Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện với Nam Sudan qua video vào ngày 2 tháng 7

1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện với Nam Sudan qua video vào ngày 2 tháng 7

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video đến người dân Nam Sudan vào hôm thứ Bảy, Đại Biện Lâm Thời Tòa của Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Juba đã cho biết như trên.

Thông điệp này trùng với ngày Đức Thánh Cha công du CHDC Congo, và sau đó là Nam Sudan theo như dự trù nhưng sau đó đã bị hủy bỏ vì tình trạng sức khoẻ của ngài.

Đức ông Ionut Paul cho biết chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng vẫn chưa bị hủy bỏ và thông điệp video là để đưa ra sự bảo đảm rằng Giáo hoàng sẽ đến Nam Sudan trong một tương lai chưa thể xác định.

“Vì vậy, chúng tôi có tin tốt lành và chúng tôi rất vui được chia sẻ tin tức này với anh chị em, chúng ta hãy tiếp tục chuẩn bị cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng như chúng tôi đã nói trước đó rằng chuyến thăm sẽ không bị hủy bỏ,” nhà ngoại giao nói thêm.

Theo dự trù ban đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Kinshasa của Cộng Hòa Congo vào cuối tuần qua, trước khi đến Juba. Nhưng vị Giáo Hoàng 85 tuổi người Á Căn Đình đã phải hoãn cả hai chuyến đi cách đây 2 tuần vì chấn thương đầu gối và chân.

Trong khi đó, tuần trước, Tòa Thánh thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Canada, vào ngày 24 tháng Bảy.

Tổng giáo phận Công Giáo Juba nói với báo chí rằng Đức Hồng Y Pietro Parolin, qvk Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ thăm Nam Sudan trước chuyến thăm chưa được lên lịch của Giáo hoàng.

Tin tức này đã được đón nhận với những phản ứng trái chiều của công chúng.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Vatican tại nước này bảo đảm với công chúng rằng chuyến thăm không thể xảy ra của Đức Giáo Hoàng chỉ vì lý do sức khỏe.

“Chuyến thăm chỉ bị hoãn lại vì lý do sức khỏe và sự xuất hiện của Đức Hồng Y không thay thế chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng mà chỉ là một bước nữa để chuẩn bị cho sự sắp tới của ngài,” Đức ông Ionut Paul nói trước giới truyền thông ở Juba.

“Bây giờ chúng tôi có thông tin rằng chuyến thăm Canada đang diễn ra. Đó không phải là một thông điệp tiêu cực đối với các nước Phi Châu.”


Source:Eye Radio

2. Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople

Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao sự hòa giải giữa các tín hữu Kitô, như một đóng góp vào sự tái lập hòa bình giữa các dân tộc đang xung đột với nhau.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng hôm 30 tháng Sáu vừa qua, dành cho phái đoàn của Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ, do Đức Tổng Giám Mục Telmissos Job, đại diện Đức Thượng phụ Bartolomaios làm trưởng đoàn, về Roma tham dự lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, bổn mạng của Giáo hội Roma, ngày 29 tháng Sáu vừa qua.

Đức Tổng Giám Mục Job cũng là đồng chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính thống. Cùng đi trong đoàn, có Đức Giám Mục Alicarnassos Adrianos và thầy phó tế tại Tòa Thượng phụ Barnagas Grigoriadis.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nồng nhiệt cám ơn phái đoàn và đặc biệt chào thăm Đức Thượng phụ Bartolomaios, Giáo chủ Chính thống Constantinople và cũng là Thượng phụ danh dự chung của Chính thống giáo. Ngài đặc biệt nhắc đến câu của Đức Cố Thượng phụ Athenagoras, mới kỷ niệm lễ giỗ 50 năm, nói về “các Giáo hội chị em, và các dân tộc anh em” và Đức Thánh Cha nhận định rằng: “Sự hòa giải giữa các Kitô hữu xa cách, như một đóng góp cho hòa bình giữa các dân tộc đang xung đột, ngày nay là điều thời sự hơn bao giờ hết, trong khi thế giới đang bị chao đảo vì một cuộc gây hấn chiến tranh tàn ác và điên rồ, trong đó bao nhiêu Kitô hữu đánh nhau. Nhưng đứng trước gương mù chiến tranh, trước tiên cần phải làm ba điều, đó là khóc thương, cứu giúp và hoán cải”: Khóc thương các nạn nhân vì quá nhiều máu đã đổ ra, cái chết của bao nhiêu người vô tội, những chấn thương của các gia đình, thành thị và toàn thể một dân tộc… Tiếp đến là cứu giúp: trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta cần thực thi bác ái đối với Chúa Giêsu di dân, nghèo khổ và bị thương. Và cũng cần hoán cải để hiểu rằng những chinh phục võ trang, bành trướng và chủ nghĩa đế quốc chẳng liên hệ gì với Nước mà Chúa Giêsu đã loan báo, không liên quan gì với Chúa Phục sinh, Đấng tại vườn Giệtsimani đã bảo các môn đệ từ bỏ bạo lực, xỏ gươm vào vỏ, vì “Tất cả những ai dùng gươm, thì sẽ chết vì gươm” (Mt 26, 52).

“Giáo hội chị em, dân tộc anh em”: Vì thế vấn đề tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, không phải chỉ là một vấn đề nội bộ các Giáo hội mà thôi, nhưng đó còn là một điều kiện không thể từ bỏ để thực hiện mộ tình huynh đệ chân chính, đại đồng, được biểu lộ trong công lý và tình liên đới đối với mọi người”.

Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha cũng nói đến một dấu chỉ hy vọng, trên con đường tái lập sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các tín hữu Kitô, đó là khóa họp mới đây của Tiểu ban Phối hợp của Ủy ban Hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống, sau hai năm bị gián đoạn vì đại dịch, nay mới nhóm họp hồi tháng Năm vừa qua. Đức Thánh Cha cầu mong cho cuộc đối thoại thần học này được tiến triển, thăng tiến một tâm thức mới, ý thức về những lỗi lầm quá khứ, dẫn tới chỗ cùng nhau nhìn về hiện tại và tương lai, không để cho mình bị kẹt trong các thành kiến của các thời đại trước đây”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *