Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh Châu Mỹ Latinh: Hãy cứu chữa thế giới khỏi cái ác đang gây nên đau khổ!

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các thành viên của Đại học Giáo hoàng dành cho Châu Mỹ Latinh ở Rome, và nhắc nhở họ về sự phong phú của nền văn hóa mà họ đang đóng góp cho các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh Châu Mỹ Latinh: Hãy cứu chữa thế giới khỏi cái ác đang gây nên đau khổ!
Đức Thánh Cha nói: “Mặc dù lịch sử minh chứng có những chia cắt giữa các dân tộc, nhưng nó không thể phá hủy được gốc rễ gắn kết tất cả lại trong công cuộc truyền bá Phúc âm lớn lao tại Châu Mỹ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu những lời nhắn nhủ đó cho phái đoàn của Đại học Giáo hoàng châu Mỹ Latinh. Ngài giải thích rằng chính trên tiền đề này mà Đại học đã ra đời: “Một cam kết sẽ hợp nhất tất cả các Giáo hội cụ thể của chúng ta và đồng thời mở ra cho Giáo hội Hoàn vũ, tại thành phố Rome này.”

Hãy mở lòng đón nhận những gì người khác có thể cống hiến

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng kinh nghiệm hiệp thông và cởi mở của các chủng sinh là một thách thức lớn và có thể “giúp chữa lành thế giới”.

ĐTC nói: “Tin Mừng và thông điệp của nó đã được gieo trồng khắp nơi trên thế giới qua những chứng nhân con người… và Lời của họ được loan truyền đến mọi nơi trên các lục địa”, ngài giải thích rằng “phép lạ” này đã xảy ra cho “những người ra đi rao giảng và những người tiếp nhận đã rộng mở tâm lòng đón nhận” những gì nhà truyền giáo có thể mang lại.

Sự phong phú toàn cầu

Sau đó, Thánh Cha cho biết sự hiện diện của những sắc dân châu Mỹ Latinh đã cống hiến những đóng góp to lớn cho các cộng đồng Kitô giáo trên thế giới: từ Bắc và Trung Âu đến tận phương Đông. ĐTC cho biết các cộng đồng này đã tìm thấy “một sức sống mới và một động lực mới” từ ảnh hưởng phát xuất từ châu Mỹ Latinh.

ĐTC nêu ví dụ về những lễ hội mừng kỷ niệm các Phép lạ của Chúa Kitô và Đức Mẹ Guadalupe. “Sự pha trộn văn hóa phong phú giúp việc truyền giáo có thể được tái hiện một lần nữa hôm nay. Các dân tộc châu Mỹ Latinh gặp gỡ giữa họ với các dân tộc khác nhờ tính năng động xã hội và các phương tiện giao tế, giúp họ cũng được giàu có phong phú từ các cuộc gặp gỡ này.”

Đức Thánh Cha nói tiếp, đây là điều mà thời gian đào luyện của chúng con phải hướng đến “gieo trồng Lời Chúa một cách quảng đại” như Chúa đã vãi đã gieo…

ĐTC chia sẻ ba tiêu điểm hành động cụ thể như: “mở rộng cánh cửa trái tim của các con và của những người lắng nghe các con; thúc đẩy và kêu gọi người khác làm như vậy với các con vì lợi ích của tất cả mọi người; để chữa lành thế giới này trước sự dữ đang gây ra và nguồn gốc cơn đại dịch đã được phơi bày ra ánh sáng!” ĐTC tiếp tục, mỗi chuyển động – “cá nhân và cộng đồng” – đều hỗ tương với nhau.

Hướng dẫn đoàn chiên của các con,

Hãy trở nên những người chăn chiên nhân hậu

“Chắc chắn, trong đầu chúng con có nhiều sáng kiến mà Cha không bao giờ nghi ngờ rằng qua việc chăm chỉ học tập, chúng con sẽ thực hiện được nhiều điều tốt lành, giúp ích cho nhiều người, nhưng sứ mệnh của chúng ta sẽ không hoàn hảo, nếu chúng ta chỉ dừng ở đó”. ĐTC kêu gọi các thành viên của Trường “hãy phấn đấu chống lại một nền văn hóa lãng phí, phân biệt xã hội, ngờ vực và thành kiến chủng tộc, văn hóa hoặc đức tin”, để cảm tính huynh đệ có thể chiếm ưu thế hơn bất kỳ sự khác biệt nào.

Chữa lành thế giới

“Hãy chữa lành thế giới khỏi điều dữ to lớn đang làm khổ nó!” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục.

“Đại dịch đã đặt chúng ta trước một sự dữ lớn lao đang làm ảnh hưởng đến xã hội của chúng ta. Sự Toàn cầu hóa đã vượt qua mọi ranh giới, nhưng không vượt qua tâm trí và trái tim chúng ta! Con Vi rút đang lây lan chưa thể kiểm soát được làm chúng ta phải cùng nhau đối phó. Thế giới tiếp tục đóng cửa những cánh cửa, từ chối đối thoại và cộng tác, từ chối mở những cánh cửa chân thành cho những cam kết chung vì lợi ích của mọi người, mà không có sự phân biệt.”

Đức Thánh Cha kết luận: Việc chữa lành những tệ nạn này phải xuất phát từ tâm lòng của chúng ta. Nó phải xuất phát “từ trái tim và linh hồn chúng ta, với những đề xuất cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, giáo lý, dấn thân vào xã hội, có khả năng làm thay đổi tâm hồn và mở rộng tâm hồn ra để xua trừ sự dữ và đưa về cho Thiên Chúa một dân tộc hiệp nhất!”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin cùng Đức Mẹ Đồng Trinh Guadalupana, Đấng Bảo Trợ của Châu Mỹ Latinh, “nâng đỡ niềm hy vọng” giữa bao sóng gió, để mỗi thành viên có thể đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa” và trở nên nhân chứng cho tình huynh đệ nhân loại, những người con cái của Thiên Chúa.”

Thanh Quảng sdb

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *