Trong một diễn biến khiến người dân tại Vũ Hán hoang mang cực độ, một thông báo nới lỏng tình trạng cô lập thành phố được đưa ra trước đó vài giờ đã bị huỷ bỏ.
Trong một thông báo được đưa ra vào buổi trưa thứ Hai 24 tháng Hai, Trung Quốc cho biết tình trạng cô lập của thành phố Vũ Hán sẽ được nới lỏng. Nhưng chỉ vài giờ sau, thông báo này đã bị bác bỏ. Các phương tiện truyền thông nhà nước nói thông báo ấy hoàn toàn không có sự chấp thuận từ các quan chức cấp cao, và vì thế không có tác dụng.
“Việc phong tỏa thành phố Trung Quốc, nơi coronavirus mới, đã xuất hiện sẽ vẫn còn nguyên hiệu lực như trước,” Tân Hoa Xã nói.
Sự thay đổi đột ngột trong vòng vài giờ đồng hồ gây thêm hoang mang cho 11 triệu dân của thành phố Vũ Hán đã bị cô lập kể từ ngày 23 tháng Giêng.
Một giáo dân ở Vũ Hán nói với Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh của Hương Cảng, nỗi âu lo của mình là sẽ phải chết trong thành phố này khi bọn cầm quyền buộc những người khoẻ mạnh cứ tiếp tục phải bị cách ly với thế giới bên ngoài chung với những người bị lây nhiễm.
“Chúng tôi sống những ngày này như thể những ngày cuối cùng của đời mình. Đây có thể là Mùa Chay cuối cùng của chúng tôi. Có sống được đến lễ Phục sinh hay không là điều không ai biết được.”
Tỉnh Hồ Bắc – nơi có thủ phủ là Vũ Hán – cũng đã điều chỉnh số người nhiễm bệnh chính thức nhiều lần trong những tuần gần đây, gây ra sự ngờ vực về các con số thống kê từ tâm chấn của một ổ dịch đã lây nhiễm gần 80,000 người và giết chết hơn 2,600 người.
Hôm thứ Hai, một tuyên bố của bọn cầm quyền thành phố trên mạng Vi Bác, hay còn gọi là Weibo, một mạng xã hội giống như Twitter của Trung Quốc, nói rằng những người không phải là cư dân của thành phố có thể ra khỏi Vũ Hán miễn là họ khỏe mạnh và không bị cách ly. Đó là động thái đầu tiên để giảm bớt tình trạng cô lập đối với 60 triệu người Hồ Bắc trong cả tháng qua, và được coi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tin rằng dịch bệnh bùng phát đã được kiểm soát.
Nhưng nhiều giờ sau, tuyên bố này đã bị xóa khỏi Weibo cũng như các phương tiện truyền thông khác của nhà nước mà không có lời giải thích nào. Sau đó, một tuyên bố mới đã được đưa ra trên tài khoản Weibo của thành phố, nói rằng thông báo trước đó là trái phép và sẽ không có hiệu lực.
Khi được tiếp cận qua điện thoại, một phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Vũ Hán cho Reuters biết cô nhận thấy sự rút lại tuyên bố trước đó, nhưng không có thêm thông tin nào về tình huống này. Ủy ban Y tế Hồ Bắc đã không trả lời các cú điện thoại để làm rõ thêm.
Việc thay đổi lập trường công khai từ lãnh đạo Hồ Bắc như thế đã diễn ra ít nhất hai lần trong một tuần qua.
Tuần trước, một số thành phố trong tỉnh Hồ Bắc đã cố tình giảm bớt các trường hợp nhiễm coronavirus hàng ngày. Lấy một thí dụ cụ thể cho dễ hiểu là thế này: Trong ngày thứ Hai, họ xác nhận 500 trường hợp mới nhiễm coronavirus. Cũng trong ngày thứ Hai, họ khám cho những người khác không phải 500 người này, là các bệnh nhân trước đây đã được xác nhận nhiễm coronavirus và phát hiện 100 người âm tính khi thử nghiệm acid nucleic, thì họ trừ đi 100 người này, và cho rằng chỉ có 400 trường hợp mới nhiễm coronavirus, trong khi thực tế là 500.
Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, là Ưng Dũng (Ying Yong – 应勇), đã ra lệnh cho họ không được trừ đi như thế vì làm xói mòn lòng tin của công chúng; và đe dọa trừng phạt họ.
Ưng Dũng, nguyên là thị trưởng thành phố Thượng Hải, mới được điều về làm bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc thay cho Tưởng Siêu Lương (Jiang Chaoliang – 蒋超良) từ ngày 12 tháng Hai.
Con số các trường hợp nhiễm coronavirus tại Hồ Bắc đã cao nghi ngút sau chỉ thị của Ưng Dũng: 5090 vào ngày 13 tháng Hai, 2641 vào ngày 14 tháng Hai. Nhưng bản thân Ưng Dũng lại bị Bắc Kinh khiển trách. Do đó, con số các trường hợp nhiễm coronavirus tại Hồ Bắc lại tụt giảm chỉ còn 394 vào ngày 19 tháng Hai.
Các chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm đang mất niềm tin vào tính chính xác của số lượng các trường hợp mắc bệnh coronavirus mới của Trung Quốc. Họ cho biết các quan chức y tế Trung Quốc thay đổi xoành xoạch định nghĩa về các trường hợp nhiễm coronavirus. Do đó, số lượng các trường hợp nhiễm coronavirus hôm 12 tháng Hai là 15,512 trường hợp, thể hiện một cú đại nhảy vọt từ con số 2015 trường hợp hôm 11 tháng Hai. Đến ngày 13 tháng Hai nó lại xuống chỉ còn có 5090 trường hợp.
Các thông điệp mâu thuẫn từ các quan chức Hồ Bắc đã làm tăng thêm sự phẫn nộ của công chúng trên khắp Trung Quốc về cách thế bọn cầm quyền trì hoãn các phản ứng ban đầu đối với sự bùng phát dịch bệnh và sự thiếu minh bạch của chúng.
Sự lây nhiễm tiếp tục lan rộng ở Á châu và một phần của Âu châu, làm dấy lên nỗi sợ về một đại dịch. Hàn Quốc, nước láng giềng Trung Quốc và là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất tiếp theo, đã xác nhận hơn 893 trường hợp nhiễm coronavirus và 8 trường hợp tử vong.
Source:Bloomberg
Linh mục Vũ Hán: Tập Cận Bình là kẻ hoang tưởng và nguy hiểm cho hòa bình thế giới
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra “những phán đoán chính xác”; “tác động đúng thời điểm”; đã thực hiện “các biện pháp hiệu quả” đối với trận dịch. Đây là những gì Đại đế Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói trong một cuộc họp ngày Chúa Nhật 23 tháng Hai với sự có mặt của hầu hết các nhân vật trong bộ chính trị. Theo Tân Hoa Xã, cuộc họp được phát sóng rộng rãi qua viễn thông để lôi kéo sự tham gia của chính quyền các cấp và các đơn vị quân đội.
Làm nổi bật tính quyết đoán, sức mạnh và tầm nhìn xa, Đại đế Tập đã liệt kê các bước giải quyết cuộc khủng hoảng: kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh; tăng phương pháp điều trị và chữa bệnh; ngăn chặn virus lây lan sang Bắc Kinh; hỗ trợ các chính sách kích thích kinh tế quốc dân; ổn định ngoại thương và đầu tư. Ông ta đã xác định rằng trận dịch này “vẫn không thay đổi các nền tảng cơ bản lâu dài của sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.”
“Hiệu quả của việc phòng ngừa và kiểm soát công việc đã một lần nữa chứng minh những lợi thế đáng kể trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và hệ thống xã hội chủ nghĩa với các đặc điểm Trung Quốc,” ông nói.
Cuộc họp cấp cao và những lời của Đại đế Tập là một nỗ lực nhằm chống lại tất cả những chỉ trích đang tràn ngập trong các cuộc thảo luận trực tuyến – mặc dù bị hủy đi ngay lập tức – trong đó, dân chúng can đảm chống lại cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng này và thậm chí còn dám đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Trên thực tế, khi tái tạo lại tất cả các giai đoạn của trận dịch này, giờ đây người ta có thể thấy một cách rõ ràng rằng bọn cầm quyền đã biết về sự lây lan của virus kể từ tháng 11 năm ngoái, nhưng chúng đã bịt miệng tất cả các bác sĩ nào dám báo cáo sự thật, và chỉ đưa ra các cảnh báo vào ngày 23 tháng Giêng, khi khả năng lây nhiễm đã tràn lan không chỉ ở Trung Quốc mà còn hiện diện ở khắp nơi trên thế giới.
Bản thân Tập Cận Bình có liên quan đến sự chậm trễ này: Cầu Thị (Qiushi – 求是), một tạp chí ra hai tháng một lần của Đảng, trong ấn bản ngày 15 tháng Hai tuyên bố rằng Tập Cận Bình chỉ biết về tình hình dịch bệnh vào ngày 7 tháng Giêng và ngay ngày hôm đó đã đưa ra các chỉ dẫn về cách đối phó với khủng hoảng. Nhưng tuyên bố này mâu thuẫn với những báo cáo của Châu Tiến Vượng (Zhou Xianwang – 周先旺), là thị trưởng Vũ Hán, và là người trên truyền hình đã nhìn nhận có sự chậm trễ trong việc cảnh báo người dân, và đổ lỗi cho Bắc Kinh, vì bản thân ông ta đã báo cáo từ tháng 12, nhưng không thể cảnh báo cho dân chúng về coronavirus mà không có sự đồng thuận của trung ương.
Ngày càng có nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chính việc thiếu tự do ngôn luận đã dẫn đến sự bóp nghẹt các cảnh báo từ cơ sở. Họ chống lại cách quản lý quyền lực từ trên xuống, gây ra sự lây lan virus ở Trung Quốc và trên thế giới.
Một số nhà khoa học cũng đang nghi ngờ về sự bảo đảm của Tập Cận Bình. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Não, được công bố vào ngày 21 tháng 2, virus xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 11 năm 2019 và tràn ngập tại chợ cá của thành phố vào đầu tháng 12. Cho đến nay, chợ cá này được coi là tâm điểm của dịch bệnh, do các động vật hoang dã như dơi, rắn và tê tê được bán trong đó, và được cho là phương tiện khiến virus truyền sang người.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên nghi ngờ rằng virus có nguồn gốc ở chợ cá và chỉ ra rằng virus đã được “nhập khẩu từ bên ngoài” vào chợ cá.
Giả thuyết khoa học mới này khiến người ta quay lại với những nghi ngờ cho rằng coronavirus bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm gần Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về virus cho các mục đích chiến tranh. Cho đến nay nhiều người đã coi ý tưởng này một “âm mưu”. Nhưng bây giờ nó đang trở nên đáng tin cậy hơn bao giờ trước đà lây nhiễm đang lan quá nhanh đến độ bất ngờ với các chuyên gia dịch tễ học. Nhưng việc thiếu tự do ngôn luận khiến việc đi đến sự thật trở nên khó khăn.
Vài nét về Vũ Hán
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Đây là thành phố lớn nhất trong tỉnh Hồ Bắc và là thành phố đông dân nhất ở miền Trung của Hoa Lục, với dân số hơn 11 triệu người. Đó cũng là thành phố đông dân thứ 9 của Trung Quốc. Toàn bộ tỉnh Hồ Bắc có đến 60 triệu người.
Vũ Hán nổi danh với cuộc nổi dậy Vũ Xương (Wuchang – 武昌), dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và thành lập nên Trung Hoa Dân Quốc. Vũ Hán từng là thủ đô của Trung Quốc trong một thời gian ngắn vào năm 1927 dưới sự lãnh đạo của chính phủ Quốc Dân Đảng do Vương Kinh Vĩ (Wang Jingwei – 王经纬) lãnh đạo. Thành phố này sau đó đóng vai trò là thủ đô thời chiến của Trung Quốc vào năm 1937 trong mười tháng trong Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai.
Vũ Hán ngày nay được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa và giáo dục của miền Trung Hoa Lục. Đây là một trung tâm giao thông chính, với hàng chục tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc đi qua thành phố và kết nối với các thành phố lớn khác. Nó có vai trò chính của trong vận tải nội địa, nhưng thành phố này đông dân quá, hết đất để phát triển.
Trong con mắt của tất cả các đại đế cộng sản của Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông, đến Đặng Tiểu Bình, và Tập Cận Bình, nước Trung Quốc hiện nay đông quá. Mặc dù đã thực hiện chính sách mỗi gia đình chỉ được có một đứa con, và trước đó Mao Trạch Đông đã từng tàn sát đến 60 triệu người, nạn nhân mãn vẫn còn là một vấn nạn trầm kha của Trung Quốc. Với chính sách chưa từng có là cách ly cả một thành phố, giam cầm cả người khoẻ mạnh chung với những người bị lây nhiễm, người ta không thể loại trừ khả năng Trung Quốc đang muốn thử nghiệm một chính sách giải quyết nạn nhân mãn một cách táo tợn là thủ tiêu cả một thành phố.
Trong y khoa, có một khái niệm là “Patient zero”, hay “bệnh nhân zero”. Đây là một thuật ngữ y tế phổ biến để chỉ người đầu tiên bị nhiễm bệnh và gây ra tình trạng dịch bệnh cho cộng đồng. Trong bất cứ dịch bệnh tự nhiên nào, cũng phải có “bệnh nhân zero”. Không thể nào bất thình lình cả hàng trăm người ngã bệnh. Nam Hàn và Italia đều chưa tìm được bệnh nhân zero. Và vì thế, người ta không thể loại trừ khả năng tên hoang tưởng và nguy hiểm Tập Cận Bình đang đe dọa hòa bình thế giới bằng vũ khí sinh học.
Source:Asia News