Sáng ngày 9 tháng 5 vừa qua, ông Mario Agnes, cựu giám đốc của báo Osservatore Romano, đã từ trần tại căn hộ nhỏ, đơn sơ, thanh bần, của mình ở nội thành Vatican, sau thời gian dài chống lại căn bệnh đang từng ngày làm ông suy kiệt, hưởng thọ 86 tuổi.
Mario Agnes sinh ngày 6 tháng 12 năm 1931 tại Serino, một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Avellino, trong một gia đình Công giáo có nguồn gốc Công giáo sâu xa chắc chắn mà ông luôn gắn bó. Trong những năm đầu đời ở tỉnh nhà, Agnes đã bắt đầu như một chiến binh của phong trào Công giáo tiến hành với công việc giáo dục các thanh thiếu niên trong giáo xứ. Sau đó Agnes tốt nghiệp khoa văn chương tại đại học Napoli, rồi làm giảng viên lịch sử Kitô giáo tại Cassino và phụ gỉang tại đại học La Sapiena ở Roma. Ông Agnes đã giữ nhiều chức vụ trong phong trào Công giáo tiến hành, đề cao việc tin mừng hóa và thăng tiến con người. Trong thời gian này, ông Agnes củng cố chắc chắn mối liên hệ với hàng giáo phẩm, đặc biệt với các Đức Giáo hoàng: trước tiên là với ĐGH Phaolô VI và rồi với ĐGH Gioan Phaolô II. Vào năm 1984, ĐGH Gioan Phaolô II đã đặt ông làm giám đốc báo Quan sát viên Roma và ông đã giữ nhiệm vụ này cho đến năm 2007.
Trong vai trò điều hành tờ báo của Tòa Thánh, ông Agnes đã canh tân việc biên tập, cùng với việc đưa ra những thay đổi thiết yếu trong đồ họa và sử dụng các kỹ thuật mới. Năm 1991, bước thay đổi lớn của báo Quan sát viên Roma là từ bỏ kỹ thuật in chì và chuyển sang kỹ thuật coppy của máy vi tính. Không chỉ thay đổi về kỹ thuật, ông Agnes còn để lại dấu ấn trong việc chọn lựa và sắp đặt nội dung. Đối với ông, báo Quan sát viên Roma là báo của Đức Giáo hoàng và ông đã bảo vệ căn tính của báo này ngay cả với giá của sự chống đối chính trị và các thế lực khác. Ông đã muốn tờ báo này la một “tiếng nói bên ngoài dàn hợp xướng”, có khả năng đưua các tại liệu tỉ mỉ về các hoạt động của Đức Giáo hoàng gần với cách đọc cẩn thận các biến cố chính trị và Giáo hội. Khi cần bảo vệ hay khẳng định các giá trị của sự sống, sự trung thực, công lý và dân chủ, ông đã đưa các bình luận ngắn vào các bài tường thuật.
Sau khi ĐGH Gioan Phaolô II qua đời, ông Agnes vẫn tiếp tục sứ vụ điều hành báo Quan sát viên Roma dưới thời ĐGH Biển đức 16. Ngày 29/09/2007, ĐGH Biển đức trao cho ông Agnes tước hiệu “giám đốc danh dự và ngài đã bày tỏ sự cảm kích đối với ông. Ngài viết: “Tôi vô cùng biết ơn về món quà của trí thông minh và trái tim” được tỏ ra “trong việc thực hiện các nhiệm vụ tinh vi và đòi hỏi của ông.” ĐGH Biển đức nhấn mạnh đặc biệt đến sự nhất quán và trung thành của “chứng tá đức tin” của ông và nhìn nhận “những vất vả ông phải đối mặt trong những năm này để hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày và không làm thất vọng sự mong đợi của cấp trên” cũng như “dấn thân xây dựng một cộng đồng làm việc, sống theo truyền thống di sản cao quý, giữa các nhân viên của báo Quan sát viên Roma.” Khi đến thời gian nghỉ hưu, ông Agnes đã bình an từ giã công việc của mình, để lại một ban biên tập kinh nghiệm sẵn sàng tiếp tịc
Trung thành với tính cánh kín đáo và âm thầm của mình, khi nghỉ hưu, ông Agnes đã về sống trong căn hộ của mình tại Vatican. Nhưng ông vẫn tiếp tục duy trì sống động và quan tâm đến các biến cố của Giáo hội và nghiên cứu về lịch sử. Là giám đốc danh dự của báo Quan sát viên Roma, ông đã muốn ở lại trong nội thành Vatican, giữa các bức tường của nhà Giáo hoàng, trong căn hộ khiêm tốn như cách sống của ông. Lựa chọn của ông Agnes cho thấy cảm thức thuộc về Giáo hội của ông, được cảm nhận với sự gắn bó gần gũi với ngai tòa tông đồ và với Giáo hoàng về thể lý, bên cạnh chiều kích thiêng liêng. Cho đến khi sức lực còn cho phép, mỗi Chúa nhật ông Agnes đi tham dự Thánh lễ tại nhà thờ thánh Anna, một nhà thờ nhỏ ngay cổng thành Vatican. Trong những năm cuối đời, ông Agnes đã chịu đựng căn bệnh trầm trọng nhưng không hề than thở kêu trách, đặc biệt ông đã rất đau khổ khi người em yêu quý của công qua đời
Ông Agnes nổi bật với sự trung thành hoàn toàn với hàng giáo phẩm. Các đồng nghiệp và cộng tác viên của ông Agnes đã định nghĩa ông là một trong những giáo dân Công giáo tốt nhất của nước Ý, người được xem là nhân vật chính trong thời gian dài của phong trào Công giáo, nhưng không bao giờ phô trương. Ông là chứng nhân của một lối sống Kitô giáo quân bình nhưng trung thành với ngôn ngữ Kitô giáo. Nhìn bên ngoài, ông có gương mặt nghiệm nghị, khô khan và và góc cạnh, nhưng ông là một người thậm chí có thể cười chính mình. Ông là một giáo dân không chấp nhận một nửa các biện pháp nếu đó là vấn đề trung thành với Giáo hội và với Giáo hoàng, nhưng không bao giờ từ bỏ trò đùa hoặc giai thoại. “Hãy trao ban chính mình mà không đợi đền đáp”, là phương châm hoạt động của ông tại báo Quan sát viên Roma. (Osservatore Romano 11/05/2018)
Hồng Thủy