Thấy Đức Thánh Cha, giáo dân Việt khóc nức trên khán đài ở Thái Lan

Mặc dù không có con số chính thức từ ban tổ chức, nhưng bóng áo dài Việt Nam phủ kín gần hết các khán đài của sân vận động Thephasadin, một trong hai sân vận động chính tại Bangkok nơi diễn ra Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Francis cử hành tối 21/11.

Một bạn trẻ người Việt mang theo chiếc nón có dòng chữ 'Cầu nguyện cho Hongkong và Việt Nam'
Một bạn trẻ người Việt mang theo chiếc nón có dòng chữ ‘Cầu nguyện cho Hongkong và Việt Nam’

Thephasadin là sân phụ, nhỏ hơn, dành riêng cho giáo dân nước ngoài. Suphachalasai là sân chính, dành riêng cho giáo dân Thái – theo thông tin ban đầu từ ban tổ chức.

Theo ghi nhận của Phóng viên BBC News Tiếng Việt tại sân Thephasadin, bóng áo dài và áo đồng phục của các đoàn từ Việt Nam phủ gần kín các khán đài. Chỉ có một số lượng nhỏ người tham dự đến từ Myanmar cùng một số nước khác.

Đức Thánh Cha Francis cử hành Thánh Lễ trong khoảng 1 tiếng, bắt đầu từ 18:00 tối 21/11, nhưng từ 12:00 sân vận động đã mở cửa cho các tín đồ và báo chí, với nhiều hoạt động ca múa, âm nhạc, chủ yếu phát đi trên các màn hình lớn.

Các bạn trẻ Việt Nam từ nhiều giáo sứ các vùng miền tới Thái Lan để gặp Giáo Hoàng
Các bạn trẻ Việt Nam từ nhiều giáo sứ các vùng miền tới Thái Lan để gặp Đức Thánh Cha

Riêng sân Suphachalasai được thiết kế thêm thảm đỏ hình thánh giá ở chính giữa sân dẫn tới bục là nơi Đức Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ.

Không khí như sôi lên khi chiếc xe màu trắng chở Đức Thánh Cha Francis tiến vào sân vận động. Các tín đồ hò reo, vẫy cờ, nhiều người cầu nguyện và rơi nước mắt.

Giáo dân Việt Nam khóc nức trên khán đài

Anh Trần Hữu làm việc ở Thái Lan đã 10 năm, vừa về VN đón vợ con sang Bangkok để gặp Giáo Hoàng
Anh Trần Hữu làm việc ở Thái Lan đã 10 năm, vừa về VN đón vợ con sang Bangkok để gặp Đức Thánh Cha

Xúc động vì được nhìn thấy Đức Thánh Cha khi xe của Ngài đi qua sân vận động, bà Phạm Thị Thúy, giáo dân Hải Phòng, rơi nước mắt nói với BBC rằng đây là lần đầu trong đời chị được nhìn thấy Đức Thánh cha. “Tôi không thể nói nên lời… Mong một lần Đức Thánh Cha tới Việt Nam,” bà Thúy nghẹn ngào.

Bà Nguyễn Thị Đãi, quê Ninh Bình, địa phận Phát Diệm nói với BBC Tiếng Việt rằng từ nhỏ tới nay chưa từng được nhìn thấy ngài trực tiếp, nên bà sang Thái để thực hiện ý nguyện này, vừa là để đi du lịch.

“Đức Đức Thánh Cha là vị tối cao, là Đức Thánh Cha chung của người công giáo, tôi thật sự rất cảm kích. Đây là lần đầu tôi đến Thái Lan. Tôi đã phải chuẩn bị hơn một tháng nay cho sự kiện này.”

Cùng đến từ địa phận Phát Diệm, bà Đà Nguyễn nói với tôi bà làm kinh doanh ở Việt Nam và đã cố gắng thu xếp công việc trong vài tháng trước để qua Thái Lan gặp Đức Thánh Cha.

“Toàn bộ có 64 số xe chở giáo dân Việt Nam. Chúng tôi được chính phủ và người Thái chào đón rất nồng hậu, được an ở, đi lại trong điều kiện thuận lợi. Tham dự Thánh Lễ, chúng tôi mang theo các nét đẹp truyền thống của Việt Nam như áo dài, nón lá,” bà nói.

Cả bà Đãi và bà Nguyễn đều mong Đức Thánh Cha sang Việt Nam để những giáo dân khác có dịp diện kiến Ngài. Cả hai đều mặc áo dài đỏ, và nói may mắn vì nằm trong số 40 giáo dân ở Ninh Bình được tới Thái Lan dịp này.

Trương Văn Hoàng, bạn gái là Liên, hơn 30 tuổi, giáo xứ Phổ Cam, giáo phận Huế, đã chuẩn bị hai tháng cho chuyến đi
Trương Văn Hoàng, bạn gái là Liên, hơn 30 tuổi, giáo xứ Phổ Cam, giáo phận Huế, đã chuẩn bị hai tháng cho chuyến đi

Trong khi đó, điều đặc biệt với giáo dân Trần Thị Môn, đến từ nhà thờ Vinh Sơn, Giáo hạt Chí Hòa, Sài Gòn, là đây là lần thứ hai bà được trực tiếp nhìn thấy Đức Thánh Cha.

“Kỳ Đức Thánh Cha sang đi Myanmar năm 2017 tôi đã sang đó một lần để gặp Ngài. Đợt này Ngài đến Thái Lan, tôi nghe được chuyến đi vậy thì lòng nôn nao lắm, gia đình tôi có tổng cộng 10 người đi. Đức Thánh Cha sang Thái Lan là vinh dự cho Thái Lan, mong Ngài đến thăm Việt Nam.”

(Từ trái sang) Bà Trần Thị Môn, Sài Gòn; bà Trần Thị Đãi và bà Đà Nguyễn, Ninh Bình, chụp chung ảnh với các giáo dân Myanmar trước giờ Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại sân vận động Quốc gia ở Bangkok 21/11
(Từ trái sang) Bà Trần Thị Môn, Sài Gòn; bà Trần Thị Đãi và bà Đà Nguyễn, Ninh Bình, chụp chung ảnh với các giáo dân Myanmar trước giờ Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại sân vận động Quốc gia ở Bangkok 21/11

Anh Trần Hữu, giáo xứ Tân Lâm, giáo hạt Văn Hạnh, Hà Tĩnh thì cho BBC hay rằng anh làm ở Thái Lan 10 năm và vừa bay về Việt Nam đưa vợ sang Thái gặp Đức Thánh Cha.

Vợ anh, chị Trần Thị Liên nói chị đã lê kế hoạch sắp xếp công việc gần một tháng để đi gặp Thánh Cha. Bế con nhỏ trên tay, anh Hữu nói: “Nếu đức Đức Thánh Cha sang Việt Nam thì Ngài đi đâu gia đình tôi sẽ đến đó.”

“Không thể tin” được Đức Thánh Cha bắt tay

(Từ trái sang) Võ Hoàng Duy, 23 tuổi, giáo phận Mỹ Tho; Đinh Thị Thu Huyền, 22 tuổi, từ Thanh Hóa; Nguyễn Cao Định, 25 tuổi, giáo phận Sài Gòn, tới Bangkok gặp Giáo Hoàng hôm 22/11
(Từ trái sang) Võ Hoàng Duy, 23 tuổi, giáo phận Mỹ Tho; Đinh Thị Thu Huyền, 22 tuổi, từ Thanh Hóa; Nguyễn Cao Định, 25 tuổi, giáo phận Sài Gòn, tới Bangkok tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha làm chủ tế hôm 22/11

Chiều 22/11, Đức Thánh Cha Francis tiếp tục cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ thuộc trường trung học công giáo Assumption, nơi có sự tham gia của khoảng 7000 bạn trẻ, trong đó có nhiều bạn trẻ đến từ các giáo phận tại Việt Nam.

Khi chiếc xe chở Đức Đức Thánh Cha lướt qua, hàng ngàn bạn trẻ hò reo, chìa tay ra mong được chạm vào Ngài. Trong đó, Phạm Đức Hương Tuyền, 14 tuổi, không ngờ cô là một trong số hiếm hoi được Đức Thánh Cha bắt tay.

Nhảy lên vì vui mừng và xúc động, Tuyền nói với BBC rằng cô là người Lào gốc Việt. Cô sang Thái Lan cùng các bạn Lào để mong gặp Đức Đức Thánh Cha.

Phạm Đức Hương Tuyền, 14 tuổi, cầu nguyện trong xúc động sau khi là một trong những người hiếm hoi được Giáo Hoàng bắt tay
Phạm Đức Hương Tuyền, 14 tuổi, cầu nguyện trong xúc động sau khi là một trong những người hiếm hoi được Đức Thánh Cha bắt tay

“Tôi không thể nào tin được. Hiện giờ tôi vẫn còn run rẩy. Được Đức Thánh Cha bắt tay là niềm động viên lớn, là ơn phước với tôi. Sau này dù có gặp khó khăn gì thì tôi sẽ nhớ tới giây phút này để bước tiếp,” Tuyền nói.

Hòa vào không khí náo nhiệt cùng khoảng 7000 bạn trẻ Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Đinh Thị Thu Huyền, 22 tuổi, từ Thanh Hóa, Nguyễn Cao Định, 25 tuổi, giáo phận Sài Gòn, Võ Hoàng Duy, 23 tuổi, giáo phận Mỹ Tho, cho hay họ là ba trong số ít ỏi 40 bạn trẻ trong đoàn từ Việt Nam tham dự sự kiện này và “không dấu nổi tự hào, hạnh phúc”.

Nguyễn Cao Định nói với BBC rằng “Đức Đức Thánh Cha là vị Chủ chăn đứng đầu hội thánh, là động lực lớn để tôi tiếp tục dấn thân và tiếp tục có nhiều hoạt động cho giáo phận của mình.”

Xe chở Giáo Hoàng Francis tiến vào sân trường Assumption, Bangkok nơi Ngài cử hành Thánh Lễ trước 7000 sinh viên, học sinh
Xe chở Đức Thánh Cha Francis tiến vào sân trường Assumption, Bangkok nơi Ngài cử hành Thánh Lễ trước 7000 sinh viên, học sinh

Hôm trước, khi phát biểu tại Thái Lan, Đức Đức Thánh Cha Francis đã nhắc đến 39 nạn nhân Việt Nam chết ở Anh trong thông điệp gửi giới trẻ Công giáo Việt Nam.

Ngài kết thúc bài phát biểu với lời nhắn gửi:

“Trước khi kết thúc, cha muốn cùng với các con, dâng lên Chúa, Cha giàu lòng thương xót, 39 nạn nhân Việt Nam di cư đã qua đời tại Anh trong tháng vừa qua. Thật rất đau lòng. Tất cả chúng ta cầu nguyện cho họ.”

Sinh năm 1936 ở Argentina, và có tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio, ngài là vị Đức Thánh Cha thứ 266 của Công giáo La Mã, lên ngôi từ 2013.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *