến khích gia đình đặt nền tảng trên hôn nhân

29. Nói tóm, sự thăng tiến con người, xã hội và vật chất đối với gia đình dựa trên hôn nhân, và sự bênh vực trên pháp lý đối với những nhân tố bao gồm nó trong đặc điểm đơn nhất của nó, không những là một lợi ích cho các phần tử gia đình xét từng cá nhân, nhưng cũng cho cấu trúc và sự điều hành xứng hợp các quan hệ liên vị, sự cân bằng các quyền lực, sự bảo đảm quyền tự do, những quyền lợi giáo dục, sự nhân cách hoá người công dân, và sự phân chia nghĩa vụ giữa các cơ chế xã hội khác biệt “Do đó, vai trò của gia đình trong việc xây dựng nền văn hoá sự sống là quyết định và không thể thay thế”. (60) Chúng ta không thể quên rằng nếu có khủng hoảng gia đình, ở một vài dịp và trên một vài phương diện, nguyên nhân do Nhà Nước can thiệp vượt quá lãnh vực của mình, thì cũng chắc rằng trong nhiều trường hợp khác và cho nhiều phương diện khác, chính sáng kiến của những nhà làm luật đã làm dễ dàng hay khuyến khích những khó khăn và đổ vỡ nhiều hôn nhân và gia đình. “Kinh nghiệm của những nền văn hoá khác biệt suốt lịch sử đã chứng tỏ xã hội cần nhìn nhận và bênh vực qui chế gia đình; xã hội và cách riêng Nhà Nước và những Tổ chức Quốc tế, phải bênh vực gia đình qua những biện pháp có đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý, những biện pháp nhắm việc củng cố tính duy nhất và vững bền của gia đình để gia đình có thể thi hành trách nhiệm riêng mình”. (61)

Ngày nay hơn bao giờ hết, sự chú tâm xứng hợp trở nên cần thiết – vì danh nghĩa gia đình và chính xã hội – cho những vấn đề hiện hành thuộc hôn nhân và gia đình, đó là sự tôn trọng cách riêng quyền tự do hôn nhân, một luật pháp biết bảo vệ những nhân tố thiết yếu và không đè nặng trên những quyết định tự do của nó, liên quan đến : lao động của người nữ không xứng hợp với địa vị của họ là vợ và là mẹ, (62) một “nền văn hoá của sự thành công” không cho phép những người lao động trộn lẫn khả năng nghề nghiệp của mình với sự cống hiến cho gia đình mình, (63), quyết định có số con mà vợ chồng muốn có theo lương tâm, sự bênh vực đặc tính vững bền như các đôi hôn nhân ước muốn cách hợp pháp, (65) quyền tự do tôn giáo và giá trị và sự bình đẳng các quyền lợi, những nguyên lý và thực hành loại giáo dục mong muốn cho con cái mình, (67) sự xử lý tài chánh và những qui luật khác thuộc bản tính di sản (thừa kế, chế độ nhà ở, v.v…), xử lý quyền tự trị chính đáng của mình, và sự tôn trọng và khuyến khích cho sáng kiến của họ trong lãnh vực xã hội và chính trị, cách riêng đối với gia đình của chính mình. (68) Từ sự kiện này phát xuất nhu cầu xã hội phải phân biệt những hiện tượng khác biệt trong phương diện pháp lý của chúng và trong sự đóng góp của chúng vào công ích, và phải xử lý chúng theo như tính khác biệt của chúng. “Giá trị có tính cơ chế của hôn nhân phải được những quyền lực công đề cao; hoàn cảnh của những đôi không kết hôn không nên đặt ngang hàng như hôn nhân kết ước đúng đắn”. (69)

V. HÔN NHÂN KITÔ GIÁO VÀ NHỮNG PHỐI HỢP THỰC TẠI

Hôn nhân Kitô giáo và sự đa dạng xã hội

30. Với cường độ hơn trong những thời gian hần đây, Giáo Hội đã nhấn mạnh nhiều lần sự tín cẩn xứng đáng với con người, quyền tự do, phẩm giá và những giá trị của con người, và nhấn mạnh niềm hy vọng phát sinh từ hành động cứu rỗi của Chúa trong thế giới giúp vượt thắng mọi yếu kém. Đồng thời, Giáo Hội đã cho biết rõ sự quan tâm nghiêm trọng của mình, liên hệ với những cố gắng khác biệt đối nghịch với con người và phẩm giá con người, và chỉ ra một vài giả định ý thức hệ kiểu mẫu của cái gọi là văn hoá “hậu-hiện-đại” làm cho khó hiểu và sống những giá trị mà chân lý đòi hỏi về con người. “Đó không còn là một vấn đề bất đồng quan điểm hạn chế và ngẫu nhiên, nhưng là vấn đề đòi xét lại toàn bộ và hệ thống học thuyết luân lý truyền thống, dựa trên nền tảng của những phỏng định nhân loại học và đạo đức nào đó. Tại gốc rễ những giả định này, có ảnh hưởng của những luồng tư tưởng nhiều hay ít hiển nhiên, cuối cùng tách sự tự do con người ra khỏi tương quan thiết yếu và cơ bản của nó đối với chân lý”. (70)

Khi quyền tự do bị cắt rời ra khỏi chân lý, “thì mất hết mọi qui chiếu về những giá trị chung và về một chân lý trói buộc mọi người cách tuyệt đối, và đời sống xã hội phiêu lưu vào trong những bãi cát di chuyển của thuyết tương đối hoàn toàn. Tới điểm này, mọi sự có thể thương lượng, mọi sự được mở ra để mặc cả, thậm chí quyền ưu tiên cơ bản nhất, quyền sống”. (71) Đây cũng là một lời cảnh cáo chắc chắn có thể áp dụng cho thực tại hôn nhân và gia đình, là nguồn gốc và là kênh hoàn toàn nhân bản để thực hiện quyền ưu tiên hàng đầu này. Có “một sự thối nát về ý niệm và kinh nghiệm sự tự do, được hiểu không như là một khả năng thực hiện chân lý theo chương trình của Chúa đối với hôn nhân và gia đình, nhưng như là một quyền độc lập tự quyết, thường chống lại kẻ khác, để đạt hạnh phúc ích kỷ cho riêng mình”. (73)

31. Trong cùng một đường lối, từ đầu Cộng Đồng Kitô hữu đã chủ trương rằng cơ cấu hôn nhân Kitô giáo là một dấu thật của sự Chúa Kitô kết hợp với Giáo Hội. Chúa Kitô đã nâng hôn nhân lên tới hàng biến cố cứu rỗi trong trật tự mới đặt trong nhiệm cục Cứu Rỗi: nghĩa là hôn nhân là một bí tích của Giao Ước Mới, (73) một phương diện thiết yếu để hiểu nội dung và tầm quan trọng của cộng đồng vợ chồng giữa những kẻ đã được rửa tội. Huấn quyền Giáo Hội cũng đã chỉ rõ rằng “bí tích Hôn Phối có đặc tính riêng này phân biệt nó với tất cả các bí tích khác: đó là bí tích của một sự việc đã là thành phần của nhiệm cục sáng tạo; đó chính là giao ước hôn nhân Đấng Sáng Tạo đã thiết lập ‘từ lúc ban đầu'”. (74)

Trong bối cảnh của một xã hội thường mất gốc Kitô giáo và bị đưa xa khỏi những giá trị chân lý về con người, bây giờ điều đáng quan tâm là nhấn mạnh nội dung của “giao ước hôn nhân, qua đó một người nam và một người nữ thiết lập với nhau một đối tác của toàn bộ sự sống, (đối tác) tự nó hướng về thiện ích của vợ chồng và việc sinh sản và giáo dục con cái”, (75) như Chúa đã thiết lập “từ đầu”, trong trật tự tự nhiên của việc sáng tạo. Một sư suy tư bình thản là hữu ích không những cho những kẻ tin, nhưng cũng cho những kẻ bây giờ xa sự thực hành tôn giáo, mất đức tin, hay là tin theo loại khác: cho tất cả mọi người, nam và nữ, những phần tử của một cộng đồng dân sự và có trách nhiệm lo cho công ích. Cũng là điều hữu ích nếu nhắc tới bản chất của gia đình bắt nguồn trong hôn nhân, nhắc tới đặc tính của nó thuộc bản thể và không những thuộc lịch sử và phỏng đoán mà thôi, ở trên và vượt quá những thay đổi trong thời gian, nơi chốn và văn hoá, và nhắc tới chiều kích công lý xuất phát từ chính bản chất của nó.

Quá trình tục hoá gia đình bên phương Tây

32. Khởi đầu quá trình tục hoá cơ chế hôn nhân, việc đầu tiên và gần như duy nhất bị tục hoá, là lễ cưới hay cách thức cử hành hôn nhân, ít nhất trong các xứ phương Tây gốc Công Giáo. Qua một thời gian, cả trong lương tâm dân chúng cũng như trong những hệ thống đời, những nguyên lý cơ bản của hôn nhân vẫn tồn tại, như giá trị quí báu của tính bất khả phân ly hôn nhân, cách riêng sự tuyệt đối bất khả phân ly hôn nhân bí tích giữa những người đã chịu rửa tội, một khi đã được chuẩn nhận và thành sự. (77) Sự du nhập rộng rãi các hệ thống pháp lý mà Công Đồng Vatican diễn tả như là “bệnh dịch ly dị”, làm nổi dậy một sự đen tối từ từ trong lương tâm xã hội liên hệ tới giá trị của cái cấu tạo nên một chiến thắng vĩ đại của nhân loại trên các thời đại. Đang khi Giáo Hội tiên khởi không thành công trong việc thánh hoá hay Kitô giáo hoá quan niệm Roma về hôn nhân, Giáo hội đã phục hồi cơ chế này về lại nguyên thuỷ của nó từ lúc sáng tạo, như Chúa Giêsu đã minh nhiên muốn. Điều chắc chắn là trong lương tâm của Giáo hội tiên khởi người ta đã hiểu rõ ràng là bản chất tự nhiên của hôn nhân từ nguyên thuỷ đã được Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo coi như là một dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Người, và khi thời gian đến thời kỳ viên mãn, là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với Giáo Hội Người. Nhưng điều đầu tiên Giáo Hội làm là, được Tin Mừng và các huấn giáo hiển nhiên của Chúa Kitô hướng dẫn, Giáo Hội đem hôn nhân trở về với những khởi đầu của nó, vì ý thức rằng “chính Thiên chúa là tác giả của hôn nhân mà Người ban cho nhiều thiện ích và mục đích khác biệt”. (78) Hơn nữa, Giáo Hội ý thức rõ rằng tầm quan trọng của cơ chế tự nhiên này có “một mối quan hệ rất quyết định trên sự kế tục loài người, trên sự phát triển cá nhân và trên vận mạng vĩnh cửu của các phần tử trong một gia đình, trên phẩm giá, sự vững bền, sự bình an và thịnh vượng của chính gia đình và của xã hội loài người xét toàn thể”. (79) Những người kết hôn theo những thủ tục được thiết lập (bởi Giáo Hội và Nhà nước, tùy theo trường họp), có thể và thường muốn kết hôn thật sự. Xu hướng kết hôn là bẩm sinh trong con nguời, và phương diện pháp lý của khế ước hôn nhân và nguồn gốc một dây hôn nhân thật sự thì đặt nền tảng trên quyết định này.

Hôn nhân, cơ chế tình yêu vợ chồng và những thứ kết hợp khác

33. Thực tại tự nhiên được quan tâm trong những qui luật giáo luật của Giáo Hội. (80) Giáo luật diễn tả cách thực thể bản chất của hôn nhân giữa những kẻ đã được rủa tội, trong lúc thành hình (in fieri) – khế ước hôn nhân – và như là môt tình trạng vĩnh viễn nơi những quan hệ vợ chồng và gia đình được đặt để. Theo nghĩa này, thẩm quyền giáo hội trên hôn nhân có tính quyết định và tiêu biểu cho một sự bảo vệ chính thức đối với các giá trị gia đình. Những nguyên lý cơ bản thuộc bản chất hôn nhân liên hệ với tình yêu vợ chồng và bản tính bí tích của tình yêu đó không luôn được hiểu và tôn trọng cách đầy đủ.
34. Đối với cái đầu tiên, tình yêu thường được nói tới như là nền tảng của hôn nhân, một cộng đồng sự sống và tình yêu, nhưng hoàn cảnh thật của nó như là một cơ chế hôn nhân thì không được khẳng định rõ rệt luôn, bởi không kèm theo chiều kích phép công bằng xứng với sự đồng thuận. Hôn nhân là một cơ chế. Không chịu ghi nhận sự thiếu hụt này thường sinh ra một sự hiểu lầm trầm trọng giữa hôn nhân Kitô giáo và những phối hợp thực tại. Những thành viên trong những phối hợp thực tại cũng có thể nói rằng chúng được đặt trên “tình yêu” (nhưng một “tình yêu” được Công Đồng vatican II diễn tả như là “sic dicto libero” rêu rao như tự do), và những phối hợp đó xây dựng một cộng đồng sự sống và tình yêu, nhưng trong bản chất chúng khác với “cộng đồng sự sống và tình yêu vợ chồng” của hôn nhân. (81)

35. Đối với những nguyên lý cơ bản liên can tới tính bí tích của hôn nhân, vấn đề nên phức tạp hơn bời vì các vị mục tử của Giáo Hội phải xem xét sự phong phú to lớn của ân sủng ban động lực cho bản chất bí tích của hôn nhân Kitô giáo và ảnh hưởng của nó trên các quan hệ gia đình phát xuất từ hôn nhân. Thiên Chúa đã muốn giao ước hôn nhân từ lúc khởi sự, hôn nhân của Sáng Tạo, thành một dấu chỉ vĩnh viễn chỉ sự hiệp nhất của Chúa Kitô với Giáo Hội và như vậy nên một bí tích thật sự của Giao Ước mới. Vấn đề ở tại chỗ hiểu cho đúng rằng tính bí tích này không phải là cái gì được thêm vào hay là ở bên ngoài bản chất tự nhiên của hôn nhân, nhưng đây cũng chỉ là một hôn nhân bất khả phân ly theo ý Chúa, mà được nâng lên hàng bí tích nhờ hành động cứu độc của Chúa Kitô, chớ không phải ngụ ý “làm mất tính tự nhiên -denaturalization” của thực tại. Bởi không hiểu nét riêng của bí tích này so sánh với những bí tích khác, nên có thể nổi lên một số sự hiểu lầm làm mờ đi quan niệm về hôn nhân bí tích. Điều này đặc biệt quan trọng trong khi chuẩn bị hôn nhân: những cố gắng đáng khen để chuẩn bị những kẻ cam kết cử hành bí tích, có thể tiêu tan nếu không hiểu rõ hôn nhân tuyệt đối bấùt khả phân ly là gì, hôn nhân mà họ sắp kếùt ước. Những người đã được rửa rội không phải trình diện mình với Giáo Hội chỉ để cử hành một lễ hội với một số nghi lễ riêng, nhưng để kết ước một hôn nhân suốt đời, đó là một bí tích của Giao Ước Mới. Nhờ bí tích này, họ chia sẻ trong mầu nhiệm hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, và họ diễn tả sự hiệp nhất thân tình và bất khả phân ly của họ. (82)

VI. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÆ DẪN KITÔ GIÁO

Phương cách cơ bản cho vấn đề: “Ngay từ đầu không phải vậy “

36. Cộng Đồng Kitô hữu bị thánh đố bởi hiện tượng các phối hợp thực tại. Những kết hợp mà không có một ràng buộc theo cơ chế pháp lý -dân sự hay tôn giáo – làm thành một hiện tượng ngày càng tăng, hoạt động mục vụ của Giáo Hội phải chú ý tới nó. (83) Không những nhờ lý trí, mà cũng phải và trên hết tất cả, nhờ “ánh sáng chân lý”, mà đức tin ban cho họ, những kẻ tin có khả năng gọi các sự vật bằng tên của chúng: tốt, thì tốt và xấu thì xấu. Trong bối cảnh hiện nay, theo thuyết tương đối và có xu hướng đánh tan mọi khác biệt, kể những khác biệt thiết yếu giữa hôn nhân và các phối hợp thực tại, cần phải khôn ngoan hơn và nhờ có tự do can đảm hơn, để tránh những lầm lạc và những thỏa hiệp, với niềm xác tín rằng “khủng hoảng nguy hiểm nhất có thể làm đau khổ con người… (là) sự lẫn lộn giữa tốt và xấu, điều đó làm không thể nào xây dựng bảo toàn trật tự luân lý cho các cá nhân và tập thể”. (84) Khi thực hiện một cuộc suy tư đặc biệt Kitô giáo về những dấu chỉ của thời đại trước sự u tối rõ rệt, trong tâm hồn một số người hiện tại, đối với chân lý sâu sắc về tình yêu nhân bản, nên tới gần hơn những nguồn nước tinh ròng củaTin Mừng.

37. “Những người Pharisêu đến gần Đức Giêsu để thử Người, ‘Một người có được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do nào không ?’ Người đáp, ‘Các ông không đọc thấy thuở ban đầu Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ’, và Người đã phán, ‘Vì thế, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt’? Như vậy họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly’. Họ thưa với người, ‘Thế sao ông Môisen lại truyền dạy cấp giấy li dị mà rẫy vợ ?’ Người bảo họ, ‘Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môisen đã cho phép các ông rẫy vợ; chứ thuở ban đầu không có thế đâu'” (Mt 19, 3-8). Những lời nói này của Chúa, được biết rõ, cũng như phản ứng của các môn đệ: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn” (Mt 19, 10). Phản ứng này chắc chắn được lồng vào tâm trạng thịnh hành lúc đó, một tâm trạng xung khắc với chương trình nguyên thuỷ của Đấng Sáng Tạo. (85) Sự nhân nhượng về phía ông Môisen diễn tả sự hiện diện của sự tội dưới hình thức “duritia cordis”. Ngày nay, có lẽ còn hơn trong các thời ký khác, sự ngăn trở này của lý trí phải được xem xét, là sự cứng lòng, sự mê đắm tình dục, nguồn gốc ẩn giấu của nhiều nhân tố sinh ra tính mỏng manh ảnh hưởng tới sự lan tràn các phối hợp thực tại.

Những phối hợp thực tại, những nhân tố sinh ra tính mỏng manh và ân sủng bí tích

38. Sự hiện diện của Giáo Hội và của hôn nhân Kitô giáo trên các thời đại, đã làm cho xã hội dân sự có khả năng nhận biết hôn nhân trong hoàn cảnh nguyên thuỷ của nó, như Chúa Kitô nói ám chỉ con câu trả lời của Người. Hoàn cảnh nguyên thuỷ của hôn nhân và sự khó nhận biết và sốâng nó như một chân lý sâu sắc trong những chiều sâu của hữu thể mình, “vì sự cứng lòng”, luôn luôn xem ra là một vấn đề hiện nay. Hôn nhân là một qui chế tự nhiên mà lý trí có thể nhận biết những đặc điểm thiết yếu, trên và vượt hẳn các nền văn hoá. (87) Sự công nhận sự thật như vậy về hôn nhân cũng là thuộc bản tính luân lý. Dầu sao, không thể không biết sự kiện này là bản tính nhân loại, bị thương tích vì tội lổi và được cứu chuộc nhờ Chúa Kitô, không luôn thành công trong sự công nhận rõ rệt những chân lý Thiên Chúa viết trong long người. Do đó chứng minh Kitô giáo trong thế giới, Giáo Hội và Huấn Quyền phải là một bài dạy sống động và là một minh chứng trong thế giới. Trong bối cảnh này điều cũng quan trọng là nhấn mạnh đến sự cần thật sự và xứng họp đối với ân sủng, để đời sống hôn nhân có thể đạt tới sự viên mãn của nó. Do đó, khi phân biệt về mặt mục vụ vấn đề các phối hợp thực tại, điều quan trọng là xem xét sự yếu đuối con người và tầm quan trọng của một kinh nghiệm và huấn giáo có tính Giáo Hội thật sự, những thứ sẽ hướng dẫn tới một sự sống ân sủng, cầu nguyện, các bí tích và cách riêng bí tích Hoà giải.

39. Phải phân biệt những yếu tố khác biệt giữa những nhân tố của sự yếu đuối làm nẩy sinh những phối hợp thực tại có đặc tính là yêu “tự do” không kể chi hay loại trừ sự ràng buộc, đặc cách của tình yêu hôn nhân. Hơn nữa, như chúng ta nói trên, phải phân biệt giữa những phối hợp thực tại mà một số người cho mình bị cưỡng bức lao vào bởi những hoàn cảnh khó khăn, và những phối hợp khác bày ra bởi những người “khinh chê, chống lại hay loại trừ xã hội, cơ chế gia đìnhø, trật tự xã hội và chính trị, hay chỉ tìm kiếm sự khoái lạc” (91). Cũng cần quan tâm đến những người bị xô đẩy vào trong những phối hợp thực tại “bởi dốùt nát quá lẽ hay nghèo khó, đôi khi bị bắt buộc do những hoàn cảnh bất công thật sự, hay là bởi một sự non nớt tâm lý nào đó làm cho họ không kiên định hay sợ đi vào trong một sự phối hợp bền vững và dứt khoát” (92)

Sự phân biệt đạo đức, hành động mục vụ và sư ïdấn thân Kitô giáo trong những thực tại chính trị, như vậy, sẽ bắt phải quan tâm nhiều hoàn cảnh thật sự nhốt dưới cái tên chung “những phối hợp thực tại” như chúng ta nói trên kia. (93) Bất cứ những nguyên do nào làm nẩy sinh những phối hợp này, chúng lôi kéo theo “những vấn đề mục vụ nghiêm trọng, do những hậu quả tôn giáo và luân lý trầm trọng phát sinh từ đó (sự mất ý nghĩa tôn giáo của hôn nhân được thấy trong ánh sáng Giao Ước của Chúa với dân Người, sự mất ân sủng bí tích, gương xấu trầm trọng), cũng như những hậu qủa xã hội (sự phá hoại quan niệm về gia đình, làm giảm ý nghĩa sự trung thành, cũng đối với xã hội, những chấn thương tâm lý có thể nơi trẻ con, và sự tái khẳng định tính ích kỷ)”. (94) Do đó, Giáo Hội nhạy cảm với sự bành trướng những phối hợp phi-hôn-nhân do những chiều kích luân lý và mục vụ của vấn đề.

Bằng chứng của hôn nhân Kitô giáo

40. Những cố gắng làm cho luật pháp bênh vực những phối hợp thực tại trong nhiều miền xưa kia có truyền thống Kitô giáo, làm các vị mục tử và giáo dân bận tâm nhiều. Thường có thể xem như người ta không biết phải trả lời làm sao cho hiện tượng này, và phản ứng chỉ có tính cách tự vệ thôi, như vậy nêu lên cảm tưởng rằng Giáo Hội chỉ muốn duy trì tình trạng status quo – trình trạng đang có -, dường như gia đình dựa trên hôn nhân thuần túy là kiểu mẫu văn hoá (một kiểu mẫu “theo truyền thống”) của Giáo Hội muốn giữ lại, cho dầu có những biến đổi to lớn trong thời đại chúng ta.

Về phương diện này, phải đào sâu các phương diện tích cực của tình yêu hôn nhân để có thể trở lại với việc hội nhập Tin Mừng trong một đường lối giống như đường lối của các Kitô hữu trong những thế kỷ đầu thời đại chúng ta. Đối tượng ưu tiên của việc tân Phúc Âm hoá này cho gia đình là các gia đình Kitô giáo, bởi vì các gia đình này, đối tượng của việc Phúc Âm hoá, là những người loan báo đầu tiên “Tin Mừng” của “tình yêu tốt”, (95) không những bằng lời nói của họ, nhưng hơn hết bằng bằøng chứng cá nhân của họ. Điều cấp bách là khám phá giá trị xã hội của kỳ quan tình yêu hôn nhân, bởi vì hiện tượng các phối hợp thực tại không ở bên lề những nhân tố ý thức hệ làm mờ tối tình yêu đó, và chúng đáp ứng với một quan niệm sai lầm về phái tính con người và về quan hệ nam-nữ. Từ sự kiện này phát sinh tầm quan trọng siêu việt của đời sống ân sủng trong Chúa Kitô đối với các hôn nhân Kitô giáo: “Gia đình Kitô giáo cũng là thành phần của dân tư tế là Giáo Hội. Nhờ bí tích Hôn Phối, trong đó nó được bén rễ và từ đó nó rút được của ăn, gia đình Kitô giáo luôn luôn được Chúa Giêsu ban sức sống và được Người kêu gọi dấn thân trong một sự đối thoại vói Thiên Chúa qua các bí tích, nhờ sự hiến dâng chính mạng sống mình, và nhờ cầu nguyện. Đó là vai trò tư tế mà gia đình Kitô giáo có thể và phải thi hành trong sự hiệp thông thân mật với toàn thể Giáo Hội, qua các thực thể hằng ngày của đời sống vợ chồng và gia đình. Như vậy gia đình Kitô giáo được kêu gọi nên thánh và thánh hoá cộng đồng giáo hội và thế giới”. (96)

41. Chính sự hiện diện của các đôi vợ chồng Kitô giáo trong nhiều môi trường trong xã hội, là một cách thức ưu tiên để tỏ bày cho con người thời nay (mà thực thể chủ quan – subjectivity – bị tiêu huỷ trong một phạm vi rộng rãi, là những người đã kiệt quệ trong sự tìm kiếm vô ích tình yêu “tự do”, trái ngược với tình yêu thật sự vợ chồng, qua một số kinh nghiệm vụn vặt) thấy rằng những hữu thể nhân bản thật sự có thể gặp lại mình và giúp họ hiểu thực tại của một thực thể chủ quan hiện thực đầy đủ trong hôn nhân trong Chúa Kitô. Chỉ trong loại “va mạnh” này với thực tại mới có thể xuất hiện một sự tiếc nuối quê nhà (homeland) mà ai ai cũng ghi nhớ không nguôi. Đối với những người nam và người nữ tỉnh ngộ hỏi họ cách giễu cợt, “Có cái gì hay từ lòng dạ con người ?”, cần phải có khả năng trả lời cho họ: “Hãy đến và xem cuộc hôn nhân của chúng tôi, gia đình của chúng tôi”. Điều này có thể là một điểm khởi hành quyết định, một bằng chứng thật sự nhờ đó mà cộng đồng Kitô hữu, với ơn Chúa giúp, sẽ tỏ bày lòng thương xót của Chúa đối với con người. Có thể thấy rằng ảnh hưởng chủ yếu do các Kitô hữu đầy niềm tin thực hành trong nhiều môi trường thật là rất tích cực. Do một sự lựa chọn có ý thức đức tin và sự sống, giữa những người đồng thời với mình, họ xuất hiện như là chất men trong khối, là ánh sáng giữa cảnh tối. Sự chú tâm mục vụ để chuẩn bị họ đi tới hôn nhân, lập gia đình và tiếp tục trong cuộc sống vợ chồng và gia đình của họ, có tầm quan trọng cơ bản cho sựï sống của Giáo Hội và thế giới (97)

Sự chuẩn bị thích hợp cho hôn nhân

42. Huấn Quyền Giáo Hội, cách riêng từ Công Đồng Vatican II, đã thường nhắc tới tầm quan trọng và sự không thể thay thế của việc chuẩn bị hôn nhân trong việc chăm lo mục vụ bình thường. Việc chuẩn bị này không thể thu gọn trong việc thông tin qua loa về hôn nhân là gì đối với Giáo Hội; sự chuẩn bị đó phải là một phương cách thật sự của việc huấn luyện cá nhân dựa trên việc giáo dục trong đức tin và việc giáo dục trong các nhân đức. Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia Đình đã đề cập tới khía cạnh quan trọng của việc chăm lo mục vụ của Giáo Hội trong các tài liệu: Chân lý và Ý nghĩa của Phái Tính Nhân bản (8.12.1995), và Chuẩn Bị cho Bí tích Hôn Phối (13.05.1996).

43. “Sự chuẩn bị hôn nhân, cho đời sống vợ chồng và gia đình, có tầm quan trọng lớn cho thiện ích của giáo Hội. Thực tế, bí tích Hôn Phối có giá trị lớn cho toàn cộng đồng Kitô hữu và, nhấùt thiết, cho các vợ chồng, quyết định của họ phải là như thế không thể ứng khẩu hay hấp tấp. Trong quá khứ, việc chuẩn bị này có thể dựa trên sự nâng đỡ của xã hội đã công nhận những giá trị và những phúc lợi của hôn nhân. Không chút gì khó khăn hay nghi ngờ, Giáo Hội đã bênh vực sự thánh thiện của hôn nhân vì ý thức rằng bí tích này cho thấy Giáo hội bảo đảm gia đình như là tế bào sống của Dân Chúa. Ít ra trong những cộng đồng đã được phúc âm hoá thật sự, sự nâng đỡ của Giáo hội là vững chắc, toàn diện và súc tích. Nói chung, những sự chia lìa và những thất bại hôn nhân là hoạ hiếm, và việc ly dị được xem như là một “dịch” xã hội (x. Gaudium et spes, số 47). Ngày nay, ngược lại, trong nhiều trường hợp, chúng ta chứng kiến một sự suy thoái nổi bật của gia đình và một sự xói mòn nào đó của những giá trị hôn nhân. Trong nhiều quốc gia, cách riêng những quốc gia phát triển kinh tế, con số hôn nhân hạ thấp. Hôn nhân thuờng được kết ước ở tuổi lớn và con số ly dị và chia rẽ đang lên cao, có khi trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân. Tất cả những sự này bắt buộc đưa tới một sự quan tâm mục vụ được nhắc đi nhắc lại: Những kẻ đang kết hôn có được chuẩn bị thật sự chưa? Vấn đề chuẩn bị lãnh bí tích Hôn Phối và cuộc sống tiếp sau, xuất hiện như một nhu cầu lớn, trước hết vì lợi ích của vợ chồng, vì toàn thể Cộng đồng Kitô hữu và vì xã hội. Do đó, sự chú tâm vào, và những sáng kiến để cung cấp những câu trả lời xứng hợp và họp thời cho sự chuẩn bị lãnh bí tích Hôn Phối đang phát triển khắp nơi”. (98)

44. Bây giờ, vấn đề không có hạn định, như trong các lãnh vực khác, cho giới trẻ không được chuẩn bị kết hôn. Một phần do quan niệm nhân loại học bi quan phá hoại và bẻ gãy tính chủ quan, nhiều người trẻ có khi nghi ngờ có thể hoàn thành sự tự hiến mình trong hôn nhân, một sự hiến mình phát sinh một giây ràng buộc trung tín, hiệu quả và bất khả phân ly. Trong vài trường họp, quan điểm này kết thúc trong việc loại bỏ cơ chế hôn nhân, coi như là một thực tại hão huyền, chỉ những người được chuẩn bị rất kỹ luỡng mới có thể tham vọng. Do đó cần tầm quan trọng của việc huấn luyện Kitô giáo để có được một ý tưởng chính đáng và thực tế về sự tự do đối với hôn nhân cũng như khả năng chọn lựa và hướng dẫn mình đi tới thiện ích của sự hiến mình trong hôn nhân.

Giáo lý gia đình

45. Theo nghĩa này, hành động ngừa trước qua việc dạy giáo lý gia đình rất là quan trọng. Bằng chứng của các gia đình Kitô giáo không thể thay thế được đối với con cái mình cũng như đối với xã hội nơi họ đang sống. Không những các vị chủ chăn phải bảo vệ gia đình; chính các gia đình cũng phải đòi hỏi sự tôn trọng các quyền lợi và căn tính của mình. Phải nhấn mạnh chỗ đứng quan trọng của giáo lý gia đình ngày nay trong việc chăm lo mục vụ gia đình. Trong các bài giáo lý đó, những thực thể gia đình phải được xử lý một cách hữu cơ, trọn vẹn và hệ thống, tùy thuộc tiêu chuẩn đức tin, và được sáng tỏ nhờ Lời Chúa được giải thích theo cách giáo Hội, trong sự trung thành với Huấn Quyền Giáo Hội, bởi những vị mục tử hợp pháp và có khả năng, những vị thật sự cộng tác, trong quá trình dạy giáo lý, đào sâu chân lý cứu rỗi về con người. Phải cố gắng chứng tỏ sự hợp lý và đáng tin của Tin Mừng về hôn nhân và gia đình bằng cách xây dựng lại hệ thống giáo dục của Giáo Hội. (99) Như vậy, sự giải thích hôn nhân và gia đình căn cứ trên một quan niệm nhân loại học đúng, sẽ làm chính những người Kitô hữu ngạc nhiên. Họ sẽ khám phá rằng đây không những là một vấn đề đức tin mà thôi, và sẽ gặp được những lý lẽ để củng cố sự này, bằng cách hành động qua bằng chứng đời sống cá nhân, và phát triển một sứ vụ tông đồ đặc biệt giáo dân.

Những phương tiện truyền thông  

46. Trong thời đại chúng ta, khủng hoảng về những giá trị gia đình và quan niệm gia đình trong các hệ thống Quốc gia và trong những phương tiện truyền thông văn hoá – báo chí, truyền hình, internet, phim ảnh, v.v… – đòi hỏi một cố gắng riêng biệt làm cho những giá trị gia đình hiện diện trong các phương tiện truyền thông. Hãy xem, ví dụ, ảnh hưởng lớn của những phương tiện này trong việc đánh mất cảm giác xã hội đối với những hoàn cảnh như ngoại tình, ly dị và thậm chí những phối hợp thực tại, cũng như sự làm méo mó độc hại trong nhiều trường hợp của các “giá trị” (hay đúng hơn những “phi giá trị”) mà các phương tiện truyền thông đôi khi trình bày như là những sự có thể bình thường trong đời sống. Hơn nữa, phải ghi nhớ rằng trong một số dịp, và mặc dầu có một sự đóng góp đáng khen của những Kitô hữu dấn thân hợp tác trong các phương tiện truyền thông, một số chương trình và một loạt truyền hình góp phần vào việc thông tin sai lầm và làm tăng gia sự dốt nát tôn giáo hơn là đào tạo tôn giáo. Cho dầu những nhân tố này không nằm trong những yếu tố cơ bản hình thành nột nền văn hoá, ảnh hưởng của chúng không không đáng kể giữa những nhân tố xã hội học nên ghi nhớ trong việc chăm sóc mục vụ được cảm hứng do những tiêu chuẩn thực tế.

Dấn thân xã hội

47. Đối với nhiều người thời đại chúng ta mà tính chủ quan đã bị “phá huỷ” theo ý thức hệ, nói được như vậy, hôn nhân xem ra như ít hay nhiều không tưởng. Đối với những người này, thực tại hôn nhân không có nghĩa gì. Bằng cách nào sự chăm lo mục vụ của Giáo Hội có thể là nột biến cố cứu rỗi cho họ ? Theo nghĩa này, sự dấn thân chính trị và luật pháp của các người Công giáo có trách nhiệm trong lãnh vực này, là quyết định. Luật pháp cấu tạo trong phạm vi rộng “đặc tính” của một dân tộc. Về điểm này, xem ra điều rất hữu ích là mở chiến dịch kêu gọi chiến thắng cơn cám dỗ đứng trung lập trong lãnh vực chính trị – luật pháp, và nhấn mạnh nhu cầu đưa ra bằng chứng công khai cho phẩm giá con người. Như chúng ta đã nói trên, biến những phối hợp thực tại tương đương với gia đình bao hàm một sự biến đổi trong hệ thống đối với công ích xã hội, và đây là một tai hại cho cơ chế gia đình xây dựng trên hôn nhân. Do đó, nó là một sự dữ đối với những cá thể, gia đình và xã hội. Cái gì là “có thể về mặt chính trị” và sự biến đổi của nó theo thời gian, không thể bị tách rời khỏi những nguyên lý tối hậu của chân lý về con người, những nguyên lý chân lý đó phải linh ứng các thái độ, những sáng kiến cá nhân và chương trình mai sau. (100) Điều cũng xem ra hữu ích là phê bình “giáo điều” của mối quan hệ không thể tách rời giữa nền dân chủ và chủ nghĩa tương đối đạo đức làm nền tảng cho nhiều cố gắng luật pháp biến các phối hợp thực tại thành tương đương với gia đình.

48. Vấn đề những sự phối hợp thực tại cấu tạo một thánh đố thật sự cho người Kitô hữu, trong khả năng của họ minh chứng phương diện hữu lý của đức tin, tính hữu lý sâu sắc của Tin Mừng về hôn nhân và gia đình. Một việc loan báo Tin Mừng mà không có thách đố về tính hữu lý này (theo nghĩa của một sự phù hợp mật thiết giữa sự ước muốn tự nhiên của con người và Tin Mừng được Giáo Hội loan báo) sẽ ra vô hiệu nghiệm. Vì lẽ đó, ngày nay hơn trong thời kỳ nào khác, cần dùng những lời nói có thể tin được để làm cho người ta biết tính đáng tin cậy nội tại của sự thật về con người làm nền tảng cho cơ chế tình yêu hôn nhân. Khác với những gì xảy ra trong các bí tích khác, hôn nhân cũng thuộc về nhiệm cục sáng tạo và được ghi vào trong những động lực tự nhiên loài người. Thứ đến, cũng cần một sự suy nghĩ mới về những nền tảng cơ bản, những nguyên lý thiết yếu linh ứng những sinh hoạt giáo dục trong những môi trường và cơ chế khác nhau. Cái gì là triết lý ngày nay của nhũng cơ chế giáo dục trong Giáo Hội, và cái gì là phương thức trong đó những nguyên lý nàyđưa tới một nền giáo dục xứng hợp đối với hôn nhân và gia đình, như là những cấu trúc hạt nhân vừa cơ bản vừa cần thiết cho chính xã hội ?

Sự chăm sóc và sự gần gũi mục vụ

49. Sự hiểu rõ những vấn đề hiện sinh và những lựa chọn của những ke ûsống trong những phối hợp thực tại, là việc chính đáng và, trong vài trường hợp, là một bổn phận. Một số những hoàn cảnh này còn khơi lòng thương xót thật sự và xứng hợp. Sự tôn trọng phẩm giá con người không phải là đối tượng để bàn cãi. Nhưng, sự hiểu biết những hoàn cảnh và sự tôn trọng con người không đồng nghĩa với sự biện hộ. Ngược lại, trong những hoàn cảnh này, đây là một vấn đề phải nhấn mạnh rằng chân lý là một thiện ích thiết yếu cho con người và là một nguyên tố của sự tự do chính thống, và sự khẳng định về sự thật thì không sinh ra sự xúc phạm nào hết, bởi vì “không bỏ qua một cái gì thuộc giáo lý cứu rỗi của Đức Kitô, là một sự tỏ bày nổi bật đức ái đối với các linh hồn”. (101) Đàng khác, “điều này phải luôn luôn được kết nối với sự khoan dung và bác ái. Về sự kiện này, chính Chúa trong những lúc trò chuyện và đối xử với người ta, đã để lại một tấm gương” (102) Do đó, các Kitô hữu phải tìm hiểu những lý do cá tánh, xã hội, văn hoá và ý thức hệ đối với sự phổ biến các phối hợp thực tại. Phải nhớ rằng việc chăm sóc mục vụ sáng trí và tế nhị có thể, trong một số dịp, chiếu cố sự lấy lại “tính cơ chế” cho một số phối hợp thực tại này. Những người đang ở trong những hoàn cảnh này, phải được ghi nhớ một cách tỉ mỉ và khôn ngoan trong việc chăm sóc mục vụ bình thường của cộng đồng giáo hội. Việc chăm sóc này bao hàm sự gần gũi, sự chú ý tới những vấn đề và những khó khăn liên hệ, sự đối thoại kiên nhẫn, sự giúp đỡ cụ thể, cách riêng đốivới trẻ con. Sự phòng ngừa, cũng trong phương diện chăm sóc mục vụ này, là một quan tâm ưu tiên.

PHẦN KẾT

50. Trên các thời đại, sự khôn ngoan của dân chúng, mặc dầu có hạn, đã thật sự có khả năng công nhận bản chất và sứ vụ cơ bản không thể thay thể của gia đình xây dựng trên hôn nhân. Gia đình là một thiện ích khẩn cấp và cần thiết cho toàn thể xã hội, và nó có quyền thật sự và xứng hợp theo lẽ công bằng được công nhận, bảo vệ và khuyến khích bởi toàn thể xã hội. Chính toàn thể xã hội này bị thiệt hại khi thiện ích quí báu và cần thiết này của nhân loại bị tổn thương bất cứ cách nào. Trước hiện tượng xã hội những phối hợp thực tại, và trước sự đình hoãn tình yêu vợ chồng do tình trạng này gây nên, chính xã hội không thể đứng trung lập. Chỉ sự xoá bỏ vấn đề qua sự giải quyết giả dối là ban cho chúng sự công nhận và đặt chúng trong bình diện công khai giống như, hay có khi bằng, các gia đình xây dựng trên hôn nhân, là một sự so sánh tai hại cho hôn nhân (điều làm thiệt hại cơ chế tự nhiên này, một cơ chế rất cần ngày nay, hơn là cung cấp những chính sách gia đình thật sự). Hơn nữa, điều này bao hàm một sự thiếu trầm trọng trong sự nhìn nhận chân lý có tính nhân loại học về tình yêu nhân bản giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và về những phương diện bất khả phân ly của sự hợp nhất vững chắc và của sự mở ra cho sự sống. Sự thiếu nhìn nhận này còn trầm trọng hơn khi không nhận biết sự khác biệt rất sâu sắc và thiết yếu giữa tình yêu vợ chồng, là điều xuất phát từ cơ chế hôn nhân, và những quan hệ đồng tính luyến ái. “Sự lãnh đạm” của những chính quyền công cộng đối với phương diện này, giống hệt loại kỳ thị đối với sự sống hay chết của xã hội, một sự lãnh đạm về sự bành trướng hay suy đồi của nó. Nếu những phương thuốc thích hợp không được áp dụng, sự “trung lập” đó có thể đứa tới sự phá đổ cơ cấu xã hội và khoa sư phạm của các thế hệ mai sau.

Sự đánh giá thấp tình yêu vợ chồng và sự rộng mở nội tại của nó đến sự sống, cùng với sự bất ổn của sự sống gia đình theo sau, là một hiện tượng xã hội đòi hỏi sự nhận định sáng suốt về phía tất cả những ai cảm thấy mình phải dấn thân cho thiện ích gia đình, và cách rất đặc biệt về phía các Kitô hữu. Điều này có nghĩa trước hết là phải công nhận những duyên cớ thật sự (ý thức hệ hay kinh tế) của hoàn cảnh, và không nhân nhượng những sức ép mị dân của nhóm người vận động ở hành lan Quốc hội không tha thiết gì tới lợi ích chung xã hội. Giáo Hội Công giáo, theo chân Chúa Giêsu Kitô, công nhận trong gia đình và tình yêu vợ chồng một ân ban hiệp thông của Thiên Chúa giàu lòng thương xót đối với nhân loại, một kho tàng quí báu của sự thánh thiện và ân sủng sáng chói giữa thế giới. Do đó, Giáo Hội kêu mời những ai đang chiến đấu vì con người, phải kết hợp những cố gắng của mình trong việc khuyến khích gia đình và nguồn gốc tình yêu sâu sắc của nó, là sự phối hợp vợ chồng.

Lm Phêrô Nguyễn Quang Sách

(L’ OSSERVATORE ROMANO – Tờ in rời đặc biệt — N. 48 (1670)- 29 November 2000. Theo bản tiếng Anh)

GHI CHÚ:

(1) Second Vatican Council, constitution Gaidium et Spes, n. 47.
(2) Second Vatican council, Constitution Lumen Gentium, n. 11 ; Decree Apostolicam actuaositatem, n. 11.
(3) Catechism of the Catholic Church nn. 2331-2400, 2514-1533; cf. Pontifical Council for the Family, Truth and meaning of Human Sexuality, 8 December 1995.
(4) John Paul II, Apostolic Exhortation, Familiaris consortio, n. 80.
(5) Sự nhân tính hoá và sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội, trong sự chọn lựa ưu tiên người nghèo, thường thường được hướng dẫn trong các miền này để “hợp thức hoá những phối hợp này qua việc cử hành hôn nhân (hay sự phê chuẩn hay sự chữa lành, tùy theo trường hợp) theo lập trường của Giáo Hội cam kết thánh hoá các gia đình Kitô hữu.
(6) Nhiều lý thuyết giải thích pháp luật ngày nay duy trì nhiều quan niệm khác nhau về đường lối mà xã hội – theo quan điểm của họ – phải thay đổi bằng cách thích nghi với nhiều “giống” khác biệt (ví dụ, suy nghĩ về giáo dục, sức khỏe, v.v…). Có người bênh vực 3 giống, kẻ khác 5, kẻ khác 7, kẻ khác một số khác biệt tùy theo những nghiệm xét khác nhau.
(7) Cả hai thuyết Macxít và thuyết kết cấu (structualism) đã góp phần rộng rãi trong việc củng cố ý thức hệ này về “giống” đã chịu nhiều ảnh hưởng, như “sự cách mạng phái tính”, với những định đề như đã được nêu lên do W. Reich (1897-19570 nhằm kêu gọi một “sự giải phóng” khỏi mọi kỷ luật phái tính, hay là như đã được đặt ra do Herbert Marcuse (1898- 1979) và lời mời của ông thử nghiệm mọi thứ hoàn cảnh phái tính (theo nghĩa một thuyết đa dạng phái tính hay xu hướng “tính dục khác giới không phân biệt -nghĩa là xu hướng tính dục tự nhiên – hay đồng tính luyến ái), tách rời khỏi gia đình và mọi mục đích tự nhiên của sự khác biệt giữa các phái tính, cũng như tách rời khỏi mọi ngăn trở phátsnh do trách nhiệm sinh sản. Một thuyết nam nữ bình quyền kia có tính triệt để và quá khích, nêu lên do sự đóng góp của bà Margaret Sanger (1879-1966) và bà Simone de Beauvoir (1908-1986), không thể bị đặt bên lề của quá trình lịch sử này về sự củng cố một ý thức hệ. Như vậy, “quan hệ khác phái” và chế độ một vợ một chồng không còn được xem là gì cả, nhưng chỉ là một trong những trường hợp có thể của sự thực hiện phái tính.
(8) Lập trường này, vô phúc, được đón nhận thuận lợi trong một số thể chế quốc tế quan trọng, sinh thiệt hại cho chính quan niệm về gia đình mà nền tảng là và phải là hôn nhân. Trong những thể chế này, một vài cơ quan của Liên Hiệp Quốc mới đây xem ra nâng đỡ một số những lý thuyết này, như vậy là tránh ý nghĩa đích thực của điều 16 của Bản Tuyên Ngôn Chung Nhân Quyền năm 1948, chỉ rõ gia đình như “một yếu tố tự nhiên và cơ bản của xã hội”. Cf. Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia đình, The Family and Human Rights, 1999, n. 16.
(9) Cf. Aristotle, Politica I, 9-10 (Bk 125 a).
(10) Catechism of the Catholic Church, n. 2207.
(11) Cf. John Paul II, Apostolic Exhortation, Familiaris consortio, n. 18.
(12) John Paul II, Allocution during the General audience of I December 1999)
(13) Second Vatican Council, Constitution Gaudium et Spes, n. 47.
(14) “… Ngoài một số trường phái khác nhau về tư tưởng, có một số nhiều kiến thức có thể xem như một loại gia sản thiêng liêng của nhân loại. Điều đó y như chúng đạt tới một khoa triết lý mặc nhiên, mà hậu quả của nó là tất cả mọi người cảm thấy mình chiếm hữu những nguyên lý đó, mặc dầu cách chung chung và không suy nghĩ. Chính vì nó được mọi người chia sẻ trong mức độ nào đó, sự hiểu biết này đáng lý phải được sử dụng như một thứ điểm đối chiếu cho các trường phái triết học khác nhau. Một khi lý trí trực giác có hiệu quả và công thức hoá những nguyên lý phổ quát đầu tiên về hữu thể và chính xác rút từ đó mhững kết luận có mạch lạc cả mặt lý lẽ và đạo đức, lúc đó mới được gọi là lý lẽ đúng hay là, như những người xưa gọi, chính thống orth(os) logos recta ratio” John Paul II, Encyclical Fides et ratio, n. 4.
(15) Cf. Second Vatican Council, Constitution Dei Verbum, n. 10.
(16) “Việc rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, là đá ngầm làm tan vỡ mối liên kết giữa đức tin và triết học, nhưng cũng là đá ngầm mà cả hai có thể vượt qua để khởi hành trên một đại dương không bờ bến thuộc chân lý. Ở đây chúng ta thấy không những biên giới giữa lý trí và đức tin, nhưng cũng thấy không gian nơi cả hai có thể gặp”. John Paul II, Encyclical Fides et ratio, n. 23. “Tin Mừng sự sống không phải dành cho các kẻ tin mà thôi: dành cho mọi người. Vấn đề sự sống và việc bênh vực và khuyến khích nó, không phải là quan tâm của người Kitô hữu mà thôi”. John Paul II, Encyclical Evangelium vitae, n. 101.
(17) John Paul II, Allocution to the Forum of Vatholic Associations of Italy, 27 June 1998.
(18) Pontifical Council for the Family, Phát Biểu về Quyết Định của Nghị Viện Âu Châu biến những phối hợp thực tại, kể cả sự phối hợp đồng phái, tương đương với gia đình, 17.03.2000.
(19) St Augustine, De libero arbitrio, I, 5, 11.
(20) “Đời sống xã hội và đồ thiết bị pháp lý của nó đòi hỏi một nền tảng cơ bản của nó. Nếu không có luật nào khác ngoài luật dân sự, bấy giờ chúng ta phải công nhận rằng một vài giá trị, kể những giá trị muốn đạt được người ta đã chiến đấu và chấp nhận những bước gian khổ trong bước tiến chậm chạp tới tự do, (những giá trị đó) có thể bị xoá bỏ bởi một lá phiếu thuộc đa số thôi. Những kẻ phê bình luật luân lý phải nhắm mắt trước sự có thể này, và khi họ đề xướng những luật – đi ngược lại công ích trong những đòi hỏi cơ bản của nó – họ phải suy xét tất cả những hậu quả của việc làm của họ, bởi vì họ có thể xô đẩy xã hội vào trong hướng nguy hiểm”. Card. A. Sodano, bài Diễn văn trong kỳ họp lần thứ hai các nhà Chính Trị và Lập Pháp Âu Châu, do Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia đình, Vatican City, 22-24 October 1998.
(21) Tại Âu Châu, ví dụ, trong bản Hiến Pháp nước Đức: “Hôn nhân và gia đình được bảo vệ riêng trong hệ thống Nhà Nước” (Art. 6); Tây Ban Nha: “những chính quyền bảo đảm việc bảo vệ gia đình về mặt xã hội, kinh tế và pháp lý” (Art. 39); Ireland : “Nhà Nước công nhận gia đình như là nhóm xã hội tự nhiên có quyền ưu tiên và căn bản và như là một thể chế luân lý được ban cho các quyền không thể nhân nhượng và vĩnh cửu, những quyền đó có trước và trên tất cả luật thực định (positive law). Vì lẽ đó, Nhà Nước dấn thân bênh vực thể chế và uy quyền của gia đình như là nền tảng cần thiết cho xã hội và như là điều cần thiết cho phúc lợi Quốc gia và nhà nước” (Art. 41); Italy: “Nhà Nước Cộng Hoà công nhận những quyền gia đình như là một xã hội tự nhiên xây dựng trên hôn nhân” (Art. 29); Poland : “Hôn nhân, nghĩa là sự phối hợp một người nam và một người nữ, cũng như gia đình, thiên chức làm cha và làm mẹ, phải gặp dược sự bảo vệ và chăm sóc trong Nước Cộng Hoà Balan” (Art. 18); Portugal: “Gia đình, là yếu tố nền tảng của xã hội, có quyền được sự bảo vệ của xã hội và của Nhà Nước và đạt được tất cả những điều kiện cho phép sự hoàn thành cá nhân của các thành phần của nó” (Art. 67).
Còn trong những Hiến Pháp trên khắp thế giới: Argentina: “… luật pháp sẽ quyết định … sự bảo vệ toàn vẹn gia đình” (Art. 14); Brazil: “Gia đình, nền tảng xã hội, là đối tượng của sự bênh vực cách riêng bởi Nhà Nước” (Art. 226); Chilê: “Gia đình là hạt nhân cơ bản của xã hội … Nhà Nước có trách nhiệm … bảo vệ dân chúng và gia đình …” (Art, 1); Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa: “Nhà Nước bảo vệ hôn nhân, gia đình, chứùc làm mẹ và các trẻ em ” (Art. 49); Columbia: “Nhà Nước thừa nhận, không chút kỳ thị, sự ưu tiên của những quyền bất khả nhượng của con người, và bảo vệ gia đình như là thể chế nền tảng của xã hội” (Art. 5; Nam Hàn: “Hôn nhân và dời sống gia đình được xây dựng trên nền tảng của phẩm giá cá nhân và sự bình đẳng giữa các phái; Nhà Nước sẽ sử dụng tất cả mọi phương tiện có sẳn để đạt mục đích này” (Art. 36); Phi luật Tân: “Nhà Nước công nhận gia đình Filipino như là nền tảng của Quốc gia. Để được hoà hợp với sự kiện này, Nhà Nước phải khuyến khích mạnh mẽ tình liên đới, sự thăng tiến linh hoạt của nó và sự phát triển trọn vẹn của nó. Hôn nhân là là một thể chế xã hội không ai được xâm phạm; đó là nền tảng của gia đình và phải được Nhà Nước bảo vệ” (Art. 15); Mexico: ” … Luật pháp … sẽ bảo vệ tổ chức và và sự phát triển của gia đình” (Art. 4); Peru: “Cộng đồng và Nhà Nước… cũng bênh vực gia đình và khuyến khích hôn nhân. Cộng Đồng và Nhà Nước công nhận gia đình và hôn nhân như là những thể chế tự nhiên và cơ bản của xã hội” (Art. 4); Rwanda: “Gia đình, vì là nền tảng tự nhiên của dân Rwanda, sẽ được Nhà Nước bảo vệ” (Art. 24).
(22) “Tất cả luật pháp do con người lập ra, có lý do là luật pháp ở tại chỗ nó xuấùt phát từ luật thiên nhiên. Nếu đàng khác, sự gì trái ngược với luật thiên nhiên, lúc đó nó không phải là luật pháp nhưng là sự ung thúi của lề luật”. St Thomas Aquinas, Summa Theologica, I-II, q. 95, a. 2.
(23) John Paul II, Diễn văn tại cuộc Họp các nhà Chính Trị và Lập Pháp Âu Châu, do Hội Dồng Giáo hoàng đặc trách Gia đình tổ chức, Vatican City, 23 October 1998.
(24) John Paul II, Encyclicaal Centesimus annus, n. 46.
(25) ” Với tư cách những nhà chính trị và lập pháp trung thành với bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân quyền, chúng tôi cam kết khuyến khích và bênh vực những quyền của gia đình xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Điều này phải được thực hiện trên mọi cấp bậc: địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể là những đầy tớ thật sự của công ích, trên cả hai phương diện quốc gia và quốc tế”. Những lời tóm kết của kỳ Họp thứ hai của các nhà Chính Trị và những nhà Lập Pháp Âu Châu, do Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia đình tổ chức, Vatican City, 22-24 October 1998.
(26) “Gia đình là hạt nhân trung tâm của xã hội dân sự. Chắc nó có một vai trò kinh tế quan trọng, không thể bỏ qua, bởi vì nó cấu tạo nên một tư bản nhân loại lớn nhất, nhưng sứ vụ nó bao hàm nhiều trách vụ khác. Trên hết, nó là một cộng đồng sự sống tự nhiên, một cộng đồng được xây dựng trên hôn nhân, và vì lẽ đó nó có tính liên kết vượt xa tính liên kết của bất cứ cộng đồng xã hội nào khác”. Tuyên ngôn cuối của cuộc họp thứ ba các nhà Chính Trị va Lập Pháp Mỹ Châu, Buenos Aires, 3-5 August 1999.
(27) Cf. Charter of the Rights of the Family, Preamble.
(28) Cf. John Paul II, Letter to Families Gratissimam sane, n. 6.
(29) Cf. Catechism of the Catholic Church, n. 2333; John Paul II, Letter to families Gratissimam sane, n. 8
(30) Second Vatican Council, Constitution Gaudium et Spes, n. 49.
(31) Cf. Catechism of the Catholic Church, n. 2332; John Paul II, Diễn văn tại toà Toà Thượng Thẩm Roma, 21 January 1999.
(32) Cf, John Paul II, Letter to Families Gratissimam sane, nn 7-8.
(33) John Paul II, Diễn văn tại Toà Thượng Thẩm Roma, 21 January 1999.
(34) Ibid.
(35) Ibid.
(36) Ibid.
(37) “Hôn nhân kiến tạo khung sườn pháp lý nuôi dưỡng tính vững bền của gia đình. Nó thực hiện sự đổi mới các thế hệ, Nó không phải là một khế ước đơn giản hay là một việc riêng tư, nhưng đúng hơn nó tạo thành một trong những cấu trúc cơ bản của xã hội mà nó nối kết với nhau”. Phát biểu của Hội đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp, đối với dự luật “Civil Pact of Solidarity”, 17 September 1998.
(38) John Paul II, Apostoli Exhortation Familiaris consortio, n. 19.
(39) John paul II, Diễn văn tại Toà Thượng Thẩm Roma, 2 January 1999.
(40) Không có sự tương đương nào giữa quan hệ của hai người cùng phái, và quan hệ hình thành bởi một người nam và một người nữ. Chỉ quan hệ sau có thể được diễn tả như là một đôi, bởi vì nó bao hàm sự khác biệt phái tính, chiều kích hôn nhân, khả năng làm cha làm me. Hiển nhiên sự đồng tính luyến ái không thể diễn đạt toàn bộ có tính biểu trưng này”. Phát biểu của Hội Đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp, đối với dự luật “Civil Pact of Solidarity”, 17 September 1998.
(41) Đối với sự rối loạn luân lý nặng nề, nội tại, nghịch với luật thiên nhiên, của những hành vi đồng tính luyến ái, xem Catechism of the Catholic Church, nn. 2357-2359; Bộ Giáo lý Đức tin, Chỉ thị Persona humana, 29 December 1975; Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia Đình, Truth and Meaning of Human Sexuality, 8 december 1995, n. 104.
(42) John Paul II, Diễn văn trước những người tham dự kỳ Đại Hội thứ 14 của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia Đình, 4 June 1999; cf, John Paul II, Angelus, 19 June 1994.
(43) Cf. Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia Đình, Phát biểu về quyết định của Thượng Viện Âu Châu biến những kết hợp thực tại, gồm phối hợp đồng phái, ngang hàng với gia đình, 17 March 2000.
(44) “Không thể không nhận điều này là, như một số những người cổ động nó hiểu, khoản luật này tạo ra một bước đầu tới, ví dụ, việc nuôi con nuôi do những người sống trong quan hệ đồng tính luyến ái. Chúng tôi sợ cho tương lai như chúng tôi than khóc những gì đã xảy ra”. Phát biểu của vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp sau khi công bố “Civil Pact of Solidarity”, 13 October 1999.
(45) John Paul II, Angelus, 20 February 1994.
(46) Cf. Ghi chú của Uỷ Ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha (14 June 1994) nhân dịp có Nghị Quyết của Thượng Viện Âu Châu ngày 8.02.1994 về những quyền bình đẳng của những người đồng tính luyến ái nam-nữ.
(47) John Paul II, Thơ gởi các gia đình Gratissimam sane, n. 11.
(48) Ibid., n. 14
(49) Ibid., n. 17.
(50) Bản hiến chương về các quyền gia đình, Preamble, D.
(51) Cf. ibid., Preamble passim and Art. 6.
(52) Cf. ibid. Preamble B and I.
(53) ibid. Preamble C and G.
(54) Cf. John Paul II, Thơ gởi các gia đình Gratissimam sane, nn 9-11.
(55) John Paul II, Allocution, 26 December 1999.
(56) Cf. John Paul II, Apostolic Exhortation, Familiaris consortio, n. 21 và Thơ gởi các Ggia đình Gratissimam sane, nn. 13-15.
(57) Hiến Chương các Quyền Gia Đình, Preamble, F; Cf. John Paul II, Apostolic Exhortation Familiaris consortio, n. 21.
(58) Cf. Fohn Paul II, Encyclical Evangelium vitae, nn. 91, 94.
(59) Hiến Chương các Quyền Gia Đình, Preamble E.
(60) John Paul II, Encyclical Evangelium vitae, n. 92.
(61) Hiến Chương các Quyền Gia Đình, Preamble, H-I.
(62) Cf. John Paul II, Apostolic Exhortation Familiaris consortio, nn. 23-24.
(63) Cf. ibid. n. 25
(64) Cf. ibid., nn. 28-35; Hiến Chương các Quyền Gia Đình, Art. 3.
(65) Cf. John Paul II, Tông Huấn Familiaris consortio, n. 20 ; Hiến Chương các Quyền Gia Đình, Art. 6.
(66) Cf. Hiến Chương các Quyền gia Đình, Art. 2, b và c ; Art. 7
(67) Cf. John Paul II Tông Thư Familiaria consortio, nn. 36-41; Hiến Chương các Quyền Gia Đình, Art. 5; John Paul II, Thơ gởi các Gia Đình Gratissimam sane. n. 16.
(68) Cf. John Paul II, TôÂng Huấn Familiaria consortio, nn. 42-48; Hiến chương các Quyền Gia Đình, Art. 8-12.
(69) Hiến Chương các Quyền Gia đình, Art, c.
(70) John Paul II, Encyclical Veritatis splendor, n. 4.
(71) John Paul II, Encyclical Evangelium vitae, n. 20; Cf. ibid., n. 19.
(72) Gohn Paul II, TÔng Huấn Familiaria consortio. n. 6; Cf Thơ gởi các Gia Đình Gratissimam sane. n. 13.
(73) Cf. Council of Trent, Sessions VII và XXIX.
(74) John Paul II, Tông Huấn Familiaris consortio, n. 68.
(75) Giáo luật 1055, #1; Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, n. 1601.
(76) Cf. Second Vatican Council, Constitution Gaudium et Spes, n. 48-49.
(77) Cf. John Paul II, Diễn văn tại Toà Thượng Thẩm Roma, 21 January 2000.
(78) Second Vatican Council, Constitution Gaudium et Spes, n. 48.
(79) Ibid.
(80) Cf. Bộ Giáo Luật và Bộ Giáo luật các Giáo Hội phương Đông, 1983 và 1990.
(81) Cf, Second Vatican Council, Constitution Gaudium et Spes, n. 49.
(82) Cf. John Paul II Tông Huấn Familiaris consortio, n. 68.
(83) Cf. ibid., n. 81.
(84) John Paul II, Encyclical Veritatis splendor, n. 93.
(85) Cf. John Paul II, Bài phát biểu trong buổi Yết kiến Chung ngày 5.09.1979. Cùng với bài phát biểu này, Chu trình giáo lý bắt đầu được biết như là “Giáo lý về Tình Yêu nhân bản”.
(86) “Chúa Kitô không chấp nhận tranh luận trên bình diện mà các nguời hầu chuyện Người cố gắng đưa Người vào đó; nói cách khác, Người không tán thành chiều kích họ ra sức nêu lên cho vấn đề. Người tránh vây mình vào những tranh luận luật pháp và thay vào đó người đã hai lần qui chiếu tới ‘lúc đầu'” (ibid.
(87) “Chắc phải công nhận rằng con người luôn hiện hữu trong một nền văn hoá riêng, nhưng cũng phải công nhận rằng con người không bị định rõ toàn diện bởi nền văn hoá đó. Hơn nữa, chính sự tiến triển của các nền văn hoá chứng tỏ rằng có cái gì đó trong con người vượt hẳn những nền văn hoá này. ‘Cái gì đó’ là chính xác bản tính nhân loại: bản tính này là mức độ của văn hoá và là điều kiện bảo đảm con người không trở nên người tù của bất cứ nền văn hoá nào của họ, nhưng xác nhận phẩm giá cá nhân mình bằng cách sống phù hợp với chân lý sâu xa của hữu thể mình”. John Paul II, Encyclical Veritatis splendor. n. 53.
(88) Luật tự nhiên “là không gì khác hơn là ánh sáng của lý trí do Chúa làm thấm vào trong chúng ta. Nhờ vậy, chúng ta biết phải làm gì và phải tránh gì. Chúa đã ban cho ánh sáng này và luật này trong Sáng Tạo”. Thánh Thomas Aquinas, Summa Theologica, I-II, q. 93, a. 3, tới 2um. Cf. John Paul II, Encyclical Veritatis splendor, n. 35-53.
(89) Cf. John Paul II, Encyclical veritatis splendor, nn. 62-64.
(90) Nhờ ân sủng của hôn nhân, các vợ chồng giúp nhau đạt tới sự thánh thiện trong đời sống vợ chồng của họ và đón nhận và giáo dục con cái”. Second Vatican Council, Lumen Gentium n. 11; Cf. Catechism of the catholic Church. nn. 1641-1642.
(91) John Paul II, Tông Huấn Familiaris consortio, n. 81.
(92) Ibid.
(93) Cf, nn. 4-8 nói trên.
(94) Ibid.
(95) John Paul II, Thơ gởi các Gia Đình Gratissimam sane, n. 20.
(96) John paul II, Tông huấn Familiaris consortio, n. 55.
(97) Cf. ibid. n. 66.
(98) Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Gia đình, Chuẩn bị lãnh Bí tích Hôn Phối, 1996, n. 1.
(99) John Paul II, Encyclical Fides et ratio, n. 97.
(100) Cf. John Paul, Encyclical Evangelium vitae, n. 73.
(101) Paul VI, Encyclical Humanae vitae, n. 29.
(102) Ibid.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *