Giáo xứ Bảy Ngàn – Dòng chảy Lòng Thương Xót tại trại Tâm thần Dòng Phanxico Cần Thơ

 

Trong cuộc sống của mỗi con người, chẳng ai muốn mình phải lâm vào cảnh khốn cùng, cùng cực của nổi sợ hãi, nhưng luôn muốn mình có cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Có lẽ đời không nhưng ai muốn, ai cũng có nổi khổ của mình, người này khó về điều này, người kia khó về điều kia, nhưng có điều chúng ta có  thể làm đó là chúng ta nâng đỡ nhau.

Có một tôn giáo được du nhập vào Việt Nam, được mệnh danh là “Đạo Yêu Thương” hơn 484 năm nay (nếu được tính từ năm 1533 khi giáo sĩ Tây dương  tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định ngày nay, bắt đầu cuộc truyền giáo), không thể nào khác đó là Đạo Công Giáo.

Đối với người Công giáo việc thực thi lòng bác ái không chỉ xuất phát từ bản thân, và lòng người với nhau, mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các tín hữu. Ngày nay trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, từ tu sĩ đến các tín hữu, họ đã và đang dấn thân vào môi trường sống xã hội, không phân biệt giàu nghèo, khác tôn giáo, họ đã sống cùng và sống ở với tất cả con người. Tính “Yêu thương” này  không phải nằm trong một thời gian nhất định nào đó, nhưng là được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bởi thế chỉ tính tại Việt nam hơn 400 năm nay, tính yêu thương của đạo Công Giáo vẫn chảy theo dòng nước của thời gian, và chảy đến những nơi khô cằn của lòng người.

Có một dòng chảy đang âm thầm chảy tại Giáo xứ Bảy Ngàn (Giáo phận Cần Thơ), nhờ sự hướng dẫn của Linh mục Chánh xứ Giuse Nguyễn Đình Hùng, mà các em đã hiểu được giá trị của lòng bác ái và yêu thương. Vì chính giáo xứ cũng như đã các em cũng đã đón nhận lòng yêu thương và bác ái của rất nhiều tín hữu. Từ những lời giáo huấn của Cha, các em đã tự động đóng góp với nhau để thực thi lòng bác ái tại Trại tâm thần của các Cha Dòng Phanxico (112/60a, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều,  Thành phố Cần Thơ). Bằng hình thức đóng góp mỗi em 1 tuần đóng 5.000 VND, và các em đóng góp đúng 2 năm, mới có đủ số tiền để đi. Với độ tuổi từ 16 đến 18, các em cũng còn rất ngây thơ trong suy nghĩ cũng như việc làm. Khi được nói sơ về một số lưu ý khi đi giúp, các em có vẻ lo vắng và lắm khi sợ hãi, vì các em chưa bao giờ dám suy nghĩ tới, mình có dịp thực thi lòng bác ái bằng cách này.

Nhưng khi tiếp cận với các bệnh nhân, mọi sự đã thay đổi, cái lo lắng và sợ hãi đã tan biến mà thay vào đó là nhiệt tình bằng việc nấu cơm, chuẩn bị đồ ăn đã bắt đầu phát triển.


Các em đang vào khâu chuẩn bị làm đồ ăn

Có những em tưởng rằng không thể nào tiếp cận được, nhưng các em đã tiếp cận một cách tự nhiên và đầy yêu thương.

Các em đã chăm sóc người già nhưng người ông của mình

Giờ cơm diễn ra trong đầy tiếng cười đầy hạnh phúc, các bệnh nhận hay chính các em cũng đã nhận tình yêu thương của nhau.

Thiết nghĩ, tất cả các tín hữu Công giáo đã và đang làm tay chân cho người què quật, cùng làm tai cho người bị điếc, làm đôi mắt cho người bị mù, làm tiếng kêu cho người bị oan, hằng ngày hằng giờ trên thế giới này nói chung và trên mảnh đất Việt này nói riêng. Xin tri ân nhưng con người quảng đại phục vụ tha nhân, và xin giữ nét truyền thống tốt đẹp này cho thế hệ mai sau.

CAO DƯƠNG CẢNH (GIÁO PHẬN CẦN THƠ)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *