Các nữ tu Indonesia dẫn đầu trong cuộc chiến chống chế độ nô lệ hiện đại

Tại Jakarta một cuộc hội thảo được tổ chức về việc thực hiện các tiêu chuẩn hoạt động tại các trung tâm tiếp nhận. Có 35 nữ tu đã tham gia, cùng một số linh mục và các chuyên gia. Sơ Kristina Fransiska: “Chỉ thiện chí thôi thì chưa đủ để thực hiện sứ vụ nhân đạo này”.

Từ nhiều năm qua, Ủy ban Công lý, hòa bình và chăm sóc mục vụ cho người di cư (Kkp-Pmp) thuộc Hội đồng Giám mục Indonesia, phối hợp các cơ quan nhân đạo và các tổ chức của Giáo hội đáp lại lời mời gọi của Giáo hội đối với hiện tượng như di cư và buôn người. Đồng thời Ủy ban còn dấn thân trong những sáng kiến khác nhau để nâng cao nhận thức giữa các tổ chức tôn giáo. Vào tuần trước ở Đông Jakarta, một cuộc hội thảo đã diễn ra trong ba ngày. Sự kiện do Kkp-Pmp tổ chức cùng với sự cộng tác của Ủy ban chống buôn bán phụ nữ và Hiệp hội tôn giáo Indonesia.

Cha Eko Aldianto, thư ký điều hành của Kkp-Pmp, nói với Hãng tin Asia News rằng ưu tiên của Kkp-Pmp là “Khuyến khích Giáo hội Công giáo tái khởi động một chiến dịch quốc gia chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại. Một điều cần thiết khác là phải có các họat động đào tạo nghề cho người di cư, trước khi họ ra đi tìm may mắn ở các quốc gia khác”. Cha cũng cho biết Kkp-Pmp còn thực hiện các hoạt động thúc đẩy “những cử chỉ thân thiện” đối với người nhập cư ở một số nơi khác.

Hội thảo ở Đông Jakarta có sự tham gia của 35 nữ tu đến từ các cộng đoàn khác nhau, cùng một số linh mục và giảng viên giàu kinh nghiệm. Chủ đề chính của hội thảo là việc thực hiện các tiêu chuẩn hoạt động trong các trung tâm tiếp nhận. Chính trong các cơ cấu này, từ lâu Hiệp hội tôn giáo Indonesia đã phục vụ giúp đỡ các nạn nhân của nạn buôn người và bạo lực gia đình. Sơ Kristina Fransiska, một người trong số các nữ tu tham dự nói: “Trong ba ngày làm việc, chúng tôi đã được các đối tác của chúng tôi như Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết về các yêu cầu tối thiểu để làm cho các trung tâm trở thành ‘nơi an toàn’ cho những người đã chịu đựng những đau khổ này. Nữ tu kết luận:”Chỉ thiện chí thôi thì chưa đủ để thực hiện sứ mệnh nhân đạo này”.

 

Ngọc Yến – Vatican

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *