Gioan Britto khi còn thơ bé đã lâm tình trạng bệnh nguy hiểm, mẹ cậu, là một bậc quí phái thuộc hoàng triều Lisbon, bà đã xin Thánh Phanxicô Xavier cứu giúp, và trao phó cậu con cho thánh nhân. Điều ấy đã nên thực, Gioan, dầu là một người bạn ưa thích của đôi bạn trẻ với Infante Don Pedro, người mà trong tương lai sẽ ngồi ngai vàng của nước Tây Ban Nha, thế mà cậu lại muốn khoác áo của bậc thầy Truyền giáo và muốn hy hiến cả đời mình ra đi để chinh phục những người bỏ đạo trở về với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Gioan Britto sinh năm 1647. Năm 15 tuổi cậu đã xin gia nhập Dòng Tên, giữa những biết bao ngãng trở chống đối cậu theo đuổi lý tưởng cậu chọn. Việc nghiên cứu của cậu đạt mức kết quả rất lạ lùng xứng với sự cố gắng của cậu trong địa vị của cậu tại Tây ban nha, nhưng ơn thánh thắng vượt…
Cậu đã thụ phong Linh mục, và năm 1673 cậu mắc buồm lên tầu vượt trùng dương sang thành Goa cùng với 16 bạn đồng tu trong lý tưởng Jésuit. Từ đây, cùng với các bạn đồng tu, Gioan Britto đã dâng hiến trọn cuộc đời cho công cuộc truyền giáo tại miền cực nam Ấn Độ.
Gioan Britto được chỉ định làm bề trên Nhóm truyền giáo tại Madura, và hoạt động khắp miền với bao nhiều khó khăn. Những ai hợp tác với Gioan, qua những lá thư họ gửi về Âu châu, họ nói về sự tiến tiển trong thời gian qua, sự can đảm và lòng sùng mộ của thầy, nói về tính cách khắc khổ khác thường của đời sống của thầy, và nói về một mùa gặt rất sung mãn được nhiều người trở lại, đó là kết quả sung mãn của công lao truyền giáo khó nhọc của thầy.
Ngay từ ban đầu, cha Britto thể hiện sự khôn ngoan theo phương pháp áp dụng đầu tiên do vị truyền giáo, là cha Nobili, để đối lại với cuộc sống với cuộc sống của dân địa phương, với cách phục sức của họ, kiêng cữ thịt những con vật theo địa phương, và biết tôn trọng tất cả những gì mà dân địa phương tôn kính… Với nhận xét của các nhà Truyền giáo Dòng Tên, như cha Britto, cha nhấn mạnh: “Tất cả phong cách của Hiệp sĩ và lòng nhiệt tâm đạo đức đều có thể hữu hiệu, các vị đã hoàn tất hoàn hảo.”
Nếu phải diễn tả tỉ mỉ hơn về những lợi thế kinh hoàng chống lại với những gì mà cha Britto phải đương đầu với những khó khăn không thể tránh nổi ở đây. Không kể những con người tàn tật, mà tối thiểu cha phải cư xử tinh tế theo định kiến của ngài, rồi với những cơn sốt rét và những tranh cãi, những khó khăn nhức nhối lặt vặt đó, cha phải đối diện liên lỉ, cũng đã đủ làm cho cha giáp diện với cái chết rồi! Ấy là chưa kể đến tình hình chính trị của đất nước này luôn luôn bất ổn, đã đem lại cho người linh mục nhiệt tình với người ngoại giáo tiếng gọi xả thân vào cuộc mê tín của dân để giải thoát họ.
Rất nhiều lần cha Britto và các thầy dạy Giáo lý đã phải đương đầu với những cuộc hoành hành thô bạo dữ dằn. Chẳng hạn , năm 1686, sau khi giảng tại vùng quê Marava, cha Britto và một con vật bất cương của những người Ấn độ sùng mộ bị bắt, và vì từ chối không tôn kính thần Siva, mà nhiều ngày cha bị tra tấn hành khổ đủ cách dã man. Họ treo cha lên cây cao bằng những giây xích lớn, hoặc lúc khác, họ trói tay chân cha với nhau rồi đẩy lăn trên đất, đẩy đi đá lại nhiều lần, rồi tạt nước dơ cho tỉnh lại, và tiếp nối xỉ nhục cha bằng nhiều cách tương tự như thế!
Cha Britto được tha và được chữa lành như một phép lạ! Sau khi được thả ít lâu, cha Britto được đưa về Lisbon để chữa trị. Vua Pedro II, vị Sứ thần Toà thánh đều hết sức can ngăn, nhưng cha Britto vẫn tha thiết xin được trở lại cánh đồng truyền giáo Madura, đó là mộng ước suốt đời của cha. Ngài đã được phép và toại nguyện trở lại Ấn độ. Suốt ba năm từ khi trở lại Madura, cha Britto đã sống cầu nguyện và chịu mọi khắc khổ hy sinh chính bản thân mình. Tiếp đó là những mưu đồ bất chính của một trong những bà vợ bị rẫy bỏ bởi Poligar Siruvalli, bà ta đã được cha Britto ban phép Rửa tội và vì thế, bà này đã được phép tái hôn (theo đặc ân thánh Phaolô), nên cha bị hiểu lầm bà bị bắt, và lập tức bị án xử tử tại Oriur, gần Ramuad, do lệnh của Rajah Raghunatha.
Trong thời gian ở tù đợi ngày lãnh án Tử Đạo, cha Britto đã viết hai lá thư: Lá thư “Con đang đợi chết!”, cha Britto đã viết cho cha bề trên, và “Con đang đợi tử đạo trong nhẫn nại. Con chỉ biết cầu nguyện nhiều và luôn luôn. Phúc tử đạo ban cho con hôm nay thật là phần thưởng quí giá cho mọi lao nhọc và đau khổ trong cuộc truyền giáo của con.” Sáng hôm sau, ngày 4-2-1693, một đám giáo dân rất đông đã qui tụ để gặp thầy của họ, vị thầy đã bị án tử chỉ vì đã dạy họ con đường sống , là biết thờ Thiên Chúa chứ không thờ lạy các bụt thần gỗ đá nơi quê hương họ. Nhưng sau lệnh chờ đợi quá lâu, lý do vì quan chức địa phương quẩn trí về việc buôn bán của ông, cuối cùng thánh Gioan Britto đã bị chém đầu lìa khỏi thân thể. Khi tin thánh Gioan Britto đã bị trảm quyết loan tới Lisbon, Vua Pedro đã truyền lệnh dâng lễ tạ ơn rất trọng thể; và Bà mẹ của thánh nhân còn sống cũng hiện diện bên Vua, Bà không mặc áo tang, nhưng mặc sang trong của ngay đại lễ. Thánh Gioan Britto được phong thánh năm 1947.
“Bất cứ nơi nào Thiên Chúa mở rộng cửa cho việc Truyền giáo, mở rộng cửa cho việc rao giảng mầu nhiệm Của Kitô, thì người ta phải tin tưởng và bền chí loan báo cho hết mọi người biết Thiên Chúa hằng sống” (AG 13).
(Fr.J. Bertrand’s La Mi ssion du Maduré <1850>, Vol. III; Cf. Pewreira de Britto’s Historia do Nascimento, Vida e Martyrio do Beato Jodo de Britto <1852>; Cf. Butler’s Lives of the Saints, Vol. I, tr. 254-255).