Nơi nào đón năm mới sớm nhất và muộn nhất trên thế giới?
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Auckland, New Zealand trong lễ đón Năm mới 2018. Ảnh: AFP
Bầu trời Melbourn, Australia cũng được thắp sáng bởi màn pháo hoa tuyệt đẹp. Ảnh: AFP
Nhà hát Opera Sydney, Australia cũng lung linh trong đêm pháo hoa. Ảnh: Reuters
Vinh Marina, Singapore đẹp rực rỡ trong đêm cuối cùng của năm 2017. Ảnh: Reuters
Người dân Bali, Indonesia tham gia một điệu múa mừng Năm mới. Ảnh: AFP
Một du khách hào hứng chào đón Năm mới tại Australia. Ảnh: AP
Các tu sĩ dòng Thần đạo tại Nhật Bản tham dự nghi lễ đón Năm mới tại đền Meiji. Ảnh: Reuters
Một nhóm người Scotland giả làm chiến binh Vikings trong lễ rước đuốc đón Năm mới tại Endinburg. Ảnh: Reuters
Bé gái Nepal tham gia lễ diễu hành mừng Năm mới tại Kathmandu. Ảnh: Reuters
Người dân Mexico hóa trang đón Năm mới 2018. Ảnh:AP
Người dân bộ lạc Kota nhảy múa mừng đón Năm mới 2018. Ảnh: PTI
Một thanh niên Romania hôn bạn gái ngay trước thềm Năm mới 2018. Ảnh: AP
Chiếc đèn lớn hình con chó- tượng trưng cho năm Mậu Tuất 2018- tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Một thanh niên Philippines nướng hạt dẻ chào mừng Năm mới. Ảnh: Reuters
Không khí đẹp như trong cổ tích tại Moscow, Nga.
Hàn Quốc
Trung Quốc
Đài Loan
Hong Kong
Nhật Bản
Philippines
Indonesia
Dubai
Nga
Kenya
Nơi nào đón năm mới sớm nhất và muộn nhất trên thế giới?
Trong khi nhiều người thường lầm tưởng Úc là đất nước đón năm mới sớm nhất thế giới, thì trên thực tế, danh hiệu này thuộc về đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và nhà nước độc lập Samoa (Tây Samoa).
Tiếng chuông chào đón năm mới ở đảo Tonga, đảo Christmas và Tây Samoa sẽ vang lên lúc 17h ngày 31/12 (giờ Việt Nam).
Sau đó một giờ, lễ mừng năm mới sẽ diễn ra tại New Zealand.
Ngược lại, vùng đất đón năm mới muộn nhất trên thế giới là đảo Baker và Howland – hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ.
Nơi đây sẽ đón chào ngày đầu tiên của năm 2018 vào lúc 19h ngày 1/1 (giờ Việt Nam).
Trước đó một giờ, người dân đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa) cũng sẽ ăn mừng năm mới.
Nhà nước độc lập Samoa và Samoa thuộc Mỹ là hai quốc gia ở Nam Thái Bình Dương. Dù chỉ nằm cách nhau 150 km, nhưng Đông Samoa là khu vực đầu tiên trên thế giới đón năm mới, trong khi Tây Samoa phải đợi thêm 25 tiếng mới sang thời khắc giao thừa. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thú vị này là do đường đổi ngày quốc tế (IDL) nằm ngăn giữa Đông và Tây Samoa.
Việt Nam và láng giềng Thái Lan đứng thứ 9 trong danh sách các quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới.
Các quốc gia châu Âu và châu Mỹ hầu hết đều chào tạm biệt 2017 sau Việt Nam.
Thứ tự đón năm mới của các quốc gia trên thế giới (theo giờ Việt Nam):
17h ngày 31/12: Đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và quốc đảo Samoa (Tây Samoa)
18h: New Zealand
20h – 22h15’: Úc
22h: Nhật Bản và Hàn Quốc
22h30’: Triều Tiên
23h: Trung Quốc, Philippines, Singapore
0h ngày 1/1/2018: Phần lớn Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia…
0h30’: Myanmar và Quần đảo Cocos
1h: Bangladesh
1h15’: Nepal
1h30’: Ấn Độ và Sri Lanka
2h: Pakistan
2h30’: Afghanistan
3h: Azerbaijan
3h30’: Iran
4h: Moscow/Nga
5h: Hy Lạp
6h: Đức
7h: Vương quốc Anh
9h – 10h: Brazil
10h: Argentina, Paraguay
10h30’ – 15h: Mỹ, Canada
16h: Alaska
17h: Hawaii
18h: Đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa)
19h: Đảo Baker, đảo Howland.
Tổng hợp – Ảnh: Reuters./.