Thánh Piô Năm Dấu Thánh nghĩ gì về truyền hình và phim ảnh?

1. Thánh Piô Năm Dấu Thánh nghĩ gì về truyền hình và phim ảnh?

Thánh Padre Pio không phải là người hâm mộ chiếc tivi trong cộng đoàn của ngài và nghĩ rằng các gia đình không nên để tivi cai trị cuộc sống của họ.

Thánh Piô Năm Dấu Thánh nghĩ gì về truyền hình và phim ảnh?

Thánh Padre Pio qua đời vào năm 1968. Trong cuộc đời của mình, ngài đã chứng kiến sự phát triển của ngành kinh doanh điện ảnh và sự phát minh cũng như phổ biến của truyền hình.

Mặc dù hạn chế tiếp xúc với cả hai, nhưng ngài đã nghe những lời xưng thú tội lỗi của nhiều cá nhân, hiểu rõ về cách những công nghệ này đang ảnh hưởng đến các Kitô hữu trên thế giới.

Theo cuốn “Padre Pio: The True Story”, nghĩa là “Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh: Câu chuyện thực” Thánh Pio hiếm khi xem tivi của cộng đoàn.

Vào giữa những năm 1950, cộng đoàn của ngài có phòng truyền hình, nhưng không ai thấy Cha Piô Năm Dấu Thánh đến đó, ngoại trừ một số sự kiện như đám tang của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, và ngài chỉ ở đó trong vài phút.

Sự không thích truyền hình của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh chủ yếu do khả năng khiến các gia đình mất tập trung.

Trên thực tế, Thánh Piô Năm Dấu Thánh tin rằng truyền hình là một phát minh tàn ác làm băng hoại đạo đức và phá hủy cuộc sống gia đình, và ngài đã hết sức khuyến khích mọi người đừng mua tivi. Ngài nói với Joe Peterson, “Người phát minh ra tủ lạnh đã lên thiên đường, nhưng người phát minh ra tivi thì…” ngài dừng ở đó tay chỉ xuống.

Cụ thể, ngài chỉ ra rằng, “Thay vì nói chuyện với nhau, các thành viên trong gia đình dành cả buổi tối để nhìn chằm chằm vào phim trường”.

Khi nói đến phim, Padre Pio đã có một phản ứng rất tiêu cực.”Ma quỷ đang ở trong rạp chiếu phim”, ngài thường nói như thế.

Không rõ những bộ phim nào gợi ra phản ứng này, nhưng những năm 1960 là thời điểm thử nghiệm điện ảnh, và Thánh Piô Năm Dấu Thánh có thể đã nghe nói về những bộ phim xúc phạm đạo đức.

Trớ trêu thay, nhiều bộ phim đã được thực hiện về cuộc đời của ngài.


Source:Aleteia

2. Đức Hồng Y Zenari: Đừng để Syria trở thành một “quốc gia ăn xin”

Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa thánh tại Syria, đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp đừng quên quốc gia Trung Đông đang đau khổ. Lời kêu gọi của ngài vang lên khi các bệnh viện do Công Giáo điều hành tiếp tục cung cấp hỗ trợ quan trọng cho một dân số bị tước đoạt mọi thứ do hậu quả của một cuộc xung đột “bị lãng quên”.

Người Syria đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và chính trị sâu sắc và kéo dài do xung đột đang diễn ra dẫn đến đau khổ và điều kiện sống xuống cấp trầm trọng.

Viễn cảnh thế giới hiện tại, bị lu mờ bởi cuộc chiến ở Ukraine và những ảnh hưởng sâu rộng của nó cùng với sự sụp đổ kinh tế của Covid-19, đã đẩy tình hình Syria vào quên lãng và tước đi sự phát triển và tương lai của người dân.

Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Rôma hôm thứ Sáu đánh dấu kỷ niệm 5 năm “Dự án Bệnh viện Mở ở Syria” được hỗ trợ bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Phục Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện và Bộ các Giáo hội Phương Đông, Sứ thần Tòa thánh tại Syria, là Đức Hồng Y Mario Zenari, đã gióng lên tiếng nói về sự mất hy vọng của người Syria và kêu gọi thế giới đừng để quốc gia này mất vị trí trong số các quốc gia và trở thành cái mà ngài gọi là “một quốc gia ăn xin”.

“Trong hoàn cảnh khan hiếm mọi nhu cầu cơ bản, nơi mà tất cả trẻ em Syria đều mơ ước được rời bỏ đất nước, nơi mà tất cả những người trẻ đã rời đi, hy vọng đã chết”.

“Hãy nói lên tiếng nói của Syria,” Đức Hồng Y Zenari nhắc lại, “Syria không có tiếng nói. Nó đã mất tất cả, và hy vọng đang chết dần”.

“Tôi có thể về nhà với hàng triệu USD trong túi để được viện trợ và tôi sẽ không hài lòng vì điều cần thiết là cách để trả lại hy vọng cho quốc gia.”

Ngài giải thích, không có chương trình tái thiết nào, không có đèn hiệu cho tương lai. Tất cả các khoản đóng góp và dự án đều được dành cho viện trợ nhân đạo. Người dân đang chờ đợi cộng đồng quốc tế làm điều gì đó để tái hòa nhập đất nước và tạo cho đất nước một vị trí trong cộng đồng quốc tế.

Ngài nhấn mạnh: “Syria phải đứng vững và tìm vị trí của mình giữa các quốc gia: Đừng biến Syria thành kẻ ăn xin”.

Hoàn cảnh của Syria đã trở nên tuyệt vọng hơn nữa sau những sai lầm của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ông đã đứng về phía Nga trong cuộc chiến tại Ukraine và công nhận cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Luhansk và Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk. Những sai lầm kinh hoàng này khiến cho hàng loạt các nguồn viện trợ nhân đạo bị cắt mất.

Hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo và Công Giáo nghi lễ Đông phương tại Syria trước đây luôn ủng hộ Bashar al-Assad giờ đây cũng thấy rằng ông ta phải ra đi, nếu như Syria muốn có một tương lai. Tuy nhiên, sự ra đi của ông sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực trong đó các cộng đoàn Kitô có thể bị biến mất.


Source:Vatican News

3. Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục Schoenstatt giúp đỡ các gia đình

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các linh mục thuộc tu hội đời và các thành viên giáo dân của phong trào Schoenstatt, dấn thân giúp đỡ các gia đình đang đối đầu với nhiều thách đố ngày nay.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng ngày 01 tháng Chín vừa qua, dành cho các thành viên Tổng tu nghị của tu hội Schoenstatt. Tu hội này do cha Josef Kentenich (1885-1968) sáng lập năm 1914, tại làng Schoenstatt bên Đức và được Tòa Thánh công nhận như một tu hội thuộc quyền Tòa Thánh, hồi năm 1988. Ngày 21 tháng Tám vừa qua, Tổng tu nghị đã bầu cha Alexandre Awi Mello làm tân Bề trên Tổng quyền. Cha là người Brazil, từng làm thư ký cho Đức Giáo Hoàng trong Đại hội kỳ V của hàng Giám mục Mỹ châu Latinh ở Aparecida và cũng là người hướng đạo cho ngài tại đây. Trong năm năm vừa qua, cha Mello làm Tổng thư ký Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhiệt liệt cám ơn cha Mello đã phục vụ Tòa Thánh trong những năm qua, cũng như đã giúp đỡ ngài mưu ích cho toàn thể Giáo hội. Đức Thánh Cha nhận định rằng:

“Anh chị em thi hành một công tác rất tốt đẹp đối với Giáo hội và thế giới, nhất là đồng hành với các gia đình trong những biến cố thăng trầm họ trải qua, bằng cách loan báo cho mọi thành phần gia đình vẻ đẹp của Giao ước tình yêu mà Chúa đã thiết lập với dân Ngài. Ngày hôm nay có nhiều cuộc hôn nhân bị khủng hoảng, người trẻ bị cám dỗ, người già bị quên lãng, trẻ em đau khổ. Anh chị em là những người mang một sứ điệp hy vọng, trong tình cảnh đen tối mà mỗi giai đoạn trong cuộc sống trải qua. Việc làm này đi song song với những vụ phá hoại các giá trị con người do những sự thực dân ý thức hệ đủ loại đang gây ra. Thế giới ngày càng yêu cầu chúng ta mang lại câu trả lời cho các vấn nạn và lo âu của con người thời đại ngày nay.”

Đức Thánh Cha đặc biệt đề cao việc noi gương Thánh Gia, nhất là Đức Mẹ Maria, người ân cần chăm sóc các con cái, đặc biệt những người nghèo khổ nhất, về thể lý cũng như tinh thần. Các thành viên Schoenstatt rất tôn kính Đức Trinh Nữ với tước hiệu “Mẹ ba lần đáng ngưỡng mộ” (Madre Tre Volte Ammirabile”. Mẹ là mẫu gương cơ bản đối với mọi người, thúc đẩy chúng ta kiến tạo những nhịp cầu dựa trên tình bác ái huynh đệ và sự hiệp thông của cải với những người túng thiếu nhất”.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha khích lệ tất cả các thành viên Schoenstatt, giáo sĩ và giáo dân, hãy tiến bước trong việc tông đồ, ngày càng đổi mới bản thân nhờ ơn Chúa Thánh Linh và can đảm mở ra những con đường mới để phục vụ các gia đình”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *