Martin Pistouris, người Nam Phi, 43 tuổi, đã chịu một hội chứng đóng băng trong suốt 12 năm. Phần lớn thời gian anh có ý thức, nhưng không có khả năng giao tiếp. Anh kể lại một chứng từ đau xót mà anh đã trải qua trong suốt những năm đau khổ này.
Martin Pistouris, người Nam Phi, 43 tuổi, đã chịu một hội chứng đóng băng trong suốt 12 năm. Phần lớn thời gian anh có ý thức, nhưng không có khả năng giao tiếp. Anh kể lại một chứng từ đau xót mà anh đã trải qua trong suốt những năm đau khổ này: được nhìn thấy, được nghe, được yêu.
Lúc 12 tuổi Martin bắt đầu thường xuyên than đau họng và chứng mệt mỏi mãn tính. Cha anh là ông Rodney và mẹ anh là bà Joan đưa anh đi tới nhiều bác sĩ, nhưng các bác sĩ không chuẩn đoán được bệnh. Sau đó anh không thể cử động và nói chuyện, không thể nhận ra những người xung quanh. Anh rơi vào hôn mê. Theo cha mẹ anh thì anh có thể chết bởi vì não không còn hoạt động nữa. Anh ở trong tình trạng đời sống thực vật, không còn hy vọng nào.
Ông Rodney và bà Joan sắp xếp nhà cửa để đón Martin về nhà. Họ muốn anh có một cuộc sống tiện nghi hơn có thể trong thời gian chờ chết. Đó là một thử thách rất khó khăn đối với cha mẹ anh. Thỉnh thoảng bà Joan trải qua những lúc khủng hoảng chán nản; vì thế vào một ngày, bà thì thầm vào tai con trai: «Mẹ hy vọng con mau ra đi». Bà tưởng rằng con trai không thể nghe được điều đó. Nhưng Martin càng ngày càng hiểu những gì cha mẹ làm cho anh: cử chỉ chăm sóc, âu yếm, lời nói yêu thương hay mệt mõi, chán nản…Anh chia sẻ sau khi được phục hồi: «ba năm sống đời sống thực vật, tôi bắt đầu tỉnh dậy. Tôi ý thức được mọi thứ như người bình thường”.
Anh thật sốc, khi nhận thức rằng mình bị đóng băng trong một thân xác cứng đơ cho đến hết cuộc đời. Anh nhận thấy mình không thể giao tiếp với người khác. Vậy là anh không được để ý và được yêu mến. Anh nói: “Tôi không thể cử động và cũng không nói được. Tôi không thể làm được dấu hiệu nào, âm thanh nào để mọi người hiểu rằng tôi đã ý thức được”.
Để chiến đấu sự trầm cảm, người thanh niên quyết định dồn tất cả nghị lực tinh thần. Anh xây dựng một thế giới riêng, thế giới của những giấc mơ. Anh cảm tưởng mình là một cậu con trai-ma. Không ai để ý đến anh, không ai nhìn thấy anh. Anh trải qua thời kỳ vừa phải điều chỉnh lại giờ giấc vừa quan sát những chuyển động của những bóng tối xuyên qua các bộ phận. Anh xác định vị trí những tiếng ồn, đọc lại nhịp sống của một ngày. Anh cũng thử phục hồi sự kiểm soát của não bộ.
Anh thay đổi suy nghĩ một cách tích cực, cố gắng để đem lại niềm vui cho cha mẹ, người đã phải vất vả đau khổ vì anh. Từng bước một, anh bắt đầu giao tiếp với sự giúp đỡ của một nhân viên y tế và sự hỗ trợ yêu thương không ngừng của người mẹ. Cuộc sống của anh lại một lần nữa ở bước ngoặt. Anh bắt đầu cảm thấy hữu ích. Cuối cùng, anh có thể chứng tỏ cho gia đình và những người thân thấy anh đang hiện diện, anh đang sống. Anh có thể giao tiếp được với gia đình. Mẹ của Martin đã được tái sinh với anh, bà đi từ tuyệt vọng đến việc đồng hành liên tục với con trai. Anh bắt đầu phục hồi chức năng và sớm tỏ lộ tài năng về tin học và đề nghị làm việc tại trung tâm mà anh đã lui tới trong 12 năm hôn mê, anh bày tỏ: «trở nên hữu ích là điều quan trọng nhất đối với tôi»
Nguồn hỗ trợ thực sự trong giai đoạn bị đóng băng, như anh chia sẻ: “người duy nhất tôi thực sự có thể nói chuyện là Chúa. Ngài không phải là một phần của thế giới tưởng tượng của tôi, Ngài là thật, một sự hiện diện bên trong và bên ngoài tôi”. Chính điều này đã cho anh sức mạnh, đến nỗi trong nỗi đau khổ mà anh được yêu cầu chết, luôn xãy ra một điều gì đó đẹp bất ngờ: một người lạ đến gặp anh và coi anh ta là một người có ý thức, một tiếng kêu đau đớn nhờ đó Martin cảm nhận “rằng có một nơi trên thế giới dành cho mình”.
Đối với Martin tình yêu lớn hơn tất cả. Anh đã gặp được tình yêu với Chelsea, người đã luôn động viên khuyến khích anh. Anh thấy trước cuộc sống đối với anh thất khó khăn, «nhưng tình yêu lớn hơn tất cả» vị hôn thê của anh trả lời anh như thế. Họ đã cưới nhau vài tháng sau đó. Trong lễ cưới Martin xin đọc bài ca về Đức ái của Thánh Phaolô: «Hiện nay đức tin, đức cậy và đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến». (1Cr 13, 1-13)
Anh chia sẻ với một sự xác tín: “Cuộc sống của tôi tràn ngập ba điều này, nhưng hôm nay, tôi biết rằng tình yêu thật sự cao trọng nhất. Tôi đã từng trải với tư cách là một đứa con trai, một thanh niên trưởng thành, một người đàn ông. Với tư cách là con trai, anh trai, cháu trai và người bạn. Tôi đã thấy sợi dây liên hệ giữa con người. Tôi biết rằng chính tình yêu đã cho phép tôi vượt qua những bóng tối của cuộc sống «đời sống thực vật của tôi».
Khi được mời làm chứng cho sự “tái sinh” của mình, anh chia sẻ rằng chúng ta phải thường xuyên nhớ rằng vấn đề khuyết tật thực sự không phải là vấn đề chính, chúng chỉ là rào cản thể lý nhưng tinh thần là quan trọng vì “nếu bạn không mong đợi để thành công, sau đó bạn sẽ không bao giờ làm gì được. Đây là bí mật liên tục của mỗi bước. Đó là một mối quan hệ, một tình yêu luôn cứu rỗi tôi”. (Aleteia13-4- 2018)
Ngọc Yến