Thống kê về Giáo Hội Công Giáo trên thế giới

 

1. Nicaragua đưa các linh mục Công Giáo bị bắt giam tới Rôma sau cuộc đàm phán với Vatican

Nicaragua đã gửi hàng chục linh mục Công Giáo đã bị cơ quan tư pháp giam giữ đến Rôma vào hôm thứ Tư, bọn cầm quyền cho biết như trên hôm thứ Bẩy 21 tháng 10 và nhấn mạnh rằng Rolando Alvarez từ chối không di tản ra nước ngoài. Đây là hành động mới nhất trong cuộc đàn áp của bọn cầm quyền đối với Giáo Hội.

Tổng thống Daniel Ortega đã có lúc cáo buộc các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tìm cách lật đổ chính phủ của ông, trong khi cơ quan tư pháp đã bắt giữ các linh mục và cáo buộc một số tội phản quốc, cùng nhiều tội danh khác.

Trong một tuyên bố dài hai trang, chính phủ cho biết 12 người đã được gửi đến Rôma sau khi các quan chức có “các cuộc đối thoại hiệu quả” với giới lãnh đạo Công Giáo, bao gồm cả các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương cũng như các quan chức Vatican không xác định danh tính.

Bọn cầm quyền độc tài không nói rõ ràng lý do tại sao 12 người được gửi đến Ý nhưng cho biết quyết định này sẽ giúp “bảo đảm và bảo vệ hòa bình”.

Hội đồng giám mục Công Giáo Nicaragua đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Một nhà nghiên cứu người Nicaragua lưu vong, người công bố hồ sơ về điều mà cô mô tả là cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo dưới thời Ortega, cho biết việc gửi các linh mục đến Rôma là một “sự cưỡng bức loại bỏ”.

Nhà nghiên cứu Martha Patricia Molina cáo buộc Ortega đang tìm cách “bóp nghẹt và làm biến mất” Giáo Hội bằng hành động như vậy.

Cô nói, tất cả 12 linh mục được gửi đến Ý trước đây đều bị giam giữ như tù nhân và nói thêm rằng thông báo trục xuất không nên được hiểu là sự tan băng trong quan hệ giữa chính phủ và Vatican.

Cô nói: “Việc loại bỏ không có nghĩa là chấm dứt đàn áp, các cuộc tấn công sẽ tiếp tục và có thể sẽ có thêm nhiều người bị bỏ tù”.

Đức Cha Rolando Alvarez, có lẽ là nhà phê bình Công Giáo nổi bật nhất đối với Ortega, ngài đã bị kết án 26 năm tù vì tội phản quốc, nhưng không nằm trong số 12 linh mục được phóng thích.

Các giáo sĩ Nicaragua đã báo cáo rằng việc bọn cầm quyền độc tài giám sát các buổi lễ và thường xuyên tấn công vào các nhà thờ là một phần của điều mà các ngài nói là một cuộc đàn áp tăng cường đối với các linh mục và các tổ chức liên kết với Giáo Hội thông qua việc bắt giữ, tịch thu tài sản và các biện pháp pháp lý khác.

Bọn cầm quyền độc tài đã viện dẫn các lý do an ninh cho một số hành động chống lại Giáo Hội.

Vào tháng 2, hơn 200 tù nhân chính trị đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ, hầu hết đều là những người chỉ trích chính phủ.


Source:Reuters

2. Ít nhất 17 người bị thiệt mạng trong vụ nhà thờ Chính thống tại Gaza bị dội bom

Trong cuộc dội bom tại nhà thờ thánh Porfirio ở Gaza, có ít nhất 17 người bị thiệt mạng, theo tổ chức Caritas quốc tế.

Caritas quốc tế và Caritas Trung Đông và Bắc Phi, gọi tắt là Caritas Mona, mạnh mẽ lên án các vụ đánh bom vào các thường dân và các các cơ sở hạ tầng dân sự, đồng thời nói rằng: “Chúng tôi tái kêu gọi tất cả các phe hãy ngưng chiến, bảo vệ các thường dân, bảo đảm cho các đồ cứu trợ nhân đạo được di chuyển ngay tới các thường dân, trong an ninh và không bị cản trở, tôn trọng công pháp quốc tế.

Đức Thượng phụ Giáo hội Chính thống Đông Phương ở Giêrusalem lên án việc tấn công vào các ngôi thánh đường là một tội ác chiến tranh và nói rằng tấn công các nhà thờ và các địa điểm của Giáo hội, như những nơi người tị nạn vô tội, nam phụ lão ấu đang trú ngụ là một tội các chiến tranh, không thể làm ngơ không biết tới. Tòa Thượng phụ cho biết sẽ tiếp tục chu toàn nhiệm vụ tinh thần và tôn giáo, trợ giúp và cho trú ẩn trong thời kỳ chiến tranh.

Cả Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô ở Genève cũng mô tả cuộc tấn công vào khu vực thánh đường là điều “vô nghĩa”, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường việc bảo vệ các nơi thánh mà người tị nạn chạy tới lánh nạn, trong đó có các nhà thương, trường học và nơi thờ phượng”. Mục sư Jerry Pillay, Tổng thư ký của Hội đồng, nói rằng “Chúng tôi cầu nguyện để tất cả những người bị thương sớm được bình phục, và chia buồn với Đức Thượng phụ Teofilo II và tất cả các anh chị em Chính thống trong Chúa Kitô”.

Về phần Thủ tướng Netanyahu của Israel, ông tuyên bố chiến dịch oanh kích liên tục của Israel vào Gaza được tiếp tục không ngừng để chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp là quân đội sẽ tiến vào miền này.

Phát ngôn viên của quân đội Israel nhìn nhận có vụ tấn công vào ngôi thánh đường Chính Thống Giáo và nói là đang kiểm chứng, nhưng tố giác rằng: “Hamas cố tình bố trí tại những vùng dân cư và dùng dân chúng tại Gaza như những lá chắn người”.

Nhà thờ thánh Porfirio của Chính thống Đông Phương ở Gaza là thánh đường cổ kính nhất còn được sử dụng tại thành Gaza, được thánh hiến năm 1150 và có mộ của thánh Porfirio di Gaza (347-420), nguyên là một ẩn sĩ và là giám mục tại Gaza hồi thế kỷ thứ V.

3. Thống kê về Giáo Hội Công Giáo trên thế giới

Theo các con số, do hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin mừng, công bố hôm 20 tháng Mười năm 2023, nhân Ngày Thế giới Truyền giáo lần thứ 97, cử hành vào Chúa nhật, 22 tháng Mười, dựa trên Sở Thống kê Trung ương của Tòa Thánh, tính đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2021, số tín hữu Công Giáo trên hoàn cầu vượt quá một tỷ 300 triệu người. Theo đó, sự gia tăng tín hữu diễn ra tại Phi và Á châu, cả số linh mục, tu sĩ nam nữ, trong khi tại các nơi khác bị suy giảm. Cả số phó tế vĩnh viễn và tiểu chủng sinh cũng gia tăng.

Chi tiết hơn: dân số thế giới là 7 tỷ 785 triệu 800.000 người, trong số này có một tỷ 375 triệu 852.000 người Công Giáo, tức là tăng 16 triệu 240.000 người so với con số được công bố năm ngoái (2022).

Tính theo đại lục, tín hữu Công Giáo tại Phi châu tăng thêm 8 triệu 312.000 người, Mỹ châu thêm 6 triệu 629.000 tín hữu, theo sau đó là Á châu và Châu đại dương. Tỷ lệ Công Giáo thế giới có phần suy giảm. Hiện nay, có 17,67% dân số hoàn cầu là người Công Giáo, tức là giảm 0,006% so với năm 2022 trước đó.

Trong năm qua, số giám mục trên thế giới giảm 23 vị và hiện còn 5.340 vị: số giám mục gia tăng tại Phi châu nhưng giảm bớt tại Mỹ châu.

Tổng số linh mục trên thế giới cũng giảm sút, hiện có 407.872 vị, tức là giảm 2.347 linh mục so với năm ngoái. Sự suy giảm này nhiều nhất tại Âu châu, bớt đi 3.632 linh mục, Mỹ châu giảm 963, nhưng linh mục gia tăng tại Phi châu, thêm 1.518 vị, Á châu thêm 718 linh mục, Úc châu có thêm 11 linh mục trong năm ngoái. Tuy giảm sút nhưng số linh mục hiện làm việc tại Âu châu vẫn đứng đầu trong các đại lục, với 160.322 vị.

Số nữ tu trên thế giới giảm 10.588 chị và hiện còn 608.958 nữ tu: gia tăng 2.275 chị tại Phi châu, 366 tại Á châu, nhưng giảm nhiều tại Âu châu với 7.804 chị, Mỹ châu mất đi 5.185 chị, Úc châu giảm 240 nữ tu. Cũng vậy đối với tu huynh, có sự giảm sút, bớt đi gần 800 thầy, và toàn Giáo hội chỉ còn 49.774 tu huynh.

Các tu hội đời gia tăng tại Phi châu, nhưng giảm sút tại Âu Mỹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *