Ngày Hành hương truyền thống kính Các Thánh Tử đạo Hải Dương, Gp. Hải Phòng (06.11.2020)

Mỗi khi người Do Thái lên Đền Thánh Giêrusalem để phụng thờ Đức Chúa, họ đều hoan hỷ ca vang: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy Đền Thánh Chúa” (Tv 122,1). Đó cũng là tâm tình của đoàn người hành hương khắp các ngả đường Giáo phận Hải Phòng tiến về Đền Thánh Tử đạo Hải Dương trong ngày hành hương truyền thống hôm nay (06/11/2020).

HDV 9713
Ngày hành hương kính các Thánh Tử đạo Hải Dương diễn ra hàng năm và đã đi vào truyền thống tốt đẹp của Giáo phận. Mỗi lần hành hương đều là niềm vui, bởi được trở về với cội nguồn của đức tin. Tuy nhiên, niềm vui năm nay dường như dâng trào hơn. Trên 5 ngàn khách hành hương nô nức tiến về Đền Thánh Tử đạo trong ngày truyền thống này. Có lẽ do một thời cách ly dài người tín hữu không được tham dự các sự kiện lớn của tôn giáo, nhất là nơi thành phố Hải Dương. Tuy nhiên, lý do chính yếu là vì Đền Thánh ngày càng nhiều người biết đến, và lòng yêu mến Bốn Thánh Tử đạo cũng đang dần lớn mạnh. Tâm tình ấy đã làm nên một Thánh lễ trang nghiêm, sốt sắng và lắng đọng với nhiều cảm xúc linh thiêng.

Dẫn vào Thánh lễ, Đức Tổng Giuse nêu lên giá trị của cái chết tử đạo. Những giọt máu anh hùng tử đạo làm cho Giáo hội Việt Nam trưởng thành với dấu ấn được ghi khắc cách đây vừa tròn 60 năm khi Toà Thánh thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (1960); dòng máu ấy cũng sản sinh ra một cộng đoàn đông đảo và sốt sắng tại Việt Nam, cách riêng nơi Giáo phận Hải Phòng thân yêu này. Trong cuộc hành hương trở về với cội nguồn đức tin, Đức Tổng mời gọi mọi người tạ ơn Chúa, tôn vinh Các Thánh Tử đạo, nhất là hãy noi theo gương sống của các ngài, để nhiệt tình sống đạo và can đảm làm chứng cho đức tin. Ngài cũng không quên xin cộng đoàn cầu nguyện cho công trình Đền Thánh sớm được hoàn thành, như nghĩa cử tạ ơn Chúa và tri ân các bậc tiền nhân.

HDV 9858
Ngày hôm nay không còn cảnh bắt đạo như xưa, nhưng tinh thần tử đạo thì vẫn còn đó, vẫn là con đường dành cho những ai muốn theo Chúa – Từ  bỏ và vác thập giá. Với ý tưởng ấy, người cha chung đưa ra “định nghĩa” tử đạo cho thời hiện đại.

Tử đạo là chọn Chúa thay cho thế gian. Các Thánh tử đạo đã chọn Chúa, chứ không chọn thế giới này. Sự chọn lựa ấy đã phải trả giá bằng cái chết. Ngày hôm nay, khi chọn Chúa, người ta cũng phải chịu mất mát, thiệt thòi và nhiều khi cả những hy sinh đớn đau. Khi ấy, dù máu không đổ xuống, nhưng cũng chẳng khác gì tử đạo.

Tử đạo là nhận ra thập giá đời mình để vác đi như tâm tình của Chúa Giêsu. Thập giá ấy có thể là bệnh tật, những khó khăn trong gia đình, những gian nan trong việc kiếm miếng cơm manh áo, những khúc mắc trong các mối tương quan… Tuy nhiên, dưới lăng kính đức tin, con đường thập giá cũng là con đường của hy vọng, con đường cứu độ, vì cuối con đường ấy là sự phục sinh sáng láng vinh quang.

Tử đạo, theo Đức Tổng, còn là sống với niềm cậy trông và hy vọng. Trước sự bách hại của quan quân và đối diện với cái chết đớn đau, các thánh tử đạo đã luôn cậy trông vững vàng vào Chúa và hướng về niềm hy vọng phần phúc Chúa sẽ ban thưởng mai sau trên thiên quốc. Giữa một xã hội tôn thờ vật chất và chỉ đi tìm kiếm những giá trị trần thế, người tín hữu muốn tìm kiếm những điều vĩnh cửu trường tồn, bám theo những thực tại thiêng liêng thì phải chấp nhận sống tinh thần tử đạo mỗi ngày.

HDV 9817
Trước khi Thánh lễ khép lại, cha Giuse Dương Hữu Tình đã bày tỏ lời tri ân với Đức Tổng, quý cha, quý bề trên, tu sĩ cùng cộng đoàn hành hương đã đến tham dự ngày truyền thống này. Cha Giuse cũng sơ lược quá trình xây dựng Đền Thánh Tử đạo Hải Dương trong giai đoạn qua. Do đại dịch Covid-19, nên tiến độ chậm lại và sự ủng hộ cho công trình cũng bị giảm sút. Với tư cách là trưởng ban Kiến thiết, ngài tha thiết mời gọi quý Đấng bậc cùng cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện và quảng đại cộng tác, để công trình thánh thiêng này sớm được hoàn thiện.

Trong tâm tình chủ chăn, Đức Tổng đã nói lời cám ơn cha Trưởng ban tổ chức và những ai góp phần mình làm nên Thánh lễ trọng thể này. Người cha chung không quên kêu gọi cộng đoàn hướng về miền Trung thân yêu với lời cầu nguyện và lòng quảng đại như Thư kêu gọi được gửi đến cộng đoàn dân Chúa Giáo phận. Đây là nét đẹp của tình người và bằng chứng cho lòng mến Chúa và yêu người của những ai thuộc về Chúa Kitô. Đây cũng việc làm thiết thực để cho cuộc hành hương lên Đền Thánh vẹn ý nghĩa, trọn niềm vui: “Vui dường nào khi cùng trẩy … Đền Thánh Tử đạo Hải Dương”.

BTT GP
123827201 723826194896570 2132747367988385382 o
HDV 9723HDV 9725HDV 9726HDV 9719HDV 9706HDV 9711HDV 9701HDV 9702HDV 9698HDV 9722HDV 9720
DJI 0599HDV 9750HDV 9751HDV 9757
HDV 9762HDV 9767HDV 9791123609017 724715314807658 8695074469126832661 oHDV 9816HDV 9819HDV 9817HDV 9821HDV 9824HDV 9827HDV 9825HDV 9830HDV 9832HDV 9831HDV 9833HDV 9853HDV 9863HDV 9860HDV 9795HDV 9858HDV 9840
DSC3573TRỰC TIẾP: Thánh lễ Hành hương truyền thống kính Các Thánh Tử đạo Hải DươngDSC3575

HDV 9888
HDV 9896

***

TÓM TẮT TIỂU SỬ 4 THÁNH TỬ ĐẠO HẢI DƯƠNG

1. Thánh Giám Mục Hiêrônimô Liêm

  • Sinh năm 1800 tại Santo Domingo De La Calzada, Old Castil, Tây Ban Nha. Sau khi khấn Dòng Đaminh, Ngài được gửi đi Manila và thụ phong Linh mục tại đó.
  • Năm 1828, Ngài được bổ nhiệm sang Việt Nam.
  • Tháng 04/1841, Ngài được đặt làm Đại Diện Tông Toà và được tấn phong Giám Mục.
  • Trong nhiệm vụ Giám Mục Ngài đã hết mình dấn thân phục vụ đoàn chiên cho đến khi bị bắt.
  • Tại ngoại ô Hà Nội, Ngài đã bị xiềng xích, tra tấn và buộc phải bước qua Thập Giá. Cuối cùng Ngài đã bị bỏ vào cũi và khiêng đi tới địa điểm hành quyết.
  • Tại pháp trường Năm Mẫu Hải Dương, với án lệnh xử trảm thời Vua Tự Đức, Ngài đã lãnh nhận triều thiên tử đạo vào ngày 01/11/1861.
  • Ngày 15/04/1906, Đức Giáo Hoàng Piô X phong Ngài lên bậc Chân Phước.
  • Ngày 19/06/1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh.

2. Thánh Giuse Khang Thầy Giảng

  • Sinh năm 1832 tại Cao Mại tỉnh Thái Bình trong một gia đình Công giáo đạo đức. Năm 24 tuổi, Ngài gia nhập chủng viện Kẻ Mốt. Trong thời gian đó Ngài xin gia nhập Dòng Đaminh và khấn làm Thầy Giảng.
  • Ngài được Đức Cha Hiêrônimô chọn làm phụ tá riêng.
  • Ngày 05/08/1861, Vua Tự Đức ra chiếu chỉ Phân Sáp, bắt đạo gắt gao trên toàn quốc. Ngày 20/10/1861, Ngài bị bắt và bị giải về Hải Dương tống ngục.
  • Trong ngục mặc dầu bị xiềng xích, gong cùm nhưng Ngài vẫn chấp nhận và hàng ngày xin Chúa giúp sức cho được mãi trung thành với Chúa.
  • Hơn một tháng rưỡi bị giam cầm tù tội, Ngài bị đem ra tra tấn và buộc phải đạp lên Thánh Giá để chối đạo, nhưng Ngài can trường tuyên xưng đức tin.
  • Ngày 06/12/1861, quân lính điệu Ngài ra pháp trường Năm Mẫu, Hải Dương. Sau hồi chiêng báo hiệu, lý hình vung gươm lên, đầu Ngài rơi xuống, lãnh nhận triều thiên tử đạo.
  • Ngày 20/05/1906, Đức Giáo Hoàng Piô X phong Ngài lên bậc Chân Phước.
  • Ngày 19/06/1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh.

3. Thánh Phêrô Bình

  • Sinh ngày 01/11/1830 tại Catalogna, Tây Ban Nha trong một gia đình Công giáo đạo đức.
  • Tháng 05/1847, đáp lại tiếng Chúa gọi Ngài gia nhập Dòng Thánh Đaminh Thừa Sai người Tây Ban Nha và được tuyên khấn trọng thể vào ngày 26/09/1848.
  • Tháng 09/1852, Ngài được chỉ định sang Manila và lãnh tác vụ Linh mục tại đó.
  • Ngày 11/01/1855, Ngài được chỉ định sang truyền giáo tại Hồng Kông.
  • Ngày 03/07/1855, Ngài rời Macao để tiếp tục cho cuộc hành trình truyền giáo mới tại Miền Bắc Việt Nam.
  • Ngày 11/07/1855, Ngài đặt dấu chân đầu tiên vào Việt Nam, rồi được đưa đến trình diện Cha đại diện Tỉnh Dòng Salvatore Masso, sau đó được đưa đến Bùi Chu vào dịp lễ phong chức Giám Mục cho Cha Sampdro ngày 01/09/1855.
  • Tại vùng đất mẹ Việt Nam, Ngài được đặt một tên mới là Bình để diễn tả tâm hồn bình an của Ngài khi được đặt chân lên mảnh đất Việt Nam, đồng thời nói lên tinh thần hội nhập của Ngài vào đời sống đức tin, văn hoá của người Việt.
  • Năm 1858, Vua Tự Đức ra chiếu chỉ ngặt nghèo, nên ngày 25/10/1861, Ngài bị bắt và được đưa về Hải Dương.
  • Ngày 01/11/1861, tại pháp trường Năm Mẫu Hải Dương, với lệnh làm án trảm quyết, Ngài lãnh triều thiên tử đạo.
  • Ngày 15/04/1906, Đức Giáo Hoàng Piô X phong Ngài lên bậc Chân Phước.
  • Ngày 19/06/1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh.

4. Thánh Giám Mục Valentinô Vinh

  • Sinh ngày 12/02/1827 tại làng Elorio tỉnh Biscaglia. Cha Ngài làm nghề thợ mộc đóng bàn ghế.
  • Tháng 10/1845 Ngài gia nhập chủng viện địa phận Logronho.
  • Năm 1851, vào dịp lễ Chúa Ba Ngôi, Ngài được lãnh tác vụ Linh mục, hết lòng chăm lo phục vụ đời sống các tín hữu.
  • Ngày 26/10/1853, Ngài gia nhập Dòng Đaminh và được khấn trọng thể ngày 12/11/1854.
  • Ngày 17/12/1856, Ngài cùng với bảy anh em trong Dòng được sai đi Manila để giảng đạo.
  • Tháng 12/1857, Ngài cùng với Cha Rianho và Carrere rời Manila đến Miền Bắc Việt Nam.
  • Ngày 30/03/1858, Ngài đặt dấu chân đầu tiên vào Đất Việt ngay trong lúc có chiếu chỉ cấm đạo ngặt nghèo nhất, nên Ngài được đưa đi cách kín đáo đến trình diện Đức Cha Sampdro. Lễ tấn phong Giám Mục của Ngài được diễn ra ngay đêm 13/06/1858 tại Ninh Cường.
  • Ngày 25/10/1861, Ngài bị bắt.
  • Tảng sáng ngày 01/11/1861, cùng với Cha Phêrô Bình và Hiêrônimô Liêm, các Ngài đã lãnh triều thiên tử đạo tại pháp trường Năm Mẫu Hải Dương.
  • Ngày 15/04/1906, Đức Giáo Hoàng Piô X phong Ngài lên bậc Chân Phước.
  • Ngày 19/06/1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *