Di tích của các vị tử đạo Công Giáo Hàn Quốc được phát hiện 230 năm sau khi các ngài bị hành quyết

1. Di tích của các vị tử đạo Công Giáo Hàn Quốc được phát hiện 230 năm sau khi các ngài bị hành quyết

Hài cốt của các vị tử đạo tiên khởi của Hàn Quốc đã được tìm thấy sau hơn hai thế kỷ bị xử tử.

Đạo Công Giáo được đưa đến Hàn Quốc vào thế kỷ 17 bởi những giáo dân Triều Tiên, những người đã gặp gỡ đức tin trong chuyến du hành đến Trung Quốc và Nhật Bản. Đạo Công Giáo đã trở nên phổ biến và vững chắc trên bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ 18. Khi đức tin bắt đầu lan rộng, người Công Giáo phải đối mặt với sự đàn áp dưới triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선). Triều đại này đã cai trị Hàn quốc hơn 500 năm.

Trong suốt 100 năm bách hại, có khoảng 10,000 người Công Giáo đã tử vì đạo ở Hàn Quốc. Mãi đến năm 1886, cuộc bách hại người Công Giáo mới kết thúc theo sau một hiệp ước với Pháp.

Bảy năm trước, vào năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Hàn Quốc để phong chân phước cho 125 vị tử đạo Công Giáo. Trong số 125 vị này, chỉ có ba vị tử đạo đã được tìm thấy hài cốt. Để minh chứng cho sức mạnh của đức tin bất chấp nghịch cảnh, ước tính có 800,000 người đã tham dự Thánh lễ phong chân phước.

AFP đưa tin rằng tháng 3 năm nay, trong quá trình chuyển một ngôi mộ thành một khu bảo tàng gần Toàn Châu (Jeonju, 전주) phía nam Hán Thành (Seoul, 서울) một số hài cốt đã được phát hiện. Một cuộc điều tra sử dụng hồ sơ lịch sử và xét nghiệm DNA đã giúp các nhà nghiên cứu xác định rằng hài cốt thuộc về Phaolô Duẫn Chí Trung (Yun Ji-chung, 정윤지) 32 tuổi và Giacôbê Quyền Thượng Nghiên (Kwon Sang-yeon, 야고보), 40 tuổi, là những người bị chặt đầu vào năm 1791.

Hài cốt của em trai anh Phaolô Duẫn Chí Trung là Phanxicô Duẫn Chí Hiến (Yun Ji-heon, 정치스) người đã tử vì đạo ở tuổi 37, mười năm sau khi anh trai của anh bị hành quyết, cũng được phát hiện.

Đức Giám Mục Gioan Kim Tôn Thái (Kim Son-tae, 김선태), người đứng đầu của Giáo Phận Toàn Châu vui mừng nói:

“Chúng tôi đã tìm thấy hài cốt của những người đầu tiên thiết lập lịch sử tử đạo cho Giáo Hội chúng tôi, được thành lập nhờ máu của các vị tử đạo”,

Giáo phận cho biết hài cốt của anh Phanxicô Duẫn, “cho thấy những dấu hiệu rõ ràng anh đã bị chém thành nhiều phần”.

Theo vị giám mục, các ghi chép lịch sử cho thấy anh Phaolô Duẩn đã giữ vững đức tin của mình cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Vị giám mục nói với AFP rằng anh Phaolô Duẩn đã “mỉm cười như thể đang trên đường đến một bữa tiệc” khi bị kéo lê đến địa điểm hành quyết.

“Anh bị chặt đầu đang khi gọi các danh cực trọng ‘Giêsu, Maria’”.

Tính đến năm 2019, có 5.6 triệu người Công Giáo ở Hàn Quốc, chiếm 11% dân số.


Source:Aleteia

2. Giám đốc Đền thánh Lộ Đức xin hỗ trợ mục vụ

Trong thư công bố trên trang mạng của Đền thánh, Đức ông Dumas viết: “Tại Đền thánh, chúng tôi không nề quản cố gắng để nhiều người hơn có thể cảm nghiệm ơn thánh đặc biệt tại Lộ Đức”. Công tác này hiện do 240 nhân viên và hàng ngàn người thiện nguyện thi hành và có nhiều dịch vụ cần phải thực hiện. Phần lớn tài chánh của Đền thánh đến từ các tín hữu hành hương, nhưng năm nay Lộ Đức chỉ có 20% các cuộc hành hương theo đoàn đến đây. Vì thế, số tiền do các tín hữu dâng cúng và giúp đỡ giảm sút, và số thu từ nhà trọ rất thấp.

Vì thế, Đức ông Ribadeau Dumas xin các tín hữu hỗ trợ. Kết toán chi thu trong 6 tháng đầu năm nay cho thấy có một vài tia hy vọng để tránh sự thâm thủng, nhưng Đức ông Giám đốc vẫn kêu gọi lòng quảng đại của các tín hữu và nói rằng: “Toàn thể Đền thánh Lộ Đức được hình thành với sự đón tiếp vô điều kiện: dĩ nhiên là Hang Đá Đức Mẹ, nhưng cả việc đón tiếp các bệnh nhân, các cơ cấu hạ tầng cho người trẻ, Đàng Thánh Giá, hai Vương cung thánh đường, quảng trường, các nhà nguyện ánh sáng. Tất cả ngân khoản dâng cúng chúng tôi nhận được là để phục vụ sứ mạng đón tiếp và phổ biến sứ điệp của Đức Mẹ. Anh chị em biết rằng tại đây những người bé nhỏ, mong manh nhất, các bệnh nhân ở hàng đầu và tình huynh đệ được sống thực hằng ngày do các nhân viên y tế, là một dấu chỉ đối với Giáo hội và xã hội chúng ta”.

Thư của Đức ông Dumas cho biết thêm rằng: “Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức đang hồi sinh với sự hiện diện của các tín hữu hành hương, đang lạc quan nhìn về năm nay, với hy vọng năm tới có thể tốt đẹp hơn. Ước gì tất cả những người đã không thể đến Lộ Đức trước đây, nay có thể tổ chức các cuộc hành hương.”


Source:Vatican News

3. Đức Cha Tobin phê phán những nỗ lực Hỗ trợ và Thúc đẩy Phá thai của Biden

Đức Cha Thomas Tobin đã phê phán vị tổng thống Công Giáo thứ hai của Hoa Kỳ trên twitter vì đã ủng hộ và thúc đẩy việc phá thai, vi phạm giáo huấn của nhà thờ.

Đức Cha Tobin, một người gốc Pittsburgh, đã lãnh đạo Giáo phận Providence kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài vào tháng 3 năm 2005, đã phản ứng trước tuyên bố của ông Joe Biden đe dọa một luật mới của Texas cấm tất cả các trường hợp phá thai khi thai nhi có nhịp đập.

Đức Cha Tobin viết trong một dòng tweet hôm thứ Tư rằng “‘Người Công Giáo sùng đạo’ Joe Biden tiếp tục nhiệt thành ủng hộ và thúc đẩy việc phá thai để giết những đứa trẻ chưa chào đời.” Ngài đặt dấu ngoặc xung quanh cụm từ “Người Công Giáo sùng đạo” để biểu thị sự mỉa mai của ngài đối với hình ảnh mà Biden thường sử dụng để bảo vệ các lập trường mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội.

Giáo huấn Công Giáo chính thức cấm phá thai trong mọi hoàn cảnh, và coi đó là một tội trọng.

Như quý vị và anh chị em có thể thấy trong ảnh chụp màn hình này, tweet của Đức Cha Tobin là một phản hồi trực tiếp với một tweet trước đó của Biden, trong đó Biden tuyên bố “cam kết sâu sắc” của ông ta chống lại luật phò sinh mới của Texas đã có hiệu lực vào ngày hôm đó.

Theo thói quen phớt lờ các giám mục chỉ trích ông ta, vì các tuyên bố sùng đạo trong khi lại theo đuổi các chính sách nghịch lại với giáo huấn Công Giáo, Biden đã không trả lời tweet của vị giám mục.

Cuộc trao đổi trên twitter của họ diễn ra sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác bỏ các động thái khẩn cấp nhằm ngăn chặn luật. Cuộc bỏ phiếu trong đêm với tỷ số 5-4 đã khiến quan điểm của Tối Cao Pháp Viện thậm chí còn rõ ràng và chính thức hơn nữa.

Hôm thứ Năm, Biden đã chỉ trích phán quyết của Tối Cao Pháp Viện trong một tweet khác, và hứa hẹn các “nỗ lực của cả chính phủ” để bảo đảm “phá thai an toàn và hợp pháp” ở Texas.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (D-CA), cũng là người tự nhận mình là người Công Giáo sùng đạo trong khi tuyên bố ủng hộ việc phá thai. Bà ta cũng phổ biến một tuyên bố chính thức coi quyết định 5-4 của Tối Cao Pháp Viện là một “phán quyết đen tối”.

Pelosi cũng gửi một loạt các tweet cổ vũ việc phá thai theo yêu cầu và gọi phán quyết này là một “cuộc tấn công vi hiến đối với quyền và sức khỏe của phụ nữ”. Trong một tweet, bà ta hứa sẽ nhanh chóng thông qua Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ để bảo vệ luật phá thai theo yêu cầu, là điều mà bà ta coi là quyền cơ bản của con người.

Đạo luật Nhịp tim của Texas đã có hiệu lực vào hôm thứ Tư, sau khi Tòa án Tối cao đã quyết định không hành động gì cả vào phút cuối để ngăn chặn luật này.

Luật yêu cầu các bác sĩ phải tìm kiếm nhịp tim của thai nhi trước khi thực hiện phá thai. Nếu một nhịp tim được phát hiện thì việc phá thai bị cấm theo luật, trừ trường hợp cấp cứu y tế. Luật được thực thi thông qua các vụ kiện tư nhân, chứ không phải bởi chính quyền tiểu bang.

Các công dân có thể khởi kiện hành vi phá thai bất hợp pháp chống lại bất kỳ ai thực hiện phá thai bất hợp pháp hoặc bất kỳ ai hỗ trợ phá thai bất hợp pháp kể cả thông qua các khoản thanh toán hoặc bồi hoàn. Các vụ kiện cũng có thể được đưa ra đối với bất kỳ ai “có ý định tham gia” vào việc thực hiện hoặc hỗ trợ phá thai bất hợp pháp.

Các quan sát viên cho rằng luật phò sinh của Texas có khả năng rất lớn ngăn chặn việc phá thai. Tình huống sau đây sẽ có khả năng xảy ra rất cao: Hai vợ chồng thực ra đồng lòng phá thai. Sau khi ca phá thai được thực hiện, người chồng khởi tố. Luật sư chỉ cần tìm một giấy chứng nhận hay một bác sĩ nào đó chứng minh vào thời điểm phá thai, thai nhi đã có nhịp tim thì hai vợ chồng nhà đó sẽ kiếm được một món tiền lớn đủ để sống suốt đời. Nhà phò sinh nào nghĩ ra luật “nhịp tim” này rất thông minh.

Cả Joe Biden và Kamala Harris nhận ra tức khắc khả năng phò sinh của luật này.

Đức Cha Tobin, một người gốc Pittsburgh nổi tiếng với quan điểm chính trị bảo thủ của mình, trước đây đã lên tiếng phản đối các chính trị gia ủng hộ phò lựa chọn không được lên rước lễ trong địa phận Rhode Island của mình. Ngài cũng đã hướng dẫn người Công Giáo không tham dự các sự kiện trong tháng tự hào về LGBT được tổ chức vào tháng Sáu.

Mặc dù các giáo sĩ Công Giáo hiếm khi tiết lộ đảng phái chính trị của họ, Đức Cha Tobin đã tuyên bố vào năm 2013 rằng ngài đã chuyển từ đảng Dân chủ sang đảng Cộng hòa vì sự khác biệt của họ trong việc hợp pháp hóa phá thai.


Source:Catholic Vote

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *