Tổ chức Kripa được cha Joe Pereira khai sinh vào năm 1981 tại Bandra, một huyện của Mumbai. Kripa trong tiếng Phạn có nghĩa là “ân sủng”; đây là một tổ chức phi chính phủ của Mumbai chuyên giúp phục hồi bệnh nhân nhiễm HIV và những người nghiện ma tuý. Ngày nay tổ chức Kripa là một tổ chức phi chính phủ lớn nhất ở Ấn Độ với 69 cơ sở, ở 12 bang của Ấn Độ. Tổ chức cộng tác với các hiệp hội rải rác khác ở châu Âu, Canada và Hoa Kỳ.
Vào năm 1981, tổ chức khởi đầu khiêm tốn trong một nhà thờ ở Bandra, với ba bệnh nhân nội trú, một linh mục, một bác sĩ và một người nghiện rượu. Trung tâm được sự hổ trợ từ cộng đồng, nhận được sự tài trợ thông qua các khoản trợ cấp của chính phủ Ấn Độ, cũng như các cơ quan tài trợ quốc gia và quốc tế.
Hơn một phần tư thế kỷ phục vụ, Tổ chức Kripa đã phát triển với một mô hình không phân biệt đối xử. Ngày nay, Kripa đang đi đầu trong việc hỗ trợ đào tạo về nghiện may túy, phục hồi chức năng và HIV, cung cấp một loạt các dịch vụ cho cộng đồng, tạo điều kiện cho các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục khác tham gia vào phục vụ Khiêm tốn.
Sức mạnh của Kripa nằm ở chỗ tạo điều kiện cho sự thay đổi lối sống, lan truyền trong tất cả trung tâm như là liệu pháp cơ bản để đối phó với những căng thẳng của sự lệ thuộc chất gây nghiện, biểu hiện bên ngoài của sự hỗn loạn của cá nhân. Chính sự chữa lành bên trong này đã cho phép Kripa thực hiện ước mơ hiện diện toàn cầu.
Theo cha Pereira, mô hình phục hồi của Kripa hoạt động với sự xác tín rằng: thân thể là đền thờ TC. Từ đó cố gắng tìm những phương thế giúp người nghiện nhận ra rằng cơn khát đầu tiên của con người là cơn khát tình yêu và khát khao TC. Đó là một mô hình tìm kiếm sự thật của chính bản thân và Thiên Chúa như chính lời cầu nguyện của Thánh Augustine: “Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con”.
Không giống như nhiều phương pháp của nhiều người và của các tổ chức là cố gắng giúp người nghiện chống lại rối loạn; mô hình Kripa nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối quan hệ với Chúa. Các tình nguyện viên, những người giúp người nghiện thể hiện một sự phục vụ cân cần, một sự phục vụ yêu thương như một món quà miễn phí. Các nhân viên luôn truyền cho họ một tư tưởng tích cực hướng đến cuộc sống phó thác bản thân cho TC, để đi đến điểm nhận ra rằng sống chỉ vì mình, không cần sự giúp của ai khác sẽ làm cho chúng ta bất lực. Trái lại, ân sủng của TC là điều vô cùng cần thiết để soi sáng những điểm yếu của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra chính mình và đi đến một quyết định thay đổi cái nhìn, thay đổi cuộc sống, có một cái nhìn tích cực hướng về tương lai, hướng về một cái kết có hậu cho chính bản thân, gia đình, xã hội.
Trong công việc phục hồi cai nghiện, sự giảng dạy rộng lớn của cha Pereira được xác nhận đặc biệt về cuộc sống là một món quà của Thiên Chúa, cũng như lời mời để dâng hiến thân xác của chúng ta như một hy tế sống động, thánh thiện và ưu thích cho Chúa. Ngoài ra trung tâm còn kết hợp trị liệu tâm lý và thể lý để người nghiện được mau chóng phục hồi.
Cha Pereira tin rằng tổ chức Kripa diễn tả đầy đủ giáo lý của Tông huấn Gaudete et exultate” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài nói: “Bệnh nhân sinh ra với khát khao yêu thương, khát khao TC và sự thánh thiện, nhưng cơn khát này bị thất vọng trong một cách xấu xa bởi nhiều chứng nghiện ngập”.
Cha nói thêm: “Giống như Mẹ Têrêsa, Đức Thánh Cha cho rằng con đường mạnh mẽ nhất để đạt đến sự thánh thiện là phục vụ người nghèo, người bị gạt ra ngoài với niềm vui của cuộc sống, niềm vui của tình yêu và niềm vui phục vụ bằng cách chăm sóc người khác. Trong nỗ lực tìm kiếm sự thánh thiện, sự hiểu biết và ý muốn của con người đã được thay thế bằng ân sủng và lòng thương xót của TC. Trong một thế giới đầy bạo lực và nghiện ngập, ĐTC giúp chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của TC. Trong khi ĐTC cảnh báo chúng ta về hai dị giáo và hình thức tinh tế của nó, Ngài nhấn mạnh vai trò quan trọng của ân sủng”
Với sự xác tín này cha Pereira và trung tâm Kripa thực sự là dấu chỉ niềm hy vọng cho những người bị nghiện các chất kích thích và lây nhiễm HIV; trở thành chứng nhân sống động cho Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. (Asia News 08/05/2018)
Ngọc Yến