Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe – nơi hành hương số 1 của Mỹ Châu, mỗi năm có khoảng 20 triệu người hành hương thăm viếng thánh đường này.
Từ bất cứ nơi nào trong phạm vi Mexico City, thủ đô của quốc gia Mexico, chỉ cần 2 peso ($0.2 USD) đi metro đến trạm La Villa Basilica tuyến số 6, màu đỏ, là bạn đến được Thánh Đường Đức Mẹ Gualupe (hoặc kêu taxi có lẽ khoảng $15 – 20 USD), hình 1. Sau đó theo dấu màu đỏ trong hình 2 đi bộ 5 phút. Thánh Đường này cách trung tâm thủ đô 6 km về hướng Bắc.
Hình 01. Trạm metro gần nhất
Hình 02. Đi theo đường màu đỏ 5 phút
Một con đường riêng rộng rãi dẫn đến khu Thánh Đường dành cho người hành hương đi bộ đến tận cổng chính (hình 03). Hai bên là đường cho xe chạy 2 chiều. Chung quanh có rất nhiều tiệm bán ảnh tượng và đồ lưu niệm. Nếu thật sự đến đây để hành hương, một lời khuyên cho bạn là nên đi sớm để có nhiều thì giờ đi và xem cho “đã”.
Hình 03. Đường dành riêng vào Thánh Đường
Khi đến cổng chính bạn sẽ thấy nhiều người đã có mặt tại đó.Đa số là người Mexico. Có vẽ như họ đi chung theo giáo xứ hoặc một đoàn thể của giáo xứ, đến để dự thánh lễ tại đây. Đầu mỗi thánh lễ họ rước kiệu Đức Mẹ từ ngoài vào trong nhà thờ. Có những người, đàn ông và đàn bà đi trên 2 đầu gối từ ngoài cổng chính vào đến nhà thờ chừng 100 mét. Có bế con hoặc tượng Đức Mẹ (hình 04).
Hình 04. Giáo dân đi trên 2 đầu gối từ cổng vào nhà thờ
Vào năm 1531, Đức Mẹ hiện ra cho một giáo dân da đỏ – Juan Diego, và tỏ ước muốn xây một nhà nguyện kính Đức Mẹ. Nhà nguyện đầu tiên được xây trên đồi Tepeyac nơi Đức Mẹ ra ngày nay gọi là Nhà nguyện Cerrito. (Hình 05, Hình 06)
Hình 05. Nhà nguyện Cerrito
Hình 06. Bên trong nhà nguyện Cerrito
Một thánh đường lớn hơn được xây dựng dưới chân đồi để đáp ứng nhu cầu cho số người hành hương đông đảo ngày càng tăng. Thánh đường này sau gần 200 năm xây cất, hoàn tất năm 1709 nhưng sau đó nền móng bị lún do cấu tạo địa chất. (Hình 07, Hình 08)
Hình 07. Nền Thánh Đường bị lún bên trái
Hình 08. Mặt tiền không còn thẳng đứng
Do đó người ta đã xây ngôi thánh đường hiện nay và trở thành trung tâm hành hương số 1 của châu Mỹ, số 2 của thế giới, sau Đền Thánh Phê rô ở Vatican. Hình 09 cho thấy vị trí đồi Tepeyac và các ngôi Thánh Đường.
Hình 09. Toàn cảnh khu Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe
Mỗi ngày tại khu vực này có ít nhất 30 thánh lễ. Ngày 12 tháng 12 năm 2007 vừa qua, ban tổ chức dự trù có 2 triệu người về đây mừng lễ Đức Mẹ Guadalupe. Nhưng rên thực tế, số người tham dự là 7 triệu!
Riêng ngôi Thánh Đường mới mỗi ngày có thánh lễ từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối tại bàn thờ chánh, phía trên có treo bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe. Với thiết kế vòng tròn có đường kính 100 mét, Thánh Đường này có chổ ngồi cho 10 ngàn người. Khi cần thiết, có thể chứa đến 50 ngàn người. Bất kỳ ở nơi nào trong phạm vi nhà thờ, mọi người đều nhìn thấy ảnh Đức Mẹ treo phía trên bàn thờ chính. (Hình 10, Hình 11)
Hình 10. Toàn cảnh bên trong nhà thờ
Hình 11. Vị trí bức ảnh
Khi thánh lễ đang cử hành, tín hữu vẫn có thể đến với ảnh Đức Mẹ vì từ phía sau bàn thờ đến bức ảnh có khoảng trống rộng đủ để người hành hương đứng cầu nguyện, nhưng không ai có thể đứng lại vì thang cuốn luôn luôn di chuyển. (Hình 12)
Hình 12. Viếng Đức Mẹ
Thang cuốn di chuyển tín hữu chiêm ngắm bức ảnh
Ở tầng trên có 9 bàn thờ phụ (hình 16), có thể dâng lễ riêng biệt hay cùng đồng tế với bàn thờ chánh. Trên bàn thờ lúc nào cũng có rất nhiều hoa tươi được các nhân viên phụng vụ thay chăm sóc (hình 13 →).
Hình 13
Có rất nhiều nhân viên trật tự đứng trong và ngoài nhà thờ. Mặc dầu lúc nào cũng có đông người nhưng không vì thế mà giảm bớt bầu khí trang nghiêm.
Chung quanh Thánh Đường có tất cả 7 cửa tượng trưng cho 7 cổng được diễn tả cảnh thành thánh Giêrusalem trên trời trong Tân Ước (hình 14) Bên ngoài lúc nào cũng có du khách hay người hành hương đến từ các nơi trong đất nước Mexico hay từ các quốc gia khác. (Hình 15)
Hình 14. Cổng Thánh Đường
Hình 15. Quang cảnh bên ngoài
Hình 16. Bàn thờ phụ
Hình 17. Toàn cảnh Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe – tựa Lều Tạm ông Môsê
Từ bên ngoài, đền thờ này trông giống như một túp lều tròn trong nơi sa mạc, để kính nhớ lều tạm ông Môsê dựng dưới chân núi Sinai, và được bao phủ bằng những miếng đồng xanh đậm (theo màu áo Đức Trinh nữ). Bên trong nhà thờ được bao phủ bằng gỗ thông kỵ hỏa do Giáo Hội Công Giáo Canada tặng gồm 6,000 mét vuông, nền nhà được lát bằng đá cẩm thạch Mexico và trong cây cột trung tâm, bao phủ bằng những miếng ván gỗ tùng được che trong những tấm lá vàng, có để một mảnh áo của Juan Diego với hình Đức Bà.
Hình 18. Thiết kế vòng cung tựa Lều Tạm
Hình 19. Toàn cảnh từ trên không
Đoạn đường lên đến đỉnh đồi Tepeyac là các bậc thang rộng rãi tấp nập người qua lại. Có người đi lên những bậc thang này bằng đầu gối! (Hình 20).
Hình 20. Người đàn ông dùng đầu gối lên đỉnh đồi Tepeyac, nơi Mẹ hiện ra
Hình 21. Đường lên đỉnh đồi
Hình 22. Trên đồi nhìn xuống
Hình 23. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trên nhà nguyện Cerrito
TLTT Micae và Satan
Hình 24. Chỗ mũi tên là nơi có tượng TLTT Micae nhìn xuống
Hình 25
Hình 26. Cảnh tượng giáo dân đến cầu nguyện nơi Đức Mẹ hiện ra
Hình 27. Giám Mục quì xuống tôn kính Đức Mẹ khi Juan Diego trình với Giám Mục các hoa hồng bằng chứng về việc Đức Mẹ hiện ra, Đức Mẹ làm thêm một phép lạ nữa: in hình vào tấm áo của Juan Diego đang mặt trên người.
Juan Diego đã được ĐGH Gioan Phaolô II phong thánh năm 2002. Vào ngày 12 tháng 12, Đức Mẹ đã hiện ra lần cuối cùng với Juan Diego. Vào dịp lễ năm 2007, các giới chức quản trị Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe tại Mexcio cho biết nội trong 4 ngày, từ ngày 8 đến 12 tháng 12 năm 2007, ngày thứ Tư 12/12 là ngày chính lễ kính Đức Mẹ Guadalupe.
Đền thờ nẳm trên một ngọn núi của thành phố Mexico, ban tổ chức dự trù có 2 triệu người sẽ đến đền thờ trong ngày này, nhưng thực tế đã lên đến khoảng 7 triệu người đến tham dự lễ kính Đức Mẹ Guadalupe, đây là một con số mà khó địa điểm hành hương nào trên thế giới có thể sánh kịp.
Hàng năm có khoảng 20 triệu người đến hành hương tại đền thờ này. Và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe đã trở thành nơi hành hương của Kitô Giáo có đông người nhất trên thế giới đến kính viếng.
Theo tập tục của giáo dân Mexico là khi họ đến kính viếng Đức Mẹ Guadalupe, họ thường đem theo bó hoa hồng vì khi Đức Mẹ hiện ra với thánh Juan Diego, Mẹ đã cho hoa hồng rơi trên chỗ thánh nhân quỳ. Do vậy, trong ngày lễ mừng kính Đức Mẹ, tại các nhà thờ của người Mexico người ta thấy giáo dân đem tới một rừng hoa hồng đặt chung quanh nơi có hình Đức Mẹ Guadalupe.
Vật gì giữa hai chậu hoa?
Tây Ban Nha dâng chiến thắng tại Cúp bóng đá thế giới 2010 cho Đức Mẹ Guadalupe
iện nay tại Hoa Kỳ, nhất là tại tiểu bang California, nơi nào có đông người Mexico cư ngụ đều có hình Đức Mẹ Guadalupe được tôn kính trong nhà thờ. Tại giáo phận Los Angeles, một giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ, năm nào lễ mừng Đức Mẹ Guadalupe hiện ra cũng được tổ chức rất long trọng vì 70% tín hữu Công Giáo trong giáo phận này là người Mexicô.
Không ngày lễ nào, kể cả ngày độc lập của quốc gia Mexico, được người Mexicô long trọng mừng lớn như ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe, tại các nhà thờ, giáo dân Mexicô đưa tới rất nhiều bình hoa lớn nhỏ dâng kính Đức Mẹ.
Những lần hiện ra của Ðức Mẹ vào năm 1531 đã hàn gắn vết thương của những cuộc bách hại và dàn áp. Tuy nhiên, Châu Mỹ theo dòng lịch sử vẫn còn in đậm hố sâu giữa các sắc dân, nhưng tất cả đều nhìn nhận nét mặt dịu hiền bao gồm mọi nét sắc dân in đậm trên nét mặt của Ðức Bà Tepeyac, đó là một sự hòa hợp tuyệt vời hội nhập trong việc loan truyền Tin Mừng cho các sắc dân, được Ðức Thánh Cha diển tả trong bài thuyết giảng khai mạc hội đồng các Giám Mục châu Mỹ La Tinh tháng 10 năm 1992 ở St Domingue. Chính nhờ Ðức Mẹ Maria các dân tộc Châu Mỹ được gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô.
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Gioan Diego
Nhiều quầy hàng lưu niệm bên ngoài thánh đường có bán ảnh tượng Chúa và Đức Mẹ
Đôi vợ chồng này đã đi bằng đầu gối hàng trăm mét để thể hiện lòng tôn kính Đức Mẹ, mặc dù đau đớn nhưng họ quyết không bỏ cuộc
Từ thánh đường ở trên cao có thể nhìn thấy các thánh đường khác và toàn cảnh thành phố Mexico
Những nhạc công chơi đàn ca hát ngợi khen tình yêu Chúa – Mẹ
Những người thổ dân đến với Đức Mẹ
Một lễ hội với phong cách rất thổ dân
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Quốc kỳ với hình chim đại bàng đứng trên cây xương rồng và gặm con rắn quý, một biểu tượng của người thổ dân xưa