1. Làn sóng các linh mục di cư giữa các châu lục
Châu Âu là châu lục đón nhận phân nửa số linh mục di dân, Mỹ châu tiếp nhận khoảng 36%, Phi châu nhận 6,6% và Á châu nhận 5,8%.
Tại châu Phi và châu Á, số linh mục giáo phận đến từ các châu lục khác và nhập tịch luôn thấp hơn số linh mục rời đi. Ngược lại, tại châu Âu, châu Mỹ, số linh mục đến và nhập tịch luôn cao hơn số rời đi sang các châu lục khác.
Làn sóng các linh mục di dân Phi châu và Á châu chủ yếu đến các nước Bắc và Nam Mỹ và châu Âu và góp phần lấp đầy sự thiếu hụt các linh mục tại các lục địa khác.
Cũng cần nói thêm rằng linh mục đoàn tại châu Âu và Mỹ là cao tuổi nhất và suy yếu bởi tỷ lệ tân linh mục rất thấp, đối mặt với việc hoạt động mục vụ thấp hơn. Trong thời gian không bao lâu nữa, các lục địa như châu Á và đặc biệt là châu Phi, những nơi có số ứng viên chức linh mục đang gia tăng, có thể thay thế các công việc cho đến nay được các linh mục của châu Âu và Bắc Mỹ đảm trách, và như thế đảm bảo sức sống mới cho các cộng đoàn giáo hội.
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Trên thực tế, chính tại các vùng có ơn gọi linh mục gia tăng (đặc biệt là ở châu Phi), Công giáo đang trong đà mở rộng và do đó tại các khu vực này, cần một số lượng lớn các linh mục đến làm việc.
2. Thi thể một linh mục Congo mất tích được tìm thấy
Giáo phận không bình luận về cái chết của cha vì đang trong giai đoạn điều tra. Nhưng theo tin tức báo chí, cha Mbon bị một số người lạ mặt bắt cóc khi đang đi dạo với một linh mục bạn vào đêm 28/06.
Thi thể của cha được tìm thấy trong tình trạng đang phân hủy, với những vết thương, tại quận Sangha. Ngày 04/07 vừa qua, lễ an táng của cha đã được cử hành tại giáo phận Ouesso.
Cha Mbon đã phục vụ tại giáo phận này nhiều năm và mới đây cha được bổ đến giáo xứ Sembé thuộc quận Sangha.
Hồng Thủy – Vatican