Video: Đọc sách của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah – Lịch sử luật độc thân linh mục từ Cựu Ước đến Tân Ước

II. Đọc sách của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah – Lịch sử luật độc thân linh mục từ Cựu Ước đến Tân Ước

Độc thân linh mục bắt buộc đã là một nguồn gây tranh cãi kể từ Công Đồng Vatican II. Trong số các lập luận chống lại luật độc thân linh mục, ngày nay, rõ ràng có một nhu cầu cấp bách là phải có thêm nhiều linh mục. Bên cạnh đó, còn có truyền thống lâu đời cho phép linh mục được kết hôn trong Chính Thống Giáo và nhiều cộng đồng Công Giáo Đông phương khác. Cho nên, nhiều người lập luận rằng nếu độc thân linh mục chỉ là một kỷ luật của Giáo Hội Tây phương, không phải là một tín lý, thì kỷ luật ấy có thể được thay đổi. Hơn nữa, nhiều người lý luận rằng một linh mục có gia đình sẽ có những lợi thế thiết thực. Thí dụ, các nền văn hóa ở nhiều miền truyền giáo thường có cái nhìn tiêu cực với những người độc thân, xem họ là một người “ngoài hành tinh”, không đáng tin tưởng. Nhiều người cũng tin rằng chức tư tế sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các thanh niên, nếu không ngăn cấm việc kết hôn. Một số người cũng tin rằng các vụ lạm dụng tình dục giáo sĩ có thể được giảm bớt. Nhiều người tin vào điều này một cách cực đoan đến mức tranh luận rằng lẽ ra Giáo Hội không nên truyền chức linh mục cho những người nam độc thân, mà chỉ nên truyền chức cho những người đã kết hôn và có một đời sống gia đình ổn định!

Thượng Hội Đồng Amazon dường như mang đến hy vọng rằng một chức tư tế không ngăn cấm việc kết hôn, ban đầu hạn chế trong một phạm vi địa lý nhất định, với các giới hạn trong các hoàn cảnh được xác định một cách khắt khe, cuối cùng có thể trở thành một thực tại tràn lan trong Giáo Hội Latinh. Việc phong chức linh mục cho các viri probati, tức là những người đã có gia đình nhưng có đức hạnh được chứng minh, trong các miền truyền giáo sẽ tạo ra tiền lệ cần thiết cho việc dần dần tái xác định thần học về luật độc thân linh mục để tiến đến bãi bỏ luật này.

Đức Bênêđíctô giải thích thế nào về lịch sử của luật độc thân linh mục? Dưới đây là lập luận của ngài trích từ cuốn “Des Profondeurs de nos cœurs”, nghĩa là “Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi”. Bản tiếng Pháp vừa được phát hành hôm 15 tháng Giêng. Xin đăng tải cả phần tiếng Pháp trích từ cuốn sách và phần dịch sang tiếng Việt của chúng tôi.

1. Célibataires ou continents, pour célébrer l’Eucharistie

Trés vite – nous ne savons pas exactement quand, mais en tout cas très rapidement –, la célébration régulière, et même quotidienne, de l’Eucharistie est devenue essentielle pour l’Église. Le pain “supersubstantiel” est en même temps le pain “quotidien” de l’Église. Cela eut une conséquence importante qui, précisément, hante aujourd’hui l’Église.

1. Độc thân hay kiêng khem để cử hành Thánh Thể

Rất sớm – chúng ta không biết chính xác là khi nào, nhưng dẫu sao rất nhanh chóng – việc cử hành Thánh Thể thường xuyên và thậm chí hàng ngày đã trở nên thiết yếu đối với Giáo Hội. Bánh “siêu thực thể” đồng thời là lương thực “hàng ngày” của Giáo Hội. Và điều này đã có một hậu quả quan trọng, trên thực tế, chi phối Giáo Hội ngày nay.

Dans la conscience commune d’Israël, les prêtres étaient rigoureusement tenus de respecter l’abstinence sexuelle dans les périodes où ils exerçaient le culte et étaient donc en contact avec le mystère divin. La relation entre l’abstinence sexuelle et le culte divin fut absolument claire dans la conscience commune d’Israël. À titre d’exemple, je voudrais rappeler l’épisode de David qui, fuyant Saül, pria le prêtre Achimélek de lui donner du pain: Le prêtre répondit à David: “Je n’ai pas de pain ordinaire sous la main, il n’y a que des pains consacrés: tes hommes pourront en manger s’ils se sont gardés de rapports avec les femmes.” David répondit au prêtre: “Oui, bien sûr ! Nous nous sommes abstenus de rapports avec les femmes depuis trois jours” (1 S 21, 5f). Étant donné que les prêtres de l’Ancien Testament ne devaient se consacrer au culte que durant des périodes déterminées, le mariage et le sacerdoce étaient compatibles.

Theo nhận thức luân lý thông thường của người Do Thái, các tư tế được yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải giữ sự kiêng khem tình dục trong thời kỳ họ thực hiện việc thờ phượng, và qua đó tiếp xúc với mầu nhiệm thánh thiêng. Mối quan hệ giữa kiêng quan hệ tình dục và việc phượng tự Thiên Chúa là hoàn toàn rõ ràng trong nhận thức luân lý thông thường của người Do Thái. Để nêu một ví dụ, tôi muốn nhắc lại cảnh Đavít, bỏ chạy Saolô, cầu xin tư tế Akhimeléc cho anh chút bánh. Vị tư tế trả lời Đavít rằng: “Tôi không có sẵn bánh thường, chỉ có bánh thánh hiến, miễn là các đầy tớ đã giữ mình, không gần gũi đàn bà.” Đavít trả lời vị tư tế: “Phải, chúng tôi không gần gũi đàn bà trong ba ngày rồi” (1 Sam 21: 5f). Vì các tư tế của Cựu Ước không hiến mình cho việc thờ phượng ngoại trừ trong những thời kỳ nhất định, hôn nhân và chức tư tế không đối kháng với nhau.

Mais, en raison de la célébration eucharistique régulière et souvent même quotidienne, la situation des prêtres de l’Église de Jésus-Christ se trouve radicalement changée. Désormais, leur vie entière est en contact avec le mystère divin. Cela exige de leur part l’exclusivité à l’égard de Dieu. Cela exclut par conséquent les autres liens qui, comme le mariage, embrassent toute la vie. De la célébration quotidienne de l’Eucharistie, qui implique un état de service de Dieu permanent, naquit spontanément l’impossibilité d’un lien matrimonial. On peut dire que l’abstinence sexuelle qui était fonctionnelle s’est transformée d’elle-même en une abstinence ontologique. Ainsi, sa motivation et sa signification étaient changées de l’intérieur et en profondeur.

Nhưng, vì việc cử hành Thánh Thể thường xuyên và thường là diễn ra hàng ngày, tình hình của các linh mục trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô thay đổi một cách triệt để. Giờ đây, toàn bộ cuộc sống của họ tiếp xúc với mầu nhiệm thánh thiêng. Điều này đòi hỏi họ dành độc quyền cho Thiên Chúa. Hệ quả là điều này loại trừ mọi ràng buộc khác, giống như hôn nhân, nó bao trùm toàn bộ cuộc sống. Từ việc cử hành Bí tích Thánh Thể hàng ngày, là điều bao hàm tình trạng phụng sự vĩnh viễn cho Thiên Chúa, tự động nảy sinh sự bất khả thi của một mối quan hệ hôn nhân. Ta có thể nói rằng sự kiêng khem tình dục có chức năng tự biến thành một sự kiêng khem bản thể. Do đó, động lực và ý nghĩa của người ấy đã thay đổi từ bên trong và sâu sắc.

De nos jours, on affirme trop facilement que tout cela ne serait que la conséquence d’un mépris de la corporéité et de la sexualité. La critique selon laquelle le fondement du célibat sacerdotal serait une conception manichéenne du monde a déjà été formulée au IVe siècle. Elle fut cependant immédiatement repoussée de manière décisive par les Pères de l’Église qui y mirent fin pour un certain temps.

Trong thời đại của chúng ta, người ta nói quá dễ dàng rằng tất cả những điều này chẳng qua chỉ là hậu quả của một sự khinh miệt thân xác và miệt thị tình dục. Những lời chỉ trích theo đó nền tảng của sự độc thân linh mục là một quan niệm của đạo Mani về thế giới đã được hình thành từ thế kỷ thứ 4. Tuy nhiên, điều này đã ngay lập tức bị các Giáo phụ bác bỏ một cách quyết liệt và đặt dấu chấm hết cho nó sau một thời gian.

Un tel jugement est erroné. Pour le démontrer, il suffit de rappeler que l’Église a toujours considéré le mariage comme un don octroyé par Dieu dès le paradis terrestre. Toutefois, l’état conjugal concerne l’homme dans sa totalité, or le service du Seigneur exigeant également le don total de l’homme, il ne semble pas possible de réaliser simultanément les deux vocations. Ainsi, l’aptitude à renoncer au mariage pour se mettre totalement à la disposition du Seigneur est devenue un critère pour le ministère sacerdotal.

Đánh giá như vậy là sai lầm. Để chứng minh điều này, chỉ cần nhớ rằng Giáo Hội luôn coi hôn nhân là một món quà được Thiên Chúa ban tặng bắt đầu từ vườn địa đàng trần thế. Tuy nhiên, trạng thái vợ chồng liên quan con người trong tổng thể của mình, nhưng vì sự phụng sự Chúa cũng đòi hỏi không kém sự trao ra tổng thể con người, nên dường như không thể hiện thực hoá cả hai ơn gọi cùng một lúc. Do đó, thái độ từ bỏ hôn nhân để làm cho mình hoàn toàn sẵn sàng cho Chúa đã trở thành một tiêu chí cho thừa tác vụ linh mục.

Quant à la forme concrète du célibat dans l’Église ancienne, il convient encore de souligner que les hommes mariés ne pouvaient recevoir le sacrement de l’Ordre que s’ils s’étaient engagés à respecter l’abstinence sexuelle, donc à vivre le mariage dit “de saint Joseph”. Une telle situation semble avoir été tout à fait normale au cours des premiers siècles. Il existait un nombre suffisant d’hommes et de femmes qui considéraient qu’il était raisonnable et possible de vivre de cette manière en se donnant ensemble au Seigneur.

Còn về các hình thức cụ thể của đời sống độc thân trong Giáo Hội sơ khai, điều đáng nhấn mạnh là những người đàn ông đã lập gia đình không thể nhận bí tích truyền chức thánh nếu họ không cam kết sẽ tôn trọng việc kiêng khem tình dục, và do đó, họ phải sống cuộc sống hôn nhân được gọi là hôn nhân “của Thánh Giuse.” Một tình huống như vậy đã được xem là hoàn toàn bình thường trong những thế kỷ đầu tiên. Nhiều người nam nữ cho rằng điều đó là hợp lý và có thể sống theo cách này bằng cách hiến trọn thân mình cho Chúa.

2. “Le Seigneur est mon partage et ma coupe” (Psaume 16:5)

Dans l’Ancien Testament, les lévites renoncent à posséder une terre. Dans le Nouveau Testament, cette privation se transforme et se renouvelle: les prêtres, parce qu’ils sont radicalement consacrés à Dieu, renoncent au mariage et à la famille. […] Le véritable fondement de la vie du prêtre, le sel de son existence, la terre de sa vie est Dieu lui-même. Le célibat, qui vaut pour les évêques dans toute l’Église orientale et occidentale et, selon une tradition qui remonte à une époque proche de celle des apôtres, pour les prêtres en général dans l’Église latine, ne peut être compris et vécu en définitive que sur ce fondement.

2. Chúa là phần gia nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con (Tv 16:5)

Trong Cựu Ước, các tư tế Lêvi từ bỏ quyền sở hữu đất đai. Trong Tân Ước, sự từ bỏ này được chuyển hóa và đổi mới: các linh mục, vì được thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, từ bỏ hôn nhân và gia đình[…] Nền tảng thực sự của cuộc đời linh mục, muối cho sự tồn tại của ngài, đất đai của cuộc đời ngài là chính Thiên Chúa. Sống độc thân, áp dụng cho các giám mục khắp các Giáo hội Đông và Tây và, theo một truyền thống bắt nguồn từ thời đại rất gần với thời các tông đồ, áp dụng cho các linh mục nói chung trong Giáo hội Latinh, không thể hiểu và sống dứt khoát nếu không có nền tảng này.

I. Kết quả cuộc gặp gỡ giữa Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah chiều thứ Sáu 17/01/2020

Đức Hồng Y Robert Sarah đã gặp Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 để thảo luận về những tranh cãi xung quanh sau cuốn sách mới xuất bản gần đây của hai vị “Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi,” và khẳng định rằng quan hệ giữa hai vị hoàn toàn tốt đẹp.

Cuốn sách, được trình bày như một tác phẩm đồng tác giả của hai vị, có phụ đề “Chức tư tế, Luật độc thân linh mục, và Cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Công Giáo”. Sự đóng góp của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã trở thành chủ đề tranh cãi kể từ khi cuốn sách được công bố vào hôm Chúa Nhật 12 tháng Giêng, và các tuyên bố mâu thuẫn với nhau về mức độ tham gia của Đức Giáo Hoàng danh dự vào dự án này đã được đưa ra trong tuần qua.

Đức Hồng Y Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã đưa ra một loạt các tuyên bố trên Twitter vào hôm thứ Sáu 17 tháng Giêng, sau gần một tuần ngài và Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bị đánh hội đồng trên các mạng xã hội. Đức Hồng Y cho biết cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Bênêđíctô đã diễn ra tốt đẹp.

“Trước những cuộc tranh luận không ngớt, buồn nôn và lừa đảo mà chưa bao giờ dừng lại kể từ hồi đầu tuần này, liên quan đến cuốn sách ‘Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi’, tôi đã gặp Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vào chiều nay [17 tháng Giêng],” vị Hồng Y người Guinê cho biết.

Các tweet của ngài đã được công bố bằng tiếng Pháp với chữ ký “-RS”.

“Cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, chúng tôi đã thấy rằng chẳng có sự hiểu lầm nào giữa chúng tôi. Tôi ra về rất hạnh phúc, lòng đầy an bình và can đảm từ cuộc nói chuyện tuyệt vời này.”

Đức Hồng Y Sarah khuyến khích mọi người đọc và suy nghĩ về cuốn sách, và cảm ơn các biên tập viên cũng như những nhà xuất bản của mình vì “sự tỉ mỉ, liêm khiết, nghiêm túc, và tính chuyên nghiệp mà họ đã chứng tỏ,” và nói thêm cuốn sách này “tuyệt vời cho tất cả!”

Cuốn sách gồm một chương được ký tên Đức Bênêđíctô, một chương ký tên Đức Hồng Y Sarah, và một phần giới thiệu và kết luận, được cho là của cả hai người.

Vào ngày 14 tháng Giêng, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói với hãng tin ANSA của Ý rằng: “Tôi có thể khẳng định rằng sáng nay tôi đã hành động theo những chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Danh Dự và tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Robert Sarah tiếp xúc với các nhà xuất bản của cuốn sách và yêu cầu họ xóa tên Đức Bênêđíctô XVI với tư cách là đồng tác giả của cuốn sách, và xóa chữ ký của ngài khỏi phần giới thiệu và cả phần kết luận nữa.”

Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói tiếp rằng: “Đức Giáo Hoàng Danh Dự biết rằng Đức Hồng Y đang chuẩn bị một cuốn sách và đã gửi cho ngài một văn bản về chức tư tế cho phép ngài sử dụng nó theo ý muốn. Tuy nhiên, ngài không chấp nhận một dự án cho một cuốn sách đồng tác giả và ngài đã không nhìn thấy hoặc đồng thuận với tờ bìa. Đó là một sự hiểu lầm, và không có gì để nghi ngờ về lòng trung thành tốt lành của Đức Hồng Y Sarah.”

Bất chấp yêu cầu từ Đức Tổng Giám Mục Gänswein, nhà xuất bản Ignatius Press – là nơi sẽ xuất bản ấn bản tiếng Anh vào tháng Hai – tuyên bố trong tuần này rằng họ tiếp tục cho rằng cuốn sách đã được đồng tác giả bởi Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah.

Nhà xuất bản nói với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng những người phê bình cho rằng Đức Giáo Hoàng danh dự không phải là đồng tác giả cuốn sách, hay không ủy quyền xuất bản cho Đức Hồng Y Sarah, là sai.

Hôm 13 tháng Giêng, Cha Joseph Fessio, linh mục dòng Tên, người sáng lập và là chủ nhiệm nhà xuất bản Ignatius Press, đặt câu hỏi:

“Phải chăng những người này thực sự dám ngụ ý rằng Đức Hồng Y Sarah tham gia vào một âm mưu bóp méo sự thật?”.

“Nếu Đức Hồng Y Sarah nói với [Ignatius Press] rằng các chương này là từ Đức Bênêđíctô thứ 16 thì đó là từ Đức Bênêđíctô thứ 16, chúng tôi hoàn toàn tin lời ngài.”

Theo sau một tuyên bố của Đức Hồng Y Sarah hôm 14 tháng Giêng, Cha Fessio nói thêm rằng nhà xuất bản của ngài tiếp tục xuất bản cuốn sách theo dự trù trong đó Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là đồng tác giả.

Trong tuyên bố hôm 14 tháng Giêng, Đức Hồng Y cho biết vào ngày 12 tháng 10, Đức Bênêđíctô đưa cho ngài một “văn bản dài” và Đức Hồng Y Sarah nghĩ rằng nó quá sâu sắc và quá dài đối với một tờ báo. Vì thế, ngài “đề nghị vị Giáo Hoàng Danh Dự cho công bố dưới dạng một cuốn sách, tích hợp các văn bản của ngài cũng như của tôi.”

Sau “một số trao đổi để hình thành cuốn sách,” ngày 19 tháng 11, ngài đã gửi một “bản thảo hoàn chỉnh” cho Đức Bênêđíctô, “như chúng tôi đã cùng nhau quyết định, bao gồm trang bìa, một giới thiệu chung và kết luận, văn bản của Đức Bênêđíctô XVI và văn bản của riêng tôi.”


Source:Catholic News Agency

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *